KẾ HOẠCH 146/KH-UBND NGÀY 20/10/2022 THỰC HIỆN PHÁP LỆNH, NGHỊ ĐỊNH, THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG DO TỈNH BẠC LIÊU BAN HÀNH
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/KH-UBND |
Bạc Liêu, ngày 20 tháng 10 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LỆNH, NGHỊ ĐỊNH, THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Căn cứ Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Thông tư số 03/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù để xem xét công nhận người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
Nhằm triển khai kịp thời Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư liên quan đến người có công với cách mạng được thống nhất, hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
– Xác định rõ nhiệm vụ thực hiện chính sách người có công với cách mạng là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của hệ thống chính trị và toàn xã hội, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.
– Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để về Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư góp phần đưa chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành đi vào cuộc sống.
– Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực hơn nữa cùng với Nhà nước để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
2. Yêu cầu
– Các nội dung của Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư liên quan đến người có công với cách mạng được triển khai kịp thời, đầy đủ, chính xác, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn tỉnh, tránh rập khuôn, trùng lắp nội dung quy định và văn bản Luật khác.
– Xác định rõ nội dung công việc, thời hạn, tiến độ, cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức triển khai đến công chức phụ trách chính sách người có công với cách mạng của huyện, xã và cán bộ ấp trên địa bàn tỉnh với các nội dung mới nhất của Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư.
2. Triển khai và tổ chức thực hiện các quy định về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đúng, đầy đủ, kịp thời đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công trên địa bàn tỉnh.
3. Triển khai các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, nhân rộng điển hình tiên tiến và công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực người có công với cách mạng do tỉnh tổ chức.
4. Phối hợp tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và nước ngoài; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
5. Phối hợp tổ chức tốt việc điều dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ; thực hiện chế độ Bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và quy định của Nhà nước.
6. Thực hiện việc miễn, giảm thuế đối với người có công với cách mạng và hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó người có công là chủ cơ sở.
7. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng; đất dành riêng cho các công trình ghi công liệt sĩ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng.
8. Thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng trong việc sản xuất, kinh doanh nông nghiệp… bằng hình thức ưu tiên hỗ trợ về con giống, cây trồng, vật nuôi, nguồn lợi thủy sản, mặt nước biển, chế biến nông sản, áp dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất theo quy định hiện hành.
9. Thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công khi theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định.
10. Phối hợp thực hiện hướng dẫn thủ tục tặng kỷ niệm chương đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
– Nguồn ngân sách Trung ương: Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 170 và 171 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
– Nguồn hợp pháp khác theo quy định: Từ tỷ lệ chi phí quản lý chi trả thường xuyên thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phân bổ hằng năm cho địa phương theo quy định để thực hiện tập huấn, triển khai tuyên truyền.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
– Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tập huấn và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng theo quy định hiện hành.
– Hướng dẫn cách thức lập hồ sơ hưởng chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân người có công, nhằm đảm bảo đối tượng chính sách được hưởng đúng và đầy đủ chế độ theo quy định của Đảng và Nhà nước ban hành.
– Hướng dẫn quản lý các công trình liệt sĩ và sử dụng kinh phí hỗ trợ, thực hiện xây dựng mới mộ liệt sĩ; cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ và các công trình tôn tạo ghi công liệt sĩ khác.
– Hướng dẫn công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
– Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” theo quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
– Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư về ưu đãi người có công với cách mạng, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ chính sách cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền được giao.
– Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm theo quy định.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
– Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các quy định của Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong toàn thể lực lượng.
– Tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước; phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
– Thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công cách mạng theo phạm vi quản lý.
– Thực hiện xác minh, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác nhận người có công với cách mạng theo đề nghị của các cơ quan liên quan.
3. Công an tỉnh
– Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các quy định của Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong toàn thể lực lượng.
– Thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công cách mạng theo phạm vi quản lý.
– Thực hiện xác minh, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác nhận người có công với cách mạng theo đề nghị của các cơ quan liên quan.
4. Sở Tài chính
– Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh phí (thẩm định và bố trí kinh phí địa phương) để thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và các hoạt động chăm lo cho người có công và thân nhân người có công theo quy định.
– Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan để thực hiện chế độ ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất ở, nhà ở cho người có công và thân nhân, đảm bảo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
5. Sở Y tế
– Hướng dẫn thực hiện giám định y khoa để xem xét công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
– Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh trực thuộc phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện khám, kiểm tra, chăm sóc sức khoẻ thường xuyên, định kỳ cho người có công với cách mạng.
6. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và các văn bản liên quan đến ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
7. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân người có công theo quy định hiện hành.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung liên quan đến miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất cho người có công và thân nhân người có công; đất dành riêng cho công trình ghi công liệt sĩ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, trung tâm điều dưỡng người có công.
9. Sở Nội vụ
– Chủ trì, Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện thủ tục công nhận, phong và truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
– Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đề nghị tặng kỷ niệm chương đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
10. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ
– Thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định.
– Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh tham gia chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bằng các hình thức ưu tiên hỗ trợ về con giống, cây trồng, vật nuôi, thủy lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
– Chủ trì vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội do cấp tỉnh quản lý; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ quan quân sự và công an cấp tỉnh, các doanh nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
– Giám sát, phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng; thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công với cách mạng, kiến nghị với cấp ủy và cơ quan nhà nước các cấp kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của người có công với cách mạng.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
– Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai, tập huấn các văn bản: Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Thông tư số 03/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù để xem xét công nhận người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
– Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo đúng quy định.
– Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động nguồn lực trong xã hội để giúp đỡ gia đình người có công với cách mạng. Kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” theo quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
– Quản lý các công trình ghi công liệt sĩ thuộc phạm vi cấp huyện quản lý.
– Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 3, Điều 51, Chương V của Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư về ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu./.
Nơi nhận: – Bộ LĐ-TBXH (Sở LĐTBXH gửi); – CT, các PCT UBND tỉnh; – CVP, các PCVP UBND tỉnh; – Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; – Cổng thông tin điện tử tỉnh; – UBND các huyện, TX, TP; – Phòng LĐTBXH huyện, TX, TP; – Lưu: VT, (H-KH25). |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Phan Thanh Duy |
KẾ HOẠCH 146/KH-UBND NGÀY 20/10/2022 THỰC HIỆN PHÁP LỆNH, NGHỊ ĐỊNH, THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG DO TỈNH BẠC LIÊU BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 146/KH-UBND | Ngày hiệu lực | 20/10/2022 |
Loại văn bản | Văn bản khác | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Văn hóa - Xã hội |
Ngày ban hành | 20/10/2022 |
Cơ quan ban hành |
Bạc Liêu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |