Tính thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và giải quyết chế độ tử tuất đối với trường hợp người lao động đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng chế độ tử tuất

 

Thủ tục Tính thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và giải quyết chế độ tử tuất đối với trường hợp người lao động đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng chế độ tử tuất
Trình tự thực hiện Bước 1:

* Đối với người lao động đang nghỉ việc:

Người lao động nộp hồ sơ theo quy định cho đơn vị quản lý cuối cùng nơi người lao động làm việc. Trường hợp đơn vị đã giải thể thì người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

* Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội:

Người lao động có trách nhiệm bổ sung hồ sơ quy định cho đơn vị sử dụng lao động khi được yêu cầu.

* Đối với trường hợp thân nhân của người lao động

Thân nhân của người lao động nộp hồ sơ theo quy định đến đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động.

Bước 2:

* Đối với người lao động đang nghỉ việc

Đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ của người lao động kèm theo văn bản đề nghị gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội.

* Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội

Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm chuyển hồ sơ của người lao động kèm theo văn bản đề nghị gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội.

* Đối với trường hợp thân nhân của người lao động đi hợp tác lao động

Đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn thân nhân của người lao động hoàn thiện hồ sơ và chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3:

Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết trong thời hạn như sau:

– 20 ngày đối với người đủ điều kiện hưởng lương hưu; 10 ngày đối với người đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

– 20 ngày đối với người chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội và không quá 45 ngày đối với trường hợp xác minh phức tạp;

– 15 ngày đối với trường hợp đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội và đối với thân nhân của người lao động.

– 10 ngày kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động).

Trường hợp không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ thông qua hình thức giao dịch điện tử hoặc gửi bản giấy đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thành phần số lượng hồ sơ a) Đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo Hiệp định của Chính phủ và của người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương, bao gồm;

(i) Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.

(ii) Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước) cấp;

Trường hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của Cục Quản lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động (theo Mẫu số 1số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).

(iii) Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần (hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ đối với trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trong khoảng thời gian ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994) sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

(iv) Đơn đề nghị tính thời gian công tác hưởng chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động đã nghỉ việc.

b) Đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, địa phương của Nhà nước ta với các tổ chức kinh tế của nước ngoài, bao gồm:

(i) Các thành phần hồ sơ nêu tại mục (i) (iii) (iv) điểm a nêu trên;

(ii) Bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.

Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của Bộ chủ quản đối với người lao động làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp tác do Bộ cử đi hoặc xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương đối với người lao động do địa phương cử đi.

Đối với trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

c) Đối với người đi học, thực tập ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, bao gồm:

(i) Các thành phần hồ sơ nêu tại mục (i) (iii) (iv) điểm a nêu trên;

(ii) Bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.

Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.

Đối với trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

d) Đối với người đi làm chuyên gia theo Hiệp định của Chính phủ trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, bao gồm:

(i) Các thành phần hồ sơ nêu tại mục (i) (iii) (iv) điểm a nêu trên;

(ii) Bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi làm chuyên gia bằng một Quyết định chung cho nhiều người;

Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.

Đối với trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng, cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

(iii) Giấy xác nhận của cơ quan quản lý chuyên gia về việc đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước của chuyên gia trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

e) Hưởng chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động đi hợp tác lao động ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng chế độ tử tuất

(i) Thành phần hồ sơ như đối với: người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo Hiệp định của Chính phủ và của người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương; hoặc đối với người đi làm việc ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, địa phương của Nhà nước ta với các tổ chức kinh tế của nước ngoài; hoặc đối với người đi học, thực tập ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; hoặc đối với người đi làm chuyên gia theo Hiệp định của Chính phủ trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

(ii) Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động (nếu đã được cấp);

(iii) Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử;

(iv) Tờ khai của thân nhân;

(v) Đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất;

(vi) Công văn đề nghị giải quyết chế độ của đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động.

Thời hạn giải quyết – 20 ngày đối với người đủ điều kiện hưởng lương hưu; 10 ngày đối với người đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

– 20 ngày đối với người chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội và không quá 45 ngày đối với trường hợp xác minh phức tạp;

– 15 ngày đối với trường hợp đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội và đối với thân nhân của người lao động.

– 10 ngày kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động).

Đối tượng thực hiện Người sử dụng lao động; đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động; Người lao động.

Thân nhân của người lao động; Đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động

Cơ quan thực hiện Cơ quan bảo hiểm xã hội theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hằng tháng hoặc Quyết định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc sổ bảo hiểm xã hội.

Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng và Quyết định về việc hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc Quyết định về việc hưởng trợ cấp tuất một lần.

Lệ phí  Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu số 01, Mẫu số 02Mẫu số 03 kèm theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Đơn đề nghị tính thời gian công tác hưởng chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động đã nghỉ việc, tờ khai của thân nhân, đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH
Yêu cầu, điều kiện thực hiện  Không.
Cơ sở pháp lý Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc./.

 

 

 

Số hồ sơ 1.000147 Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.