Giải quyết tố cáo

 

Thủ tục Giải quyết tố cáo
Trình tự thực hiện Bước 1: Công dân gửi đơn tố cáo và các tài liệu liên quan (nếu có) trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc hoặc qua dịch vụ bưu chính, qua hòm thư góp ý, qua cơ quan đơn vị tổ chức khác chuyển đến theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Người tiếp nhận đơn, vào sổ, phân loại đơn theo nội dung, trình lão đạo xử lý.

– Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì lập văn bản chuyển đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo biết, nếu có yêu cầu.

– Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định thụ lý hoặc không thụ lý theo quy định, thông báo lý do cho người tố cáo biết lý do không thụ lý, nếu có yêu cầu.

Bước 3: Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo.

Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo.

Bước 5: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Người giải quyết tố cáo phải căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Bước 6: Công khai kết quả giải quyết tố cáo.

– Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

– Thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo nếu có yêu cầu của người tố cáo.

Cách thức thực hiện – Công dân trực tiếp đến địa điểm tiếp công dân của cơ quan Ủy ban Dân tộc.

– Công dân gửi đơn qua dịch vụ bưu chính, qua hòm thư góp ý; cơ quan đơn vị tổ chức khác chuyển đến theo quy định của pháp luật.

Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ

– Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo.

– Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết.

– Văn bản giải trình của người bị tố cáo.

– Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý.

– Quyết định xử lý.

– Các văn bản, tài liệu, hiện vật khác có liên quan đến nội dung tố cáo được thu thập trong quá trình thụ lý, kết luận, giải quyết tố cáo.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết – Thời hạn giải quyết không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với vụ việc phức tạp thì không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý, giải quyết.

– Trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp không quá 60 ngày.

Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban Dân tộc.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra Ủy ban hoặc Vụ, đơn vị được lãnh đạo Ủy ban Dân tộc giao thực hiện.

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình xác minh, giải quyết tố cáo.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt, ghi rõ ngày, tháng, năm; địa chỉ của người tố cáo; cơ quan, tổ chức cá nhân bị tố cáo; nội dung tố cáo, ký và ghi rõ họ tên.

– Việc tố cáo không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo.

Luật Tố cáo năm 2011
Cơ sở pháp lý – Luật Khiếu nại năm 2011;

-Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;

-Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23/7/2015 của Ủy ban Dân tộc quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc

Yêu cầu, điều kiên thực hiện của thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Luật Tố cáo năm 2018

Số hồ sơ B-UBA-BS03 Lĩnh vực Dân tộc, tôn giáo
Cơ quan ban hành Uỷ ban dân tộc Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.