Thủ tục xác nhận đối với thương binh đang công tác đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót

 

Thủ tục Thủ tục xác nhận đối với thương binh đang công tác đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót
Trình tự thực hiện a) Đối tượng làm đơn đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót kèm theo giấy tờ theo quy định, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị;

a) Các cấp từ trung đoàn và tương đương trở lên kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ gửi đến Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;

c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:

– Thẩm định hồ sơ;

– Giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;

d) Hội đồng Giám định y khoa:

– Giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;

– Gửi biên bản giám định đến cơ quan đề nghị giám định.

d) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp (Mẫu TB3).

Cách thức thực hiện Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị giám định lại thương tật;

b) Bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận bị thương, Biên bản của các lần giám định trước.

c) Giấy tờ chứng minh đã điều trị một trong các vết thương tái phát quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội; trường hợp phẫu thuật phải có phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội.

d) Kết quả chụp, chiếu và chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể; phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết 60 ngày làm việc, kẻ từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian giám định), cụ thể:

a) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc;

b) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị: 10 ngày làm việc;

c) Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày làm việc (không tính thời gian giám định);

d) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền): 10 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền).

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cấp từ trung đoàn và tương đương trở lên; Hội đồng Giám định y khoa, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp (Mẫu TB3).
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương giải quyết chế độ (Mẫu TB5).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện a) Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:

– Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

– Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

– Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

– Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;

– Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

– Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

– Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

– Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

b) Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:

– Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;

– Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;

– Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;

– Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;

– Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;

– Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;

– Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;

– Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

Cơ sở pháp lý Nghị định số 31/2013/NĐ-CP

Thông tư số 202/2013/TT-BQP

 

Số hồ sơ 1.003195 Lĩnh vực Chế độ chính sách
Cơ quan ban hành Bộ quốc phòng Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.