Thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước

 

Thủ tục Thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước
Trình tự thực hiện a) Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:
Người được Nhà nước giao quản lý tài sản lập phương án thế chấp tài sản, gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án thế chấp đến Bộ Giao thông vận tải.
b) Giải quyết thủ tục hành chính:
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận phương án.
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện – Gửi hồ sơ trực tiếp; hoặc
– Qua hệ thống bưu chính; hoặc
– Các hình thức phù hợp khác.
Thành phần số lượng hồ sơ a) Thành phần hồ sơ:
– Văn bản đề nghị thỏa thuận, bao gồm các thông tin: Tên, địa chỉ của tổ chức đề nghị; tên cảng hàng không, sân bay; danh mục và đặc tính kỹ thuật công trình;
– Văn bản giải trình về các nội dung sau: Giá trị công trình; điều kiện, hình thức lựa chọn tổ chức tín dụng nhận thế chấp; thời hạn thế chấp; lý do thế chấp; giá trị vay thế chấp; điều kiện thế chấp; quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thế chấp và bên nhận thế chấp; phương án duy trì khai thác công trình, cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng; lộ trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình.
b) Số lượng hồ sơ: 08 bộ.
Thời hạn giải quyết 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện Người được Nhà nước giao quản lý tài sản.
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Văn bản chấp thuận phương án
Lệ phí Không có
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không có
Yêu cầu, điều kiện thực hiện * Các trường hợp được thế chấp tài sản gắn liền với đất tại cảng hàng không, sân bay

Thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn khác.
* Các trường hợp không được thế chấp tài sản gắn liền với đất tại cảng hàng không, sân bay
1. Thế chấp bằng kết cấu hạ tầng sân bay.
2. Thế chấp bằng công trình phục vụ cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, tìm kiếm cứu nạn; công trình bảo đảm an ninh hàng không.
* Nguyên tắc chung về việc thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất tại cảng hàng không, sân bay
1. Việc thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 25 của Nghị định số 102/2015/NĐ-CP chỉ được thực hiện trong phạm vi quyền đối với tài sản, quyền kinh doanh của tổ chức, cá nhân cho thuê, góp vốn; không được làm thay đổi chức năng của công trình theo quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được phê duyệt, mục đích sử dụng đất; không làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của cảng hàng không, sân bay; không làm ảnh hưởng đến quyền kinh doanh, khai thác của các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thế chấp gửi lưu hợp đồng được ký kết đến Cục Hàng không Việt Nam trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng được ký kết.

Nghị định số 102/2015/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý – Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014;

– Nghị định số 102/2015/NĐ-CP

 

Số hồ sơ B-BGTVT-BS08 Lĩnh vực Hàng không
Cơ quan ban hành Bộ giao thông vận tải Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.