LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP SỬA ĐỔI 2020

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/01/2021

QUC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Luật số: 56/2020/QH14

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2020

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

1. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 như sau;

“1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

2. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:

“3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.”.

4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 8 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.”.

5. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 9 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên điều như sau:

“Điều 9. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.

Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ, ngành mình.

Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.”;

c) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:

“4. Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp được cấp thẻ giám định viên tư pháp.

Người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.

Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

“Điều 10. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp

1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;

b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;

c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;

đ) Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;

e) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;

g) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;

h) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.

2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:

a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;

b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế miễn nhiệm giám định viên pháp y thuộc thẩm quyền quản lý.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động tại các cơ quan ở trung ương ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp.

4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp.”.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 như sau:

“2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.

8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 như sau:

“4. Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:

a) Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

b) Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;

c) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

d) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:

“7. Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập quy định tại khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.”.

9. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 15 như sau:

“a) Có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;”.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]“Điều 20. Công nhận và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc[/NM_lightbox]

1. Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này để ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng.

Danh sách kèm theo thông tin về chuyên ngành giám định, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải, rà soát và cập nhật trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.

2. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lựa chọn, quyết định việc trưng cầu giám định,

Trong trường hợp đặc biệt, người trưng cầu giám định có thể trưng cầu cá nhân, tổ chức chuyên môn có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này không thuộc danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã công bố để thực hiện giám định nhưng phải nêu rõ lý do trong quyết định trưng cầu.

Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn cấp tỉnh có trách nhiệm giới thiệu cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này ngoài danh sách đã công bố để thực hiện giám định.”.

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau:

“2. Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:

a) Xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định trong vụ án, vụ việc đang giải quyết; lựa chọn cá nhân, tổ chức có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để ra quyết định trưng cầu giám định;

b) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;

c) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;

d) Tạm ứng, thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp;

đ) Thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp bị đe dọa do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp.”.

12. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 22 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:

“d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.”.

13. Bổ sung các điểm d, đ và e vào sau điểm c khoản 1 Điều 23 như sau:

“d) Đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp;

đ) Từ chối thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;

e) Được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa.”.

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:

“Điều 24. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp

1. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có quyền:

a) Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định;

b) Từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm;

c) Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định.

2. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp, phải phân công người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn.

Người đứng đầu tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện giám định, trường hợp cần có từ 02 người trở lên thực hiện vụ việc giám định thì phải phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định;

b) Bảo đảm thời gian, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định.

Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết;

c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức;

d) Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp thì phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn;

đ) Chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp do mình đưa ra.”.

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:

“Điều 25. Trưng cầu giám định tư pháp

1. Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Trường hợp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan không thể gửi kèm theo quyết định trưng cầu giám định thì người trưng cầu giám định có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; hạ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;

c) Tóm tắt nội dung sự việc;

d) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

đ) Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

e) Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;

g) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.

3. Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại và lý do của việc giám định bổ sung hoặc giám định lại.

4. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đối với cá nhân, tổ chức dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan có liên quan về nội dung trưng cầu, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

5. Trường hợp nội dung cần giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức thì người trưng cầu giám định phải tách riêng từng nội dung để trưng cầu tổ chức có chuyên môn phù hợp thực hiện giám định.

Trường hợp các nội dung giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn có quan hệ mật thiết với nhau, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức mà việc tách riêng từng nội dung gây khó khăn cho việc thực hiện giám định, ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả giám định hoặc kéo dài thời gian giám định thì người trưng cầu giám định phải xác định được nội dung chính cần giám định để xác định tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp trong việc thực hiện giám định.

Tổ chức chủ trì có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức triển khai việc giám định chung và thực hiện giám định phần nội dung chuyên môn của mình.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp phải có văn bản cử người giám định gửi người trưng cầu giám định; đối với tổ chức phối hợp thực hiện giám định thì còn phải gửi văn bản cử người giám định cho tổ chức chủ trì việc thực hiện giám định. Tổ chức chủ trì phải tổ chức ngay việc giám định sau khi nhận được văn bản cử người của tổ chức phối hợp thực hiện giám định. Việc giám định trong trường hợp này được thực hiện theo hình thức giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Trường hợp phát sinh vướng mắc trong việc trưng cầu, phối hợp thực hiện giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ trì, phối hợp với tổ chức được trưng cầu để giải quyết.”.

16. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau:

“Điều 26a. Thời hạn giám định tư pháp trong trường hợp trưng cầu giám định

1. Thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.

Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.

2. Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

3. Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.

Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp căn cứ vào thời hạn giám định tối đa và tính chất chuyên môn của lĩnh vực giám định quy định thời hạn giám định tư pháp cho từng loại việc cụ thể. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.

4. Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định tư pháp nhưng không được vượt quá thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.”.

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:

“Điều 31. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp

1. Người thực hiện giám định tư pháp phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực bằng văn bản toàn bộ quá trình thực hiện vụ việc giám định.

2. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp nêu rõ tình trạng đối tượng gửi giám định và thông tin, tài liệu có liên quan gửi kèm theo làm căn cứ để thực hiện giám định, thời gian, địa điểm, nội dung công việc, tiến độ, phương pháp thực hiện giám định, kết quả thực hiện và phải có chữ ký của người giám định tư pháp.

Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp phải được lưu trong hồ sơ giám định.”.

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:

“Điều 32. Kết luận giám định tư pháp

1. Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:

a) Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;

b) Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

c) Thông tin xác định đối tượng giám định;

d) Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

e) Phương pháp thực hiện giám định;

g) Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;

h) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.

2. Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp. Trường hợp yêu cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định tư pháp phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định.

Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định, người đứng đầu tổ chức còn phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.

Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này thực hiện giám định thì người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.

3. Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do Luật này quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp.”.

19. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 33 như sau:

“2. Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quy định chi tiết về mẫu, thành phần hồ sơ từng loại việc giám định và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Tổ chức được trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do người giám định thuộc tổ chức mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.

Người thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định tư pháp cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.

4. Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.”.

20. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

“Điều 36. Chi phí giám định tư pháp

1. Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.

2. Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.”.

21. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 37 như sau:

“1a. Việc thực hiện giám định tư pháp của công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng là hoạt động công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm bảo đảm đủ thời gian và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định. Người thực hiện giám định được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

Người giám định tư pháp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp trên cơ sở thỏa thuận với người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định.”.

22. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 38 như sau:

“2. Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có đóng góp tích cực cho hoạt động giám định tư pháp thì được tôn vinh, khen thưởng.”.

23. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

“Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý và hướng dẫn thi hành các văn bản đó;

b) Ban hành quy trình giám định; ban hành hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; căn cứ yêu cầu và tính chất đặc thù của lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý quy định cụ thể về thời hạn đối với từng loại việc giám định;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quyết định thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này; phân công đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ làm đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp;

d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, ngành mình, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp;

đ) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm số lượng, chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp; bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định và điều kiện vật chất cần thiết khác cho cá nhân, tổ chức giám định thuộc bộ, ngành mình quản lý;

e) Hằng năm, đánh giá chất lượng hoạt động của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý; kịp thời tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tổ chức giám định tư pháp có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp;

g) Quy định điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;

h) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp, kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;

i) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo quy định tại khoản 6 Điều 40 của Luật này;

k) Thực hiện hợp tác quốc tế về giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;

l) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổng kết về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

2. Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng quy trình giám định đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp ban hành theo thẩm quyền;

b) Công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp; hằng năm, tổng kết, gửi Bộ Tư pháp báo cáo về hoạt động giám định tư pháp của cơ quan mình;

c) Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm đ, e và h khoản 1 Điều này.”.

24. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 42 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 như sau:

“đ) Ban hành chỉ tiêu thống kê, thực hiện thống kê hằng năm về trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm h và bổ sung điểm i vào sau điểm h khoản 2 như sau:

“h) Hằng năm, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, đồng thời gửi bộ, ngành có liên quan về tình hình trưng cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo Công an cấp tỉnh gửi báo cáo về Sở Tư pháp, đồng thời gửi sở, ngành có liên quan về tình hình trưng cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định ở địa phương;

i) Lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí bảo đảm chi trả chi phí giám định tư pháp; trường hợp kinh phí được cấp không đủ thì lập dự toán để cấp bổ sung bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm đ, e, g và i khoản 2 Điều này; hằng năm, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, đồng thời gửi bộ, ngành có liên quan về tình hình trưng cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý.”.

25. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 43 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 như sau:

“a) Thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập; quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp;

b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương; đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp;

c) Bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định và điều kiện vật chất cần thiết khác cho cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý;

d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp ở địa phương;

đ) Hằng năm, đánh giá chất lượng hoạt động của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp ở địa phương theo quy định của Chính phủ, kịp thời tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tổ chức giám định tư pháp có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp và báo cáo kết quả cho Bộ Tư pháp;”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương; chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn khác giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý; phối hợp với Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương; phân công đơn vị làm đầu mối giúp cơ quan chuyên môn trong việc quản lý công tác giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.”.

26. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 44 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Ban hành chỉ tiêu thống kê, thực hiện thống kê về trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định trong hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và báo cáo Quốc hội trong báo cáo công tác hằng năm, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, bộ, ngành có liên quan; chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về Sở Tư pháp, đồng thời gửi sở, ngành có liên quan về tình hình trưng cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định ở địa phương.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4, bổ sung khoản 5 và khoản 6 vào sau khoản 4 như sau:

“4. Lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí bảo đảm chi trả chi phí giám định tư pháp, chi phí tham dự phiên tòa của người giám định trong hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; trường hợp kinh phí được cấp không đủ thì lập dự toán để cấp bổ sung bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp và chi phí tham dự phiên tòa của người giám định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định việc bố trí vị trí của người giám định tư pháp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa.

6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đăng tải và cập nhật danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp; kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý; hằng năm, đánh giá chất lượng hoạt động giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý; kịp thời tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp; trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổng kết về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ.”.

27. Bãi bỏ khoản 3 Điều 45.

28. Thay thế cụm từ “cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” bằng cụm từ “cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại khoản 3 Điều 16, khoản 3 Điều 17 và khoản 3 Điều 19.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 10 tháng 6 năm 2020.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 

Nguyễn Thị Kim Ngân

 

LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP SỬA ĐỔI 2020
Số, ký hiệu văn bản 56/2020/QH14 Ngày hiệu lực 01/01/2021
Loại văn bản Luật Ngày đăng công báo 23/07/2020
Lĩnh vực Hành chính - Tư pháp
Ngày ban hành 10/06/2020
Cơ quan ban hành Quốc hội
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản

NATIONAL ASSEMBLY
——-

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
—————-

Law No. 56/2020/QH14

Hanoi, June 10, 2020

 

LAW

AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO CERTAIN ARTICLES OF LAW ON JUDICIAL EXPERTISE

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Judicial Expertise No. 13/2012/QH13, already amended and supplemented by the Law No. 35/2018/QH14.

Article 1. Amendments and supplements to certain Articles of the Law on Judicial Expertise

1. Amending and supplementing Clause 1, 2 and 3 of Article 2 as follows:

“1. Judicial expertise means an activity in which a judicial expert uses his/her knowledge, means, scientific, technical and professional methods to draw professional conclusions about matters related to the initiation of legal proceedings, investigation, prosecution, adjudication and enforcement and execution of criminal judgments, settlement of civil cases and administrative cases as solicited for by an authority or person having procedural jurisdiction or requested by an expertise petitioner under the provisions of this Law.

2. Expertise solicitor includes authorities or persons having procedural jurisdiction.

3. Expertise petitioner means a person who, at his/her discretion, has the right to request an expertise service after having petitioned a jurisdictional procedural authority and person to solicit an expertise but failing to get approval. Persons having the right to request an expertise service on their own account comprise litigants in civil cases, administrative cases, civil plaintiffs, civil defendants, persons with related interests and obligations in criminal cases or their legal representatives, except where petitions for expertise service relate to the determination of criminal liability of the accused and defendant.”.

2. Amending and supplementing clause 1 of Article 3 as follows:

“1. Comply with the law and conform to professional standards regulations and expertise processes.”.

3. Amending and supplementing clause 3 of Article 6 as follows:

“3. Intentionally prolonging the performance of judicial expertise or exploiting judicial expertise solicitation or request to complicate and obstruct procedural activities.”.

4. Amending and supplementing several clauses of Article 8 as follows:

a) Amending and supplementing clause 1 as follows:

“1. The written request for appointment of a judicial expert made by a jurisdictional authority or organization stipulated in clause 2 of Article 9 herein, or the petition for appointment as a judicial expert submitted by an individual who used to be a judicial expert but is dismissed due to his/her retirement or resignation to establish his/her judicial expertise office.”;

b) Amending and supplementing clause 3 as follows:

“3. The resume and judicial record. If the candidate or applicant for being appointed as a judicial expert is a public official or employee, an officer of the army or people’s police force, or a professional serviceman or a defense worker, no judicial record will not be required.”.

5. Amending the article heading and several clauses of Article 9 as follows:

a) The article heading shall be reworded as follows:

“Article 9. Authority, processes and procedures for appointment as a judicial expert and grant of judicial expert’s identity cards”;

b) Amending and supplementing clause 2 as follows:

“2. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall select persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law, recommending them to the Minister of Health as forensic experts under their control.

The Ministry of National Defense and the Supreme People’s Procuracy shall select persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law, and recommending them to the Minister of Public Security as criminal experts under their control.

Heads of ministry-controlled units or ministerial-level bodies assigned to manage judicial expertise activities shall select persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law, and recommending them to ministers or heads of ministerial-level bodies as judicial experts having expertise in their area of expertise under their authority.

Heads of specialized affiliates of provincial People’s Committees in charge of the area of judicial expertise shall preside over, and cooperate with Directors of the Departments of Justice in, selecting persons satisfying criteria specified in Clause 1 of Article 7 herein, and receiving petition documentation from petitioners for appointment of judicial experts specified in Article 8 herein, and recommending them to Presidents of provincial-level People’s Committees as local experts.

Within 20 days after receipt of the submitted petition documentation, Ministers, Heads of ministerial-level bodies or Presidents of provincial-level People’s Committees shall issue their decision to appoint judicial experts. In case of rejection, the written notice of refusal clearly stating reasons must be sent to the petitioner.”;

c) Adding Clause 4 below Clause 3 as follows:

“4. A person appointed as a judicial expert shall be granted the judicial expert’s identity card.

Persons authorized to appoint judicial experts under clause 1 of this Article shall be accorded authority to issue or re-issue judicial expert’s identity cards.

Card samples, processes and procedures for issuance and re-issuance of judicial expert’s identity card shall comply with regulations of the Minister of Justice.”.

6. Amending and supplementing Article 10 as follows:

“Article 10. Authority, processes and procedures for dismissal of judicial experts and withdrawal of judicial expert’s identity cards

1. Cases of dismissal of judicial experts:

a) Failing to meet the criteria stipulated in Clause 1 of Article 7 herein;

b) Falling into one of the cases prescribed in Clause 2 of Article 7 herein;

c) Subject to disciplinary action at least in the form of caution, or administrative penalty for intentional violation of legislation on judicial expertise;

d) Committing one of the acts prescribed in Article 6 herein;

dd) Obtaining a decision to retire or resign, except the case where the judicial expert submits a written document showing his/her desire to continue to take part in judicial expertise activities, and directly supervisory body or organization needs him/her in accordance with legislative regulations;

e) Changing his/her job position or transferring to another agency or organization to the extent that suitable conditions for continuation of his/her judicial expertise no longer exist;

g) Accepting his/her own request. If the judicial expert who is a public official or employee, an officer of the army or people’s police force, or a professional serviceman or a defense worker wish to leave his/her job position, he/she must seek consent from his/her directly supervisory body or organization;

h) Such dismissal will occur if a judicial expert is appointed as a prerequisite for setting up a his/her expertise office but, after 01 year from the date of appointment, failing to do so or, after 01 year of receipt of the decision to allow establishment of expertise office, failing to register the operation of his/her office.

2. Request documentation for dismissal of a judicial expert, including:

a) Written request for dismissal of a judicial expert, made by the judicial expert’s supervisory body or organization, or application form for dismissal of a judicial expert;

b) Written document or paper proving that the judicial expert falls into one of the cases prescribed in Clause 1 of this Article.

3. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall consider requesting the Minister of Health to issue their decision to dismiss the forensic expert under their management.

The Minister of National Defense and the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy shall consider requesting the Minister of Public Security to issue their decision to dismiss the criminal expert under their management.

Ministers and Heads of ministerial-level bodies can dismiss judicial experts operating at central authorities in the area of judicial expertise under their management at the request of Heads of units under the control of ministries or ministerial-level bodies assigned to manage judicial expertise activities.

