Thủ tục Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động.

 

Thủ tục Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động.
Trình tự thực hiện – Tổ chức và cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về Cục Tần số vô tuyến điện hoặc các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực hoặc các cơ quan phối hợp do Cục Tần số vô tuyến điện ủy quyền (Danh sách các cơ quan phối hợp được thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục Tần số vô tuyến điện).

– Cục Tần số vô tuyến điện thụ lý hồ sơ cấp phép:

+ Cục Tần số vô tuyến điện giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

+ Trường hợp đặc biệt, khi hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện của cùng một tổ chức, cá nhân gửi trong vòng 20 ngày làm việc có số lượng tần số vô tuyến điện cần phải ấn định vượt quá 100 tần số thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Tần số số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản l‎‎ý do và dự kiến thời gian giải quyết (tối đa không quá 6 tháng) cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Cục Tần số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 20 ngày làm việc hoặc tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp đặc biệt.

+ Đối với trường hợp phải thay đổi tần số do không xử lý được nhiễu có hại, thời hạn giải quyết cấp giấy phép không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về xử lý nhiễu có hại.

– Người sử dụng căn cứ văn bản nhận được từ Cục Tần số vô tuyến điện để bổ sung hồ sơ, nộp phí theo thông báo, sau đó nhận giấy phép tại nơi thu phí và lệ phí hoặc qua đường bưu điện.

Cách thức thực hiện – Trực tiếp tại Cục Tần số vô tuyến điện;  hoặc các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực hoặc các cơ quan phối hợp do Cục Tần số vô tuyến điện ủy quyền (Danh sách các cơ quan phối hợp được thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục Tần số vô tuyến điện);

– Hoặc qua hệ thống bưu chính;

– Hoặc qua Hệ thống Đăng ký – Cấp giấy phép qua mạng trên trang thông tin điện tử của Cục Tần số VTĐ (www.cuctanso.vn và www.rfd.gov.vn).

Thành phần số lượng hồ sơ
  1. Thành phần hồ sơ cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động:

– Hồ sơ cấp mới gồm:

+ Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng (không áp dụng đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ);

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép; trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp có thể nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu.

+ Hoặc Bản sao có chứng thực giấy chứng nhân đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh đề nghị cấp giấy phép; trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp có thể nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu.

– Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm:

+ Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng (nếu giấy phép được cấp trước đây có thay đổi).

– Hồ sơ sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:

+ Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Các tài liệu giải thích nội dung cần sửa đổi, bổ sung (khi được yêu cầu).

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết 20 ngày làm việc hoặc tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp đặc biệt kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định
Đối tượng thực hiện Cá nhân, Tổ chức
Cơ quan thực hiện – Bộ Thông tin và Truyền thông

– Cục Tần số vô tuyến điện – với các mạng bình thường

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
Lệ phí Lệ phí cấp giấy phép và Phí sử dụng tần số theo quy định của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Bản khai đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (Đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số VTĐ thuộc nghiệp vụ di động) theo mẫu 1g ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông tư số 05/2015/TT-BTTTT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện

+ Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;

+ Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình.

+ Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện.

+ Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ.

+ Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toán, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện.

– Điều kiện gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:

+ Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

+ Thời hạn hiệu lực của giấy phép còn lại ít nhất là 30 ngày;

+ Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng; trường hợp cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì chỉ được xem xét gia hạn tối đa là một năm.

– Điều kiện sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:

+ Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện còn hiệu lực;

+ Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

+ Việc sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định tại các Điều 19, 20 và 21 của Luật Tần số vô tuyến điện.

Cơ sở pháp lý Luật tần số vô tuyến điện;

Luật viễn thông;

– Thông tư số 265/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện;

– Thông tư số 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện.

 

Số hồ sơ 1.003778 Lĩnh vực
Cơ quan ban hành Cấp thực hiện
Tình trạng Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.