LUẬT ĐẤU THẦU 2005
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 8
(Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005)
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]LUẬT ĐẤU THẦU[/NM_lightbox]
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về đấu thầu.
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây:
1. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;
b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;
c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;
đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;
2. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
3. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân có dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này chọn áp dụng Luật này.
Điều 3. Áp dụng Luật đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
1. Hoạt động đấu thầu phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó.
3. Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
2. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
3. Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
4. Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
5. Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.
6. Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.
7. Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.
8. Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên, trừ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì người có thẩm quyền là Hội đồng quản trị hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp vốn.
9. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án quy định tại khoản 7 Điều này.
10. Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
11. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này.
12. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh.
13. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn quy định tại khoản 34 Điều này.
14. Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại khoản 35 Điều này.
15. Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp quy định tại khoản 36 Điều này.
16. Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC quy định tại khoản 21 Điều này.
17. Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.
18. Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
19. Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch.
20. Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.
21. Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich2″]22. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ pháp lý để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu.[/NM_lightbox]
23. Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển.
24. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
25. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.
26. Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
28. Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
29. Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich3″]30. Chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng. Chi phí trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và được gọi là giá đánh giá.[/NM_lightbox]
31. Hợp đồng là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
32. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
33. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
34. Dịch vụ tư vấn bao gồm:
a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;
c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.
35. Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.
36. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.
37. Kiến nghị trong đấu thầu là việc nhà thầu tham gia đấu thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.
38. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu phục vụ các hoạt động đấu thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich4″]39. Thẩm định đấu thầu là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật này. Việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không phải là đánh giá lại hồ sơ dự thầu.[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich5″]Điều 5. Thông tin về đấu thầu[/NM_lightbox]
1. Các thông tin sau đây về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu:
a) Kế hoạch đấu thầu;
b) Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển;
c) Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;
d) Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
g) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành;
h) Các thông tin liên quan khác.
2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo thuận tiện trong việc tiếp cận của các tổ chức và cá nhân có quan tâm.
Chính phủ quy định chi tiết thông tin về đấu thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich6″]Điều 6. Kế hoạch đấu thầu[/NM_lightbox]
1. Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư. Người phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước.
3. Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
a) Tên gói thầu;
b) Giá gói thầu;
c) Nguồn vốn;
d) Hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức đấu thầu;
đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu;
e) Hình thức hợp đồng;
g) Thời gian thực hiện hợp đồng.
4. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.
Điều 7. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức
Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;
2. Hạch toán kinh tế độc lập;
3. Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.
Điều 8. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân
Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
2. Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3. Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 9. Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu
1. Cá nhân tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Am hiểu pháp luật về đấu thầu;
b) Có kiến thức về quản lý dự án;
c) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu theo các lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý;
d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA.
2. Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia đấu thầu bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan. Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu;
b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
c) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;
d) Có tối thiểu 3 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.
Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu không nhất thiết phải tham gia bên mời thầu và ngược lại.
3. Trường hợp chủ đầu tư có đủ nhân sự đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì tự mình làm bên mời thầu. Trường hợp chủ đầu tư không đủ nhân sự hoặc nhân sự không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì tiến hành lựa chọn theo quy định của Luật này một tổ chức tư vấn hoặc một[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich7″] tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp[/NM_lightbox] có đủ năng lực và kinh nghiệm thay mình làm bên mời thầu. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
Điều 10. Điều kiện tham gia đấu thầu đối với một gói thầu
Nhà thầu tham gia đấu thầu đối với một gói thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tư cách hợp lệ quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này;
2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu;
3. Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu;
4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich8″]Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu[/NM_lightbox]
1. Nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranh sau đây:
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich9″]a) Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC;[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich10″]b) Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich11″]c) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich12″]d) Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án.[/NM_lightbox]
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện chậm nhất là ba năm theo lộ trình do Chính phủ quy định, kể từ khi Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich13″]Điều 12. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu [/NM_lightbox]
1. Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.
2. Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.
3. Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, lợi ích của quốc gia.
4. Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu.
5. Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC.
6. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu.
7. Chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật này.
8. Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.
9. Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu sau đây:
a) Nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định;
b) Nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định;
e) Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật.
10. Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
11. Làm trái quy định quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
12. Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.
13. Đứng tên tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó.
14. Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
15. Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng, cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu.
16. áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.
17. Tổ chức đấu thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.
Điều 13. Đấu thầu quốc tế
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất;
c) Gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu.
2. Trường hợp khi trúng thầu nhà thầu nước ngoài không thực hiện đúng cam kết liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (nếu có) đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu với khối lượng và giá trị dành cho phía nhà thầu Việt Nam thì nhà thầu đó sẽ bị loại.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich14″]3. Nhà thầu nước ngoài trúng thầu thực hiện gói thầu tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý nhà thầu nước ngoài.[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich15″]Điều 14. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế[/NM_lightbox]
Đối tượng được hưởng ưu đãi trong đấu thầu quốc tế bao gồm:
1. Nhà thầu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;
2. Nhà thầu liên danh khi có thành viên trong liên danh là nhà thầu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này đảm nhận công việc có giá trị trên 50% đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp hoặc gói thầu EPC;
3. Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.
Chính phủ quy định chi tiết về ưu đãi trong đấu thầu quốc tế.
Điều 15. Đồng tiền dự thầu
1. Đồng tiền dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo nguyên tắc một đồng tiền cho một khối lượng cụ thể.
2. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, việc quy đổi về cùng một đồng tiền để so sánh phải căn cứ vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
3. Các loại chi phí trong nước phải được chào thầu bằng đồng Việt Nam.
Điều 16. Ngôn ngữ trong đấu thầu
Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và các nhà thầu đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt; đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Việt, tiếng Anh.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich16″]Điều 17. Chi phí trong đấu thầu[/NM_lightbox]
1. Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu.
2. Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán của dự án.
3. Hồ sơ mời thầu được bán cho nhà thầu.
Chính phủ quy định chi tiết về chi phí trong đấu thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich17″]Chương 2 LỰA CHỌN NHÀ THẦU[/NM_lightbox]
Mục 1: HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 18. Đấu thầu rộng rãi
1. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.
2. Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Điều 5 của Luật này để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Điều 19. Đấu thầu hạn chế
1. Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu;
b) Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
2. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich18″]Điều 20. Chỉ định thầu[/NM_lightbox]
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;
b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich19″]c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;[/NM_lightbox]
d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich20″]đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.[/NM_lightbox]
2. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich21″]3. Trước khi thực hiện chỉ định thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định.[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich22″]Điều 21. Mua sắm trực tiếp[/NM_lightbox]
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.
2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich23″]Điều 22. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa[/NM_lightbox]
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:
a) Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;
b) Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.
2. Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich24″]Điều 23. Tự thực hiện[/NM_lightbox]
1. Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
2. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich25″]Điều 24. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt[/NM_lightbox]
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật này thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Mục 2: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐẤU THẦU
Điều 25. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
2. Hồ sơ mời thầu được duyệt;
3. Thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được đăng tải theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 26. Phương thức đấu thầu
1. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
2. Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.
3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;
b) Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.
Điều 27. Bảo đảm dự thầu
1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
2. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một mức xác định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu được duyệt.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm ba mươi ngày.
4. Trường hợp cần gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng hiệu lực bảo đảm dự thầu; trong trường hợp này, nhà thầu không được thay đổi nội dung hồ sơ dự thầu đã nộp bao gồm cả giá dự thầu và phải gia hạn tương ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trường hợp nhà thầu từ chối gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu.
5. Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá ba mươi ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
6. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:
a) Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu mà hồ sơ dự thầu vẫn còn hiệu lực;
b) Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý do chính đáng;
c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
Điều 28. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu ngoài quy định tại khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
3. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân theo trình tự quy định tại Điều 35 của Luật này.
Điều 29. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich26″]1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.[/NM_lightbox]
2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật phải quy định không thấp hơn 80%. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu. Trong thang điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;
b) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất để xem xét đề xuất về mặt tài chính.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich27″]3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng bảo đảm không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì căn cứ vào chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất.[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich28″]Chính phủ quy định chi tiết về đánh giá hồ sơ dự thầu.[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich29″]Điều 30. Đấu thầu qua mạng[/NM_lightbox]
Đấu thầu qua mạng được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng. Việc đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và thống nhất quản lý.
Chính phủ quy định chi tiết về việc áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich30″]Điều 31. Quy định về thời gian trong đấu thầu[/NM_lightbox]
Căn cứ vào tính chất của từng gói thầu, người có thẩm quyền quyết định cụ thể thời gian trong đấu thầu theo quy định sau đây:
1. Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa là ba mươi ngày đối với đấu thầu trong nước, bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết quả sơ tuyển được duyệt;
2. Thời gian thông báo mời thầu tối là thiểu mười ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu;
3. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là mười lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, ba mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng thầu;
4. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là một trăm tám mươi ngày kể từ thời điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá ba mươi ngày;
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich31″]5. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;[/NM_lightbox]
6. Thời gian thẩm định tối đa là hai mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thẩm định tối đa là ba mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich32″]Mục 3: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐẤU THẦU[/NM_lightbox]
Điều 32. Chuẩn bị đấu thầu
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich33″]1. Sơ tuyển nhà thầu[/NM_lightbox]
Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich34″]a) Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển;[/NM_lightbox]
b) Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển;
c) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich35″]2. Lập hồ sơ mời thầu[/NM_lightbox]
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
b) Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
c) Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.
3. Mời thầu
Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;
b) Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển.
Điều 33. Tổ chức đấu thầu
1. Phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.
Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich36″]2. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu[/NM_lightbox]
Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.
3. Mở thầu
Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự.
Điều 34. Làm rõ hồ sơ mời thầu
1. Trường hợp nhà thầu cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu để xem xét và xử lý.
2. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
a) Gửi văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu;
b) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà thầu.
3. Văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 2 Điều này là một phần của hồ sơ mời thầu.
Điều 35. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.
2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich37″]b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật.[/NM_lightbox]
Điều 36. Làm rõ hồ sơ dự thầu
1. Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu.
2. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.
Điều 37. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
2. Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu;
3. Có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất;
4. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
Điều 38. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC
Nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
2. Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
3. Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”;
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich38″]4. Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;[/NM_lightbox]
5. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich39″]Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu[/NM_lightbox]
1. Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich40″]2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich41″]Điều 40. Phê duyệt kết quả đấu thầu[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich42″]1. Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.[/NM_lightbox]
2. Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên nhà thầu trúng thầu;
b) Giá trúng thầu;
c) Hình thức hợp đồng;
d) Thời gian thực hiện hợp đồng;
đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
3. Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.
Điều 41. Thông báo kết quả đấu thầu
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich43″]1. Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.[/NM_lightbox]
2. Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu.
Điều 42. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
1. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:
a) Kết quả đấu thầu được duyệt;
b) Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;
c) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
d) Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);
đ) Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.
2. Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich44″]3. Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.[/NM_lightbox]
Mục 4: HỦY ĐẤU THẦU VÀ LOẠI BỎ HỒ SƠ DỰ THẦU
Điều 43. Hủy đấu thầu
1. Huỷ đấu thầu được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu;
b) Có bằng chứng cho thấy bên mời thầu thông đồng với nhà thầu;
c) Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
d) Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mời thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich45″]2. Căn cứ vào quyết định của người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo đến các nhà thầu tham gia đấu thầu về việc hủy đấu thầu.[/NM_lightbox]
Điều 44. Trách nhiệm tài chính khi huỷ đấu thầu
1. Trường hợp huỷ đấu thầu không do lỗi của nhà thầu thì bên mời thầu có trách nhiệm đền bù những chi phí tham gia đấu thầu cho các nhà thầu trên cơ sở các chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước, trừ trường hợp hủy đấu thầu do không có nhà thầu nào đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
2. Trường hợp hủy đấu thầu vì lý do thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư thì chi phí đền bù do người có thẩm quyền quyết định và lấy từ chi phí của dự án. Trường hợp vì các lý do khác do lỗi của bên mời thầu gây ra thì cá nhân có liên quan thuộc bên mời thầu chịu trách nhiệm thanh toán.
3. Trường hợp huỷ đấu thầu vì lý do bên mời thầu thông đồng với một hoặc một số nhà thầu thì các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm đền bù chi phí cho các nhà thầu khác.
Điều 45. Loại bỏ hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong các trường hợp sau đây:
1. Không đáp ứng yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu;
2. Không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;
3. Có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do bên mời thầu phát hiện;
4. Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich46″]Chương 3 HỢP ĐỒNG[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich47″]Điều 46. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng[/NM_lightbox]
1. Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.
3. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hàng hóa nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 47. Nội dung của hợp đồng
1. Đối tượng của hợp đồng.
2. Số lượng, khối lượng.
3. Quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác.
4. Giá hợp đồng.
5. Hình thức hợp đồng.
6. Thời gian và tiến độ thực hiện.
7. Điều kiện và phương thức thanh toán.
8. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao.
9. Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp.
10. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
11. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
12. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
13. Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng.
Điều 48. Hình thức hợp đồng
1. Hình thức trọn gói.
2. Hình thức theo đơn giá.
3. Hình thức theo thời gian.
4. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich48″]Điều 49. Hình thức trọn gói[/NM_lightbox]
1. Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng.
2. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich49″]Điều 50. Hình thức theo đơn giá[/NM_lightbox]
1. Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng.
2. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich50″]Điều 51. Hình thức theo thời gian[/NM_lightbox]
1. Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.
2. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia nêu trong hợp đồng hoặc mức thù lao được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich51″]Điều 52. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm[/NM_lightbox]
1. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản.
2. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Giá hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Điều 53. Nhiều hợp đồng bộ phận trong một hợp đồng chung
Trường hợp một hợp đồng có một hoặc nhiều hợp đồng bộ phận thuộc hình thức hợp đồng quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này thì áp dụng nguyên tắc thanh toán được quy định tại các điều tương ứng.
Điều 54. Ký kết hợp đồng
1. Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:
a) Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
b) Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn;
d) Hồ sơ mời thầu.
2. Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực;
b) Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Điều 55. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.
2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich52″]Điều 56. Bảo hành[/NM_lightbox]
Hợp đồng có nội dung về mua sắm hàng hoá, xây lắp thì phải quy định về bảo hành. Thời hạn bảo hành, mức tiền bảo hành và các nội dung khác về bảo hành được quy định trong hợp đồng phải căn cứ theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể về bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp trong hợp đồng.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich53″]Điều 57. Điều chỉnh hợp đồng[/NM_lightbox]
1. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá, hình thức hợp đồng theo thời gian và được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thời điểm các chính sách này có hiệu lực;
b) Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợp đồng;
c) Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich54″]2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich55″]3. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich56″]Điều 58. Thanh toán hợp đồng[/NM_lightbox]
Giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu.
Điều 59. Giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
1. Việc giám sát thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng;
b) Cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện hợp đồng phải bảo đảm công tâm, trung thực, khách quan, có đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình;
c) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công thiếu trách nhiệm hoặc thông đồng với nhà thầu xây dựng xác nhận sai khối lượng, chất lượng công trình thì nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây dựng phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định tại Điều 75 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich57″]d) Cộng đồng dân cư tham gia giám sát hoạt động đấu thầu theo quy định của Chính phủ.[/NM_lightbox]
2. Việc nghiệm thu hợp đồng được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Việc nghiệm thu từng phần hay toàn bộ hợp đồng phải được tiến hành phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết;
b) Cá nhân tham gia vào quá trình nghiệm thu phải bảo đảm công tâm, trung thực, khách quan, có đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
3. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ khi chủ đầu tư và nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng; trường hợp gói thầu thật sự phức tạp thì được phép kéo dài thời hạn thanh lý hợp đồng nhưng không quá chín mươi ngày.
Chương 4
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG ĐẤU THẦU
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich58″]Điều 60. Trách nhiệm của người có thẩm quyền [/NM_lightbox]
1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu.
3. Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
4. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.
5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
6. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich59″]Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư [/NM_lightbox]
1. Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu.
2. Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu.
3. Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của Luật này để thay mình làm bên mời thầu.
4. Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu.
5. Phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật này.
6. Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu.
7. Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.
9. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
10. Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
11. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
12. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này.
Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu
1. Bên mời thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
c) Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;
đ) Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư xem xét và ký kết hợp đồng;
e) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu;
g) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu;
i) Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;
k) Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp bên mời thầu là chủ đầu tư thì ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 61 của Luật này.
Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu
1. Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu.
2. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Bảo lưu ý kiến của mình.
4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.
5. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu
1. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh.
2. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu.
3. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
4. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
6. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.
7. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich60″]Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định[/NM_lightbox]
1. Hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.
2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.
3. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.
4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.
5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình.
6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich61″]Chương 5 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU[/NM_lightbox]
Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu
1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich62″]2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.[/NM_lightbox]
3. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
4. Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vi cả nước bao gồm tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 67. Trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đấu thầu trong phạm vi cả nước.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich63″]2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm và quyền hạn sau đây:[/NM_lightbox]
a) Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết các kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về thanh tra;
b) Quy định cơ quan, tổ chức thẩm định giúp người có thẩm quyền trong quá trình xem xét, phê duyệt các nội dung về đấu thầu;
c) Quyết định các nội dung về đấu thầu quy định tại Điều 60 của Luật này đối với các dự án đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội;
d) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 68. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich64″]2. Thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 67 của Luật này.[/NM_lightbox]
3. Xây dựng và quản lý tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đấu thầu.
5. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.
6. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
7. Giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị trong đấu thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich65″]8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước.[/NM_lightbox]
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Chính phủ giao.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich66″]Điều 69. Trách nhiệm và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp[/NM_lightbox]
Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;
2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu;
3. Tổng kết và đánh giá về tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;
4. Thực hiện báo cáo về hoạt động đấu thầu theo quy định của Chính phủ;
5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật này;
6. Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu;
7. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu;
8. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 60 của Luật này.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich67″]Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu[/NM_lightbox]
1. Việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu;
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich68″]c) Người có thẩm quyền là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.[/NM_lightbox]
2. Các nhóm tình huống trong đấu thầu gồm có:
a) Về chuẩn bị và tổ chức đấu thầu, bao gồm những nội dung điều chỉnh kế hoạch đấu thầu về giá gói thầu hoặc nội dung khác của gói thầu; hồ sơ mời thầu; nộp hồ sơ dự thầu trong trường hợp nộp muộn hoặc số lượng ít; số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu.
b) Về đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm những nội dung về giá dự thầu vượt giá gói thầu; giá dự thầu với đơn giá khác thường.
c) Về đề nghị trúng thầu và ký kết hợp đồng, bao gồm những nội dung về giá trúng thầu dưới 50% so với giá gói thầu hoặc dự toán được duyệt; hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau; giá đề nghị ký hợp đồng vượt giá trúng thầu được duyệt.
d) Về thủ tục, trình tự đấu thầu có liên quan.
Chính phủ quy định cụ thể về việc xử lý tình huống trong đấu thầu.
Điều 71. Thanh tra đấu thầu
1. Thanh tra đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu để thực hiện gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.
2. Thanh tra đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich69″]Điều 72. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu[/NM_lightbox]
1. Nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu.
2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong đấu thầu là bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của nhà thầu trên cơ sở Báo cáo của Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
3. Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian để kiến nghị tối đa là mười ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich70″]Điều 73. Quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu[/NM_lightbox]
1. Việc giải quyết kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến người có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là mười ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp người có thẩm quyền không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
2. Việc giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Riêng trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn) có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, các cơ quan liên quan đến gói thầu cung cấp các thông tin, tài liệu, ý kiến cần thiết để hình thành Báo cáo kết quả làm việc. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn có thể làm việc trực tiếp với các đối tượng liên quan để làm rõ vấn đề. Thời gian để Hội đồng tư vấn làm việc cho đến khi có Báo cáo kết quả tối đa là hai mươi ngày kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Hội đồng tư vấn có Chủ tịch là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các thành viên gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
3. Khi có kiến nghị trong đấu thầu, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án. Trường hợp nhà thầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án thì tiến hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Chính phủ quy định cụ thể về giải quyết kiến nghị và hoạt động của Hội đồng tư vấn.
Điều 74. Khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich71″]Điều 75. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu[/NM_lightbox]
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich72″]a) Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;[/NM_lightbox]
b) Phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật đấu thầu gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan;
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich73″]c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này.[/NM_lightbox]
2. Cá nhân vi phạm Luật đấu thầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm Luật đấu thầu, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Chính phủ quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Chương 6
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich74″]Điều 76. Hướng dẫn thi hành[/NM_lightbox]
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Điều 77. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Văn An |
LUẬT ĐẤU THẦU 2005 | |||
Số, ký hiệu văn bản | 61/2005/QH11 | Ngày hiệu lực | 01/04/2006 |
Loại văn bản | Luật | Ngày đăng công báo | 16/02/2006 |
Lĩnh vực |
xây dựng đô thị |
Ngày ban hành | 29/11/2005 |
Cơ quan ban hành |
Quốc hội |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn |
|
|
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |
Tải văn bản
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 61/2005/QH11 |
Hanoi, November 29,2005 |
LAW
ON TENDERING
NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
LEGISLATURE XI, SESSION 8
(from 18 October until 29 November 2005)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam as amended by Resolution 51-2001-QH10 passed by Legislature X of the National Assembly at its 10th Session on 25 December 2001;
This Law regulates tendering.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1 Governing scope
This Law regulates tendering activities in order to select contractors for provision of consultancy services, for procurement of goods, and for construction and installation for tender packages belonging to the following projects:
1. Investment and development projects financed by the State as to thirty (30) per cent or more, comprising:
(a) New construction and investment projects, and upgrading and expansion of construction projects in which investment has already been made;
(b) Investment projects for procurement of assets including equipment and machinery not required to be installed;
(c) Projects for planning for regional development, planning for industry development, and planning for construction of urban and rural areas;
(d) Projects for scientific research, for development of technology, and for technical assistance;
(dd) Other projects for purposes of investment and development.
