Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.

 

Thủ tục Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.
Trình tự thực hiện

1. Người lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.

2. Đối với người sử dụng lao động thuộc các đơn vị dự toán

a) Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương: Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định từ người lao động; lập danh sách, chuyển cơ quan tài chính cùng cấp kèm theo hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con của từng người lao động.

b) Cơ quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương: Tiếp nhận hồ sơ và danh sách của số người lao động đề nghị giải quyết chế độ do cơ quan nhân sự chuyển đến; thẩm định, tổng hợp và thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ thai sản cho người lao động; từ chối chi trả đối với các trường hợp tính toán sai chế độ. Khi cấp phát chế độ thai sản phải thu hồi tiền lương đã hưởng của những tháng người lao động nghỉ sinh con.

c) Cơ quan tài chính cấp trên trung đoàn và tương đương: Hằng quý, tiếp nhận báo cáo quyết toán kèm theo danh sách do cơ quan tài chính đơn vị cấp dưới chuyển đến; thẩm định, xác nhận báo cáo quyết toán đối với từng đơn vị; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán gửi cơ quan tài chính cấp trên.

d) Cơ quan tài chính đơn vị trực thuộc Bộ: Hằng quý, năm thẩm định, xác nhận báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán gửi BHXH Bộ Quốc phòng theo quy định.

3. Đối với người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp trực thuộc Bộ

a) Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương: Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định từ người lao động; lập danh sách, chuyển cơ quan tài chính cùng cấp kèm theo hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con của từng người lao động.

b) Cơ quan tài chínhHằng quý, tiếp nhận báo cáo quyết toán, hồ sơ và danh sách của số người lao động đề nghị giải quyết chế độ của các doanh nghiệp cấp dưới chuyển đến; thẩm định, lập danh sách giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con và xác nhận báo cáo quyết toán trả lại doanh nghiệp. Hằng quý, năm tổng hợp lập báo cáo quyết toán gửi BHXH Bộ Quốc phòng theo quy định.

4. Đối với người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp thuộc đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập, thu nộp BHXH, BHYT trực tiếp với BHXH Bộ Quốc phòng (Doanh nghiệp cấp 3)

a) Cơ quan nhân sự: Hằng tháng, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định từ người lao động; lập danh sách chuyển về BHXH Bộ Quốc phòng kèm theo hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con của từng người lao động đề nghị giải quyết chế độ.

b) Cơ quan tài chính: Tiếp nhận danh sách đã được BHXH Bộ Quốc phòng xét duyệt cùng với hồ sơ và danh sách do quan nhân sự chuyển đến, tổng hợp. Thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi nhận được danh sách do cơ quan nhân sự chuyển đến. Hằng quý, năm tổng hợp, lập báo cáo quyết toán gửi BHXH Bộ Quốc phòng theo quy định.

Cách thức thực hiện Đối tượng trực tiếp nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ:

1. Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con, trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

2. Ngoài hồ sơ nêu trên, có thêm một trong các giấy tờ sau:

a) Trường hợp con chết: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

b) Trường hợp mẹ chết: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ;

c) Trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai;

d) Trường hợp người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 10 ngày.
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giải quyết chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.
Lệ phí Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện 1. Lao động nữ sinh con phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

2. Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

3. Người lao động đủ điều kiện quy định tại Khoản 2, 3 nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

Luật Bảo hiểm xã hội 
Cơ sở pháp lý
1. Luật Bảo hiểm xã hội 

2. Nghị quyết số 93/2015/QH13 

3. Nghị định số 115/2015/NĐ-CP 

4. Nghị định số 33/2016/NĐ-CP 

5. Thông tư số 181/2016/TT-BQP 

 

 

 

 

Số hồ sơ 1.003219 Lĩnh vực Y tế dự phòng
Cơ quan ban hành Bộ quốc phòng Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.