Xác nhận liệt sĩ đối với người hy sinh không thuộc lực lượng quân đội, công an hy sinh trong chiến tranh từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

 

Thủ tục Xác nhận liệt sĩ đối với người hy sinh không thuộc lực lượng quân đội, công an hy sinh trong chiến tranh từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ
Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Đại diện thân nhân người hy sinh lập hồ sơ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người hy sinh.

+ Bước 2: UBND cấp xã đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận liệt sĩ (trường hợp người hy sinh là Thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội cựu Thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc Thanh niên xung phong cùng cấp); niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai. Tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu BB-LS) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo. Gửi biên bản họp Hội đồng, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).

+ Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt; căn cứ biên bản xét duyệt, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy báo tử đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền;

Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy báo tử thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP (người hy sinh là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy báo tử, nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy báo tử).

Chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải có công văn đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Bước 6: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, lập tờ trình và danh sách trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp

Thành phần số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS).
+ Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.
+ Trường hợp người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.– Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết

Không quy định.

Đối tượng thực hiện

Thân nhân người hy sinh

Cơ quan thực hiện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng LĐTBXH, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ.

+ Cơ quan phối hợp: Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc Thanh niên xung phong, đại diện cơ quan quân sự, công an cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự, công an.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xác nhận liệt sĩ và Bằng “Tổ quốc ghi công”

Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS).

Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP.

 

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

+ Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.

+ Người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước.

Nghị định số 31/2013/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Nghị định số 31/2013/NĐ-CP

Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP.

 

Số hồ sơ 2.000940 Lĩnh vực Người có công
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.