Phải công chứng hoặc chứng thực văn bản ủy quyền khiếu nại là nội dung mới đáng chú ý vừa được đề cập đến tại Nghị định số 124/2020/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020. Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
Nghị định 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2020. Điều 5 Nghị định quy định về đại diện thực hiện việc khiếu nại. Theo đó, người khiếu nại có thể tự khiếu nại hoặc ủy quyền thực hiện việc khiếu nại cho luật sư hoặc những người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Cụ thể, Luật Khiếu nại quy định:
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó, từ ngày 10/12/2020 khi Nghị định 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực, việc ủy quyền khiếu nại phải bằng văn bản và được công chứng hoặc chứng thực. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo mẫu ban hành kèm Nghị định.
Bố của bà Trịnh Thị Quỳnh (Hà Nội) năm nay 63 tuổi, do đau lưng nên ở nhà và không có thu nhập. Bà Quỳnh đã làm hồ sơ giảm trừ gia cảnh từ tháng 1/2020 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết do thiếu giấy xác nhận của UBND phường về thu nhập
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 đã khống chế khung làm thêm 200 giờ mỗi năm, và nới số giờ tối đa trong tháng lên đến 40 giờ. Tuy nhiên, dựa vào nhu cầu thực tế, tại phiên họp thứ 9, chiều ngày 23/3, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