KẾ HOẠCH 594/KH-BYT NĂM 2021 TRUYỀN THÔNG VỀ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ SỬA ĐỔI DO BỘ Y TẾ BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 05/05/2021

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 594/KH-BYT

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VỀ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ SỬA ĐỔI

Bảo hiểm y tế là một trong những trụ cột của chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, thực hiện mục tiêu công bng, hiệu quả và phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân. Luật Bảo hiểm y tế được ban hành năm 2008 và sửa đổi, bổ sung năm 2014. Những định hướng cơ bản về chính sách bảo hiểm y tế đáp ứng với đòi hỏi từ thực tiễn sau hơn 10 năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khóa XII về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ban hành theo quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 06/3/2018. Thực hiện Quyết định số 5625/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế năm 2021, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đối với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường vận động, truyền thông về các nội dung mới trong Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, tạo sự đồng thuận và tăng cường hiểu biết của các cơ quan, tổ chức, người dân và các bên liên quan về các nội dung mới trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

2. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về các nội dung chính sách sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tới các cơ quan, đơn vị và người dân.

3. Cung cấp thông tin kịp thời về những nội dung cụ thể trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, các tác động của các nội dung sửa đổi tới người tham gia bảo hiểm y tế và các bên liên quan;

4. Tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người dân trong việc thực hiện các quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm y tế. Huy động sự ủng hộ, tham gia, hỗ trợ nguồn lực của các tổ chức trong và ngoài nước trong quá trình xây dựng và thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

II. NỘI DUNG

1. Thông tin về kế hoạch xây dựng Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi;

2. Thông tin về các nội dung chính sách có sửa đổi trong Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bao gồm:

– Chính sách mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;

– Mở rộng phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế;

– Đa dạng loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ y tế, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở, bảo đảm sự bình đẳng trong thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội;

– Nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của bảo hiểm y tế, trách nhiệm của cơ sở cung ứng dịch vụ y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội;

– Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

3. Thông tin về kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế có liên quan;

4. Thông tin về dự báo các tác động của các chính sách sửa đổi tới người tham gia bảo hiểm y tế và các bên liên quan.

5. Thông tin về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người tham gia bảo hiểm y tế trong xây dựng Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

6. Kêu gọi sự đồng thuận của các bên liên quan trong quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

7. Theo dõi và xử lý kịp thời khủng hoảng truyền thông liên quan tới Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

A. HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG ƯƠNG

1. Xây dựng tổ công tác truyền thông về Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

– Thành phần:

+ Đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Y tế bao gồm: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Vụ truyền Thông và Thi đua khen thưởng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh.

+ Đại diện Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc Hội; Đại diện Vụ Các vấn đề xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương); Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

+ Đại diện một số đơn vị trực thuộc Bộ và một số cơ sở khám chữa bệnh.

– Nội dung: Phát nn, cung cấp thông tin cho báo chí về Kế hoạch xây dựng Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, các nội dung chính sách sửa đổi trong Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, các nội dung mới, nội dung còn có ý kiến khác nhau và các nội dung có liên quan nhằm tạo sự đồng thuận và tăng cường hiểu biết của các cơ quan, tổ chức, người dân về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Thời gian thực hiện: Tháng 5-6/2021.

– Đơn vị đầu mối: Vụ Bảo hiểm y tế.

– Đơn vị phối hợp: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Vụ truyền Thông và Thi đua khen thưởng; Cục Quản lý Khám chữa bệnh và các đơn vị có liên quan.

2. Phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

2.1. Tổ chức các cuộc họp báo, cung cấp thông tin tại giao ban Tổng biên tập các cơ quan báo chí.

– Nội dung: Cung cấp các nội dung chính sách trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, các nội dung cần tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cơ quan, tổ chức và xã hội trong xây dựng Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi để cung cấp cho các báo cáo viên của cơ quan Tuyên giáo.

– Thời gian: Tháng 7-11 năm 2021

– Thành phần tham dự: Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

– Đơn vị thực hiện:

+ Đơn vị đầu mối: Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng

+ Đơn vị phối hợp: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ kế hoạch – Tài chính, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương và các đơn vị có liên quan theo yêu cầu cụ thể của từng cuộc họp báo, gặp mặt báo chí.

– Kinh phí: Từ nguồn kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế; Ngân sách hoạt động của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương và nguồn kinh phí hp pháp khác.

2.2. Tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đi cho các phóng viên các cơ quan báo chí tại 02 min Bắc, Nam.

– Nội dung: Tổ chức 02 hội nghị cung cấp thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi cho các phóng viên các cơ quan báo chí tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp kịp thời các nội dung nêu tại Mục II của kế hoạch này.

– Thời gian: Dự kiến tổ chức trong tháng 8-10/2021 và năm 2022.

– Đơn vị thực hiện: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Vụ truyền Thông và Thi đua khen thưởng; Cục Quản lý Khám chữa bệnh và các đơn vị có liên quan.

– Kinh phí: Từ nguồn kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế và nguồn kinh phí hp pháp khác.

2.3. Tổ chức họp báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về Dự án Luật Bảo hiểm tế sửa đổi, các nội dung mới trong Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

– Nội dung: Cung cấp kịp thời, minh bạch, chính xác đến các cơ quan báo chí các thông tin về nội dung nêu tại Mục II của Kế hoạch này.

– Thời gian: Dự kiến thực hiện trong tháng 10-12/2021 và năm 2022

– Thành phần tham dự: Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

– Đơn vị đầu mối: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng.

– Đơn vị phối hợp: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ kế hoạch – Tài chính, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương và các đơn vị có liên quan theo yêu cầu cụ thể của từng cuộc họp báo, gặp mặt báo chí.

– Kinh phí: Từ nguồn kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế; Ngân sách hoạt động của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2.4. Tổ chức đưa phóng viên đthực tế tham gia các hoạt động phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về Bảo hiểm y tế.

– Thời gian thực hiện: Năm 2021, 2022.

– Đơn vị thực hiện: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, và các đơn vị có liên quan.

– Kinh phí: Từ nguồn kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

3. Xây dựng tài liệu truyền thông, cung cấp thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

3.1. Nội dung

Tài liệu cần đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ chuyển tải qua các kênh truyền thông và tập trung vào các nội dung chính sau đây:

– Các chính sách mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;

– Những nội dung về mở rộng phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế;

– Đa dạng loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ y tế, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở, bảo đảm sự bình đẳng trong thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội;

– Nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành bảo hiểm y tế, trách nhiệm của cơ sở cung ứng dịch vụ y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội;

– Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế;

– Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm y tế

3.2. Đối tượng cung cấp

– Đại biểu Quốc hội;

– Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trên cả nước;

– Báo cáo viên của Ban Tuyên giáo trung ương;

– Cán bộ truyền thông về bảo hiểm y tế tuyến cơ sở (trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện, đại lý thu bảo hiểm y tế) và các bệnh viện.

3.3. Đơn vị thực hiện:

– Thời gian thực hiện: Dự kiến từ tháng 6/2021 – 6/2022

– Đơn vị đầu mối: Vụ Bảo hiểm y tế

– Đơn vị phối hợp: Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch- tài chính; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, và các đơn vị có liên quan.

– Kinh phí: Từ nguồn kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế; Ngân sách hoạt động của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

4. Phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

4.1. Nội dung và hình thức phối hợp

+ Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí bao gồm: Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí khác xây dựng các tin, bài, phóng sự, chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, tổ chức các tọa đàm, giao lưu trực tuyến… truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi nhm cung cấp thông tin minh bạch, chính xác đến người dân về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

+ Truyền thông trên mạng xã hội: truyền thông mạnh mẽ về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi trên Facebook, Zalo, Youtube, TikTok và các nền tảng khác…, chú trọng các nội dung mới của dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và giải đáp các thắc mắc của người dân, bác bỏ thông tin sai sự thật về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

4.2. Đơn vị thực hiện

+ Đơn vị đầu mối: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng.

