Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa (theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 được bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế…)
Thủ tục | Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa (theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 được bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế…) | |
Trình tự thực hiện | – Bước 1: Cục trưởng Cục Hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt lập hồ sơ, kiểm tra thẩm định tính chính xác đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt gửi cấp có thẩm quyền xoá nợ theo qui định;
– Bước 2: Đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10 tỷ đồng trở lên thì Cục Hải quan gửi hồ sơ xóa nợ đến Tổng cục Hải quan để xem xét, kiểm tra, nếu đủ điều kiện xóa nợ thì trình Bộ Tài chính, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét xóa nợ. Đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng thì Cục Hải quan gửi hồ sơ xóa nợ đến Tổng cục Hải quan để xem xét, kiểm tra, nếu đủ điều kiện xóa nợ thì trình Bộ Tài chính xem xét xóa nợ. Đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ dưới 5 tỷ đồng thì Cục Hải quan gửi hồ sơ xóa nợ đến Tổng cục Hải quan để xem xét, kiểm tra, nếu đủ điều kiện thì xem xét xóa nợ. Đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật quản lý thuế, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Luật quản lý thuế, hộ gia đình quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật quản lý thuế thì Cục Hải quan gửi hồ sơ xóa nợ đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét xóa nợ. |
|
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hải quan. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | Thành phần hồ sơ:
– Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Cục Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xoá nợ. – Hồ sơ hải quan của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, đề nghị xoá nợ (01 bản chụp); – Tuỳ từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm tài liệu, chứng từ liên quan đến việc đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cụ thể như sau: Đối với trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 65 Luật Quản lý thuế: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản doanh nghiệp; Đối với trường hợp qui định tại khoản 2 điều 65 Luật Quản lý thuế: Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự của Toà án hoặc các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất khả năng hành vi dân sự; Đối với trường hợp qui định tại khoản 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế được bổ sung tại khoản 20 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế: Văn bản, tài liệu kèm theo của hồ sơ cưỡng chế nợ thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế (đến biện pháp cuối cùng: thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; 01 bản chụp; Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | – Trường hợp hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt chưa đầy đủ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế cấp trên phải thông báo cho cơ quan đã lập hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ;
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, người có thẩm quyền phải ra quyết định xoá nợ hoặc thông báo trường hợp không thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt. |
|
Đối tượng thực hiện | Người nộp thuế. | |
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thủ tướng Chính phủ.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không – Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thủ tướng Chính phủ. – Cơ quan phối hợp (nếu có): Không |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | quyết định hành chính | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không | |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Không | |
Cơ sở pháp lý | – Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
– Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13. – Thông tư số 38/2015/TT-BTC |
Số hồ sơ | B-BTC-BS124 | Lĩnh vực | |
Cơ quan ban hành | Cấp thực hiện | ||
Tình trạng | Quyết định công bố |