Xác nhận đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (đã hy sinh, từ trần)
Thủ tục | Xác nhận đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (đã hy sinh, từ trần) | |
Trình tự thực hiện | 1. Đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng: a) Kê khai quá trình hoạt động cách mạng (Mẫu TKN2) kèm theo Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ); xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú; b) Lập hồ sơ gửi về Cục Cán bộ/Tổng cục chính trị. 2. Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị: a) Thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến này khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; b) Chuyển quyết định công nhận kèm theo hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ, đồng thời chuyển quyết định công nhận kèm theo hồ sơ cho đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng. |
|
Cách thức thực hiện | Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | 1. Bản khai cá nhân dùng cho thân nhân hoặc người thờ cúng người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã hy sinh, từ trần (Mẫu TKN2); 2. Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ); 3. Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau: a) Đối với người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần từ trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 có một trong các giấy tờ sau: – Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; – Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; – Hồ sơ của người đã được khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; – Hồ sơ liệt sĩ; – Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên, được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; – Hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên. b) Đối với người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau có một trong các giấy tờ sau: – Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; – Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. * Số lượng hồ sơ: 03 bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | |
Đối tượng thực hiện | Cá nhân. | |
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. – Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. – Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị. – Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến này khởi nghĩa (Mẫu TKN3). | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Bản khai cá nhân dùng cho thân nhân hoặc người thờ cúng người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã hy sinh, từ trần (Mẫu TKN2); – Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ). |
Thông tư số 202/2013/TT-BQP |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | 1. Người hoạt động cách mạng thoát ly là người đã tham gia trong các tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe). 2. Người hoạt động cách mạng không thoát ly là người chỉ hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe), bao gồm: a) Người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc tương đương: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí thư nông dân cứu quốc, Bí thư thanh niên cứu quốc, Bí thư phụ nữ cứu quốc; b) Đội trưởng hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc (ở địa phương nơi chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã); c) Người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng; d) Người tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và sáu ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 đứng đầu một tổ chức cách mạng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2. |
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Nghị định số 31/2013/NĐ-CP – Thông tư số 202/2013/TT-BQP |
Số hồ sơ | B-BQP-BS05 | Lĩnh vực | Chế độ chính sách |
Cơ quan ban hành | Bộ quốc phòng | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.