Presidents of provincial People’s Committees can dismiss local judicial experts at the request of heads of specialized authorities affiliated to provincial People’s Committees in charge of the area of judicial expertise judicial expertise after obtaining unanimous opinions from the Director of the Department of Justice.

4. Within 10 days after receipt of the submitted request or petition documentation, Ministers, Heads of ministerial-level bodies or Presidents of provincial People’s Committees shall consider issuing their decision to dismiss judicial experts, withdrawing or revoking judicial expert’s identity cards and revising the list of judicial experts on the web portals of ministries, ministerial-level bodies or provincial People’s Committees as well as sending the revised list to help the Ministry of Justice to adjust the general list of judicial experts.”.

7. Amending and supplementing clause 2 of Article 11 as follows:

“2. Refuse to provide judicial expertise service in cases where the subject matters of the solicited or requested expertise is irrelevant to the judicial expert’s professional scope, or the judicial expert does not fully meet qualification requirements or conditions necessary for the provision of judicial expertise service; information about the subject of judicial expertise and related documents are not provided in full or are invalid to help give judicial expert conclusions or testimonies after the solicitor or petitioner’s failure to make any requested modification thereof; the time length needed to conduct a judicial expertise activity is not adequate; the independence and objectivity of a judicial expertise activity are not assured. In case of refusal to provide judicial expertise service, within 05 working days of receipt of the decision to solicit or petition for judicial expertise, it is obligatory to notify the solicitor or petitioner for judicial expertise in writing with clear reasons to be stated.”.

8. Amending and supplementing several clauses of Article 12 as follows:

a) Amending and supplementing Clause 4 and Clause 5 as follows:

“4. Public providers of criminal technical expertise service, including:

a) National Institute of Forensic Science controlled by the Ministry of Public Security;

b) Criminal Justice Technology Divisions controlled by provincial Departments of Public Security;

c) Bureau of Criminal Justice Technology and Expertise controlled by the Ministry of National Defense;

d) Bureau of Criminal Justice Technology and Expertise controlled by the Supreme People’s Procuracy.

5. Bureau of Criminal Justice Technology and Expertise controlled by the Supreme People’s Procuracy shall conduct the judicial expertise on electronic audiovisual data.  Based on actual needs and conditions of specific localities, Criminal Justice Technology Divisions controlled by provincial Departments of Public Security shall assign forensic experts to provide forensic expertise service.”;

b) Amending and supplementing clause 7 as follows:

“7. The Government shall elaborate on the functions, tasks, organizational structure and working regime of a public judicial expertise service provider specified in Clauses 2 and 3, Points a, b and c of Clause 4 of this Article.

The Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy shall lay down regulations on the functions, tasks and organizational structure of the Bureau of Criminal Justice Technology and Expertise of the Supreme People’s Procuracy, and submitting these regulations to the National Assembly’s Standing Committee to seek their ratification and approval.”.

9. Amending and supplementing point a of clause 1 of Article 15 as follows:

“a) Having at least 3 years of experience working as a judicial expert and providing expertise service in the area the same as the one mentioned in the application for establishment of the  Expertise Service Office;”.

10. Amending and supplementing Article 20 as follows:

“Article 20. Recognition and publication of the list of judicial experts or subject-matter expertise service providers

1. Ministry of Construction, Ministry of Finance, Ministry of Culture, Sports and Tourism, Ministry of Information and Communications, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Transport, Ministry of Science and Technology, Ministry of Agriculture and Rural Development, State Bank of Vietnam, other ministries, ministerial-level agencies, governmental bodies, and provincial People’s Committees, shall select individuals and organizations satisfying the criteria and conditions specified in Articles 18 and 19 of this Law to issue decisions to recognize subject-matter judicial experts and subject-matter judicial expertise service providers in the domains under their management to meet procedural expertise requirements.

The list, including information about the specialization of expertise, professional experience, qualification and skills of subject-matter judicial experts or subject-matter expertise service providers, shall be published, reviewed and updated on the web portals of ministries, ministerial-level agencies, governmental authorities, provincial People’s Committees, and at the same time being sent to the Ministry of Justice for the purpose of compilation of a general list.

2. The list of subject-matter judicial experts and subject-matter judicial expertise service providers which is prescribed in Clause 1 of this Article shall serve as a basis for authorities or persons having procedural jurisdiction to decide on soliciting the judicial expertise.

In special cases, the expert solicitor may solicit specialized individuals or organizations meeting the criteria and conditions specified in Articles 18 and 19 of this Law, but not on the list of subject-matter judicial experts and subject-matter judicial expertise service providers which has already been published, to carry out the judicial expertise provided that reasons must be clearly included in the solicitation decision.

At the request of authorities or persons having jurisdiction to initiate legal proceedings, ministries, ministerial-level agencies, governmental bodies, State Audit and specialized organs affiliated to provincial People’s Committees and central authorities located within provincial boundaries shall be responsible for introducing individuals and organizations satisfying the criteria and conditions specified in Articles 18 and 19 of this Law which are not on the published list to conduct the judicial expertise.”.

11. Amending and supplementing clause 2 of Article 21 as follows:

“2. The judicial expertise solicitor shall have the following obligations:

a) Clearly define the contents, fields or areas of specialization subject to the judicial expertise in the cases or matters under the resolution process; select individuals and organizations capable and qualified to conduct the judicial expertise in accordance with the nature and contents of the judicial expertise in order to issue the decision to solicit the judicial expertise;

b) Issue the written decision to solicit the judicial expertise;

c) Promptly and fully provide and take responsibility before law for information, documents and specimens related to subjects and contents of the judicial expertise at the request of individuals or organizations conducting the judicial expertise;

d) Make advance payments or payments of judicial expertise costs on time and in full;

dd) Take or request competent authorities to apply measures prescribed by laws to protect judicial experts or their relatives if there are grounds for determining that life, health, reputation, dignity or property of theirs or their relatives’ is in danger owing to their implementation of judicial expertise or involvement in cases or matters in the name of a judicial expert.”.

12. Amending and supplementing several points and clauses of Article 22 as follows:

a) Amending and supplementing clause 1 as follows:

“1. Expertise petitioners may request jurisdictional procedural authorities and persons in writing to solicit judicial expertise services. If jurisdictional procedural authorities and persons reject these petitions for solicitation of judicial expertise services within 7 days of receipt of such petitions, they must inform petitioners in writing. Upon expiration of the aforesaid time limit or upon receipt of the notice of rejection, petitioners for solicitation of judicial expertise services may petition for judicial expertise services in person.”;

b) Amending and supplementing point d of clause 2 as follows:

“d) Petition jurisdictional procedural authorities and persons to solicit for the judicial expertise activity to be repeated; solicit the supplementary expertise service in accordance with clause 1 of Article 29 herein.”.

13. Adding points d, dd and e under point c of clause 1 of Article 23 as follows:

“d) Petition the judicial expertise solicitor or the competent authority to take protective measures as prescribed by law if there is a sign that life, health, honor, dignity or property of the judicial expert himself/herself or his/her relatives is at risk due to his/her implementation of judicial expertise or participation in a case or matter in the name of a judicial expert;

dd) Refuse to carry out the judicial expertise activity in cases prescribed in Clause 2 of Article 11 herein;

e) Take an appropriate seat while participating in the court process.”.

14. Amending and supplementing Article 24 as follows:

“Article 24. Rights and obligations of organizations solicited or requested for judicial expertise

1. Organizations solicited or requested for judicial expertise shall assume the following rights:

a) Request the solicitor or petitioner for judicial expertise to promptly and fully provide information, documents and samples necessary for the judicial expertise;

b) Refuse to accept the judicial expertise solicitation or petition in cases where the subject matters of the contents of such solicitation or petition are irrelevant to the judicial expert’s professional scope, or the judicial expert does not fully meet qualification requirements or conditions necessary for the provision of judicial expertise service; information about the subject of judicial expertise and related documents are not provided in full or are invalid to help give judicial expert conclusions or testimonies after the solicitor or petitioner’s failure to make any requested modification thereof; the time length needed to conduct a judicial expertise activity is not adequate; the independence and objectivity of a judicial expertise activity are not assured;

c) Receive judicial expertise expenses paid in advance upon receipt of judicial expertise requests or solicitations; receive payments of judicial expertise costs and expenses on time and in full when notifying judicial expertise results.

2. Organizations solicited or requested for judicial expertise shall assume the following obligations:

a) Within 05 working days of receipt of the solicitation or request for judicial expertise, assign their staff members with professional qualifications and skills relevant to the contents of the solicitation or request for judicial expertise, take responsibility for his or her professional competence and notify solicitors or petitioners for judicial expertise, except if laws prescribe a shorter duration.

Heads of organizations solicited or requested for judicial expertise shall direct and push the implementation of judicial expertise and, if at least 2 staff members are needed to perform judicial expertise tasks, shall assign a person responsible for coordinating the implementation of judicial expertise;

b) Ensure the provision of enough time, equipment, facilities and other conditions necessary for conducting the judicial expertise.

During the process of judicial expertise, if new contents or other problems arise, individuals or organizations conducting judicial expertise must immediately notify the solicitor or petitioner for judicial expertise to agree on the settlement plan;

c) Compensate for any loss or damage in case the person carrying out judicial expertise activities  that they have assigned intentionally makes a false expert conclusion or testimony, causing damage to any individual or organization;

d) In case of refusal to accept a solicitation or petition for judicial expertise, within 05 working days of receipt of the decision to solicit or petition for judicial expertise, it is obligatory to notify the solicitor or petitioner for judicial expertise in writing with clear reasons to be stated, except if laws prescribe a shorter duration;

dd) Bear responsibility for any expert conclusion or testimony given on their own account.”.

15. Amending and supplementing Article 25 as follows:

“Article 25. Solicitation for judicial expertise

1. The solicitor for judicial expertise shall issue the written decision to solicit judicial expertise, and sending that decision, enclosing subjects of the judicial expertise, information, documents and objects (if any) relevant to individuals or organizations providing judicial expertise service.  If these subjects of the judicial expertise, relevant information, documents and objects are unlikely to be attached to the decision to solicit judicial expertise, the solicitor for judicial expertise shall be responsible for carrying out necessary procedures for transfer thereof to individuals or organizations providing judicial expertise service.

2. The decision to solicit judicial expertise must include the followings:

a) Name of the authority soliciting judicial expertise; full name of the person having jurisdiction to solicit judicial expertise;

b) Name or full name of the organization or person solicited to provide judicial expertise service;

c) Summary of main points of the case or matter;

d) Name and characteristics of the subject of judicial expertise;

dd) Name of related documents, objects or verification samples attached hereto (if any);

e) Specialized contents of issues subject to the judicial expertise;

g) Date (day, month and year) of the solicitation for the judicial expertise and time limit for notification of the judicial expert conclusion or testimony.

3. In case of soliciting the additional or repeated judicial expertise, the decision to solicit a judicial expertise activity must clearly state whether to solicit an additional or repeated judicial expertise activity and the reasons for that additional or repeated judicial expertise.

4. Where necessary, before issuing a decision to solicit a decision to solicit a judicial expertise activity, competent procedural authorities and persons shall confer with persons or organizations expected to be solicited for judicial expertise and other relevant agencies about the contents of solicitation, time limit for judicial expertise, information, documents and specimens needed for the judicial expertise and other relevant matters (if any).

5. In case where the contents of judicial expertise relate to many fields and fall within the remit of multiple organizations, the solicitor for judicial expertise must separate contents to solicit appropriate specialized organizations to carry out the judicial expertise.

Where the contents of judicial expertise are related to multiple specializations which are closely related to each other, are under the responsibility of various organizations, but the separation of contents makes it difficult for the implementation of judicial expertise, affecting the accuracy of the expert results or prolonging the expertise time length, the solicitor for judicial expertise must determine the main contents of judicial expertise in order to identify the presiding and cooperating body involved in providing the judicial expertise service.

The presiding body shall be responsible for acting as the focal point in taking charge of the general judicial expertise and undertaking the contents of the judicial expertise falling within their specialization.

Within 05 working days of receipt of the decision to solicit the judicial expertise, the organization solicited for judicial expertise must send a letter seconding a judicial expert to the person soliciting judicial expertise; as for the organization cooperating in conducting judicial expertise, they must send a letter seconding a judicial expert to the organization presiding over the implementation of judicial expertise. The presiding organization must implement the judicial expertise immediately after receipt of the letter seconding the judicial expert from the organization cooperating in the implementation of judicial expertise.   In this case, the judicial expertise shall be carried out in the form of a judicial expertise on collectives falling within various professional domains specified in Clause 3 of Article 28 herein.

In case problems arise from the solicitation or cooperation in carrying out the judicial expertise, jurisdictional procedural authorities and persons shall preside over and cooperate with the organization solicited to conduct the judicial expertise in taking action.”.

16. Adding Article 26a under Article 26 as follows:

“Article 26a.   Time limit for providing judicial expertise service in case of soliciting for judicial expertise  

1. The time limit for judicial expertise shall start from the date on which the individual or organization solicited for judicial expertise receives the decision to solicit expertise service, enclosing all documents and information about the subjects of judicial expertise, other information, documents, objects or specimens needed for judicial expertise.

In the course of implementation of judicial expertise, if it is necessary to provide additional documents and records that serve as a basis for the judicial expertise, the person or organization solicited to provide judicial expertise service shall request the person soliciting the judicial expertise in writing to provide additional documents and records. The period from the date on which an individual or organization solicited for judicial expertise makes a written request to the date of receipt of additional documents and records shall not be part of the time limit for judicial expertise.

2. The time limit for judicial expertise for cases in which the solicitation of judicial expertise is required shall comply with criminal procedure law.

3. The maximum time limit for judicial expertise for the case not prescribed in clause 2 of this Article shall be 3 months. If a matter subject to judicial expertise has complicated property or large workload, the maximum time limit for that judicial expertise shall be 04 months.

Ministries and ministerial-level authorities specialized in managing judicial expertise shall, based on the maximum time limit and the nature of each area of expertise, regulate the time limit for judicial expertise on each particular case or matter. The time limit for judicial expertise may be extended under the decision of the authority soliciting the judicial expertise, but not more than half of the maximum time limit for judicial expertise on such case or matter.

4. The person who solicits judicial expertise may negotiate on the time limit with the individual or organization solicited for judicial expertise prior to the solicitation of judicial expertise, but must not exceed the time limit specified in Clause 2 and 3 of this Article.

5. In case problems arise or there are grounds for believing that a case of matter of judicial expertise cannot be completed on time, the individual or organization carrying out the judicial expertise must promptly send a notification, clearly stating the reasons for such failure to meet the deadline, to the solicitor for judicial expertise, and clarifying the expected time of completion or conclusion of the judicial expertise.”.

17. Amending and supplementing Article 31 as follows:

“Article 31. Written record of the judicial expertise process

1. Persons carrying out the judicial expertise must promptly, fully and honestly record in writing the whole process of performance of the judicial expertise.

2. The written record of the process of conducting judicial expertise must clearly state the condition of the subject sent for judicial expertise and enclosed relevant information and documents as a basis for performance of judicial expertise, time, place, volume of work, schedule and method of implementation of judicial expertise, results of such implementation, and must be signed by the in-charge judicial expert.

The written record of the judicial expertise process must be filed in the judicial expertise file.”.

18. Amending and supplementing Article 32 as follows:

“Article 32. Judicial expert conclusion

1. Judicial expert conclusions must be documented, including the followings:

a) Full name of the person carrying out judicial expertise; the organization providing judicial expertise service;

b) Name and full name of the jurisdictional procedural authority or the competent procedural person who solicits the judicial expertise; number of the written document on solicitation of the judicial expertise, or full name of the petitioner for the judicial expertise;

c) Information identifying the subject of judicial expertise;

d) Time of receipt of the written solicitation or request for judicial expertise;

dd) Subject matters of the petition for judicial expertise;

e) Judicial expertise approach;

g) Explicit and specific conclusions about the professional contents of the subjects of judicial expertise according to the judicial expertise solicitation or petition;

h) Time and location of rendering and completion of the judicial expertise.

2. In case of soliciting or petitioning individuals to conduct judicial expertise, the judicial expert conclusion report must bear the signature and clearly state the full name of the judicial expert. In case of submission of the petition to the organization seconding the judicial expert, the judicial expertise conclusion report must have the full signature, full name of the judicial expert and must be attested by the signature of the organization seconding the judicial expert.

In case of soliciting or petitioning an organization to conduct a judicial expertise, in addition to the signature and full name of the judicial expert, the organization’s head must sign and affix a seal on the judicial expert conclusion report and the organization solicited or petitioned for judicial expertise must take responsibility for the judicial expert conclusion.

If an expert council specified in Clause 1 of Article 30 of this Law conducts an expertise activity, the person competent to decide on the establishment of the council must sign and affix a seal on the judicial expert conclusion and take responsibility for the legal status of the expert council.

3. In cases where the judicial expertise is conducted before the decision to institute criminal cases is issued, in accordance with the order and procedures prescribed by this Law, the competent procedural authority may use the conclusion drawn after completion of that expertise service as a judicial examination conclusion.”.

19. Amending and supplementing Clause 2, 3 and 4 of Article 33 as follows:

“2. Judicial expertise file must be made by using a uniform form.

Ministers and heads of ministerial-level authorities shall be responsible for elaborating on the samples and classification of the file by each expertise work and the regime of archiving of judicial expertise files in the domains under their respective management.

3. The organization solicited to conduct judicial expertise shall be responsible for preservation and archiving of documentation on the judicial expertise performed by their judicial expert in accordance with the law on archival and regulations of their host ministry, sectoral administration or authority.

The person conducting judicial expertise shall be responsible for transfer of documentation on the judicial expertise to their directly supervisory authority in accordance with the law on archival and regulations of their host ministry, sectoral administration or authority.

4. Files or documentation on judicial expertise shall be presented upon the request of jurisdictional procedural authorities or persons during the legal proceedings against criminal, administrative cases or civil matters.”.

20. Amending and supplementing Article 36 as follows:

“Article 36. Judicial expertise costs and expenses

1. The person soliciting or petitioning judicial expertise shall pay judicial expertise costs or expenses to individuals or organizations conducting the judicial expertise according to the law on judicial expertise costs and expenses.

2. Funding for payment of judicial expertise costs and expenses for which competent procedural authorities are liable shall be provided from the state budget according to their annual estimates of budget for the performance of judicial expertise tasks.”.

21. Insert Clause 1a after Clause 1 of Article 37 as follows:

“1a. The judicial expertise carried out by civil servants, officers, military officers, people’s police officers, professional servicemen and defense workers shall be deemed as an official duty. Directly supervisory authorities and organizations shall be responsible for ensuring the provision of enough time, equipment, facilities and other conditions necessary for conducting the judicial expertise. Persons carrying out the judicial expertise activity shall be entitled to allowances and benefits under laws.

Judicial experts who are not paid salaries, or wages by the state budget or organizations conducting subject-matter judicial expertise that are not funded by the State shall handle and carry out the judicial expertise under the agreement with the person soliciting or petitioning the judicial expertise.”.

22. Amending and supplementing clause 2 of Article 38 as follows:

“2. If persons or organizations conducting the judicial expertise, and organizations conducting the subject-matter judicial expertise, make active contributions to judicial expertise activities, they shall be honored, praised and awarded.”.

23. Amending and supplementing Article 41 as follows:

“Article 41. Duties and authority of Ministries, Ministry-level agencies and Governmental bodies

1. Ministries and ministerial-level authorities in charge of the specialized management of the area of expertise shall have the following duties and authority:

a) Promulgate or request competent state agencies to adopt legal documents on judicial expertise in the area of expertise under their management, and provide guidance on the implementation of those documents;

b) Issue the process for carrying out the judicial expertise; adopt or provide instructions about the application of professional regulations to judicial expertise practice; based on the requirements and specific nature of the domains under their management, set the particular time limit for each type of judicial expertise work;

c) Preside over and cooperate with the Ministry of Justice in deciding to establish, improve and consolidate public judicial expertise service providers under their jurisdiction according to the provisions of this Law; assign units put under the control of Ministries and ministerial-level authorities to act as the general management of judicial expertise work;

d) Appoint, dismiss, issue, withdraw or revoke identity cards of judicial experts within their competence; recognize the list of subject-matter judicial experts and subject-matter judicial expertise service providers; post and update the list of judicial experts and judicial expertise service providers on the web portals of their respective ministries or sectoral administrations, and at the same time send that list to the Ministry of Justice;

dd) Take responsibility before the Government and the Prime Minister for ensuring the quantity and quality of activities of judicial experts and judicial expertise service providers; ensure sufficient funding, equipment, facilities and other material conditions necessary for judicial experts and judicial expertise service providers under their authority;

e) Annually, evaluate the quality of activities of judicial experts and judicial expertise service providers under their respective management; promptly honor and reward those with outstanding achievements in judicial expertise activities;

g) Provide for condition of facilities, equipment and means of judicial expertise offices and subject-matter judicial expertise service providers in the domains under their respective management;

h) Provide professional training courses and other educational courses in legal knowledge for judicial experts under their authority;

i) Examine, inspect and settle complaints and denunciations about judicial expertise activities in the domains under their respective management; cooperate with the Ministry of Justice in examining and inspecting the organization and implementation of judicial expertise activities according to the provisions of Clause 6 of Article 40 herein;

k) Enter into international cooperation in judicial expertise in the domains under their management;

l) Before December 31 every year, summarize the judicial assessment organization and activities in the fields under its management and send reports to the Ministry of Justice for its consolidation and reporting to the Government.

2. Governmental bodies shall have the following rights and responsibilities:

a) Develop a judicial expertise process to request ministries and ministerial-level authorities in charge of the specialized management in the area of judicial expertise to promulgate such process according to its competence;

b) Recognize the list of subject-matter judicial experts and subject-matter judicial expertise service providers; post and update the list of judicial experts and judicial expertise service providers on their own web portals, and at the same time send that list to the Ministry of Justice; on an annual basis, prepare a general report for submission to the Ministry of Justice on their own judicial expertise activities;

c) Have other duties and authority prescribed in point dd, e and h of clause 1 of this Article.”.

24. Amending and supplementing several clauses of Article 42 as follows:

a) Amending and supplementing point dd of clause 2 as follows:

“dd) Issue statistical indicators, make the annual statistics of solicitations and petitions for judicial expertise activities, evaluate the implementation of judicial expertise and the use of judicial expert conclusions and needs of investigation agencies under their management;”;

b) Amending and supplementing point h and adding point i under point h of clause 2 as follows:

“h) Annually, review and send reports on the situation of solicitation of judicial expertise to the Ministry of Justice, at the same time send them to relevant ministries and agencies, evaluate the judicial expertise activities and the use of judicial expert conclusions and needs for judicial expertise within the system of investigation agencies under their management; direct provincial-level Police forces to send reports on the situation of solicitation of judicial expertise to the Departments of Justice, concurrently send them to relevant departments and sectoral administrations, evaluate the judicial assessment and the use of judicial expert conclusions and needs for local expertise services;

i) Estimate and request competent authorities to provide funding to cover the costs and expenses of judicial expertise; In case the allocated funding is insufficient, they shall make an estimate of additional funding to ensure timely and full payment of judicial expertise costs and expenses in accordance with the law on state budget.”;

c) Amending and supplementing clause 3 as follows:

“3. The Ministry of National Defense shall have the tasks and powers specified at Points dd, e, g and i of Clause 2 of this Article; annually review and send reports to the Ministry of Justice, and at the same time send reports to relevant ministries and sectoral administrations on the situation of solicitation of judicial expertise, and evaluate judicial expertise activities and the use judicial expert conclusions and needs for judicial expertise within the system of investigation agencies under their jurisdiction.”.

25. Amending and supplementing several points and clauses of Article 43 as follows:

a) Amending and supplementing point a, b, c, d and dd of clause 1 as follows:

“a) Establish public judicial expertise service providers; decide to allow the establishment of Judicial Expertise Offices;

b) Appoint, dismiss, issue, withdraw or revoke identity cards of judicial experts within their competence; recognize the list of subject-matter judicial experts and subject-matter judicial expertise service providers at localities; post and update the list of judicial experts and judicial expertise service providers on the web portals of provincial People’s Committees, and at the same time send that list to the Ministry of Justice;

c) Provide sufficient funds, equipment and means of judicial expertise and other necessary material conditions for judicial experts and judicial expertise service providers under their management;

d) Provide training courses in legal knowledge for appointed judicial experts at localities;

dd) Annually, evaluate the quality of activities of judicial experts and judicial expertise service providers under the Government’s regulations, and promptly honor and reward those with outstanding achievements in judicial expertise activities, and report on results of these activities to the Ministry of Justice;”;

b) Amending and supplementing clause 2 as follows:

“2. The Departments of Justice shall be responsible for assisting the People’s Committees of the provinces to perform the state management of judicial expertise at localities; preside over and cooperate with other specialized agencies in assisting provincial People’s Committees in managing the operations of Judicial Expertise Offices.

Specialized agencies affiliated to the People’s Committees of provinces in charge of judicial expertise shall be responsible to the People’s Committees of provinces for the organization and implementation of judicial expertise activities under their management; cooperate with the Departments of Justice to assist the provincial People’s Committees in the state management of judicial expertise at localities; assign units to act as focal points to assist specialized agencies in the management of judicial expertise in the fields under their management.”.

26. Amending and supplementing several clauses of Article 44 as follows:

a) Amending and supplementing clause 2 as follows:

“h) Issue statistical indicators, carry out the statistics of solicitation and evaluate the implementation of judicial expertise and the use of judicial expert conclusions and needs for judicial expertise within the system of the People’s Courts, the People’s Procuracies, and report to the National Assembly on annual performance and send reports to Ministry of Justice, other relevant ministries and sectoral administrations; direct provincial-level the People’s Courts and the People’s Procuracies in provinces to report on the situation of solicitation of judicial expertise to Departments of Justice, concurrently send them to relevant departments and sectoral administrations, evaluate judicial assessment activities and the use of judicial expert conclusions and needs for local expertise services.”;

b) Amending and supplementing clause 4, and inserting clause 5 and clause 6 after clause 4 as follows:

“4. Estimate and request competent authorities to provide funding to cover the costs and expenses of judicial expertise, participation in court sessions of judicial experts within the system of the People’s Courts and the People’s Procuracies; In case the allocated funding is insufficient, they shall make an estimate of additional funding to ensure timely and full payment of costs and expenses of judicial expertise activities and participation in court sessions for judicial experts in accordance with the law on state budget.

5. The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall regulate the seat of a judicial expert in a court session.

6. The Supreme People’s Procuracy shall preside over and cooperate with the Ministry of Justice in establishing, consolidating and improving the organization of the Bureau of Criminal Justice Technology and Expertise under the control of the Supreme People’s Procuracy; post and update the list of judicial experts on the web portal of the Supreme People’s Procuracy, and at the same time send such list to the Ministry of Justice; examine, inspect and settle complaints and denunciations concerning the organization and implementation of judicial expert activities of the Bureau of Criminal Justice Technology and Expertise under their management; annually, evaluate the quality of judicial expertise activities under its management; promptly honor and reward judicial experts and judicial expertise service providers who have made outstanding achievements in their judicial assessment activities under their respective management; before December 31 each year, conduct the review of  the organization and implementation of judicial expertise activities under their management and send reports to the Ministry of Justice for the final report submitted to the Government.”.

27. Repealing clause 3 of Article 45.

28. Replacing the phrase “specialized authorities of provincial People’s Committees” with “specialized agencies controlled by provincial People’s Committees” in Clause 3 of Article 16, Clause 3 of Article 17 and Clause 3 of Article 19.

Article 2. Entry into force

This Law shall take effect on January 1, 2021.

This Law is passed in the 9th plenary session of the XIVth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam held on June 10, 2020.

 

NATIONAL ASSEMBLY’S CHAIRWOMAN

Nguyen Thi Kim Ngan