Trở lại quốc tịch Việt Nam
Thủ tục | Trở lại quốc tịch Việt Nam | |
Trình tự thực hiện | – Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam nơi cư trú.
– Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ |
|
Cách thức thực hiện | Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nơi cư trú. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; + Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; + Bản khai lý lịch; + Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; + Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam (Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó); + Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (Xin hồi hương về Việt Nam; Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam). + Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con. Số lượng hồ sơ: 03 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | 85 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền) | |
Đối tượng thực hiện | Cá nhân | |
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp cấp tỉnh, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
– Cơ quan phối hợp: Công an cấp tỉnh |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định hành chính | |
Lệ phí | 2.500.000 đồng | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam, TP/QT- 2010- ĐXTLQT
– Tờ khai lý lịch, TP/QT-2010-TKLL |
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Xin hồi hương về Việt Nam; – Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; – Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; – Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; – Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; – Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép: – Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; – Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; – Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
|
Cơ sở pháp lý | – Luật Quốc tịch Việt Nam
– Nghị định số 78/2009/NĐ-CP – Thông tư của Bộ Tài chính số 146/2009/TT-BTC – Thông tư của Bộ Tư pháp số 08/2010/TT-BTP – Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA |
Số hồ sơ | 2.002038 | Lĩnh vực | Quốc tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ tư pháp | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |