Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể
Thủ tục | Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể | |
Trình tự thực hiện | – Bước 1: Người đại diện được cử bởi người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện lao động tại cơ sở của các doanh nghiệp tham gia thương lượng tập thể gửi văn bản đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp hoặc nơi được các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của đại diện các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp không quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh, các doanh nghiệp đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị không thành lập Hội đồng thương lượng tập thể thì nêu rõ lý do. |
|
Cách thức thực hiện | Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
– Nộp hồ sơ qua cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. – Nộp hồ sơ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. – Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | * Thành phần hồ sơ gồm:
– Danh sách dự kiến các doanh nghiệp tham gia thương lượng tập thể nhiều doanh nghiệp, trong đó ghi rõ tên doanh nghiệp; trụ sở chính; họ tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; họ tên người đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; – Họ tên, chức vụ hoặc chức danh của người được các bên đồng thuận cử làm Chủ tịch Hội đồng thương lượng, kèm theo văn bản đồng ý của người được đề nghị làm Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp trong văn bản không đề nghị người làm Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; – Danh sách các thành viên đại diện của mỗi bên tham gia thương lượng trong Hội đồng thương lượng tập thể; – Dự kiến nội dung đã được các bên thống nhất về nội dung thương lượng, thời gian hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, kế hoạch thương lượng tập thể; hỗ trợ của Hội đồng thương lượng tập thể (nếu có). * Số lượng: 01 văn bản đề nghị. |
|
Thời hạn giải quyết | 20 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) | |
Đối tượng thực hiện | Người đại diện được cử bởi người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện lao động tại cơ sở của các doanh nghiệp tham gia thương lượng tập thể | |
Cơ quan thực hiện | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể hoặc công văn thông báo lý do không quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể (trong đó có nêu rõ lý do từ chối). | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không | |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Dựa trên cơ sở đồng thuận của người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của các doanh nghiệp tham gia thương lượng tập thể nhiều doanh nghiệp thông qua Hội đồng thương lượng tập thể. | |
Cơ sở pháp lý | Bộ luật Lao động 2019 |
Số hồ sơ | 1.009466 | Lĩnh vực | Lao động - Việc làm |
Cơ quan ban hành | Bộ lao động-thương binh và xã hội | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |