Giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp (thủ công – điện tử)

 

Thủ tục Giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp (thủ công – điện tử)
Trình tự thực hiện I/ Thực hiện bằng phương thức thủ công

1. Trách nhiệm của thương nhân:

a) Trên cơ sở văn bản chỉ định của các bên đặt gia công, thương nhân giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (Bên giao) và thương nhân nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp (Bên nhận) tự tổ chức việc giao, nhận hàng theo quy định tại khoản 2 dưới đây.

b) Người đại diện theo pháp luật của thương nhân Bên giao, Bên nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao, nhận sản phẩm đúng khai báo trên tờ khai hàng gia công chuyển tiếp (dưới đây gọi tắt là tờ khai chuyển tiếp).

c) Người đại diện theo pháp luật của thương nhân Bên giao chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sản phẩm gia công chuyển tiếp được sản xuất từ nguyên liệu của hợp đồng gia công. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân Bên nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp đúng mục đích gia công.

d) Nếu hợp đồng gia công có sản phẩm gia công chuyển tiếp (hợp đồng gia công giao) và hợp đồng gia công sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp làm nguyên liệu gia công (hợp đồng gia công nhận) cùng một thương nhân nhận gia công, thì thương nhân thực hiện nhiệm vụ của cả Bên giao và Bên nhận.

2. Thủ tục hải quan:

a) Bên giao khai tờ khai hải quan và giao hàng cho Bên nhận:

a1) Bên giao kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên cả 4 tờ khai (mẫu HQ/2011-GCCT-Phụ lục I).

a2) Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai hải quan và hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT cho Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận.

b) Sau khi nhận đủ sản phẩm, hóa đơn và 04 tờ khai hải quan đã kê khai, ký tên, đóng dấu của Bên giao, Bên nhận tiến hành các công việc sau:

b1) Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu, trên cả 04 tờ khai.

b2) Đăng ký tờ khai hải quan với Hải quan bên nhận, hồ sơ đăng ký gồm:

b2.1) Tờ khai hải quan: nộp 04 bản chính;

b2.2) Văn bản chỉ định nhận hàng của bên đặt gia công: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;

b2.3) Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT: nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;

b2.4) Mẫu hàng hóa gia công chuyển tiếp.

b2.5) Xuất trình hàng hóa hoặc sổ sách chứng từ liên quan đến việc nhận hàng để kiểm tra khi có yêu cầu.

c) Nhiệm vụ của Hải quan bên nhận:

c1) Tiếp nhận hồ sơ hải quan và mẫu hàng gia công chuyển tiếp;

c2) Tiến hành đăng ký tờ khai; lập Phiếu lấy mẫu, niêm phong mẫu hàng theo qui định;

c3) Kiểm tra thực tế hàng hóa: chỉ kiểm tra thực tế hàng hóa khi có nghi vấn thương nhân giao nhận hàng không đúng như khai trên tờ khai gia công chuyển tiếp; trường hợp thương nhân đã đưa hàng vào sản xuất thì kiểm tra sổ sách chứng từ liên quan đến việc nhận hàng của thương nhân;

c4) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên đóng dấu lên cả 04 tờ khai;

c5) Lưu 01 tờ khai và bản sao các chứng từ; trả cho Bên nhận 03 tờ khai và bản chính các chứng từ; giao mẫu hàng đã niêm phong hải quan cho Bên nhận tự bảo quản để xuất trình cho Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công hoặc các trường hợp khác khi Hải quan yêu cầu.

d) Sau khi nhận lại 03 tờ khai hải quan đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan từ Hải quan bên nhận, Bên nhận lưu 01 tờ khai; chuyển ngay 02 tờ khai còn lại cho Bên giao.

đ) Ngay sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hải quan bên giao, hồ sơ đăng ký gồm:

đ1) Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 02 bản chính;

đ2) Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;

đ3) Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.

e) Nhiệm vụ của Hải quan bên giao:

e1) Tiếp nhận hồ sơ hải quan;

e2) Đăng ký tờ khai; xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan; ký tên, đóng dấu vào cả 02 tờ khai;

e3) Trả cho Bên giao 01 tờ khai và bản chính các chứng từ; lưu 01 tờ khai và bản sao các chứng từ.

