Đề xuất và lựa chọn Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi (không bao gồm các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại và dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại chuẩn bị dự án đầu tư)

 

Thủ tục Đề xuất và lựa chọn Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODAvốn vay ưu đãi (không bao gồm các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại và dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại chuẩn bị dự án đầu tư)
Trình tự thực hiện – Bước 1: Cơ quan chủ quản lập Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

– Bước 2: Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật văn bản đề nghị tài trợ kèm theo Đề xuất chương trình, dự án.

– Bước 3: Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay mới đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan về Đề xuất chương trình, dự án. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Bộ Tài chính theo quy định tại điểm b khoản này và ý kiến các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá sự cần thiết của chương trình, dự án; đánh giá sơ bộ tính khả thi, hiệu quả kinh tế – xã hội; sơ bộ tác động môi trường (nếu có) và tác động của chương trình, dự án đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn; lựa chọn Đề xuất chương trình, dự án phù hợp theo tiêu chí quy định tại Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 56/2020/NĐ-CP và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

– Bước 4: Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án với các nội dung: Tên chương trình, dự án; tên nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài (nếu có); tên cơ quan chủ quản; mục tiêu, quy mô dự kiến; thời gian thực hiện dự kiến; tổng mức đầu tư dự kiến và cơ cấu nguồn vốn; cơ chế tài chính trong nước dự kiến và các nội dung khác có liên quan.

 

Cách thức thực hiện  Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần số lượng hồ sơ – Đề xuất chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 56; văn bản của cơ quan chủ quản đề nghị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án; các tài liệu liên quan khác (nếu có).

– Đề xuất chương trình, dự án có đóng dấu xác nhận của cơ quan chủ quản.

* Số lượng hồ sơ:

– Số lượng hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 08 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).

– Số lượng hồ sơ gửi Bộ Tài chính là 03 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc);

Thời hạn giải quyết Thời gian xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ về Đề xuất chương trình, dự án kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 45 ngày.
Đối tượng thực hiện Tổ chức.
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề xuất chương trình, dự án.
Lệ phí Không có
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đề xuất chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không có
Cơ sở pháp lý – Luật Đầu tư công;

– Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

 

Số hồ sơ 2.002056 Lĩnh vực Đầu tư
Cơ quan ban hành Bộ kế hoạch và đầu tư Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.