2. Projects financed by the State for procurement of assets for the purpose of maintaining regular activities of State bodies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-occupational organizations, social organizations, socio-occupational organizations and units of the armed forces.
3. Projects financed by the State for procurement of assets for the purpose of renovation or major repairs to equipment, production lines, building works and factories of State owned enterprises in which investment has already been made.
Article 2 Applicable entities
1. Domestic and foreign organizations and individuals participating in tendering activities for tender packages belonging to the projects stipulated in article 1 of this Law.
2. Organizations and individuals involved in tendering activities for tender packages belonging to the projects stipulated in article 1 of this Law.
3. Organizations and individuals with projects not within the governing scope of this Law may choose to apply this Law.
Article 3 Application of Law on Tendering, related laws, international treaties and international agreements
1. Tendering activities must comply with the provisions of this Law and other related laws.
2. If there are any special matters on tendering stipulated in any other Law, then such Law shall apply.
3. Tendering for projects using official development aid (abbreviated as ODA) shall be implemented on the basis of provisions in international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member or international agreements signed by authorized bodies or organizations on behalf of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 4 Interpretation of terms
In this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. Financed by the State means the use of State Budget funds, credit facilities guaranteed by the State, credit facilities for investment and development of the State, investment and development funds of State owned enterprises, and other capital funds managed by the State.
2. Tendering means the process of selecting a contractor who satisfies the requirements set by the party calling for tenders in order to implement a tender package belonging to a project stipulated in article 1 of this Law, on the basis of ensuring competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency.
3. Tendering activities means activities of the parties involved in the process of selecting a contractor.
4. Sequence for implementation of tendering means the steps being preparation for tendering; organization of tendering; assessment of tenders; evaluation and approval of the results of tendering; notification of the results of tendering; and negotiation, finalization and signing of a contract.
5. Domestic tendering means the process of selection of a contractor who satisfies the requirements of the party calling for tenders, in which domestic tenderers participate.
6. International tendering means the process of selection of a contractor who satisfies the requirements of the party calling for tenders, in which both foreign and domestic tenderers participate.
7. Project means a set of proposals for implementing a part or the whole of works aimed at achieving an objective or requirement within a specified period of time and based on a specified financing source.
8. Authorized person means the person with the right pursuant to law to make project decisions. In the case of projects financed by the State as to thirty (30) per cent or more, excluding projects financed by the State as to hundred (100) per cent, the authorized person is the board of management or authorized representative of the capital contributing parties.
9. Investor means the entity owning the financing capital or the entity assigned responsibility to represent such owner, or the borrower directly managing and implementing any project as defined in clause 7 of this article.
10. Party calling for tenders means the investor or a professional organization with sufficient capability and experience in accordance with the law on tendering for the investor to hire in order to hold tendering.
11. Tenderer means any eligible organization or individual as stipulated in articles 7 and 8 of this Law.
12. Head contractor means a tenderer liable for its participation in tendering which gives its name to a tender, and which signs and implements a contract if selected (hereinafter referred to as a participating tenderer). A tenderer participating in tendering independently is referred to as an independent tenderer. A tenderer participating in tendering jointly with one or more other tenderers to submit the one tender is referred to as a partnership tenderer.
13. Consultancy tenderer means a tenderer participating in tendering for the supply of products, who satisfies the requirements on knowledge and professional experience stipulated in clause 34 of this article.
14. Supply tenderer means a tenderer participating in tendering for tender packages for the supply of goods as defined in clause 35 of this article.
15. Construction tenderer means a tenderer participating in tendering for tender packages for construction and installation as defined in clause 36 of this article.
16. EPC tenderer means a tenderer participating in tendering for the performance of an EPC tender package as defined in clause 21 of this article.
17. Sub-contractor means a contractor performing part of the work of a tender package on the basis of an agreement or contract signed with the head contractor. A sub-contractor is not a contractor liable for participation in tendering.
18. Domestic tenderer means any tenderer established and operating pursuant to the law of Vietnam.
19. Foreign tenderer means any tenderer established and operating pursuant to the law of the country of nationality of such tenderer.
20. Tender package means a part of a project, and in a number of special cases means the entire project; a tender package may comprise items for the procurement of similar goods for a number of projects or a one-off procurement in recurrent procurement of goods.
21. EPC tender package means a tender package which comprises the entire work of design, supply of equipment and materials, and construction and installation.
22. Pre-qualification invitation documents means all of the documents stipulating the requirements on capability and experience of tenderers as the legal basis for the party calling for tenders to select a list of tenderers to be invited to submit tenders.
23. Pre-qualification application means all of the documents prepared by a tenderer in accordance with the requirements of the pre-qualification invitation documents.
24. Tender invitation documents means all of the documents used for open or limited tendering stipulating the requirements for any one tender package and providing the legal basis for tenderers to prepare their tenders and for the party calling for tenders to assess tenders aimed at selection of a winning tenderer; and also providing the basis for negotiation, finalization and signing of a contract.
25. Tender means all of the documents prepared by a tenderer in accordance with the requirements of the tender invitation documents and submitted to the party calling for tenders in accordance with the provisions in the tender invitation documents.
26. Tender package price means the value of a tender package specified in the tendering plan based on the approved total invested capital, total estimated budget or estimated budget and current regulations.
27. Tender price means the price stated by a tenderer in its tender. If a tenderer provides a discount letter, then the tender price is the price after deducting the discount.
28. Proposed contract sum means the sum proposed by the party calling for tenders on the basis of the tender price of the tenderer selected to be awarded the contract after errors have been rectified and discrepancies have been adjusted as required by the tender invitation documents.
29. Winning tender price means the price approved in the results of selection of contractor as the basis for negotiation, finalization and signing of a contract.
30. Equal footing price means the tender price submitted by a tenderer to implement a tender package after errors have been rectified and discrepancies have been adjusted, and after adding all necessary operating and maintenance costs and other costs relating to the schedule, quality and origin of goods or construction works under the tender package for the entire use life. Equal footing prices shall be used to compare and rank tenders and are referred to as the assessment prices.
31. Contract means the document signed between the investor and the selected contractor based on the agreement reached between the parties. The contract must be in accordance with the decision approving the results of selection of contractor.
32. Tender guarantee means the tenderer provides security by one of the methods of paying a deposit, providing collateral or providing a letter of guarantee for a definite term as stipulated in the tender invitation documents, in order to secure the liability of the tenderer for its tender.
33. Contract performance guarantee means the tenderer provides security by one of the security methods of paying a deposit, providing collateral or providing a letter of guarantee for a definite term as stipulated in the tender invitation documents, in order to secure the liability of the winning tenderer to perform the contract.
34. Consultancy services comprise:
(a) Consultancy services on project preparation comprising formulation and assessment of planning reports, charts on overall development, architecture, pre-feasibility and feasibility study reports;
(b) Consultancy services on project implementation comprising surveying, design, total estimated budgets and estimated budgets, preparation of tender invitation documents, assessment of tenders, and supervision of execution of building and installation of equipment;
(c) Consultancy services on project management, arranging finance, training, technology transfer and other consultancy services.
35. Goods means machinery, equipment, raw materials, fuel, supplies, consumer goods, and services other than consultancy services.
36. Construction and installation comprises work which is part of the process of building and installing equipment in construction works and items of works, and of renovation and major repairs.
37. Protest regarding tendering means a request from any tenderer participating in tendering for reconsideration of the results of selection of contractor or regarding any other relevant matter during the tendering process when such tenderer considers his rights and interests have been adversely affected.
38. National tendering network means the system applying information technology set up and managed by the State administrative body for tendering in order to uniformly administer information about tendering and to service tendering activities.
39. Tendering evaluation means check and assessment by the body or organization in charge of the evaluation of tendering plans, tender invitation documents and results of selection of contractor as the basis for the authorized person to consider and make a decision in accordance with this Law. An evaluation of the results of selection of contractor is not a re-assessment of tenders.
Article 5 Information on tendering
1. The following information on tendering must be published in the Tendering Newsletter and on the tendering website of the State administrative body for tendering:
(a) Tendering plans;
(b) Notices inviting pre-qualification applications; results of pre-qualification;
(c) Invitations to tender in the case of open tendering;
(d) Lists of tenderers invited to participate in tendering;
(dd) Results of selection of contractor;
(e) Information on how breaches of the law on tendering have been dealt with;
(g) Current legal instruments on tendering;
(h) Other relevant information.
2. After the information stipulated in clause 1 of this article has been published in the Tendering Newsletter and on the tendering website, it may also be published on other mass media in order to facilitate access by interested organizations and individuals.
The Government shall provide detailed regulations on information on tendering.
Article 6 Tendering plans
1. The authorized person must provide written approval of a tendering plan after approval of the investment decision, or the tendering plan may be approved at the same time as the investment decision in cases where there are adequate conditions providing a legal basis for the investor to hold selection of a contractor, except for tender packages which must be implemented prior to an investment decision. The person approving a tendering plan shall be liable before the law for his decision.
2. A tendering plan must be formulated for the entire project; in cases where there are inadequate conditions to formulate a tendering plan for the entire project, it shall be permitted to formulate a tendering plan for some tender packages to be implemented in advance, but only when essential.
3. A tendering plan must set out clearly the number of tender packages and the contents of each tender package. The contents of each tender package shall comprise:
(a) Name of the tender package;
(b) Tender package price;
(c) Financing source;
(d) Form of selection of contractor; method of tendering;
(dd) Scheduled time for selection of contractor;
(e) Form of contract;
(g) Scheduled period for performance of the contract.
4. Division of the project into different tender packages shall be based on the technical nature of the project and the sequence for its implementation, ensuring unity within the project and that each tender package is of an appropriate size. There shall be only one set of tender invitation documents for any one tender package, and tendering shall only be held once. Each tender package shall be implemented by only one contract, except where a tender package is made up of several independent components in which case it may be implemented by more than one contract.
Article 7 Eligibility of tenderers being organizations
A tenderer being an organization shall be deemed to be eligible when it satisfies the following conditions:
1. It has a business registration certificate or investment certificate issued pursuant to law, or a decision on establishment in the case of a domestic tenderer which is an organization without business registration. A foreign tenderer must have registration for its operation issued by the competent authority of the country of nationality of the tenderer.
2. It is an independent cost accounting entity.
3. There is no decision by a competent body concluding that the tenderer has an unhealthy financial status; it is not bankrupt or insolvent, and it is not in the process of dissolution.
Article 8 Eligibility of tenderers being individuals
A tenderer being an individual shall be deemed to be eligible when he or she satisfies the following conditions:
1. Having full capacity for civil acts pursuant to the law of the country of which such individual is a citizen;
2. Having lawful registration for operation or an appropriate professional certificate issued by the competent authority;
3. The individual is not subject to investigation for a criminal offence.
Article 9 Requirements applicable to a party calling for tenders and to an expert tendering group
1. Individuals being members of a party calling for tenders must satisfy all the following conditions:
(a) Be knowledgeable about the law on tendering;
(b) Be knowledgeable about project management;
(c) Have professional expertise appropriate to the requirements of the tender package in technical, financial, commercial, administrative and legal fields.
(d) Have foreign language skills sufficient to satisfy the requirements for tender packages for which international tendering is held and for tender packages of ODA financed projects.
2. Depending on the nature and complexity of a tender package, the expert tendering group shall include experts in technical, financial, commercial, administrative, legal and other relevant fields. Members of an expert group must satisfy all of the following conditions:
(a) Have a certificate of attendance at a training course on tendering;
(b) Have professional expertise relevant to the tender package;
(c) Be knowledgeable about the specific contents of the tender package;
(d) Have at least three years’ working experience in fields relating to the economic and technical contents of the tender package.
Members of an expert tendering group do not necessarily have to be members of the party calling for tenders, and vice versa.
3. If an investor has sufficient personnel who satisfy the conditions stipulated in clause 1 of this article, the investor may itself act as the party calling for tenders. If the investor has insufficient personnel or if it has personnel but they fail to satisfy the conditions stipulated in clause 1 of this article, then the investor shall conduct a selection process in accordance with this Law to select a consultancy organization or a professional tendering organization with sufficient capability and experience to represent the investor in acting as the party calling for tenders. In all cases investors shall be liable for the process of selection of contractor and for signing a contract with the winning tenderer after negotiation and finalization of the contract pursuant to the provisions of this Law.
Article 10 Conditions for participation in tendering for any one tender package
Tenderers participating in tendering for any one tender package must satisfy all the following conditions:
1. Be eligible pursuant to articles 7 and 8 of this Law.
2. Submit only one tender, either as an independent tenderer or in partnership, for each tender package. In the case of a partnership there must be a written agreement between the partners specifying the person heading the partnership and the general and specific responsibilities of each partner with respect to the tender package works.
3. Satisfy the requirements set out in the notice inviting tenders or in the letter inviting tenders from the party calling for tenders;
4. Ensure competitiveness in tendering pursuant to the provisions in article 11 of this Law.
Article 11 Ensuring competitiveness in tendering
1. Any tenderer who participates in tendering for a tender package belonging to the projects stipulated in article 1 of this Law must satisfy the following requirements on competitiveness:
(a) A consultancy tenderer who prepared a feasibility study report shall not be permitted to participate in tendering for the provision of consultancy services to prepare the technical designs of the same project. Any consultancy tenderer who has already participated in the technical designs of a project shall not be permitted to participate in tendering for the subsequent steps, except in the case of an EPC tender package;
(b) Any tenderer participating in tendering must be organizationally independent of, financially independent from, and not under the control of the managing body of the consultancy tenderer who prepared the tender invitation documents or who will assess the tenders;
(c) A consultancy tenderer who supervises implementation of a contract must be organizationally independent of, financially independent from, and not under the control of the managing body of the consultancy tenderer who performs the contract;
(d) Tenderers participating in tendering for tender packages belonging to projects must be organizationally independent of, financially independent from, and not under the control of the managing body of the project investor.
2. The provisions in clause 1 of this article must be implemented at the latest by three years, in accordance with a schedule stipulated by the Government, from the date this Law takes effect.
The Government shall provide detailed regulations on ensuring competitiveness in tendering.
Article 12 Prohibited conduct in tendering
1. Giving, accepting or requesting any object of value by an individual or organization involved in the process of selection of contractor or of contractual performance, resulting in dishonest or partial behaviour when deciding on selection of contractor or when signing and implementing the contract.
2. Using personal influence to affect or to intervene in, or intentionally making a false or dishonest report about information thus distorting the result of selection of contractor or the signing and implementation of the contract.
3. Collaboration or collusion between the party calling for tenders and tenderers, or between the State administrative body and the party calling for tenders and/or tenderers in order to change tenders; collusion with the evaluating organization or an inspectorate in order to affect the collective or national interest.
4. Participation by an organization or individual in both assessment of tenders and in evaluation of the results of selection of contractor within the same tender package.
5. Imposition of specific requirements regarding brand names and country of origin of goods in tender invitation documents applicable to tendering for procurement of goods, for construction and installation and EPC tender packages.
6. Participation in the capacity of a tenderer in tendering for a tender package for which such participant is also the party calling for tenders.
7. Division of a project into tender packages contrary to the provisions in clause 4 of article 6 of this Law.
8. Participation by a tenderer in tendering for the supply of goods or for construction and installation in a tender package for which such participant has provided consultancy services, except for EPC tender packages.
9. Disclosure of the following data and information regarding tendering:
(a) Contents of tender invitation documents prior to the stipulated date for issuance of such documents;
(b) Contents of tenders, notebooks and minutes of tender consideration meetings, comments and assessments from experts and consultants regarding each tender prior to the announcement of the results of selection of contractor;
(c) Requests for clarification of tenders made by the party calling for tenders and responses of tenderers during the process of tender assessment prior to announcement of the results of selection of contractor;
(d) Reports by the party calling for tenders, by the expert group, by consultants or any professional organization involved in the tendering process, or consideration of tenders and evaluation prior to announcement of the results of selection of contractor;
(dd) Results of selection of contractor prior to the stipulated time for announcement;
(e) Other relevant tendering documents which are stamped “confidential” pursuant to the law on confidentiality.
10. An arrangement by a person so that his or her natural parent, parent-in-law, spouse, natural child, adopted child, son or daughter-in-law or sibling participates in tender packages for which such person is the party calling for tenders, a member the expert tendering group or expert group evaluating the results of selection of contractor or the person approving the results of selection of contractor.
11. Conduct contrary to the regulations on management of capital funds, or causing difficulties during the procedures for capital drawdown or for accounting finalization under any contract signed between an investor and a contractor.
12. An arrangement or collusion between two or more tenderers participating in tendering for the one tender package so that one of the tenderers will be awarded the contract; between the contractor implementing a tender package and the consultant supervising implementation; or between a contractor implementing a tender package with the body or organization assigned the task of check and acceptance of the results of implementation.
13. Provision of one’s name as the tenderer for a tender package belonging to a project of an organization or body for which such person worked, within a period of one year from the date on which such person ceased to work for such body or organization.
14. Permitting another tenderer to use one’s legal status in order to participate in tendering; or assignment by a contractor who is a winning tenderer of the performance of the contract to another contractor.
15. Using a protest regarding tendering in order to impede the tendering process and the signing of a contract, or to prevent other tenderers from participating in tendering.
16. Application of a form of selection of contractor other than open tendering when the conditions stipulated in articles 19 to 24 inclusive of this Law have not been satisfied.
17. Holding tendering when the financing source for the tender package has not yet been determined, resulting in insolvency of the contractor.
Article 13 International tendering
1. International tendering shall be held in the following cases:
(a) Tender packages belonging to projects using ODA in which the donor stipulates that international tendering must be held;
(b) Tender packages for procurement of goods where the goods are not yet able to be manufactured domestically;
(c) Tender packages in which domestic tenderers are incapable of satisfying the requirements of the party calling for tenders, or in which domestic tendering has been held but without selection of a winning tenderer.
2. In a case where a winning foreign tenderer fails to correctly fulfil undertakings in the partnership agreement or fails to employ a Vietnamese contractor (if any) to perform the volume and value of work assigned to the party being the Vietnamese contractor and as stipulated in the tender, such tenderer shall be rejected.
3. Any foreign tenderer who is a winning tenderer for implementation of a tender package in Vietnam must comply with regulations of the Government of Vietnam on management of foreign contractors.
Article 14 Preferential treatment in international tendering
Entities entitled to preferential treatment in international tendering shall comprise:
1. Tenderers being enterprises established and operating in Vietnam pursuant to the Law on Enterprises and the Law on Investment.
2. Partnership tenderers where one of the partners being an entity prescribed in clause 1 of this article undertakes work valued at over fifty (50) per cent of a tender package for consultancy services or for construction and installation, or of an EPC tender package.
3. Tenderers participating in tendering for tender packages for procurement of goods where the ratio of the domestic manufacturing costs of such goods is thirty (30) per cent or more.
The Government shall provide detailed regulations on preferential treatment in international tendering.
Article 15 Currency to be used in tendering
1. The currency to be used in tendering shall be stipulated in the tender invitation documents on the principle of one currency for any one volume offered.
2. During the process of assessment of tenders, the conversion to a common currency for purposes of comparison must be based on the exchange rate between Vietnamese dong and foreign currencies in accordance with the clauses set out in the tender invitation documents.
3. All types of domestic costs must be quoted in Vietnamese dong.
Article 16 Language to be used in tendering
The language to be used in tender invitation documents, tenders and data exchanged between the party calling for tenders and tenderers shall be Vietnamese in the case of domestic tendering, and Vietnamese and English in the case of international tendering.
Article 17 Expenses for tendering
1. Expenses for preparation of tenders and participation in tendering shall be borne by tenderers.
2. Expenses of the process of selection of contractor shall be included in the total invested capital or total estimated budget of the project.
3. Tender invitation documents may be sold to tenderers.
The Government shall provide detailed regulations on costs of tendering.
Chapter II
SELECTION OF CONTRACTORS
SECTION 1. FORMS OF SELECTION OF CONTRACTORS
Article 18 Open tendering
1. The form of open tendering must be held for the selection of a contractor to implement a tender package belonging to the projects stipulated in article 1 of this Law, except in the circumstances stipulated in articles 19 to 24 inclusive of this Law.
2. In open tendering, the number of participating tenders shall be unrestricted. Prior to issuing the tender invitation documents, the party calling for tenders must publish a notice inviting tenders in accordance with article 5 of this Law so that tenderers will have information about participation. The party calling for tenders must supply tender invitation documents to any tenderer who wishes to participate in the tendering. The tender invitation documents must not include any term or condition aimed at restricting the participation of tenderers or favouring one or more tenderers thereby causing unfair competition.
Article 19 Limited tendering
1. Limited tendering shall apply in the following cases:
(a) Where a foreign donor providing the financing source for the tender package so requests;
(b) Where the tender package has highly technical requirements or technical peculiarities; or in the case of tender packages of a research or experimental nature for which only a limited number of tenderers are capable of satisfying the requirements of the tender package.
2. When limited tendering is held, a minimum of five tenderers considered to have the capability and experience to participate in the tendering must be invited; if in fact there are less than five tenderers, the investor must make a submission to the authorized person for his consideration and decision on permission to continue to hold limited tendering or to apply another form of selection of contractor.
Article 20 Direct appointment of contractor
1. Direct appointment of a contractor shall apply in the following cases:
(a) In the case of an event of force majeure due to a natural disaster, war or a breakdown which should be immediately dealt with. The investor or the body responsible for managing the building works or assets affected shall be permitted to immediately appoint a contractor to carry out the work. Within a time-limit not to exceed fifteen (15) days as from the date of making a direct appointment, the investor or the body responsible for management of the building works or assets affected must, together with the appointed contractor, carry out the stipulated procedures for appointment of a contractor;
(b) Tender packages in which the foreign donor stipulates that there shall be direct appointment of a contractor;
(c) Tender packages belonging to national confidential projects; and urgent projects in the national interest or for the safety and security of energy as decided by the Prime Minister of the Government when deemed necessary;
(d) Tender packages for the procurement of any type of materials and equipment in order to restore, maintain or expand the capacity of equipment and technological production lines which were previously purchased from the one supplier, and in order to ensure compatibility of facilities and technology it is not possible to purchase such materials and equipment from other supply tenderers;
(dd) Tender packages for consultancy services with a tender package price of less than five hundred million dong, tender packages for the procurement of goods or for construction and installation with a tender package price of less than one billion dong belonging to projects for investment and development; tender packages for the procurement of goods with a tender package price of less than one hundred million dong belonging to a project or estimated budget for recurrent procurement; however tendering shall still be held when deemed necessary.
2. When conducting direct appointment of a contractor, the selection must be of a contractor who is determined as having sufficient capability and experience to satisfy the requirements of the tender package and there must be compliance with the procedures stipulated by the Government for carrying out direct appointment of a contractor.
3. Prior to directly appointing a contractor in the cases stipulated in sub-clauses (b), (c), (d) and (dd) of clause 1 of this article, the estimated budget of the tender package must be approved in accordance with regulations.
Article 21 Direct procurement
1. Direct procurement shall apply when a contract was signed for a tender package with similar contents within the previous six (6) months.
2. When conducting direct procurement, it shall be permitted to invite the tenderer who was selected via tendering to implement the earlier tender package with similar contents.
3. The unit price of the items of a tender package for which the form of direct procurement is applied shall not exceed the unit price of the corresponding items of the previous tender package for which a contract was signed.
4. Direct procurement may apply in order to implement a similar tender package belonging to the same or another project.
Article 22 Competitive quotation in procurement of goods
1. The form of competitive quotation shall apply in cases which satisfy all the following conditions:
(a) The tender package price is less than two billion dong;
(b) The items to be purchased are commonly used goods which are readily available on the market, which have standardized technical features and which are similar to each other in quality.
2. When conducting competitive quotation, a request to provide a quotation must be sent to tenderers. Tenderers may send their quotation directly to the party calling for tenders, by fax or via the post office. Each tender package must have a minimum of three quotations from three different tenderers.
Article 23 Self-implementation
1. The form of self-implementation shall apply where the investor is also a contractor with sufficient capability and experience to implement the tender package belonging to the project which such investor manages and uses.
2. The estimated budget for the tender package must be approved in accordance with regulations in order to apply the form of self-implementation. The entity supervising the implementation of the tender package must be organizationally and financially independent of the investor.
Article 24 Selection of contractor in special cases
In the case of a tender package with particular requirements for which the forms of selection of contractor stipulated in articles 18 to 23 inclusive of this Law cannot be applied, the investor shall prepare a plan for selection of contractor which ensures competitiveness and economic effectiveness and submit same to the Prime Minister of the Government for his consideration and decision.
SECTION 2. GENERAL PROVISIONS ON TENDERING
Article 25 Conditions for issuance of tender invitation documents
Tender invitation documents shall be issued when the following conditions have been satisfied:
1. The tendering plan has been approved.
2. The tender invitation documents have been approved.
3. The notice inviting tenders or the list of tenderers invited to participate in tendering has been published pursuant to the provisions in article 5 of this Law
Article 26 Methods of tendering
1. The single envelope method of tendering shall apply to the forms of open tendering and limited tendering for tender packages for the procurement of goods and for construction and installation, and to EPC tender packages. A tenderer shall submit his tender in one envelope including his technical and financial proposals in accordance with the requirements set out in the tender invitation documents. There shall only be one opening of tenders.
2. The dual envelope method of tendering shall apply to both open tendering and limited tendering for the provision of consultancy services. A tenderer shall submit his technical proposals and financial proposals in two separate envelopes in accordance with the requirements set out in the tender invitation documents. There shall be two openings of tenders: first the technical proposals shall be opened for assessment, and then the financial proposals of all tenderers whose technical proposals have been assessed as satisfying the requirements shall be opened in order to make an overall assessment. In the case of tender packages with high technical requirements, the financial proposals of the tenderer who is awarded the highest technical score shall be opened for consideration and negotiation.
3. Two-phase tendering shall apply to the forms of open tendering and limited tendering for tender packages for the procurement of goods and for construction and installation, and for EPC tender packages with technical, new technological, complex and diversified requirements. The sequence of two-phase tendering shall be as follows:
(a) In the first phase, tenderers shall submit their technical and financial proposals without a tender price, in accordance with the phase one tender invitation documents; the phase two tender invitation documents shall be settled on the basis of discussions held with each tenderer who participated in phase one.
(b) In the second phase, in accordance with the phase two tender invitation documents, the tenderers who participated in the first phase shall be invited to submit stage two tenders comprising technical proposals, financial proposals with a tender price, and a method for securing their tender.
Article 27 Tender guarantee
1. Tenderers participating in tendering for tender packages for the procurement of goods, for construction and installation and for EPC tender packages must provide a tender guarantee prior to the deadline for tender closing. In cases of two phase tendering, tenderers must provide a tender guarantee during phase two.
2. The specific amount of the tender guarantee shall be stipulated in the tender invitation documents depending on the particular nature of each tender package, but shall not exceed three per cent of the approved tender package price.
3. The term of validity of a tender guarantee shall be equal to the term of validity of the tender plus thirty (30) days.
4. Where it is necessary to extend the period of validity of tenders, the party calling for tenders shall require tenderers to extend the period of validity of their tender guarantees for an equivalent term; in such a case, tenderers shall not be permitted to change the contents of their submitted tenders including tender prices, and tenderers shall then extend the period of validity of their tender guarantees. If any tenderer refuses to extend the period of validity of his tender, the party calling for tenders shall return the tender guarantee to the tenderer.
5. Tender guarantees shall be returned to non-winning tenderers within a time-limit not to exceed thirty (30) days as from the date of notification of results of tendering. The tender guarantee of the winning tenderer shall be returned to such tenderer after provision of a contract performance guarantee pursuant to article 55 of this Law.
6. A tenderer shall not be refunded his tender guarantee in the following cases:
(a) Withdrawal of tender after tender closing when the tender still remains valid;
(b) Within a period of thirty (30) days from the date of receipt of notification of winning tenderer from the party calling for tenders, the tenderer refuses or fails to negotiate and finalize the contract, or having negotiated and finalized the contract refuses to sign the contract without a legitimate reason;
(c) Failure to provide a contract performance guarantee pursuant to article 55 of this Law.
Article 28 Principles for assessment of tenders
1. Assessment of tenders must be based on the criteria for assessment of tenders and other requirements stipulated in the tender invitation documents, in order to ensure selection of a contractor with adequate capability and experience and with feasible solutions for implementation of the tender package.
2. In addition to the bases stipulated in clause 1 of this article, assessment of tenders must also be based on the submitted tenders and any statements from tenderers clarifying their tenders.
3. The sequence of assessment of tenders shall be implemented in accordance with the provisions in article 35 of this Law.
Article 29 Method of assessment of tenders
1. The method of assessment of tenders must be conducted in accordance with the assessment criteria stipulated in the tender invitation documents. Criteria of assessment of tenders shall comprise assessment criteria of capability and experience when pre-qualification does not apply, assessment criteria of technical aspects, and overall assessment criteria in the case of a tender package for consultancy services or of items in order to convert prices regarding technical, financial and commercial aspects to an equal footing basis for the purpose of comparing and ranking tenders in the case of tender packages for the procurement of goods, for construction and installation, and EPC tender packages.
2. Technical assessment of tender packages for consultancy services shall be carried out by the method of marking a score. Assessment criteria as formulated in the tender invitation documents must stipulate a minimum technical requirement which shall not be less than seventy (70) per cent of the total points for technical aspects; in the case of a tender package with high technical requirements, the minimum technical requirement must be stipulated as not less than eighty (80) per cent of the total points for technical aspects. The formulation of assessment criteria in order to compare and rank tenders shall be implemented in accordance with the following provisions:
(a) In the case of a tender package for consultancy services in which the technical requirements are not high, an overall point score shall be used in order to rank tenders. Points for technical aspects shall not account for less than seventy (70) per cent of the overall points score. The tender of the tenderer with the highest overall points score shall be ranked first;
(b) In the case of a tender package for consultancy services with high technical requirements, the tenderer with the tender which is awarded the highest technical points shall be ranked first and thereafter the financial proposals of such tenderer shall be considered.
3. In the case of tender packages for the procurement of goods, for construction and installation and EPC tender packages, technical aspects shall be assessed by using the method of marking a score or by using the criterion of pass or fail. If the overall points score is formulated as the method of assessing technical aspects, it must stipulate a minimum level for technical requirements of not less than seventy (70) per cent of the total points for technical aspects; in the case of high technical requirements, this minimum level for technical requirements must be stipulated as not less than eighty (80) per cent of the total points for technical aspects. The equal footing prices for technical, financial and commercial aspects of tenders which have passed the technical assessment stage shall then be compared and ranked. The tender of the tenderer which has the lowest price on an equal footing basis shall be ranked first.
The Government shall provide detailed regulations on assessment of tenders.
Article 30 Tendering via the internet
Tendering may be conducted on-line using the internet. The publication of notices inviting tenders, the issuance of tender invitation documents, the submission of tenders, the assessment of tenders and the announcement of results of selection of contractor shall be conducted on the national tendering network set up and uniformly administered by the State administrative body for tendering.
The Government shall provide detailed regulations on application of the form of tendering via the internet.
Article 31 Regulations on time-limits applicable during tendering
Depending on the nature of each tender package, the authorized person shall make a specific decision on the time-limits applicable during tendering in accordance with the following provisions:
1. The maximum permissible duration for pre-qualification as from the date of issuance of pre-qualification invitation documents up until the date of approved results of pre-qualification shall be thirty (30) days in the case of domestic tendering and forty five (45) days in the case of international tendering.
2. The minimum duration of advertising a notice inviting tenders shall be for ten (10) days prior to the date of issuance of tender invitation documents.
3. The minimum period allowed for preparation of tenders shall be fifteen (15) days as from the date of issuance of tender invitation documents up until the tender closing date in the case of domestic tendering, and thirty (30) days in the case of international tendering.
4. The maximum period of validity of a tender shall be one hundred and eighty (180) days as from the tender closing date; in necessary cases a tenderer may request extension of the period of validity of his tender, but an extension shall not exceed thirty (30) days.
