Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

 

Thủ tục Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Trình tự thực hiện Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người có yêu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam cư trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Hành chính công (không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ).
Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ do người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
– Hồ sơ yêu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì Trung tâm Hành chính công giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
– Thực hiện chuyển hồ sơ đến Sở Tư pháp để giải quyết.
Bước 3: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức được giao nhiệm vụ giải quyết các việc về quốc tịch có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch.
– Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì ghi vào sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
– Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
Cách thức thực hiện – Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nếu đang cư trú ở nước ngoài), đến Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp (nếu đang cư trú ở trong nước), không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp người có yêu cầu cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất.

– Người có yêu cầu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nếu đang cư trú ở nước ngoài), đến Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp (nếu đang cư trú ở trong nước), không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp người có yêu cầu cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

Thành phần số lượng hồ sơ  

– Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2020-TKXNNGVN) kèm 02 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ về nhân thân của người đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Giấy tờ cư trú, Thẻ tạm trú, Giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.
– Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch ghi gốc Việt Nam.
– Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao, Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Lệ phí – 100.000 đồng/hồ sơ;
– Miễn phí đối với: người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của UBND cấp xã.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không có thông tin
Cơ sở pháp lý Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch.
Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

 

Số hồ sơ 2.001895 Lĩnh vực Quốc tịch
Cơ quan ban hành Đắk Nông Cấp thực hiện Tỉnh Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.