Giám định để thực hiện chế độ tử tuất cho thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

 

Thủ tục Giám định để thực hiện chế độ tử tuất cho thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 
Trình tự thực hiện Bước 1: Người người lao động hoặc thân nhân người lao động gửi hồ sơ xin giám định cho người sử dụng lao động hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh (BHXH)

Bước 2: Người sử dụng lao động hoặc BHXH cấp tỉnh kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ, chậm nhất là trong thời gian 15 ngày làm việc, có trách nhiệm chuyển hồ sơ giám định đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người lao động hoặc thân nhân người lao động.

Bước 3: Hội đồng giám định y khoa tiếp nhận hồ sơ:

– Nếu hồ sơ giám định hợp lệ, trong thời gian 30 ngày, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động.

– Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết.

Bước 4: Trả kết quả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động

Cách thức thực hiện Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần số lượng hồ sơ I. Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc của BHXH cấp tỉnh (đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) – Mẫu Phụ lục số 12. Giấy đề nghị giám định – Mẫu Phụ lục số 2

II. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Hội đng giám định Y khoa tỉnh
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Biên bản khám giám định
Lệ phí Không có
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Phụ lục 1: Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Phụ lục 2: Giy đề nghị giám định

. Thông tư số 07/2010/TT-BYT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Bao gồm thân nhân của người lao động quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2010/TT-BYT ;

Thân nhân của người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội bt buộc từ đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết;

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà bị chết;

Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên mà bị chết;

Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 64 và Khoản 3, Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội.

. Thông tư số 07/2010/TT-BYT

Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11

Cơ sở pháp lý 1. Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11

2. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP 

3. Nghị định số 68/2007/NĐ-CP

4. Thông tư số 07/2010/TT-BYT

Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 đã hết hiệu lực, vui lòng xem văn bản thay thế tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Nghị định số 152/2006/NĐ-CP  đã hết hiệu lực, vui lòng xem văn bản thay thế tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP 

Nghị định số 68/2007/NĐ-CP đã hết hiệu lực, vui lòng xem văn bản thay thế tại Nghị định 33/2016/NĐ-CP

Thông tư số 07/2010/TT-BYT  đã hết hiệu lực, vui lòng xem văn bản thay thế tại Thông tư 14/2016/TT-BYT

 

 

Số hồ sơ Lĩnh vực Khám chữa bệnh
Cơ quan ban hành Bộ y tế Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.