5. The maximum time allowed for assessment of tenders shall be forty five (45) days in the case of domestic tendering and sixty (60) days in the case of international tendering as from the date of tender opening up until the date the investor submits a report on tendering results to the authorized person for his consideration and decision.
6. The maximum time allowed for evaluation shall be twenty (20) days applicable to evaluation of each item in a tendering plan, tender invitation documents, and of the results of selection of contractor. In the case of tender packages for which the Prime Minister of the Government must approve evaluations, the maximum time allowed shall be thirty (30) days for an evaluation of each item in a tendering plan and the results of selection of contractor.
SECTION 3. SEQUENCE FOR IMPLEMENTATION OF TENDERING
Article 32 Preparation for tendering
1. Pre-qualification of tenderers:
Pre-qualification of tenderers shall be conducted in accordance with the following provisions:
(a) Pre-qualification of tenderers shall be conducted prior to holding tendering in order to select a list of tenderers with the capability and experience required for the tender package in order to invite them to participate in tendering; pre-qualification of tenderers shall be mandatory in the case of tender packages for the procurement of goods and EPC tender packages with a tender package price of three hundred billion dong or more, and in the case of tender packages for construction and installation with a tender package price of two hundred billion dong or more;
(b) The sequence for conducting pre-qualification of tenderers shall be as follows: Formulation of pre-qualification invitation documents; notice inviting pre-qualification applications; receipt and retention of pre-qualification applications; assessment of pre-qualification applications; submission and approval of pre-qualification results; and notification of results of pre-qualification;
(c) The criteria for evaluation of pre-qualification applications must be set out in the pre-qualification invitation documents in accordance with the sample pre-qualification invitation documents regulated by the Government and shall include criteria on technical capability, and standards on financial capability and experience.
2. Preparation of pre-qualification invitation documents:
Pre-qualification invitation documents shall be formulated in accordance with the sample form regulated by the Government and shall comprise the following contents:
(a) Technical requirements:
In the case of tender packages for consultancy services, the technical requirements shall include requirements on the knowledge and professional experience of experts (terms of reference);
In the case of tender packages for procurement of goods, the technical requirements shall include requirements on the scope of supply; on the quantity and quality of goods determined via specifications, technical parameters, technological standards and manufacturing standards; the period of warranty; environmental requirements, and other necessary requirements.
In the case of tender packages for construction and installation, the technical requirements shall include the requirements set out in the technical design file, and shall include cost estimates, technical instructions and other necessary requirements;
(b) The financial and commercial requirements shall comprise costs for implementing the tender package, the offered price and a detailed price list, delivery terms, method and terms of payment, financing source, tendering currency, and the other clauses and conditions which will be set out in the general and specific provisions of the contract.
(c) Assessment criteria, important requirements, preferential conditions (if any), tax, insurance and other requirements.
3. Invitation to submit tenders:
Invitations to submit tenders shall be conducted in accordance with the following provisions:
(a) Notification of invitation to submit tenders in the case of open tendering;
(b) Sending of letters inviting submission of tenders in the case of limited tendering or in the case of open tendering for which pre-qualification has been conducted.
Article 33 Organization of tendering
1. Issuance of tender invitation documents:
The tender invitation documents shall be issued to all tenderers participating in open tendering, to all tenderers on the list of tenderers to be invited to participate in limited tendering, or to all tenderers who have passed the pre-qualification stage.
If there needs to be an amendment to the tender invitation documents after they have been issued, a notice must be sent to all tenderers who received the tender invitation documents at least ten (10) days prior to the deadline for tender closing.
2. Receipt and retention of tenders:
The party calling for tenders shall accept all tenders which are submitted in accordance with the requirements set out in the tender invitation documents, and shall retain the tenders in accordance with the regime for retention of confidential documents.
3. Tender opening:
All tenders which have been submitted in accordance with the requirements set out in the tender invitation documents shall be opened publicly immediately after the deadline for tender closing.
The main information set out in the tenders of each tenderer must be announced at the tender opening session and must be recorded in the minutes of the tender opening and signed by the representative of the party calling for tenders, the representatives of the tenderers and the representatives of any relevant bodies present.
Article 34 Clarification of tender invitation documents
1. If any tenderer requires clarification of the tender invitation documents, he shall send a written request to the party calling for tenders for the latter’s consideration and action.
2. Clarification of tender invitation documents shall be conducted by the party calling for tenders by one of the following methods:
(a) By sending a letter clarifying the tender invitation documents to all the tenderers who have received tender invitation documents;
(b) In necessary cases, by holding a pre-tendering meeting in order to discuss the contents of the tender invitation documents which are unclear to tenderers. All issues discussed at the pre-tendering meeting must be recorded in minutes and a letter of clarification of the tender invitation documents must be sent to all tenderers.
3. The letter of clarification of tender invitation documents shall form an integral part of such tender invitation documents.
Article 35 Sequence of assessment of tenders
1. A preliminary assessment of tenders shall be held in order to eliminate tenders which are invalid or which fail to satisfy the important requirements of the tender invitation documents.
2. A detailed assessment of tenders shall be held in accordance with the following provisions:
(a) A technical assessment of tenders shall be held in order to confirm which tenders basically satisfy the requirements of the tender invitation documents;
(b) In the case of tender packages for procurement of goods, for construction and installation, and EPC tender packages, there shall be a conversion of prices to an equal footing basis as regards technical, financial and commercial aspects in order to compare and rank tenders. In the case of tender packages for provision of consultancy services, an overall assessment shall be made in order to compare and rank tenders; and in the case of tender packages for provision of consultancy services with high technical requirements, the financial proposals of the tenderer who is given the highest technical ranking shall be considered.
Article 36 Clarification of tenders
1. Tenderers shall not be permitted to amend or supplement their tenders after the deadline for tender closing.
2. After opening of tenders, tenderers shall be responsible to clarify their tenders on request from the party calling for tenders. The clarification of a tender may be made either by direct or indirect communication, but must ensure that there is no change to the main substance of the submitted tender and tender price. Any item of clarification of a tender must be made in writing, and the party calling for tenders must retain it as an integral part of the tender.
3. Clarification of tenders shall only be made as between the party calling for tenders and a tenderer who has a tender which needs to be clarified.
Article 37 Consideration for recommendation as the winning tenderer in the case of tendering for provision of consultancy services
A consultancy tenderer who satisfies all the following conditions shall be considered for recommendation as the winning tenderer:
1. Having a valid tender.
2. Having technical proposals comprising capability, experience, solutions and personnel which have been assessed as satisfying the requirements.
3. Having the highest overall score for technical aspects and for financial aspects; in the case of a tender package with high technical requirements, having the highest score for technical aspects.
4. The proposed contract sum does not exceed the approved tender package price.
Article 38 Consideration for recommendation as the winning tenderer in the case of tendering for procurement of goods, and for construction and installation
A supply tenderer, construction tenderer or an EPC tenderer who satisfies all the following conditions shall be considered for recommendation as the winning tenderer:
1. Having a valid tender.
2. The tenderer is assessed as having satisfied the requirements on capability and experience.
3. Having technical proposals which have been assessed as satisfying the requirements pursuant to the method of marking a score or pursuant to the criterion of pass or fail.
4. Having the lowest price on an equal footing basis.
5. The proposed contract sum does not exceed the approved tender package price.
Article 39 Submission for approval and evaluation of the results of tendering
1. The party calling for tenders shall prepare a report on the results of tendering in order for the investor to submit it to the person authorized to consider and make a decision thereon, and also send it to the body or organization responsible to make the evaluation.
2. The body or organization assigned the task of making the evaluation shall be responsible to prepare a report on evaluation of the results of tendering on the basis of the report from the investor, in order to submit it to the authorized person to consider and make a decision thereon.
Article 40 Approval of the results of tendering
1. The authorized person shall be responsible to consider and approve the results of tendering on the basis of the report on results of tendering and the report on evaluation of the results of tendering.
2. Where there is a winning tenderer, the document approving the results of tendering shall include the following particulars:
(a) Name of the winning tenderer;
(b) Winning tender price;
(c) Form of contract;
(d) Duration for implementation of contract;
(dd) Other items which need to be noted (if any).
3. In a case where there is no winning tenderer the document approving the results of tendering must state this fact, and cancel the tendering in order to conduct selection of contractor in accordance with the provisions in this Law.
Article 41 Notification of the results of tendering
1. The results of tendering shall be notified immediately after there is a decision by the authorized person approving the results of tendering.
2. The notification of the results of tendering shall not include an item explaining the reasons why there were unsuccessful tenderers.
Article 42 Negotiation, finalization and signing of the contract
1. The negotiation and finalization of a contract for signing with the winning tenderer shall be based on the following matters:
(a) Approved results of tendering;
(b) Sample contract form in which specific information about the tender package has been filled in;
(c) Requirements stipulated in the tender invitation documents;
(d) Contents of the tender and any clarification provided by the tenderer;
(dd) Contractual items which require to be negotiated and finalized as between the party calling for tenders and the winning tenderer.
2. The results of negotiation and finalization of the contract shall be the basis on which the investor and the tenderer shall conduct signing of the contract.
3. If negotiation and finalization of the contract is unsuccessful, the investor must provide a report to the authorized person for his consideration to select the next-ranking tenderer. If the next-ranking tenderer also fails to satisfy the requirements, the investor shall report to the authorized person for his consideration and decision.
SECTION 4. CANCELLATION OF TENDERING AND REJECTION OF TENDERS
Article 43 Cancellation of tendering
1. Cancellation of tendering shall apply in any one of the following cases:
(a) Alteration of the objectives or scope of the investment stated in the tender invitation documents;
(b) There is evidence showing that the party calling for tenders colluded with tenderers;
(c) All tenders failed to satisfy the basic requirements of the tender invitation documents;
(d) There is evidence to show that all tenderers colluded to adversely effect the interests of the party calling for tenders.
2. Based on the decision of the authorized person, the party calling for tenders shall be responsible for notifying all tenderers who participated in the tendering of the cancellation of the tendering.
Article 44 Financial liabilities when tendering is cancelled
1. In a case of cancellation of tendering not due to the fault of tenderers, the party calling for tenders shall be responsible to compensate tenderers for their costs of participation in the tendering on the basis of the current State regime and cost levels, except in a case where the tendering was cancelled because no tenderer satisfied the requirements of the tender invitation documents.
2. If the tendering was cancelled because of an alteration of the objective or scope of the investment, the authorized person shall make a decision on compensation for costs which shall be paid from the project budget. If the tendering was cancelled for any other reason due to the fault of the party calling for tenders, individual members of such party calling for tenders shall be liable to pay compensation for costs.
3. If tendering was cancelled due to collusion by the party calling for tenders with one or more tenderers, the individuals responsible for such collusion shall be liable to compensate the other tenderers for their costs.
Article 45 Rejection of tenders
Tenders shall be rejected in the following cases:
1. A tender fails to satisfy the important requirements set out in the tender invitation documents.
2. A tender fails to satisfy the technical requirements based on the assessment criteria.
3. A tender contains arithmetical errors with a total absolute value of more than ten (10) per cent of the tender price, except for tender packages for consultancy services or except where a tenderer does not accept the arithmetical error identified by the party calling for tenders.
