Thủ tục Bổ nhiệm giám định viên tư pháp

 

Thủ tục Thủ tục Bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Trình tự thực hiện – Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Thông tư số 35/2014/TT-BKHCN, tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 35/2014/TT-BKHCN, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do
Cách thức thực hiện Trực tiếp, trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ:

– Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của Thủ trưởng đơn vị (bản chính)

– Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đề nghị bổ nhiệm (bản sao)

– Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp (bản chính)

– Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc (bản chính)

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối tượng thực hiện
Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Cơ quan thực hiện
Sở Khoa học và Công nghệ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Lệ phí
Không có thông tin
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không có
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ:

+ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

+ Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

– Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ:

+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

– Ngoài quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 35/2014/TT-BKHCN, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học thuộc các ngành sau:

– Ngành kỹ thuật đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc;

– Một trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Cơ sở pháp lý 85/2013/NĐ-CP

35/2014/TT-BKHCN

Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13

 

Số hồ sơ 1.005360 Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
Cơ quan ban hành Bình Dương Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.