Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu (thủ công – điện tử)
Thủ tục | Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu (thủ công – điện tử) | |
Trình tự thực hiện | I. Thực hiện theo phương thức thủ công
1. Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục Hải quan (nơi doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất). Đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: – Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu 06/DMNVL-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 194/2010/TT-BTC). – Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký. – Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong đó: + Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng. + Mã số H.S là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành. + Mã nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, Mã này chỉ áp dụng khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tại Chi cục Hải quan áp dụng công nghệ thông tin để theo dõi, thanh khoản hàng hóa của loại hình SXXK. + Đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. + Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm. Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư, mã số H.S, mã nguyên liệu, vật tư, loại nguyên liệu chính đăng ký trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu. 2. Thủ tục thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại, gồm các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan Bước 4: Phúc tập hồ sơ II. Thực hiện theo phương thức điện tử 1. Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: a1) Trách nhiệm của người khai hải quan: a1.1) Khai đầy đủ các nội dung theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn tại Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và gửi thông tin đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a1.2) Nhận phản hồi chấp nhận hoặc từ chối đăng ký và thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan. a2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký và phản hồi thông tin cho người khai hải quan trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ lúc nhận được Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trên hệ thống. b) Sửa đổi danh mục nguyên liệu, vật tư: b1) Việc khai thông tin sửa đổi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được thực hiện trước khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên; b2) Thủ tục sửa đổi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được thực hiện như thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư. 2. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã đăng ký được thực hiện như thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán, quy định tại Chương III Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 tại cơ quan Hải quan nơi đặng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. |
|
Cách thức thực hiện | I. Thực hiện theo phương thức thủ công:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính. II. Thực hiện theo phương thức điện tử: 1. Thủ tục đăng ký, sửa đổi danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu Việc tiếp nhận thông tin danh mục trao đổi các thông tin theo quy định của pháp luật: thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Việc kiểm tra, đăng ký danh mục: thực hiện thủ công. 2. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp hàng hóa được phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ: thực hiện theo phương thức thủ công. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | * Thành phần hồ sơ:
I. Thực hiện theo phương thức thủ công: – Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính; – Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao; – Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản chính; – Vận tải đơn: nộp 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered; Đối với hàng hóa nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập. – Tùy từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: 1) Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; 2) Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính; 3) Chứng thư giám định đối với hàng hóa được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính; 4) Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo: nộp 02 bản chính; 5) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; 6) Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp: 6.1) Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thỏa thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hóa nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó; 6.2) Hàng hóa nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; 6.3. Hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan; 6.4) Hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên; C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật. 7) Bảng đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp không phải nộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng bản lưu tại cơ quan hải quan); II. Thực hiện theo phương thức điện tử: – Đối với thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: Bản đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: 01 bản điện tử – Đối với thủ tục nhập khẩu nguyên liệu vật tư: + Tờ khai hải quan điện tử ở dạng điện tử. Trong trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử được in ra giấy theo mẫu Tờ khai hàng hóa nhập khẩu; mẫu Phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu, mẫu Tờ khai sửa đổi bổ sung, mẫu Bản kê tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 196/2012/TT-BTC (sau đây gọi chung là tờ khai hải quan điện tử in). Trường hợp một tờ khai hải quan điện tử in có 01 (một) phụ lục, người khai hải quan ký tên, đóng dấu trực tiếp lên bản phụ lục. Trường hợp một tờ khai hải quan điện tử in có nhiều hơn 01 (một) phụ lục thì người khai hải quan ký tên, đóng dấu vào tờ phụ lục cuối cùng và toàn bộ các tờ phụ lục phải đóng đấu giáp lai. + Các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan điện tử được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 87/2012/NĐ-CP . * Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
|
Thời hạn giải quyết | I. Thực hiện theo phương thức thủ công:
– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan) – Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan): + Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất; + Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa. Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc. II. Thực hiện theo phương thức điện tử: * Đối với thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký và phản hồi thông tin cho người khai hải quan trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ lúc nhận được Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trên hệ thống. * Đối với thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư: – Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan) – Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan): + Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất; + Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa. Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc. |
|
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân. | |
Cơ quan thực hiện | I. Thực hiện theo phương thức thủ công:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có II. Thực hiện theo phương thức điện tử: 1. Thủ tục đăng ký, sửa đổi danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tiếp nhận thông tin đăng ký danh mục: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố; Kiểm tra, hướng dẫn đăng ký danh mục; chấp nhận/ không chấp nhận danh mục nguyên liệu, vật tư: Chi cục Hải quan b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan Tiếp nhận thông tin đăng ký danh mục: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố; Kiểm tra, hướng dẫn đăng ký danh mục; chấp nhận/ không chấp nhận danh mục nguyên liệu, vật tư: Chi cục Hải quan d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có 2. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố; Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố; Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Chấp nhận đăng ký nguyên liệu, vật tư; Quyết định thông quan. | |
Lệ phí | 20.000 đồng. | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | + Tờ khai hải quan (theo Quyết định 1257); hoặc Tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu (Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012)
+ Mẫu 06/DMNVL-SXXK Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan (Thông tư 194/2010/TT-BTC) + Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012) |
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Không có | |
Cơ sở pháp lý | + Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
+ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. + Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; + Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; + Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; + Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; + Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. + Thông tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan. |
Số hồ sơ | 2.001534 | Lĩnh vực | Hải quan |
Cơ quan ban hành | Bộ tài chính | Cấp thực hiện | Quận - Huyện |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |