Thủ tục cấp thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình

Thủ tục Cấp thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
Trình tự thực hiện – Cá nhân có nhu cầu cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình nộp hồ sơ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm cấp thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi Bưu điện cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao nơi cấp Thẻ.
Thành phần số lượng hồ sơ
  1. Thành phần hồ sơ:
  2. Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên chăm sóc;
  3. Bản sao Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình;
  4. 02 ảnh cỡ 3 x 4cm.
  5. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
Lệ phí Không quy định lệ phí trong các văn bản.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên chăm sóc (Mẫu số M9a Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL). Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Cá nhân có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức: có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nhưng đã được xóa án tích; trong quá trình hành nghề phải tuân thủ quy chế hoạt động của cơ sở và các quy định khác của pháp luật;
2. Tiêu chuẩn về kiến thức:
– Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với những nhân viên chăm sóc tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
– Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.
3. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm: có ít nhất 01 năm hoạt động trong một hoặc các lĩnh vực tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc y tế, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Nghị định số 08/2009/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý – Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008;

– Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21 tháng 3 năm 2009;

– Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30 tháng 4 năm 2010.

– Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2015.

 

 

Số hồ sơ 1.000379 Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Cơ quan ban hành Bộ văn hóa - thể thao và du lịch Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.