Thủ tục dự thi nâng hạng thuyền trưởng, máy trưởng của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng

 

Thủ tục

Thủ tục dự thi nâng hạng thuyền trưởng, máy trưởng của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp kiểm tra, thẩm định hồ sơ; nếu đủ điều kiện, lập danh sách báo cáo cơ quan cấp trên theo quy định;

Bước 2: Các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổng hợp, rà soát, kiểm tra hồ sơ đảm bảo đúng quy định và báo cáo danh sách dự thi về Tổng cục Hậu cần (qua Cục Vận tải) trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, để cơ quan tổng hợp;

Bước 3: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Vận tải tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ, báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và gửi cơ sở đào tạo tổ chức thi (Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Giao thông vận tải) xem xét, quyết định cho đối tượng được tham gia dự thi, trường hợp không đủ điều kiện dự thi, Cục Vận tải thông báo bằng văn bản gửi tới cơ quan, đơn vị.

Cách thức thực hiện Cá nhân lập hồ sơ trực tiếp gửi đến cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
Thành phần số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ:

– Đơn xin dự thi theo mẫu quy định tại Thông tư số 56/2014/TT- BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa.

– Bản sao giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng có chứng thực của cấp có thẩm quyền;

– Giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

– 02 (hai) ảnh màu cỡ 3 x 4 cm, ảnh chụp không quá 6 tháng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết 20 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện
  1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.
  2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
  3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Vận tải/Tổng cục Hậu cần.
  4. Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Văn bản trả lời cho phép hoặc không cho phép
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn xin dự thi theo mẫu quy định tại Thông tư số 56/2014/TT- BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
  1. Điều kiện chung

– Là quân nhân đang công tác tại các đơn vị tàu thuyền trong toàn quân (không áp dụng đối với các đơn vị quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Thông tư này) có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

– Hoàn thành chương trình đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn (trừ các trường hợp quy định cụ thể tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, và Khoản 7, Điều 6; Khoản 1,2, 3, 4 và Khoản 5, Điều 7 của Thông tư này);

– Tuổi đời, sức khỏe phù hợp với chức danh đảm nhiệm và các qui định hiện hành.

  1. Điều kiện cụ thể dự thi nâng hạng đối với thuyền trưởng

a) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư:

– Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hay hạng nhì;

– Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên hoặc đã có thời gian thực tế đảm nhiệm công việc của thủy thủ (lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì) đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ.

b) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ hạng tư lên hạng ba:

– Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hay giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư;

– Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên hoặc đã có thời gian thực tế đảm nhiệm công việc của thủy thủ (lái phương tiện hạng nhất) đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương vơi thời gian nghiệp vụ.

c) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ hạng tư lên hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng:

– Có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy, nghề thủy thủ;

– Hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên.

d) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ hạng ba lên hạng nhì:

– Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba.

– Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba và có thời gian tập sự đủ 12 tháng trở lên.

đ) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ hạng ba lên hạng nhì, không phải dự học chương trình tương ứng:

– Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy;

– Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 12 tháng trở lên.

e) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ hạng nhì lên hạng nhất:

– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

– Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì;

– Có thời gian nghiệp vụ theo chức danh thuyền trưởng hạng nhì đủ 30 tháng trở lên.

g) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ hạng nhì lên hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng:

– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, cao đẳng trở lên được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy;

– Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng nhì đủ 18 tháng trở lên.

  1. Điều kiện cụ thể dự thi nâng hạng đối với máy trưởng

a) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba:

– Có chứng chỉ thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì.

– Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên hoặc đã có thời gian thực tế đảm nhiệm công việc của thợ máy hạng nhất, hạng nhì đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ.

b) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng từ hạng ba lên hạng nhì:

– Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba.

– Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề máy trưởng hạng ba và có thời gian tập sự đủ 12 tháng trở lên.

c) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng từ hạng ba lên hạng nhì, không phải dự học chương trình tương ứng:

– Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp được đào tạo theo nghề máy tàu thủy;

– Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh máy trưởng hạng ba đủ 12 tháng trở lên.

d) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng từ hạng nhì lên hạng nhất:

– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

– Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì;

– Có thời gian nghiệp vụ theo chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 30 tháng trở lên.

đ) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng từ hạng nhì lên hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng:

– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, cao đẳng trở lên được đào tạo theo nghề máy tàu thủy.

– Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 18 tháng trở lên.

Cơ sở pháp lý Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;

Nghị định số 48/2013/NĐ-CP;

– Thông tư số 97/2015/TT-BQP.

 

Số hồ sơ 1.008282 Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Cơ quan ban hành Bộ quốc phòng Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.