Thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình

 

Thủ tục Thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình
Trình tự thực hiện – Bước 1: Người yêu cầu giải trình gửi văn bản yêu cầu giải trình hoặc trực tiếp đến cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải trình.
– Bước 2: Cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận và vào sổ tiếp nhận yêu cầu giải trình. Trường hợp nhiều người đến yêu cầu giải trình trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn người yêu cầu giải trình cử đại diện để trình bày nội dung yêu cầu. Người đại diện phải là người có yêu cầu giải trình. Việc cử người đại diện được lập thành văn bản (theo Mẫu số 01-GT ban hành kèm theo Thông tư 02/TT-TTCP ngày 29/4/2014).Việc cử người đại diện được thực hiện như sau: + Trường hợp có từ 05 đến 10 người yêu cầu giải trình thì cử 01 hoặc 02 người đại diện; + Trường hợp có từ 10 người yêu cầu giải trình trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 05 người
– Bước 3: cơ quan nhà nước ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình hoặc từ chối giải trình và nêu rõ lý do (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 02/2014/TT-TTCP ngày 29/4/2014). Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì hướng dẫn người yêu cầu gửi đến đúng cơ quan có trách nhiệm giải trình. Trường hợp nội dung yêu cầu đã được giải trình nhưng có người khác yêu cầu giải trình thì cung cấp bản sao văn bản đã giải trình cho người đó.
Cách thức thực hiện Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Thành phần số lượng hồ sơ Thông tin, tài liệu liên quan đến yêu cầu giải trình.

Văn bản yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức

Số lượng: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 5 Ngày
Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
Cơ quan thực hiện Cơ quan hành chính nhà nước các cấp, Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan hành chính nhà nước
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Văn bản tiếp nhận yêu cầu giải trình hoặc văn bản từ chối yêu cầu giải trình của cơ quan có thẩm quyền.
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai NĐ 59 thi hanhluatPCTN.pdf
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013: 1. Cá nhân yêu cầu giải trình phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; cơ quan, tổ chức yêu cầu giải trình phải thông qua người đại diện hợp pháp. 2. Nội dung yêu cầu giải trình liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình. 3. Nội dung yêu cầu giải trình thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan được yêu cầu.
Cơ sở pháp lý Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019

 

Số hồ sơ 2.002366 Lĩnh vực Phòng chống tham nhũng
Cơ quan ban hành Cần Thơ Cấp thực hiện Quận - Huyện
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.