4. A tender contains discrepancies with a total absolute value of more than ten (10) per cent of the tender price, except for tender packages for consultancy services.
Chapter III
CONTRACTS
Article 46 Principles for formulation of contracts
1. Contracts must comply with the provisions of this Law and other relevant laws.
2. In the case of a partnership tender, the contract signed with the investor must contain the signatures of all partners.
3. The contract sum shall not exceed the winning tender price, except for the case stipulated in clause 4 of this article.
4. In cases where a volume of works or a quantity of goods arises which exceeds the scope of the tender invitation documents leading to the contract sum exceeding the winning tender price, then the authorized person shall consider and make a decision thereon.
Article 47 Contents of contracts
1. Subject of the contract.
2. Quantity or volume of the contract.3. Specifications, quality and other technical requirements.
4. Contract sum.
5. Form of contract.
6. Duration of and schedule for implementation.
7. Terms and conditions on, and method of payment.
8. Terms and conditions on check and acceptance, and on hand-over.
9. Warranty applicable to goods to be procured, or to items to be constructed and installed.
10. Rights and obligations of the parties.
11. Liability for breach of contract.
12. Term of validity of the contract.
13. Other items depending on each form of contract.
Article 48 Forms of contract
1. Lump-sum contract.
2. Unit price contract.
3. Time based contract.
4. Percentage based contract.
Article 49 Lump-sum contract
1. The form of lump-sum contract shall apply to items of works which are clearly definable in terms of quantity or volume.
2. The contract sum shall not be altered throughout the entire duration for implementation of the contract. The investor shall pay the contractor the correct amount being the sum stated in the contract, after the contractor has discharged all his contractual obligations.
Article 50 Form of unit price contract
1. The form of unit price contract shall apply to those items of works which cannot yet be clearly defined in terms of quantity or volume.
2. The investor shall pay the contractor in accordance with the actual quantity or volume of work completed on the basis of the unit price stipulated in the contract or on the basis of the unit price adjusted and approved in accordance with article 57 of this Law.
Article 51 Form of time based contract
1. The form of time based contract shall apply to those items of works being complex research, design consultancy, supervision of execution of building, training and capacity building.
2. The investor shall pay the contractor in accordance with the actual time worked calculated in months, weeks, days and hours on the basis of the expert remuneration rates stipulated in the contract or on the basis of remuneration rates adjusted and approved in accordance with article 57 of this Law.
Article 52 Form of percentage based contract
1. The form of percentage based contract shall apply to common and simple consultancy work.
2. The contract sum shall not be altered throughout the entire duration for implementation of the contract. The contract sum shall be calculated as a percentage of the value of the works or of the volume of works. The investor shall pay the contractor the correct amount being the sum stated in the contract, after the contractor has discharged all his contractual obligations.
Article 53 Multiple contractual forms within the one contract
1. If any one contract contains one or more components being forms of contract stipulated in articles 49 to 52 inclusive of this Law, then the payment principles stipulated in the corresponding articles shall apply.
Article 54 Signing of contract
1. The signing of the contract shall be based on the following documents:
(a) Results of negotiation and finalization of the contract;
(b) Decision on approval and notice of results of selection of contractor;
(c) Tender and any documents clarifying the tender provided by the selected contractor;
(d) Tender.
2. The signing of the contract must ensure compliance with the following conditions:
(a) The tender of the selected contractor still remains valid;
(b) The information on the technical and financial capability of the contractor has been updated as at the date of signing the contract and satisfies the requirements set out in the tender invitation documents.
Article 55 Contract performance guarantee
1. The winning tenderer must provide a contract performance guarantee prior to the date on which the contract takes effect, except in the case of tendering for the provision of consultancy services and except in the case of self-implementation of a contract.
2. The value of a contract performance guarantee shall be stipulated in the tender invitation documents and shall be a maximum of ten (10) per cent of the contract sum; in cases where there is a need to guard against high risks, then the value of the contract performance guarantee shall be higher but shall not exceed thirty (30) per cent of the contract sum and in such case there must be permission from the authorized person.
3. The term of validity of a contract performance guarantee must extend until the date of transfer of warranty obligations (if any).
4. The contractor shall not be entitled to the return of the contract performance guarantee if the contractor refuses to perform the contract after the date the contract takes effect.
Article 56 Warranty
Any contract containing contents being goods to be procured or items to be constructed and installed must contain a warranty provision. The term of the warranty, the amounts payable pursuant to the warranty, and other clauses and conditions of the warranty shall be set out in the contract and must be based on provisions of law.
The Government shall provide detailed regulations on the warranty applicable to contractual contents being goods to be procured or items to be constructed and installed.
Article 57 Adjustment to contracts
1. Adjustment to contracts shall only apply to unit price contracts and time based contracts, and shall be carried out as follows:
(a) When there is a change in State policy in relation to tax or wages which directly impacts on the contract sum, the contract shall be adjusted in accordance with such policy as from the date the policy take effect;
(b) When there are increases or decreases in the volume or quantity of works throughout the process of contractual performance, but such changes are within the scope of the tender invitation documents and are not caused by the fault of the tenderer, then the calculation of the value of such increases or decreases shall be based on the unit price of the contract;
(c) When there are major fluctuations in State controlled prices of fuel, supplies and equipment as set out in the contract and such fluctuations directly impact on contractual performance, then such situation must be reported to the authorized person for his consideration and decision.
2. Adjustments to a contract shall only be applied within the period for implementation of the contract as set out in the signed contract and the authorized person must consider and make a decision on any adjustment. The adjusted contract sum shall not exceed the total estimated budget, estimated budget or tender package price set out in the approved tendering plan, unless the authorized person otherwise permits.
3. Where additional work beyond the scope of the tendering invitation documents reasonably arises, the investor shall reach agreement with the contractor who signed the contract on calculation of such additional work and shall report to the authorized person for his consideration and decision. If discussions between the investor and the contractor are unsuccessful, the additional items of work shall be treated as a new tender package for which selection of a contractor shall be conducted in accordance with the provisions in this Law.
Article 58 Contract payment
The contract sum and the specific terms and conditions on payment as set out in the contract shall be the basis on which the investor shall make payment to the contractor.
Article 59 Supervision of implementation of contract, check and acceptance, and liquidation of the contract
1. Supervision of implementation of the contract shall be carried out in accordance with the following provisions:
(a) The investor shall be responsible to supervise the contractor throughout performance of the contract;
(b) Any individual assigned the task of supervision of implementation of the contract must ensure that he or she is disinterested, honest, objective, capable, experienced and has the professional knowledge necessary to carry out such supervision, and such individual shall be liable before the investor and the law for carrying out the tasks;
(c) If any consultant supervising execution of building is irresponsible or colludes with the construction contractor to certify an incorrect quantity or quality of works, then both the consultancy contractor and the construction contractor must pay compensation for loss and damage and shall be dealt with in accordance with article 75 of this Law and other relevant laws;
(d) The community of citizens shall participate in supervision of tendering activities in accordance with regulations of the Government.
2. Check and acceptance of the contract shall be implemented in accordance with the following provisions:
(a) The acceptance of each part of the contract or of the entire contract must be conducted in accordance with the terms and conditions set out in the signed contract;
(b) Any individual assigned the task of supervision of implementation of the contract must ensure that he or she is disinterested, honest, objective, capable, experienced and has the professional knowledge necessary to carry out such supervision, and such individual shall be liable before the investor and the law for carrying out the tasks;
3. Liquidation of the contract shall be completed within a time-limit of forty five (45) days from the date on which the investor and the contractor fully discharge their contractual obligations; in the case of a very complex tender package, it shall be permissible to extend the time-limit for liquidation of the contract but not in excess of ninety (90) days.
Chapter IV
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PARTIES IN TENDERING
Article 60 Responsibilities of the authorized person
1. To approve the tendering plan.
2. To approve, or to delegate authority to another to approve, the tender invitation documents.
3. To approve, or to delegate authority to another to approve, the results of selection of contractor.
4. To make a decision dealing with any exceptional situation during tendering.
5. To resolve protests regarding tendering.
6. To deal with breaches of the Law on Tendering pursuant to article 75 of this Law and other relevant laws.
7. To be legally liable for his or her decisions.
Article 61 Rights and obligations of investors
1. To make a decision on items relevant to pre-qualification of tenderers.
2. To approve a list of participating tenderers.
3. To establish an expert tendering group; to select a consultancy organization or a professional tendering organization pursuant to this Law to represent the investor in acting as the party calling for tenders.
4. To approve the list of tenderers who have satisfied the technical requirements, and the list ranking the tenderers.
5. To approve the results of direct appointment of contractor in the cases stipulated in sub-clauses (a) and (dd) of clause 1 of article 20 of this Law.
6. To be responsible to formulate the requirements applicable to a direct appointment tender package.
7. To be liable for the contents of contracts, for signing a contract with the selected contractor, and for fulfilling undertakings set out in the contract signed with the contractor.
8. To be legally liable for the process of selection of contractor pursuant to this Law.
9. To pay compensation for loss and damage to related parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the investor’s fault.
10. To provide information to the Tendering Newsletter and to the tendering website.
11. To resolve protests regarding tendering.
12. To maintain confidentiality of documents on tendering pursuant to the provisions of this Law.
Article 62 Rights and obligations of parties calling for tenders
1. A party calling for tenders shall have the following rights and obligations:
(a) To conduct preparations for tendering, to organize tendering, and to assess tenders in accordance with this Law;
(b) To request tenderers to clarify their tenders during the process of assessment of tenders;
(c) To prepare an overall report on the process of selection of contractor and to provide reports to the investor on both the results of pre-qualification and on the results of selection of contractor;
(d) To negotiate and finalize a contract on the basis of the approved results of selection of contractor;
(dd) To prepare the contents of the contract in order for the investor to consider such contents and sign the contract;
(e) To ensure honesty, objectivity and impartiality throughout the process of tendering;
(g) To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the fault of the party calling for tenders;
(h) To provide information to the Tendering Newsletter and to the tendering website;
(i) To resolve protests regarding tendering;
(k) To maintain confidentiality of documents on tendering pursuant to this Law.
2. In a case where the party calling for tenders is concurrently the investor, then in addition to the rights and obligations stipulated in clause 1 of this article the party calling for tenders must also comply with article 61 of this Law.
Article 63 Rights and obligations of expert tendering groups
1. To conduct assessments of tenders correctly in accordance with the requirements and assessment criteria set out in the tender invitation documents.
2. To maintain confidentiality of documents regarding tendering pursuant to this Law throughout the process of implementation of their duties.
3. To reserve their own opinions.
4. To be honest, objective and impartial throughout the process of assessment of tenders and reporting on the results of assessment.
