Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

 

Thủ tục Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại 
Trình tự thực hiện – Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo việc tiếp nhận hồ sơ miễn trừ, tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là hồ sơ miễn trừ).

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

– Trong trường hp hồ sơ miễn trừ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung.

– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét ra Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong trường hp không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân về lý do không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

– Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và công khai quyết định miễn trừ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra.

Cách thức thực hiện – Trực tiếp nộp tại Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương: Số 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;

– Thông qua hệ thống bưu điện;

– Thực hiện trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Thành phần số lượng hồ sơ * Thành phần:

1. Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là hồ sơ miễn trừ) bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau đây

– Đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành  kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 201của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại ;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;

– Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ, bao gồm: tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

– Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá nhập khẩu hàng hóa đề nghị miễn trừ (thông thường trong 03 năm gần nhất và năm hiện tại);

– Quy trình sản xuất sn phẩm sử dụng nguyên liệu đầu vào là hàng hóa đề nghị miễn trừ (nếu có);

– Nhu cầu tiêu thụ hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ (thông thường trong 03 năm gần nhất và năm hiện tại);

– Định mức tiêu hao hoặc định mức sử dụng nguyên vật liệu là hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ;

– Văn bản, tài liệu hoặc mẫu mã chứng minh sự khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

– Thông tin về cơ sở, dây chuyền sản xuất và sản lượng sản xuất hàng hóa đề nghị miễn trừ trong 03 năm gần nhất và năm hiện tại;

– Tài liệu chứng minh về nhu cầu sử dụng lượng hàng hóa đề nghị miễn trừ, bao gồm: hợp đồng ký kết với khách hàng, phê duyệt các dự án đang triển khai hoặc các tài liệu có liên quan.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Đối tượng thực hiện – Cá nhân;

– Tổ chức.

Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Phòng vệ thương mại.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Phòng vệ thương mại.

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Tài chính.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành   kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 201của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại . Thông tư 37/2019/TT-BCT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Hàng hóa trong nước không sản xuất được;

2. Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;

3. Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

4. Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường;

5. Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước;

6. Hàng hóa nhập khu nm trong tng lượng đề nghị min trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 Thông tư số 37/2019/TT-BCT phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.

Nghị định 10/2018/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý – Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

– Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 201của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại .

 

Số hồ sơ 1.000209 Lĩnh vực Phòng vệ thương mại
Cơ quan ban hành Bộ công thương Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.