Thủ tục Chi hỗ trợ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp

 

Thủ tục Chi hỗ trợ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
Trình tự thực hiện – Bước 1: Doanh nghiệp lập và gửi hồ sơ đến Bộ Tài chính;
– Bước 2: Bộ Tài chính thẩm định ra quyết định xuất Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;
– Bước 3: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện cấp kinh phí cho doanh nghiệp;
– Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện chi trả, lập và gửi báo cáo quyết toán kinh phí.
Cách thức thực hiện Nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua đường bưu điện
Thành phần số lượng hồ sơ – Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết lao động dôi dư gồm:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp có ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Phương án sắp xếp lại lao động, đào tạo lại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Dự toán kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Báo cáo cụ thể về nguồn kinh phí tại doanh nghiệp để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư;
+ Quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu của cơ quan có thẩm quyền;
+ Báo cáo quyết toán tài chính 03 năm liên tục đến thời điểm có quyết định sắp xếp lại doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện giải thể, phá sản, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án;
+ Quyết định giải thể doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền;
+ Dự toán kinh phí để giải quyết lao động dôi dư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Báo cáo về nguồn thu từ giải thể, phá sản doanh nghiệp được dùng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và phần kinh phí còn thiếu đề nghị Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hỗ trợ.
– Trường hợp đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách, chế độ lao động cho người lao động bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc theo quy định của Bộ Luật lao động của công ty cổ phần được chuyển đổi theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP phát sinh từ năm thừ 02 đến năm thứ 05 sau khi chuyển thành công ty cổ phần, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp;
+ Bản sao Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định cổ phần hóa;
+ Phương án sắp xếp lao động được Hội đồng quản trị phê duyệt;
+ Dự toán kinh phí;
+ Báo cáo quyết toán tài chính của năm liền kề năm thực hiện sắp xếp lại lao động.
– Số lượng hồ sơ: một (01) bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện – Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện các hình thức sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật;
– Các công ty cổ phần được chuyển đổi theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày 01/8/2007.
Cơ quan thực hiện Bộ Tài chính.

Cơ quan phối hợp: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (là đơn vị được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ thực hiện quản lý Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp)

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định xuất Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp của Bộ Tài chính để thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp
Lệ phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Đối tượng người lao động được hỗ trợ:
+ Người lao động dôi dư tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện các hình thức sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật.
+ Người lao động dôi dư (có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định cổ phần hóa) phát sinh từ năm thứ 02 đến năm thứ 05 tại các công ty cổ phần được chuyển đổi theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày 01/8/2007.
+ Các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật về chính sách đối với lao động dôi dư.
– Đối tượng được hỗ trợ: Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sáp nhập, hợp nhất, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu; nông, lâm trường quốc doanh thực hiện sắp xếp lại; giải thể, phá sản các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã dùng toàn bộ tiền thu theo quy định để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư theo phương án sắp xếp lao động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng còn thiếu. Phần kinh phí còn thiếu được Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hỗ trợ theo quy định.
Cơ sở pháp lý Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng, tài sản tại doanh nghiệp;
– Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
– Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

 

Số hồ sơ 1.000640 Lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp
Cơ quan ban hành Bộ tài chính Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.