5. To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the fault of the expert tendering group.
6. To exercise other rights and to discharge other obligations in accordance with law.
Article 64 Rights and obligations of tenderers
1. To participate in tendering in the capacity of an independent tenderer or a partnership tenderer.
2. To request the party calling for tenders to clarify the tender invitation documents.
3. To fulfil the contractual undertakings provided to the investor and to sub-contractors (if any).
4. To lodge protests, to make complaints and denunciations regarding tendering.
5. To comply with the provisions of the law on tendering.
6. To be honest and accurate during the process of participation in tendering and whilst lodging protests or making complaints and denunciations regarding tendering.
7. To pay compensation pursuant to law for loss and damage to relevant parties, if such loss and damage was caused by the fault of the tenderer.
Article 65 Rights and obligations of evaluating bodies or organizations
1. To act independently and to comply with the provisions of this Law and other relevant laws when conducting evaluations.
2. To request the investor and the party calling for tenders to provide all relevant documents and data.
3. To maintain confidentiality of documents and data throughout the process of evaluation.
4. To be honest, objective and impartial throughout the process of evaluation.
5. To reserve their own opinion and to bear liability for their evaluation report.
6. To exercise other rights and to discharge other obligations in accordance with law.
Chapter V
ADMINISTRATION OF TENDERING ACTIVITIES
Article 66 Contents of State administration of tendering
1. Promulgating, disseminating, guiding and organizing implementation of legal instruments and policies on tendering.
2. Training and capacity building for senior personnel engaged in tendering work.
3. Summarizing, assessing and reporting on the status of implementation of tendering activities.
4. Administering on a nationwide basis the tendering information system comprising the Tendering Newsletter, the tendering website and the national tendering network.
5. Conducting international co-operation regarding tendering.
6. Conducting checks and inspections; resolving protests, complaints and denunciations regarding tendering, and dealing with breaches of the law on tendering in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 67 Responsibilities and powers of the Government and of the Prime Minister of the Government
1. The Government shall exercise unified administration of tendering throughout the country.
2. The Prime Minister of the Government shall discharge the following responsibilities and exercise the following powers:
(a) Direct the work of conducting inspections and of resolving protests about tendering in accordance with this Law and the law on inspections;
(b) Regulate which evaluating body and/or organization shall assist the authorized person throughout the process of consideration and approval of tendering issues;
(c) In the case of investment projects formulated pursuant to resolutions of the National Assembly, make decisions on the tendering issues stipulated in article 60 of this Law.
(d) Discharge other responsibilities and exercise other powers in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 68 Responsibilities and powers of the Ministry of Planning and Investment
1. To be responsible before the Government for the exercise of State administration of tendering activities.
2. To evaluate tendering plans and results of selection of contractor in tender packages belonging to projects within the decision-making power of the Prime Minister of the Government and stipulated in sub-clause (c) of clause 2 of article 67 of this Law.
3. To establish and administer the Tendering Newsletter, the tendering website and the national tendering network.
4. To act as the co-ordinator assisting the Government and the Prime Minister of the Government in conducting international co-operation in the tendering sector.
5. To organize training and capacity building for senior personnel engaged in tendering work.
6. To summarize, assess and provide reports on the status of implementation of tendering activities.
7. To resolve, within the scope of its authority, protests regarding tendering.
8. To preside over co-ordination with other relevant bodies in conducting checks and inspection of tendering on a nationwide basis.
9. To implement other duties regarding tendering as assigned to it by the Government.
Article 69 Responsibilities and powers of ministries, ministerial equivalent bodies, and all level people’s committees
Ministries, ministerial equivalent bodies and people’s committees at all levels shall, within the scope of their respective duties and powers, have the following responsibilities and duties:
1. To exercise administration of tendering work.
2. To organize training and capacity building for senior personnel engaged in tendering work.
3. To summarize and assess the status of implementation of tendering activities.
4. To provide reports on tendering activities pursuant to regulations of the Government.
5. To resolve protests regarding tendering pursuant to this Law.
6. To conduct checks and inspections of tendering.
7. To deal with breaches of the law on tendering by organizations and individuals involved in tendering activities.
8. In cases where a minister, head of a ministerial equivalent body or chairman of a people’s committee at any level is concurrently the authorized person, then such minister, head or chairman must also discharge the responsibilities stipulated in article 60 of this Law.
Article 70 Dealing with exceptional situations in tendering
1. Exceptional situations in tendering shall be dealt with in compliance with the following principles:
(a) Ensuring competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency;
(b) Acting on the basis of the approved tendering plan, of the contents of the tender invitation documents and of the tenders of the tenderers participating in the tendering;
(c) The authorized person shall be the person making a decision on dealing with any exceptional situation in tendering, and shall be responsible before the law for his decision.
2. Categories of exceptional situations shall comprise:
(a) Regarding preparation for and organization of tendering: items adjusting a tendering plan, a tender package price or other contents of a tender package; amendments to tender invitation documents; submission of tenders if tenders are submitted out of time or if too few tenders have been submitted; and amendments to the number of participating tenderers;
(b) Regarding assessment of tenders: situations in which tender prices exceed the tender package price, and tender prices made up of unusual unit prices;
(c) Regarding recommendation of winning tenderer and signing of the contract: situations in which the winning tender price is below fifty (50) per cent of the tender package price or the approved estimated budget; situations in which two tenders are both assessed as the best price and are identical, or where the proposed contract sum exceeds the approved winning tender price;
(d) Regarding the procedures and sequence for implementation of tendering.
The Government shall provide detailed regulations on dealing with exceptional situations in tendering.
Article 71 Tendering Inspectorate
1. Tendering inspections shall be carried out of organizations and individuals who are involved in tendering activities in order to implement a tender package belonging to any of the projects stipulated in article 1 of this Law.
2. The Tendering Inspectorate shall be the specialized inspectorate for the tendering sector. The organization and operations of the Tendering Inspectorate shall be implemented in accordance with the law on inspections.
Article 72 Resolution of protests regarding tendering
1. Tenderers shall have the right to protest about the results of selection of contractor and about other relevant matters during the tendering process.
2. The entities responsible for resolution of a protest made by a tenderer during the tendering process shall be the party calling for tenders, the investor and the authorized person. The authorized person shall resolve any protest by a tenderer regarding results of selection of contractor on the basis of a report from the Consulting Council for Resolution of Protests pursuant to article 73 of this Law.
3. With regard to protests about relevant matters during the tendering process other than the results of selection of contractor, the time-limit for lodging a protest shall be calculated as from the date the event protested about arose until the date of the notification of results of tendering. The time-limit for lodging a protest about the results of selection of contractor shall be a maximum of ten (10) days after the date of notification of results of tendering.
Article 73 Procedures for resolution of protests regarding tendering
1. The resolution of protests about relevant matters during the tendering process shall be implemented as follows:
(a) The party calling for tenders shall be responsible to resolve a protest regarding tendering made by a tenderer within a time-limit of a maximum five (5) working days from the date of receipt of the written protest of the tenderer. If the party calling for tenders is unable to resolve the protest or if the tenderer disagrees with the resolution as made by the party calling for tenders, the tenderer shall have the right to lodge the protest with the investor for the latter’s consideration and resolution in accordance with the provisions in sub-clause (b) of this clause.
(b) The investor shall be responsible to resolve a protest regarding tendering made by a tenderer within a time-limit of a maximum seven (7) working days from the date of receipt of the written protest of the tenderer. If the investor is unable to resolve the protest or if the tenderer disagrees with the resolution as made by the investor, the tenderer shall have the right to lodge the protest with the authorized person for the latter’s consideration and resolution in accordance with the provisions in sub-clause (c) of this clause.
(c) The authorized person shall be responsible to resolve a protest regarding tendering made by a tenderer within a time-limit of a maximum fifteen (15) working days from the date of receipt of the written protest of the tenderer. If the authorized person is unable to resolve the protest or if the tenderer disagrees with the resolution as made by the authorized person, the tenderer shall have the right to institute court proceedings.
2. The resolution of protests about results of selection of contractor shall be implemented as follows:
(a) In accordance with the provisions in sub-clause (a) of clause 1 of this article.
(b) In accordance with the provisions in sub-clause (b) of clause 1 of this article. If the investor is unable to resolve the protest or if the tenderer disagrees with the resolution as made by the investor, the tenderer shall have the right to concurrently submit the written protest to the authorized person and to the chairman of the Consulting Council for Resolution of Protests for consideration and resolution pursuant to sub-clause (c) of this clause.
(c) The Consulting Council for Resolution of Protests (hereinafter referred to as the Consulting Council) shall be responsible to request the tenderer, the investor and other bodies involved in the tendering to provide necessary information, data and opinions in order to formulate a report on the results of the tendering work. If necessary, the Consulting Council may work directly with the parties involved in order to clarify issues. The time-limit within which the Consulting Council shall provide it’s report shall be a maximum twenty (20) days after the date of receipt of the written protest of the tenderer. The chairman of the Consulting Council shall be a representative of the State administrative body for tendering, and members of the Consulting shall include a representative of the authorized person and a representative of the relevant occupational organization concerned. The authorized person shall be responsible to issue a decision on resolution of the protest of the tenderer within a time-limit of a maximum five (5) working days after the date of receipt of the report on results of tendering work from the Consulting Council. If the tenderer disagrees with the resolution made by the authorized person, the tenderer shall have the right to institute court proceedings.
3. A tenderer who wishes to make a protest regarding tendering shall have the right to institute court proceedings. If the tenderer chooses not to institute court proceedings, then the protest shall be resolved in accordance with clauses 1 and 2 of this article.
The Government shall provide detailed regulations on resolution of protests and on the operation of the Consulting Council.
Article 74 Complaints and denunciations about tendering
The making of complaints and denunciations about tendering and the resolution of such complaints and denunciations shall be implemented in accordance with the law on complaints and denunciations.
Article 75 Dealing with breaches of the law on tendering
1. Any organization or individual who breaches the law on tendering shall be dealt with by one of the following forms:
(a) A warning shall apply to any organization or individual in breach of the provisions of the Law on Tendering other than the breaches stipulated in article 12 of this Law;
(b) A fine shall be imposed on any organization or individual who acts in breach of the Law on Tendering and causes loss and damage to the interests of related parties;
(c) The penalty of prohibition from participation in tendering shall apply to any organization or individual who commits a breach being one of the acts stipulated in article 12 of this Law.
2. Any individual who commits a breach of the Law on Tendering where such conduct also constitutes a criminal offence shall be dealt with in accordance with the criminal law.
3. Any breach of the Law on Tendering by an organization or individual shall, in addition to being dealt with pursuant to the provisions in clause 1 of this article, be listed in the Tendering Newsletter and on the tendering website.
The Government shall provide detailed regulations on dealing with breaches of the law on tendering.
Chapter VI
IMPLEMENTING PROVISIONS
Article 76
The Government shall provide detailed regulations and guidelines for implementation of this Law.
Article 77
This Law shall be of full force and effect as of 1 April 2006.
This Law was passed by Legislature XI of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th Session on 29 November 2005.
THE CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY Nguyen Van An |