Nếu hợp đồng gia công giao và hợp đồng gia công nhận đều do một Chi cục Hải quan quản lý thì Chi cục Hải quan này thực hiện nhiệm vụ của cả Hải quan bên giao và Hải quan bên nhận.

Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp trên đây được áp dụng cho cả trường hợp khác đối tác thuê gia công.

II/ Thực hiện bằng phương thức điện tử

1. Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan điện tử, Bên nhận làm thủ tục hải quan truyền thống

a. Trách nhiệm của doanh nghiệp Bên giao

a.1. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp Bên giao trên 04 tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT – Phụ lục 1 – Thông tư 117/2011/TT-BTC (dưới đây gọi tắt là mẫu HQ/2011-GCCT), ký tên, đóng dấu;

a.2. Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai hải quan mẫu HQ/2011-GCCT và bản chỉnh hóa đơn GTGT (liên giao khách hàng); đối với doanh nghiệp chế xuất thì thay hóa đơn GTGT bằng phiếu xuất kho cho Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận.

a.3. Sau khi nhận được 02 tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận và Bên giao thực hiện thủ tục hải quan tương tự như đối với sản phẩm gia công xuất khẩu. Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan hải quan gồm:

– Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;

– Tờ khai hải quan nhận từ bên nhận: nộp 01 bản chính;

– Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;

– Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.

b. Trách nhiệm của hải quan Bên giao:

Khi tiếp nhận thông tin khai tờ khai gia công chuyển tiếp cơ quan hải quan thực hiện phân luồng theo một trong các hình thức sau đây:

b.1. Chấp nhận thông quan ngay trên tờ khai chuyển tiếp của doanh nghiệp;

b.2. Kiểm tra hồ sơ trước khi quyết định cho phép thông quan.

Công chức hải quan khi tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:

b.2.1. Tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan do doanh nghiệp chuyển đến và làm thủ tục hải quan như đối với sản phẩm gia công xuất khẩu; xác nhận thông quan, ký tên, đóng dấu công chức lên 02 tờ khai điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK;

b.2.2. Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.

2. Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan truyền thống, Bên nhận làm thủ tục hải quan điện tử

a. Trách nhiệm của doanh nghiệp (Bên giao);

a.1. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên 02 tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT;

a.2. Giao sản phẩm kèm 02 tờ khai hải quan mẫu HQ/2011-GCCT và bản chính hóa đơn GTGT – liên giao khách hàng (đối với sản phẩm gia công); đối với doanh nghiệp chế xuất thì thay hóa đơn GTGT bằng phiếu xuất kho cho Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận;

a.3. Sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hải quan bên giao.

b. Trách nhiệm của doanh nghiệp Bên nhận

Sau khi nhận đủ sản phẩm và 02 tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT đã kê khai, ký tên, đóng dấu của Bên giao, Bên nhận tiến hành các công việc sau:

b.1. Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu trên cả 02 tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT và làm thủ tục hải quan tương tự như đối với nguyên liệu nhập khẩu do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài. Hồ sơ hải quan phải nộp/xuất trình bao gồm:

– Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTNK: nộp 02 bản chính;

– Tờ khai hải quan mẫu HQ/2011-GCCT: nộp 02 bản chính;

– Hóa đơn GTGT (hoặc Phiếu xuất kho của Bên giao nếu Bên giao là doanh nghiệp chế xuất, phiếu nhập kho của Bên nhận nếu Bên nhận là doanh nghiệp chế xuất): nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;

– Xuất trình sổ sách, chứng từ liên quan đến việc nhận hàng khi có yêu cầu của cơ quan hải quan.

b.2. Nhận và bảo quản hàng hóa do doanh nghiệp (bên giao) giao, cho đến khi Hải quan làm thủ tục nhập khẩu quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;

b.3. Xuất trình mẫu sản phẩm gia công chuyển tiếp hoặc hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra khi có yêu cầu;

b.4. Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, doanh nghiệp bên nhận lưu 01 tờ khai mẫu HQ/2009-TKĐTNK; chuyển 02 tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT cho doanh nghiệp bên giao.

