Nhập quốc tịch Việt Nam cho người Lào được phép cư trú tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào
Thủ tục | Nhập quốc tịch Việt Nam cho người Lào được phép cư trú tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào | |
Trình tự thực hiện | – Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người Lào di cư tự do sang các huyện biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Lào được phép cư trú do Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Công an cùng cấp và Ủy ban nhân dân huyện biên giới tổ chức đoàn công tác lưu động đến Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện biên giới để hướng dẫn, hỗ trợ việc lập và tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. – Người Lào di cư được phép cư trú có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam thì đến Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi cư trú để được hướng dẫn, hỗ trợ lập hồ sơ. – Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét, kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đầy đủ thông tin và người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập thì có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo danh sách và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất gửi Bộ Tư pháp kèm theo danh sách, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. – Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định. – Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. – Sau khi có Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Tư pháp gửi bản sao Quyết định và danh sách những người được nhập quốc tịch Việt Nam cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi cho Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam. – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả nhập quốc tịch Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức trao Quyết định cho người được nhập quốc tịch Việt Nam. |
|
Cách thức thực hiện | Người Lào di cư được phép cư trú có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam đến Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi cư trú để được hướng dẫn, hỗ trợ lập hồ sơ. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | – Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; – Tờ khai lý lịch; * Số lượng hồ sơ: 02 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | 55 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền) | |
Đối tượng thực hiện | Cá nhân | |
Cơ quan thực hiện | Sở Tư pháp chủ trì hỗ trợ lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ; Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, tham mưu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định cho phép nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước | |
Lệ phí | Miễn lệ phí | Thông tư số 64/2017/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn xin nhập quốc tịch Vệt Nam (Mẫu TP/QT-2015-ĐXNQT1) – Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (dùng cho người được giám hộ) (Mẫu TP/QT-2015-ĐXNQT.2) – Tờ khai lý lịch (Mẫu TP/QT- 2015 – TKLL) |
Thông tư số 03/2015/TT-BTP |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Là người Lào di cư tự do sang các huyện biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Lào được phép cư trú được Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt và có đủ các điều kiện sau: + Tự nguyện có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; + Tự nguyện tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; + Không vi phạm pháp luật hình sự; + Có cuộc sống ổn định, có nhà cửa tài sản cố định, có đất canh tác tại nơi đang cư trú; + Không phải là người đang bị truy nã hoặc đang phải thi hành án theo quy định của pháp luật Việt Nam; + Có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và ghi rõ trong Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam. |
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 |
Cơ sở pháp lý | – Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. – Nghị định số 78/2009/NĐ-CP – Thông tư số 03/2015/TT-BTP – Thông tư số 64/2017/TT-BTC |
Số hồ sơ | B-BTP-BS11 | Lĩnh vực | Quốc tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ tư pháp | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.