Xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn Nhà nước khi dự án kết thúc

 

Thủ tục Xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn Nhà nước khi dự án kết thúc
Trình tự thực hiện Bước 1. Khi dự án kết thúc, Ban quản lý dự án có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng tài sản và hồ sơ của tài sản cho đến khi bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận hoặc hoàn thành việc bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Bước 2. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày kết thúc dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền, Ban quản lý dự án có trách nhiệm kiểm kê tài sản phục vụ công tác quản lý dự án, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Bộ, cơ quan trung ương là cơ quan chủ quản dự án (đối với các dự án thuộc trung ương quản lý); gửi Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chủ quản dự án (đối với các dự án thuộc địa phương quản lý). Trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản phải ghi rõ trong Biên bản kiểm kê tài sản, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất biện pháp xử lý theo chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Đối với các chương trình, dự án trong đó có một cơ quan chủ quản giữ vai trò điều phối chung và các cơ quan chủ quản của các dự án thành phần: Ban quản lý dự án thành phần chịu trách nhiệm kiểm kê, báo cáo về Ban quản lý dự án chủ quản để tổng hợp, đề xuất phương án xử lý.
Bước 3. Các Bộ, cơ quan trung ương (đối với các dự án thuộc trung ương quản lý); Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với các dự án thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản của dự án kết thúc thuộc phạm vi quản lý để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trường hợp Ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án không đề xuất phương án xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý không phù hợp với quy định tại Thông tư này, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quyết định thu hồi để xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Bước 5. Sau khi có quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền, việc tổ chức xử lý tài sản được thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản có quyết định điều chuyển, đất có quyết định bàn giao đất cho địa phương: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định cấp có thẩm quyền, Ban quản lý dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 43 TC/QLCS ngày 31/7/1996 hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Thông tư số 122/2007/TT-BTC ngày 18/10/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 43 TC/QLCS hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
b) Đối với tài sản có quyết định bán: Trình tự, thủ tục bán đấu giá, bán chỉ định thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và pháp luật về bán đấu giá tài sản.
c) Đối với tài sản có quyết định thanh lý: Phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý thực hiện theo quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 52/2009/NĐ-CP); Thông tư số 245/2009/TT-BTC và Thông tư số 09/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
d) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo tuyến, tài sản của dự án thuộc trung ương quản lý được trang bị ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban quản lý dự án ở trung ương có thể ủy quyền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đó ở địa phương tổ chức bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
* Riêng đối với tài sản là xe ô tô của Dự án: Khi dự án kết thúc, xe ô tô trang bị phục vụ công tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự án phải bàn giao cho cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với dự án trung ương quản lý; Sở Tài chính đối với dự án địa phương quản lý) để xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thành phần số lượng hồ sơ * Thành phần hồ sơ:
(1) Văn bản đề nghị xử lý tài sản;
(2) Toàn bộ hồ sơ liên quan đến đề nghị xử lý tài sản;
(3) Bảng tổng hợp danh mục tài sản đề nghị xử lý;
(4) Công văn/Quyết định phương án xử lý tài sản.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết 30 ngày
Đối tượng thực hiện a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản dự án.
b) Chủ đầu tư, chủ dự án, Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước.
c) Cơ quan chủ quản dự án, cơ quan quyết định thành lập Ban quản lý dự án, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.
d) Các đối tượng thụ hưởng tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án.
e) Các đối tượng khác có liên quan tới việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
Cơ quan thực hiện Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương; Chủ tịch UBND Tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định xử lý tài sản dự án kết thúc.
Lệ phí Không có
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu số 04a-DM/TSDA, Mẫu số 04b-DM/TSDA, Mẫu số 04c-DM/TSDA, Mẫu số 05a/TSDA ban hành kèm theo Thông tư số 198/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính. Thông tư số 198/2013/TT-BTC
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Cơ sở pháp lý Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
– Nghị định số 52/2009/NĐ-CP
– Chỉ thị số 17/27/CT-TTg
– Thông tư số 198/2013/TT-BTC
– Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (yêu cầu, điều kiện) ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 144/2017/TT-BTC

Số hồ sơ B-BTC-BS25 Lĩnh vực Tài chính công
Cơ quan ban hành Bộ tài chính Cấp thực hiện Trung ương Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.