+ Đơn vị phối hợp: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ kế hoạch – Tài chính, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, và các cơ quan báo chí, các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện.

4.3. Thời gian thực hiện: Năm 2021, 2022

4.4. Kinh phí

Từ nguồn kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế; Ngân sách hoạt động của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

5. Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi cho báo cáo viên của Ban Tuyên giáo trung ương; cán bộ truyền thông về bảo hiểm y tế tuyến cơ sở

5.1. Nội dung: Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức các Hội nghị tập huấn truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi cho đội ngũ báo cáo viên của Ban Tuyên giáo trung ương; cán bộ truyền thông về bảo hiểm y tế tuyến cơ sở (trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện và các bệnh viện) để truyền thông trực tiếp cho người dân và cộng đồng.

5.2. Thời gian: Dự kiến tổ chức từ tháng 8-12/2021 và năm 2022.

5.3. Đơn vị thực hiện: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện.

5.4. Kinh phí: Từ nguồn kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

6. Theo dõi và xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến các nội dung mới của Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

6.1. Theo dõi và xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến các nội dung mới, nội dung còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

6.2. Duy trì hoạt động Tổ công tác truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi để theo dõi, quản lý kịp thời các khủng hoảng truyền thông.

6.3. Thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã hội để phát hiện và xử lý kịp thời các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến triển khai xây dựng Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế.

6.4. Bổ sung nội dung mới của Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi trong hoạt động của Đường dây nóng Bộ Y tế 19009095, để kịp thời cung cấp minh bạch, chính xác đến với người dân.

6.5. Thời gian: Dự kiến từ tháng 9-12/2021 và năm 2022.

6.6. Đơn vị thực hiện: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện.

6.7. Kinh phí: Từ nguồn kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế; Ngân sách hoạt động của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

B. HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Sở Y tế các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông về Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

– Căn cứ Kế hoạch truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi của địa phương, có thể lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ hoạt động của các địa phương.

– Bố trí nguồn lực, kinh phí để thực hiện kế hoạch truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Thời gian thực hiện: trong năm 2021, năm 2022.

2. Các địa phương tổ chức cung cấp thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

– Nội dung: Sở Y tế các địa phương tập trung nắm bắt thông tin và tổ chức cung cấp thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi nhằm tạo sự đồng thuận và ủng hộ của người dân địa phương đối với dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi thông qua các hình thức họp báo, gặp mặt báo chí tại địa phương.

– Lồng ghép cung cấp thông tin với các hoạt động các cuộc làm việc, cuộc họp tại địa phương.

– Xây dựng các nhóm báo cáo viên cung cấp thông tin về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi để kịp thời cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của người dân về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Thời gian thực hiện: trong năm 2021, năm 2022.

3. Tổ chức truyền thông tại cộng đồng

– Căn cứ Kế hoạch Truyền thông của Bộ Y tế và kế hoạch truyền thông của địa phương, Sở Y tế tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp cho các nhóm đối tượng đích và người dân sinh sống trên địa bàn về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Nội dung truyền thông cho người dân bám sát các nội dung của kế hoạch về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, đặc biệt là các nội dung mới của Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Thời gian thực hiện: trong năm 2021, năm 2022.

4. Phối hợp các cơ quan báo chí địa phương truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí của địa phương đẩy mạnh truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, trong đó tập trung vào các nội dung mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế nhm tạo sự đồng thuận và tăng cường hiểu biết của các cơ quan, tổ chức, người dân và các bên liên quan về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Tăng cường hoạt động của Đường dây nóng của tỉnh, thành phố; bổ sung nội dung cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến xây dựng Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Truyền thông trên mạng xã hội; đăng tải các thông tin liên quan đến xây dựng Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi trên các trang mạng của địa phương để truyền thông mạnh mẽ về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi đến với người dân; đồng thời giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của người dân trên địa bàn về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Thời gian thực hiện: trong năm 2021, năm 2022.

5. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ y tế địa phương

– Sở Y tế các địa phương căn cứ tình hình của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ y tế địa phương về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi hoặc lồng ghép với các Hội nghị tập huấn của địa phương để tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ y tế tuyến cơ sở nhằm truyền thông hiệu quả đến người dân và cộng đồng về các nội dung mới của dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Thời gian thực hiện: trong năm 2021, năm 2022.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế

1.1. Vụ Bảo hiểm y tế

– Chủ trì, phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

– Chủ trì, phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Văn phòng Bộ Y tế, các Vụ/Cục, đơn vị liên quan Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương tổ chức các cuộc họp báo, gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan quản lý, xây dựng các nội dung truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và các tài liệu truyền thông hiện đại khác.

– Chủ trì, phối hợp với Tổ công tác về truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi để theo dõi, quản lý, báo cáo Lãnh đạo Bộ để xử lý khủng hoảng truyền thông và các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi cho báo cáo viên của Ban Tuyên giáo trung ương; cán bộ truyền thông về bảo hiểm y tế tuyến cơ sở.

– Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng và các Vụ, Cục, đơn vị liên quan tổ chức các cuộc họp, hội nghị cung cấp thông tin, gặp mặt báo chí thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

1.2. Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng

– Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện các hoạt động truyền thông về Dự án Luật Bảo him y tế sửa đổi.

– Chủ trì, phối hợp với Vụ Bảo hiểm y tế và các Vụ, Cục, đơn vị liên quan tổ chức các cuộc họp, hội nghị cung cấp thông tin, gặp mặt báo chí thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi cho báo cáo viên của Ban Tuyên giáo trung ương; cán bộ truyền thông về bảo hiểm y tế tuyến cơ sở.

– Phối hợp với Vụ Bảo hiểm y tế và các đơn vị liên quan xây dựng các thông điệp, tài liệu truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

– Chủ trì, phối hợp với Vụ Bảo hiểm y tế và các đơn vị liên quan xây dựng các chương trình truyền thông, các phóng sự, tọa đàm, chương trình truyền hình, chương trình phát thanh trên các cơ quan báo chí, các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh…

– Tham gia Tổ công tác về truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi để theo dõi, quản lý, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế để xử lý khủng hoảng truyền thông và các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế.

1.3. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương

Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ Bảo hiểm tế và các đơn vị liên quan tổ chức các nội dung truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi; phối hợp tổ chức các hội nghị, cuộc họp báo, gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

1.4. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi theo kế hoạch này và theo sự phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ Y tế.

2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và bố trí nguồn lực để thực hiện kế hoạch.

– Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để triển khai các hoạt động cung cấp thông tin về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi tại địa phương; thực hiện truyền thông trên các cơ quan báo chí tại địa phương.

– Chủ động thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã hội để phát hiện và xử lý kịp thời các khủng hoảng truyền thông, tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

Trên đây là Kế hoạch Truyền thông về Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, đề nghị các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh vấn đề mới đề nghị liên hệ Vụ Bảo hiểm y tế (điện thoại: 024.62732347) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế xem xét chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
– Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để báo cáo);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Đ/c Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
– BHXH Việt Nam (để phối hợp thực hiện);
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra, VP Bộ (để thực hiện);
– TT Truyền thông GDSKTW (để thực hiện);
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế (để thực hiện);
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Lưu VT, BH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Thuấn

 

KẾ HOẠCH 594/KH-BYT NĂM 2021 TRUYỀN THÔNG VỀ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ SỬA ĐỔI DO BỘ Y TẾ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 594/KH-BYT Ngày hiệu lực 05/05/2021
Loại văn bản Văn bản khác Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bảo hiểm
Thể thao
Y tế
Ngày ban hành 05/05/2021
Cơ quan ban hành Bộ y tế
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản