06 TIÊU CHÍ ĐỂ SẢN PHẨM PHẦN MỀM ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ, MUA SẮM
[Infographic] Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 40/2020/TT-BTTTT Quy định tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm.
Sáng nay 23-3, Bộ Y tế có thông báo về tình hình mua và tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho báo chí. Cập nhật mới nhất của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mà Việt Nam đang sử dụng, 3 tuần sau tiêm liều 1 vắc xin, hiệu lực bảo vệ đạt 76%, liều 2 sau liều 1 từ 4-12 tuần và hiệu lực bảo vệ đạt 82%.
Bộ Y tế cũng cho biết dữ liệu về tính an toàn và hiệu lực của vắc xin với người trên 65 tuổi còn hạn chế, nhưng vắc xin này có thể chỉ định cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nhiễm HIV, người bị suy giảm miễn dịch… nếu những người này thuộc nhóm nguy cơ cao, và lợi ích của tiêm vắc xin là vượt trội so với nguy cơ.
Bộ Y tế cho biết việc đưa một vắc xin mới như vắc xin ngừa COVID-19 vào sử dụng trên diện rộng đòi hỏi công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu. “Quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất, có sự khác biệt so với những nước khác, kể cả các nước tiên tiến” – đại diện Bộ Y tế cho biết.
Các điểm tiêm phải bảo đảm về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, đã được tập huấn tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi 30 phút sau tiêm mới tổ chức tiêm ngừa COVID-19.
Qua 2 tuần triển khai, đến nay đã có trên 36.000 người được tiêm, chưa ghi nhận phản ứng rối loạn đông máu – phản ứng đã ghi nhận tại một số nước châu Âu.
Trong số người được tiêm, các phản ứng hay gặp nhất là sưng, đau nơi tiêm, một tỉ lệ nhỏ (0,7%) gặp phản ứng mạnh hơn như sốt, rối loạn huyết áp, bồn chồn, choáng, phù mạch vị trí tiêm…, nhưng tất cả đều đã ổn định sức khỏe.
Nguồn vắc xin lớn nhất và rõ nhất của Việt Nam cho đến nay là vắc xin do Bộ Y tế mua của Hãng AstraZeneca thông qua Công ty VNVC (30 triệu liều). Lô đầu tiên trong số này đã về ngày 24-2. Tiếp theo đó là nguồn hỗ trợ miễn phí của COVAX Facility (sáng kiến chung nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19) cũng là 30 triệu liều.
Lô vắc xin (1,37 triệu liều) đầu tiên trong số vắc xin của COVAX dự kiến có thể về Việt Nam ngày 25-3. Lô kế tiếp sẽ về cuối tháng 4 (2,8 triệu liều). “Tuy nhiên, do nguồn cung trên thế giới khó khăn, việc xuất khẩu vắc xin tại các nước sản xuất bị hạn chế, các lô vắc xin này có thể bị lùi thời gian cung ứng” – Bộ Y tế cho biết.
Bộ Y tế cũng cho biết số vắc xin COVAX còn lại dự kiến về Việt Nam vào quý 3-2021 có thể bị lùi thời gian cung ứng sang năm 2022.
Riêng vắc xin Bộ Y tế mua thông qua VNVC, Bộ Y tế cho biết còn hơn 29 triệu liều sẽ về trong quý 2 và 3, trong đó lô trên 1 triệu liều về trong tháng 4.
Bộ Y tế cho biết Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) đang đàm phán với nhà sản xuất vắc xin Sputnik V với số lượng tối đa và cung ứng trong thời gian sớm. Tuy nhiên hiện chưa có kế hoạch và số lượng có thể cung ứng cho Việt Nam.
Việt Nam cũng đã đàm phán mua vắc xin Pfizer (Mỹ). Cuối tuần qua, hãng đã thông báo có thể bán cho Việt Nam 31 triệu liều, lộ trình cung ứng chi tiết sẽ thông báo sớm.
Tuy nhiên vắc xin này phải bảo quản ở nhiệt độ âm sâu, hiện chỉ có 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM có kho lạnh âm sâu để bảo quản vắc xin này, sau khi rã đông sử dụng được trong 15 ngày, nhưng ngay tại Mỹ cũng phải hủy bỏ tới 50% vắc xin do sự cố kho lạnh.
Trong tuần này, Bộ Y tế đang đàm phán với Hãng Johnson& Johnson và các nhà sản xuất khác để tìm nguồn cung ứng vắc xin, nhưng đến nay vẫn chưa có nhà sản xuất nào thông báo chính thức về nguồn cung cấp cho Việt Nam.
Theo tuoitre.vn