c. Trách nhiệm của hải quan bên nhận:

c.1. Thực hiện thủ tục hải quan như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài; lập Phiếu lấy mẫu, niêm phong mẫu hàng theo quy định;

c.2. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên đóng dấu lên cả 04 tờ khai (02 tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT và 02 tờ khai hải quan điện tử in);

c.3. Lưu 01 tờ khai hải quan điện tử in và các chứng từ doanh nghiệp phải nộp; trả lại cho doanh nghiệp bên nhận 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình; giao mẫu hàng để niêm phong hải quan cho Bên nhận tự bảo quản để xuất trình cho Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công hoặc các trường hợp khác khi Hải quan yêu cầu.

d. Trách nhiệm của hải quan Bên giao: Hải quan Bên giao thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành.

3. Trường hợp Bên giao, Bên nhận cùng làm thủ tục hải quan điện tử

a. Trách nhiệm doanh nghiệp Bên giao:

a.1. Giao sản phẩm và bản chính hóa đơn GTGT (liên giao khách hàng); đối với doanh nghiệp chế xuất thì thay hóa đơn GTGT bằng phiếu xuất kho cho Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận.

a.2. Khai báo tờ khai điện tử thông tin giao sản phẩm gia công chuyển tiếp trên hệ thống khai hải quan điện tử sau khi nhận được 02 tờ khai (01 bản chính, 01 bản sao) đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận và thực hiện thủ tục hải quan tương tự như đối với sản phẩm gia công xuất khẩu. Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan hải quan gồm:

– Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK; nộp 02 bản chính;

– Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;

– Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;

– Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.

b. Trách nhiệm doanh nghiệp bên nhận:

b.1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết b điểm 2 nêu trên nhưng không phải khai báo và nộp tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT;

b.2. Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, chuyển tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận cùng với 01 bản sao cho doanh nghiệp bên giao.

c. Trách nhiệm của hải quan bên nhận: Thực hiện thủ tục hải quan như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài.

d. Trách nhiệm của hải quan bên giao: thực hiện thủ tục hải quan điện tử như đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.

4. Nếu việc giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp được thực hiện tại cùng một doanh nghiệp thì không yều cầu doanh nghiệp xuất trình hóa đơn GTGT.

5. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp trên đây được áp dụng cho cả trường hợp khác đối tác thuê gia công.

 

Cách thức thực hiện I/Thực hiện bằng phương thức thủ công:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

II/Thực hiện bằng phương thức điện tử:

Gửi nhận thông tin qua hệ thống khai hải quan điện tử đã được nối mạng với cơ quan hải quan qua CVAN

Thành phần số lượng hồ sơ I/Thực hiện bằng phương thức thủ công:

– Tờ khai hải quan gia công chuyển tiếp: nộp 04 bản chính;

– Văn bản chỉ định nhận hàng của bên đặt gia công; nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;

– Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT: nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;

II/Thực hiện bằng phương thức điện tử:

– Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTNK: nộp 02 bản chính;

– Tờ khai hải quan mẫu HQ/2011-GCCT: nộp 02 bản chính;

– Hóa đơn GTGT (hoặc Phiếu xuất kho của Bên giao nếu Bên giao là doanh nghiệp chế xuất, phiếu nhập kho của Bên nhận nếu Bên nhận là doanh nghiệp chế xuất): nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;

Thời hạn giải quyết – Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)

– Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):

+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;

+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.

Trong trường hợp áp dùng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

Đối tượng thực hiện Thương nhân
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan

– Cơ quan phối hợp (nếu có)

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Tờ khai hải quan gia công chuyển tiếp HQ/2011-GCCT

– Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTNK

Thông tư số 222/TT-BTC

Thông tư số 117/2011/TT-BTC

Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không có
Cơ sở pháp lý – Luật Hải quan,

– Nghị định số 154/2005/NĐ-CP

– Thông tư số 194/2010/TT-BTC

– Thông tư số 117/2011/TT-BTC

– Thông tư số 222/TT-BTC

– Thông tư số 172/2010/TT-BTC

 

Thông tư số 117/2011/TT-BTC đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 13/2014/TT-BTC

Số hồ sơ 1.001365 Lĩnh vực Hải quan
Cơ quan ban hành Bộ tài chính Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.