Đưa bảo vật quốc gia đang được bảo vệ và phát huy giá trị tại di tích do Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương quản lý ra nước ngoài theo kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu hoặc bảo quản
Thủ tục | Đưa bảo vật quốc gia đang được bảo vệ và phát huy giá trị tại di tích do Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương quản lý ra nước ngoài theo kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu hoặc bảo quản | |
Trình tự thực hiện | – Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương chủ quản di tích gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Trong thời gian 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, thành lập Hội đồng xác định giá trị bằng tiền để mua bảo hiểm cho bảo vật quốc gia được đưa ra nước ngoài; xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan, trong đó có ý kiến về việc đưa bảo vật quốc gia đang được lưu giữ, bảo vệ và phát huy giá trị tại di tích ra nước ngoài không ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc của di tích; hoàn thiện hồ sơ và có ý kiến đồng ý bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. – Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương gửi văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài (kèm 01 bộ hồ sơ theo quy định và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). – Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương tổ chức thực hiện việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài và đưa bảo vật quốc gia trở lại Việt Nam theo trình tự: + Ký kết hợp đồng đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm hoặc hợp đồng đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để nghiên cứu, bảo quản; + Yêu cầu đối tác nước ngoài hoàn thành việc mua bảo hiểm cho bảo vật quốc gia theo hợp đồng đã được ký kết; + Thực hiện các thủ tục giao nhận, tạm xuất, tái nhập và các thủ tục cần thiết khác để đưa bảo vật quốc ra nước ngoài theo quy định; + Tổ chức đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; + Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản bảo vật quốc gia ở nước ngoài, tổ chức đưa bảo vật quốc gia trở lại nơi lưu giữ ban đầu ở Việt Nam; Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện ngay sau khi bảo vật quốc gia được đưa trở lại nơi lưu giữ ban đầu ở Việt Nam; nội dung báo cáo phải nêu rõ kết quả thực hiện việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài và tình trạng bảo vật quốc gia trong thời gian ở nước ngoài, tình trạng khi trở lại Việt Nam. |
|
Cách thức thực hiện | Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | – Thành phần hồ sơ:
(1) Văn bản đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ). (2) Danh mục bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ). (3) Bản sao có chứng thực và bản dịch tiếng Việt có chứng thực văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài. (4) Bản sao có chứng thực và bản dịch tiếng Việt có chứng thực hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm quốc tế từ phía tiếp nhận bảo vật quốc gia khi đưa ra nước ngoài. (5) Bản thuyết minh mục đích và kết quả dự kiến của việc nghiên cứu, bảo quản đối với bảo vật quốc gia được đưa ra nước ngoài để nghiên cứu hoặc bảo quản. – Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, thành lập Hội đồng xác định giá trị bằng tiền để mua bảo hiểm cho bảo vật quốc gia được đưa ra nước ngoài; xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan, trong đó có ý kiến về việc đưa bảo vật quốc gia đang được lưu giữ, bảo vệ và phát huy giá trị tại di tích ra nước ngoài không ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc của di tích; hoàn thiện hồ sơ và có ý kiến đồng ý bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương gửi văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài (kèm 01 bộ hồ sơ theo quy định và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). |
|
Đối tượng thực hiện | Tổ chức. | |
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. | |
Lệ phí | Không. | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Công văn về việc đề nghị đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản).
– Danh mục bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản). |
Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | 1. Phải bảo đảm các điều kiện:
– Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận bảo vật quốc gia; – Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài. 2. Phải được xây dựng phương án bảo đảm an ninh, an toàn, không bị hư hại đối với bảo vật quốc gia trong quá trình vận chuyển ra nước ngoài, lưu giữ tạm thời tại nước ngoài và đưa trở lại Việt Nam. 3. Phải được xác định giá trị bằng tiền của bảo vật quốc gia làm cơ sở cho việc mua bảo hiểm. 4. Được miễn kiểm tra thực tế khi giải quyết thủ tục hải quan tại cửa khẩu. 5. Bảo vật quốc gia đang được bảo vệ và phát huy giá trị tại di tích chỉ được đưa ra nước ngoài để nghiên cứu, bảo quản hoặc phục vụ hoạt động đối ngoại cấp nhà nước. 6. Đối tác nước ngoài tiếp nhận bảo vật quốc gia phải bảo đảm tính hợp pháp, có cơ sở vật chất, năng lực khoa học, kỹ thuật và công nghệ phù hợp với việc trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản. |
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. – Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06 tháng 11 năm 2010. – Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản. Có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2016. |
Số hồ sơ | 1.001913 | Lĩnh vực | Di sản |
Cơ quan ban hành | Bộ văn hóa - thể thao và du lịch | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |