Giải thể công ty TNHH một thành viên
Thủ tục | Giải thể công ty TNHH một thành viên | |
Trình tự thực hiện |
– Trong trường hợp công ty có đủ các điều kiện giải thể hoặc có văn bản đề nghị giải thể công ty từ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định giải thể công ty thành lập Hội đồng giải thể để thẩm định đề nghị giải thể công ty. Trường hợp không quyết định giải thể công ty, người có thẩm quyền quyết định giải thể phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị. – Người có thẩm quyền ra quyết định giải thể công ty TNHH một thành viên theo các nội dung đã được quy định. – Sau khi có quyết định giải thể: + Công ty TNHH một thành viên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. + Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. + Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế công ty có trách nhiệm ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty. |
|
Cách thức thực hiện | – Thông qua hệ thống bưu chính;
– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ |
Văn bản đề nghị giải thể công ty. * Số lượng hồ sơ: 01 bộ
|
|
Thời hạn giải quyết | Tối đa không quá 30 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định giải thể công ty thành lập Hội đồng giải thể để thẩm định đề nghị giải thể công ty. | |
Đối tượng thực hiện | Người quyết định thành lập công ty TNHH một thành viên là người quyết định giải thể công ty. | |
Cơ quan thực hiện | công ty TNHH một thành viên hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định giải thể công ty TNHH một thành viên | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không | |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | – Công ty TNHH một thành viên bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; + Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; + Kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản; + Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết; + Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết. – Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. – Việc giải thể công ty TNHH một thành viên phải phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp việc giải thể công ty chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cơ quan quyết định thành lập công ty TNHH một thành viên phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. |
Nghị định số 172/2013/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001.
– Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005. – Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013. – Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010. |
Số hồ sơ | 2.001021 | Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
Cơ quan ban hành | Bộ kế hoạch và đầu tư | Cấp thực hiện | Tỉnh Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |