LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY 2000

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/06/2001

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 23/2000/QH10

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2000

 

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 23/2000/QH10 NGÀY 09 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ

Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma tuý;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về phòng, chống ma tuý.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý.

Điều 2

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

4. Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

5. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

6. Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.

7. Phòng, chống ma tuý là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý.

8. Tệ nạn ma tuý là tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý.

9. Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều này, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

10. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý là việc cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều này và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác.

11. Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Điều 3

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;

2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuýxúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;

4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;

5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;

6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;

7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;

9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.

Điều 4

1. Phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma tuý với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

Điều 5

1. Nhà nước Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống ma tuý và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma tuý.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma tuý.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ

Điều 6

Cá nhân, gia đình có trách nhiệm:

1. Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý;

2. Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh;

3. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của người khác;

4. Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

Điều 7

Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý.

Điều 8

1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền địa phương tổ chức.

2. Tại các vùng phải xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.

Điều 9

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân kiến thức, pháp luật về phòng, chống ma tuý; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh;

2. Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn ma tuý;

3. Giám sát hoạt động phòng, chống ma tuý ở cơ quan, nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và địa bàn dân cư;

4. Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cai nghiện ma tuý; tham gia giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

Điều 10

Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:

1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;

2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;

3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.

Điều 11

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma tuý ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma tuý; tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma tuý.

Điều 12

Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma tuý; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma tuý.

Điều 13

1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân được tiến hành một số hoạt động sau đây:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý tại các địa bàn biên giới và nội địa;

b) áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý;

c) Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý;

d) Yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 8 Điều 3 của Luật này;

đ) Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

e) áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma tuý.

2. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều này khi được cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý yêu cầu có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu đó.

3. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý trong việc thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14

1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật.

2. Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng, chống ma tuý mà bị thiệt hại về tài sản thì được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

3. Cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, viện kiểm sát, toà án và chính quyền các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 3:

KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP LIÊN QUAN  ĐẾN MA TUÝ

Điều 15

Việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Điều 16

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức được vận chuyển chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải đóng gói, niêm phong theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng của mình và có biện pháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát.

2. Việc vận chuyển các chất quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 17

Việc tồn trữ, bảo quản, kê đơn và bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh tại các cơ sở y tế phải thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 18

Cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này phải lập hồ sơ về các hoạt động đó theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu để phối hợp quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Điều 19

Chỉ cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện do Chính phủ quy định mới được phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Điều 20

1. Các trường hợp vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải có giấy phép quá cảnh của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Tổ chức cần vận chuyển quá cảnh phải gửi đơn và hồ sơ xin phép quá cảnh kèm theo giấy phép của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu đến Bộ Công an Việt Nam để làm thủ tục.

Giấy phép quá cảnh được gửi cho tổ chức xin phép, hải quan cửa khẩu nơi có hàng quá cảnh đi qua và các cơ quan khác có liên quan. Giấy phép quá cảnh có giá trị một lần trong thời hạn được ghi trong giấy phép.

2. Việc vận chuyển quá cảnh các chất quy định tại khoản 1 Điều này phải theo đúng hành trình đã ghi trong giấy phép quá cảnh. Tổ chức vận chuyển quá cảnh phải làm thủ tục, chịu sự kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan khác có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 21

Mọi trường hợp vận chuyển chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vào, ra hoặc qua lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam hoặc không tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam về vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh thì đều bị coi là vận chuyển trái phép.

Điều 22

Việc giao, nhận, vận chuyển, tàng trữ, bảo quản, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 23

1. Việc mang theo một số lượng hạn chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dự phòng cho việc sơ cứu, cấp cứu trong cuộc hành trình hoặc du lịch quốc tế trên tàu thuỷ, tàu bay, tàu hoả, ô tô hoặc các phương tiện vận tải khác không bị coi là mang hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

Người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm làm thủ tục khai báo với cơ quan hải quan của Việt Nam, giải trình về số lượng thuốc đã sử dụng và áp dụng các biện pháp an toàn thích hợp để ngăn chặn việc sử dụng không đúng mục đích hoặc vận chuyển trái phép các thuốc đó. Khi cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được tiến hành kiểm tra, kiểm soát trên các phương tiện vận tải đó.

2. Việc mang theo thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh của cá nhân khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam và phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 24

1. Chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần bị thu giữ trong các vụ án hình sự phải tiêu huỷ, trừ trường hợp chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần được sử dụng trong các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bị chiếm đoạt được trả lại cho chủ sở hữu.

2. Việc xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

3. Việc xử lý chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tiền chất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Chương 4:

CAI NGHIỆN MA TUÝ

Điều 25

Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý; áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý; tổ chức các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý.

Điều 26

1. Người nghiện ma tuý có trách nhiệm:

a) Tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính quyền cơ sở nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện;

b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.

2. Gia đình có người nghiện ma tuý có trách nhiệm:

a) Báo cho chính quyền cơ sở về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và tình trạng nghiện của người đó;

b) Giúp người nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và chính quyền cơ sở;

c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;

d) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.

Điều 27

Các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng được áp dụng đối với tất cả người nghiện ma tuý. Các cơ quan, tổ chức ở địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.

Điều 28

1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 29

1. Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.

2. Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.

3. Việc cai nghiện ma tuý đối với người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, thẩm quyền, thời gian, chế độ cai nghiện, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chính phủ quy định.

Điều 30

Trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma tuý có trách nhiệm:

1. Tuân thủ nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện bắt buộc;

2. Lao động, học tập, chữa bệnh để cai nghiện và góp phần đảm bảo đời sống trong thời gian cai nghiện.

Điều 31

Nhà nước áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp đối với người nghiện ma tuý là người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên của cơ sở giáo dục, học sinh của trường giáo dưỡng. Cơ quan quản lý các cơ sở này phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương để thực hiện quy định này.

Điều 32

1. Trong cơ sở cai nghiện, những người nghiện ma tuý sau đây phải được bố trí vào các khu vực tách riêng với những người nghiện ma tuý khác để quản lý và chữa bệnh:

a) Người chưa thành niên;

b) Phụ nữ;

c) Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

d) Người đã cai nghiện nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự.

2. Cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm thực hiện đúng phương pháp cai nghiện đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; tổ chức lao động, học tập, chữa bệnh cho người cai nghiện ma tuý.

3. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma tuý được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ, giáo dục, chữa bệnh cho người cai nghiện và yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân giúp đỡ khi cần thiết.

Chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ sở cai nghiện ma tuý và hỗ trợ cán bộ, công chức, nhân viên tại các cơ sở này khi có yêu cầu.

4. Cơ sở cai nghiện ma tuý phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người cai nghiện ma tuý.

Điều 33

Người đã cai nghiện ma tuý được chính quyền cơ sở, gia đình và các tổ chức tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng.

Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hỗ trợ chính quyền cơ sở trong việc quản lý, giáo dục, giám sát, phòng, chống tái nghiện cho người đã cai nghiện ma tuý.

Điều 34

Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma tuý có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma tuý tại địa phương; chỉ đạo cơ quan lao động – thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan công an, y tế, giáo dục và đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cai nghiện ma tuý, quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý và người đã cai nghiện ma tuý; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.

Điều 35

1. Kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện bắt buộc và thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 31 và Điều 34 của Luật này gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Đóng góp của người cai nghiện và gia đình họ;

c) Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

2. Người nghiện ma tuý, vợ hoặc chồng của người nghiện ma tuý, cha, mẹ của người chưa thành niên nghiện ma tuý có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có hoàn cảnh khó khăn thì được xét giảm hoặc miễn đóng góp kinh phí cai nghiện.

3. Cơ sở cai nghiện ma tuý được tiếp nhận các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để cai nghiện cho người nghiện ma tuý và phải quản lý, sử dụng các khoản đóng góp, tài trợ đó theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ

Điều 36

Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma tuý;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;

3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma tuý;

4. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

5. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý;

6. Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma tuý;

7. Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý;

8. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma tuý;

9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma tuý;

10. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý;

11. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý;

12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.

Điều 37

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong phòng, chống ma tuý.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý tại địa phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma tuý tại địa phương; quản lý việc cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma tuý.

Điều 38

1. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch phòng, chống tội phạm về ma tuý; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống ma tuý của các bộ, ngành trình Chính phủ;

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm ma tuý;

c) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma tuý và tiền chất phục vụ đấu tranh chống tội phạm về ma tuý;

d) Tổ chức lực lượng điều tra các tội phạm về ma tuý, hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm này theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức công tác giám định chất ma tuý và tiền chất;

e) Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý, giám định chất ma tuý và tiền chất;

g) Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma tuý; quản lý thông tin về các tội phạm về ma tuý;

h) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện, kiểm tra hoạt động cai nghiện ma tuý tại cộng đồng và trong các cơ sở cai nghiện;

i) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm về ma tuý.

2. Bộ trưởng Bộ Công an cấp, thu hồi giấy phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.

Điều 39

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện ma tuý; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện;

2. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện;

3. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma tuý; dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện;

4. Thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện;

5. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý;

6. Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.

Điều 40

1. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế đó; ban hành và chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma tuý sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học;

b) Quy định việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma tuý; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma tuý; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma tuý;

c) Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc cai nghiện ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, chất ma tuý, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.

Điều 41

1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:

a) Ban hành danh mục, quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và tổ chức thực hiện quy chế đó;

b) Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.

2. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.

Điều 42

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma tuý; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma tuý trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.

Điều 43

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý; thực hiện chương trình trợ giúp chuyển hướng sản xuất có hiệu quả, ổn định đời sống của nhân dân.

Điều 44

1. Cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và chính quyền địa phương để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này được phối hợp với các cơ quan hữu quan của nước khác theo các quy định tại Chương VI của Luật này để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới.

Điều 45

Các cơ quan quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 44 của Luật này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tệ nạn ma tuý; cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện; nghiên cứu khoa học, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống ma tuý;

2. Xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các hành vi có dấu hiệu của tội phạm về ma tuý.

Chương 6:

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ

Điều 46

Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia với các nước trong khu vực Đông Nam á và các nước khác trên thế giới; khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo cho hoạt động phòng, chống ma tuý.

Điều 47

Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện các chương trình hợp tác về phòng, chống ma tuý với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 48

Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với nước có liên quan để giải quyết vụ việc cụ thể về ma tuý phải tuân theo các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước có liên quan đã ký kết hoặc tham gia, hoặc theo thoả thuận trực tiếp giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước có liên quan.

Điều 49

1. Nhà nước Việt Nam dành ưu tiên cho nước ký kết điều ước quốc tế song phương với Việt Nam sự tương trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma tuý.

2. Nhà nước Việt Nam có thể từ chối tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau:

a) Yêu cầu tương trợ tư pháp không phù hợp với các điều ước quốc tế về phòng, chống ma tuý mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và pháp luật Việt Nam;

b) Việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp gây tổn hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam.

Điều 50

Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký với nhau điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan tư pháp của Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật và thực tiễn của mình, được thoả thuận trực tiếp với cơ quan tư pháp của nước có liên quan trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma tuý.

Điều 51

Nhà nước Việt Nam thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hoá có kiểm soát trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma tuý. Quyết định sử dụng biện pháp này được tiến hành theo thoả thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước có liên quan.

Chương 7:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 52

Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống ma tuý thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 53

1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; việc xử lý phải kiên quyết, công khai và thông báo cho cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở nơi người vi phạm làm việc hoặc cư trú.

2. Người nào sử dụng tài sản, phương tiện của mình để chứa chấp hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động trái phép về ma tuý; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống ma tuý; cản trở, chống đối, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người tố giác, người làm chứng, người bị hại, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Luật này trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống ma tuý thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 54

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 55

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2001.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 56

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.

 

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY 2000
Số, ký hiệu văn bản 23/2000/QH10 Ngày hiệu lực 01/06/2001
Loại văn bản Luật Ngày đăng công báo 15/02/2001
Lĩnh vực Văn hóa
An ninh - trật tự xã hội
Ngày ban hành 09/12/2000
Cơ quan ban hành Quốc hội
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản

THE NATIONAL ASSEMBLY
——-

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
———-

No: 23/2000/QH10

Hanoi, December 09, 2000

 

LAW

ON DRUG PREVENTION AND FIGHT

(No. 23/2000/QH10 of December 9, 2000)

Drug-related evils pose a great danger to the entire society, causing harms to the health, degenerating the race and human dignity, undermining the family happiness and causing serious effects on social order and safety as well as national security.
To effectively prevent, check and fight the drug-related evils;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law prescribes drug prevention and fight,.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Law prescribes the prevention and checking of as well as the fight against drug-related evils; the control of lawful activities related to drug; the responsibilities of individuals, families, agencies and organizations in drug prevention and fight.

Article 2.- In this Law, the following terms are construed as follows:

1. Narcotic substances are addictive substances, centripetalneurotropic substances, prescribed in the lists promulgated by the Government.

2. Additive substances are neurogenic or neurosuppressible substances easily causing addiction to users.

3. Centripetalneurotropic substances are those which stimulate or inhibit nerves or cause illusion, may cause addiction to users if they are used repeatedly for many times.

4. Pre-substances are chemicals indispensible in process of preparation and production of narcotics, specified in the lists promulgated by the Government.

5. Addictive medicines, centripetalneurotropic medicines are curative medicines prescribed in the lists promulgated by the Health Ministry, which contain substances prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

6. Narcotic- bearing plants include opium poppy, coca, marijuana or other plants carrying narcotics, prescribed by the Government.

7. Drug prevention and fight means preventing, checking and fighting drug-related evils and controlling lawful activities related to drug.

8. Drug-related evils mean drug addiction, drug-related crimes and other illegal acts concerning drug.

9. Lawful drug-related activities include activities of researching, expertising, producing, transporting, preserving, storing, selling and buying, distributing, using, treating, exchanging, importing, exporting and/or transiting substances prescribed in Clauses 1, 4 and 5 of this Article, permitted by the competent State bodies under the provisions of law.

10. Control of drug-related lawful activities means permitting, monitoring, inspecting and supervising the activities prescribed in Clause 9 of this Article and preventing and checking the abuse of such activities for other purposes.

11. Drug addicts are persons who use narcotic substances, addictive medicines, centripetalneurotropic medicines and depend on such substances.

Article 3.-The following acts are strictly forbidden:

1. Cultivating narcotic-bearing plants;

2. Illegally producing, storing, transporting, preserving, buying, selling, distributing, expertising, exchanging, exporting, importing, transiting, researching into or appropriating narcotic substances, pre-substances, addictive medicines, centripetalneurotropic medicines;

3. Illegally using, organizing the illegal use of, drug; inciting, coercing, inducing, harboring and/or supporting the illegal use of narcotic substances;

4. Producing, storing, transporting, buying and selling means and tools for use in the illegal production and/or use of narcotic substances;

5. Legalizing money and/or property acquired through the commission of drug-related crimes;

6. Opposing or obstructing the drug detoxication;

7. Retaliating or obstructing responsible people or persons participating in drug prevention and fight;

8. Abusing positions, powers and occupations to breach the legislation on drug prevention and fight.

9. Other illegal drug-related acts.

Article 4.-

1. Drug prevention and fight is the responsibility of individuals, families, agencies, organizations and the entire society.

2. The State adopts policies to encourage and protect individuals, families, agencies and organizations participating in preventing and fighting drug-related evils; organize the fight against drug-related crimes and synchronously employ economic, legal, cultural, social and professional measures to propagate and mobilize people, public servants, officers and men of the peoples armed forces to take part in the drug prevention and fight; to combine drug prevention and fight with the prevention of and fight against crimes of different types, HIV/AIDS and other social vices.

Article 5.-

1. The Vietnamese State implements international treaties on drug prevention and fight and other relevant international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to on the principle of respect for each other’s independence, sovereignty, territorial integrity and mutual benefits; cooperates with other countries, international organizations, foreign organizations and individuals in drug prevention and fight activities.

2. Foreign individuals and organizations entering, leaving, transiting, residing and traveling on the Vietnamese territory shall have to abide by the regulations of this Law and other regulations of the Vietnamese legislation on drug prevention and fight.

Chapter II

RESPONSIBILITIES FOR DRUG PREVENTION AND FIGHT

Article 6.- Individuals and families shall have the responsibility to:

1. Educate family members and relatives about harms caused by drug and the observance of law provisions on drug prevention and fight; strictly manage and prevent family members from involving in drug-related evils;

2. Strictly observe the doctors’ instructions on the use of addictive medicines and entripetalneurotropic medicines for treatment of ailments;

3. Oppose drug-related illegal acts committed by relatives and other persons;

4. Participate in or support activities related to drug detoxication at detoxication establishments and communities; monitor and help persons who have given up drug addiction to integrate into the community; prevent and combat the relapse into addiction.

Article 7.- Individuals, families, agencies and organizations have the responsibility to detect and promptly supply information on drug-related evils to police offices or other competent bodies. The competent State bodies shall have to consider and settle in time the information and denunciations on drug-related evils.

Article 8.-

1. Individuals, families, agencies and organizations have the responsibility to detect and promptly report to the competent State bodies the cultivation of narcotic-bearing plants; actively participate in the destruction of narcotic-bearing crops, organized by local administration.

2. In regions where the narcotic-bearing plants must be got rid of, the State bodies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have the responsibility to organize the implementation of the State’s undertaking and policies on the development of agricultural and forestry production to substitute the cultivation of narcotic-bearing plants; plan appropriate agricultural, forestry, industrial and service structure so that people shift their production with efficiency.

Article 9.- The Vietnam Fatherland Front and its member organizations as well as other organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have the responsibility to:

1. Organize and coordinate with competent bodies in the propagation and education among people about knowledge and legislation on drug prevention and fight; build a healthy and civilized social environment;

2. Prevent and stay their people and all citizens from involving in drug- related evils;

3. Supervise the drug prevention and fight activities in agencies, schools, other educational institutions and population quarters;

4. Coordinate with the administrations at all levels and competent bodies in mobilizing drug addicts to give up addiction; participate in providing education and job-training and seeking jobs for and helping people who have given up addiction integrate into the community; prevent and combat the relapse into addiction.

Article 10.- The schools and other educational institutions have the responsibility to:

1. Organize the implementation of the education program on drug prevention and fight; to educate pupils, students and trainees in the legislation on drug prevention and fight as well as the healthy way of life; strictly manage and prevent pupils, students and trainees from involving in drug-related evils;

2. Coordinate with families, agencies, organizations and local administration in managing and educating pupils, students and trainees about drug prevention and fight;

3. Coordinate with health bodies and local administration in organizing tests when necessary in order to detect drug addicts among pupils, students and trainees.

Article 11.- The State agencies and people’s armed force units shall, within the scope of their tasks and powers, have to organize the drug prevention and fight in their respective agencies and units; to prevent and stay their officials and employees, officers and men of the people’s armed force units from involving in drug-related evils; to propagate and encourage officials and employees as well as officers and men of people’s armed force units and people to detect, denounce and combat the drug-related evils.

Article 12.- The information and propagada agencies have the responsibility to coordinate with agencies, organizations and people’s armed force units in organizing the propagation and education of people in realizing clearly the harms caused by drug; the State’s undertakings, policies, legislation and measures on drug prevention and fight.

Article 13.-

1. The drug prevention and fight agencies of the people’s police force may carry out the following activities:

a) Assuming the prime responsibility and coordinating with the concerned agencies to carry out activities to prevent and fight drug-related crimes in the border and inland regions;

b) Applying necessary scouting measures to detect drug-related crimes;

c) Requesting expertise of necessary specimen, bio-product samples to detect drug-related crimes;

d) Requesting concerned individuals, families, agencies and/or organizations to supply information, documents, financial situation and accounts at banks when there are grounds to believe that acts prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 8, Article 3 of this Law are committed;

e) Requesting post offices to open parcels, postal matters for inspection when there are grounds to believe that such parcels, postal matters contain narcotic substance, pre-substances, addictive medicines, entripetalneurotropic medicines;

f) Applying necessary measures to protect denouncers, witnesses and victims in drug-related cases.

2. Individuals, families, agencies and organizations defined at Points d and e of Clause 1 of this Article shall have to strictly satisfy the requests of drug prevention and fight agencies, if any.

3. The Government shall specify the conditions, procedures, competence and responsibility of the drug prevention and fight agencies in carrying out activities prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 14.-

1. Individuals, families, agencies and organizations participating in drug prevention and combat activities shall be protected and kept confidential by the State.

2. Where individuals, families, agencies and/or organizations participating in drug prevention and fight suffer from material losses, they shall be compensated therefor by the State; where individuals are injured, harmed in their health or lose their lives, they themselves or their families shall be entitled to special regimes and policies as prescribed by the Government.

3. Police offices, customs offices, border guards, coast guards, procuracies, courts and administration at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to implement the provisions in Clause 1 of this Article.

Chapter III

CONTROL OF LAWFUL DRUG-RELATED ACTIVITIES

Article 15.- The research into, expertise, production, transportation, preservation, storage, purchase and sale, distribution, use, processing, exchange, import, export and transit on the Vietnamese territory of narcotic substances, pre-substances, addictive medicines, centripetalneurotropic medicines must be tightly controlled under the provisions of law.

Article 16.-

1. Individuals, agencies and organizations entitled to transport narcotic substances, pre-substances, addictive medicines and/or centripetalneurotropic medicines must pack and seal them under the regulations of competent bodies, take responsibility for the quantity and quality of their commodities and take measures to safely protect them without letting them be lost.

2. The transportation of substances prescribed in Clause 1 of this Article by foreign agencies, organizations and individuals on the Vietnamese territory must comply with the provisions of Vietnamese laws.

Article 17.- The storage, preservation, prescription and sale of addictive medicines and centripetalneurotropic medicines for treatment of illnesses at medical establishments must comply with the regulations of the Health Ministry.

Article 18.- Individuals, agencies and organizations carrying out activities prescribed in Articles 15, 16 and 17 of this Law must compile dossiers on such activities under the regulations of the competent State management bodies and notify the concerned agencies thereof, when so requested, for coordinated management and tight control.

Article 19.- Only agencies and organizations which fully meet the conditions prescribed by the Government are allowed to import and/or export narcotic substances, pre-substances, addictive medicines, centripetalneurotropic medicines.

Article 20.-

1. In cases where narcotic substances, pre-substances, addictive medicines and/or centripetalneurotropic medicines are transited on the Vietnamese territory, the Vietnamese Public Security Minister’s permit for such transit is required. The organizations requesting the transit shall have to file their applications and dossiers asking for the transit permits, enclosed with the permits of the exporting countries and the importing countries to Vietnamese Ministry of Public Security for carrying out the procedures.

The transit permits shall be addressed to the applying organizations, the customs offices at the border-gates where the transit goods are transported through and other relevant agencies. A permit is valid for one transit within the time limit prescribed therein.

2. The transiting of substances prescribed in Clause 1 of this Article must strictly adhere to the itineraries inscribed in the transit permits. The organizations transporting transit goods must carry out the procedures and be subject to the inspection by the customs and other competent bodies of Vietnam.

Article 21.- All cases of transporting narcotic substances, pre-substances, addictive medicines and/or centripetalneurotropic medicines into, out of or in transit on the Vietnamese territory without import, export and/or transit permits or not in compliance with other relevant provisions of Vietnamese legislation on transport, import, export and/or transit, shall be considered illegal transportation.

Article 22.- The delivery, receipt, transport, storage, preservation, use, import, export and/or transit of narcotic substances, pre-substances, addictive medicines, centripetalneurotropic medicines for defense or security purposes shall comply with the regulations of the Government.

Article 23.-

1. The carriage of a limited quantity of reserve addictive medicines, centripetalneurotropic drugs for first-aid or emergency treatment in the iteneraries or international tours on ships, airplanes, trains, cars or other transport means shall not be considered the transport of export, import or transit goods on the Vietnamese territory.

The transport means commanders or operators shall have to carry out the procedures for declaration with the customs offices of Vietnam, explain the volume of medicines already used and apply appropriate safety measures to prevent the use not for the right purposes or illegal transport of such medicines. When necessary, the competent bodies of Vietnam may carry out inspection and control on such transport means.

2. The bringing along of addictive medicines and/or centripetalneurotropic medicines for treatment of personal ailments when being on entry, exit or transit on the Vietnamese territory shall comply with the regulations of the Health Ministry of Vietnam and be subject to the inspection by competent bodies of Vietnam.

Article 24.-

1. Narcotic substances, addictive medicines and centripetalneurotropic medicines, which are seized in criminal cases must be destroyed except where the narcotic substances, addictive medicines and centripetalneurotropic medicines are used in drug-related lawful activities and appropriated, which must be returned to their owners.

2. The handling of addictive medicines and/or centripetalneurotropic medicines of poor quality or with expired dates shall comply with regulations of the Health Ministry.

3. The handling of narcotic substances, addictive medicines and/or centripetalneurotropic medicines which do not fall under the cases prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article and pre-substances shall comply with the regulations of the Government.

Chapter IV

DRUG DETOXICATION

Article 25.- The State shall adopt the policy of encouraging the voluntary drug detoxication; apply the detoxication regime to drug addicts; organize compulsory detoxication establishments and encourage individuals, families, agencies and organizations to apply form of family-based or community-based detoxication; encourage domestic and foreign organizations and individuals to support drug detoxication activities.

Article 26.-

1. Drug addicts have the responsibility to:

a) Declare by themselves the state of their drug addiction to the agencies or organizations where they have worked or the administrations of the localities where they have resided and register by themselves for forms of detoxication;

b) Strictly abide by the regulations on drug detoxication.

2. Drug addicts’ families have the responsibility to:

a) Report to the local administrations on the drug addicts in their own families and the addiction state of such persons;

b) Assist the drug addicts to apply the family-based detoxication under the guidance and supervision of medical workers and local administration;

c) Monitor, supervise, prevent or stay the addicts from illegally using narcotic substances or committing acts of disturbing social order and safety;

d) Help the competent bodies to send drug addicts to detoxication establishments and contribute funds for detoxication under the provisions of law.

Article 27.- Forms of family- or community-based detoxication shall apply to all drug addicts. The local agencies and organizations shall have to support, inspect and supervise the family- and community-based detoxication activities.

The Government shall specify the organization of family- and community- based detoxication.

Article 28.-

1. Drug addicts aged full 18 years or older, who have been placed under the family- or community- based detoxication or educated time and again in communes, wards, district towns, but kept on addicting or had no fixed residence places, must be put into compulsory detoxication establishments.

2. The sending of drug addicts into compulsory detoxication establishments shall be effected by decisions of the presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns and cities. The time limit for detoxication at compulsory detoxication establishments shall range from one to two years.

3. Those drug addicts who voluntarily file their applications for detoxication shall be admitted for detoxication at compulsory detoxication establish-ments and not be considered having been handled for administrative violations.

4. The organization and operation of compulsory detoxication establishments, the compulsory detoxication regime and the procedures to consign drug addicts defined in Clause 1 of this Article to compulsory detoxication establishments shall comply with the law provisions on handling of administrative violations.

Article 29.-

1. Drug addicts aged between full 12 and under 18 years, who have been detoxicated in families or communities or educated time and again in communes, wards or district towns but kept addicting or had no fixed residence places, shall be sent to compulsory detoxication establishments reserved for them.

2. Drug addicts aged between full 12 and under 18 years, who apply either voluntarily on their own or under their families’ applications for detoxication shall be admitted into compulsory detoxication establishments reserved for them.

3. The detoxication for drug addicts defined in Clauses 1 and 2 of this Article shall not be considered the handling of administrative violations.

4. The organization and operation of compulsory detoxication establishments, the competence, duration and regime of detoxication, the procedures for consigning drug addicts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article into compulsory detoxication establishments shall be stipulated by the Government.

Article 30.- During the compulsory detoxication period, the drug addicts have the responsibility to:

1. Abide by the internal regulations and be subject to the management and education by the compulsory detoxication establishments;

2. Labor, study and have medical treatment for detoxication and contribute to ensuring the life during the detoxication period.

Article 31.- The State applies appropriate detoxication methods for drug addicts being detainees, convicts, inmates of education establishments, pupils of reformatory schools. Agencies managing these establishments shall closely coordinate with the local medical bodies in implementing this regulation.

Article 32.-

1. In the detoxication establishments, the following drug addicts must be arranged in areas isolated from other drug addicts for management and medical treatment:

a) Juveniles;

b) Women;

c) Persons affected with dangerous contagious diseases;

d) Persons detoxicated for many times or committing acts of disturbing order.

2. The detoxication establishments have the responsibility to strictly comply with the detoxication methods already approved by competent bodies; organize labor, study and medical treatment for drug detoxicators.

3. Heads of the detoxication establishments may decide the application of coercive measures prescribed by law to strictly manage, educate and medically treat the drug detoxicators and request the local administration and people’s armed forces to assist when necessary.

The local administrations and the people’s armed forces have the responsibility to coordinate with one another in the implementation of measures to protect the detoxication establishments and support officials and employees in these establishments when so requested.

4. The detoxication establishments must respect the honor, dignity, lives, health and property of drug detoxicators.

Article 33.- People who have given up their drug addiction shall be received and given conditions by local administrations, families and organizations for job learning, job seeking, capital borrowing and participation in social activities so as to integrate themselves into the community.

The concerned individuals, families, agencies and organizations have the responsibility to support the local administrations in managing, educating, supervising and combating relapse into addiction for drug detoxicators.

Article 34.- The People’s Committees of all levels in localities with drug addicts shall have to work out plans on organization of drug detoxication, prevention of and combat against relapse into drug addiction in the localities; direct the labor- war invalid and social affairs offices to assume the prime responsibility and coordinate with police offices, health bodies, educational and training institutions of the same level and relevant bodies as well as organizations in organizing drug detoxication, management and education of drug addicts and drug detoxicators; support and create conditions for drug detoxicators to integrate themselves into the community.

Article 35.-

1. Fund for building material foundations, organizing compulsory detoxication and carrying out the activities prescribed in Articles 31 and 34 of this Law shall include:

a) State budget;

b) Contributions from drug detoxicators and their families;

c) Financial support from domestic and foreign organizations and individuals.

2. Drug addicts, their spouses, parents of juvenile drug addicts shall have to contribute detoxication fund under the regulations of the Government; those who meet with financial difficulties shall be considered for reduction or exemption of fund contributed to detoxication.

3. Drug detoxication establishments may receive contributions, financial supports of domestic individuals, families, agencies and organizations as well as foreign organizations and individuals to organize detoxication for drug addicts and have to manage and use such contributions and supports according to the provisions of law.

Chapter V

STATE MANAGEMENT OF DRUG PREVENTION AND FIGHT

Article 36.- The contents of State management of drug prevention and fight shall include:

1. Drawing up and organizing the implementation of strategies, guidelines, policies and plans on drug prevention and fight;

2. Promulgating and organizing the implementation of legal documents on drug prevention and fight;

3. Organizing the apparatus, training, fostering of cadres on drug prevention and fight;

4. Promulgating, amending, supplementing and announcing lists of narcotic substances, pre-substances, addictive medicines, centripetalneurotropic medicines;

5. Granting and withdrawing permits for lawful drug-related activities;

6. Deciding the setting up and dissolution of compulsory drug detoxication establishments; granting and withdrawing operation permits of other drug detoxication institutions; organizing and managing the drug detoxication and community integration for persons who have been detoxicated;

7. Organizing the drug-related crime prevention and fight;

8. Making State statistics on drug prevention and fight;

9. Organizing research into and application of scientific and technological advances to drug prevention and fight;

10. Organizing propagation and education about drug prevention and fight;

11. Undertaking international cooperation in drug prevention and fight;

12. Examining, inspecting and settling complaints and denunciations, and handling violations of the legislation on drug prevention and fight.

Article 37.-

1. The Government performs the uniform State management of drug prevention and combat.

2. The Ministry of Public Security shall take responsibility before the Government for coordinating with the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in performing the uniform State management of drug prevention and fight.

3. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within the scope of their tasks and powers, have to carry out and coordinate with concerned agencies in drug prevention and fight.

4. The Peoples Committees of all levels shall perform the State management of drug prevention and fight in their respective localities; direct the propagation and education about and organize the drug prevention and fight in their localities; manage the drug detoxication and community integration for people who have been detoxicated.

Article 38.-

1. The Ministry of Public Security shall have the responsibility to:

a) Work out and organize the implementation of strategies, guidelines, policies and plans on drug-related crime prevention and fight; sum up the results of implementing the drug prevention and fight plans of the ministries and branches for submission to the Government;

b) Assume the prime responsibility and coordinate with concerned State bodies in the struggle for drug-related crime prevention and fight; organize the reception and processing of information on drug-related crimes;

c) Promulgate and organize the implementation of the regulations on management of narcotic substances and pre-substances in service of the struggle against drug-related crimes;

d) Organize forces for investigation of drug-related crimes, guide other agencies in conducting the preliminary investigation of such crimes according to the provisions of law;

e) Organize the expertise of narcotic substances, pre-substances;

f) Organize the apparatus, training and fostering of personnel engaged in the investigation of drug-related crimes, the struggle to prevent and combat them as well as the expertise of narcotic substances and pre-substances;

g) Make the State statistics on drug prevention and fight; manage the information on drug-related crimes;

h) Coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in directing the making of dossiers and organizing the consignment of drug addicts to compulsory detoxication establishments, maintain security and order at detoxication establishments, inspect the detoxication activities in communities and detoxication establishments;

i) Effecting international cooperation on drug-related crime prevention and fight.

2. The Minister of Public Security shall grant and withdraw permits for transiting narcotic substances, pre-substances, addictive medicines and/or centripetalneurotropic medicines through the Vietnamese territory; grant and withdraw permits for import and/or export of narcotic substances for use in the struggle against criminals.

Article 39.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have the responsibility to:

1. Work out and organize the implementation of strategies, guidelines, policies and plans on organizing drug detoxication; direct the organization of drug detoxication and settle post-detoxication social problems;

2. Organize the apparatus, training and fostering of cadres engaged in the work of drug detoxication and the settlement of post-detoxication social problems;

3. Take initiative in coordinating with concerned agencies, organizations and local administrations in building and guiding the operation of drug detoxication establishments; provide of training, job creation, employment consultancy, support, material and moral assistance for drug detoxicators to integrate themselves into the community; prevent and combat relapse into addiction;

4. Make statistics on and evaluate the detoxication situation and the settlement of post-detoxication social problems;

5. Guide and direct the setting up and dissolution of compulsory detoxication establishments; grant and withdraw operation permits of other drug detoxication institutions;

6. Effect international cooperation on drug detoxication and settlement of post-detoxication social problems.

Article 40.-

1. The Health Ministry shall have the responsibility to:

a) Promulgate lists and regulations on management of addictive medicines, centripetalneurotropic medicines, pre-substances used in the health domain and organize the implementation of such regulations; promulgate and take initiative in coordinating with concerned agencies in organizing the implementation of the regulations on management of narcotic substances used in the domains of public health, scientific analysis, test and research;

b) Stipulate the research into detoxication medicines and methods; grant and withdraw permits for circulation of detoxication medicines, or for the application of detoxication methods; provide human and medically technical supports for drug detoxication;

c) Effect international cooperation in control of addictive medicines, centripetalneurotropic medicines, pre-substances used in the domains of public health, scientific analysis, test and research.

2. The Health Minister shall grant and withdraw permits for import and/or export of detoxication medicines, addictive medicines, centripetalneurotropic medicines, narcotic substances, pre-substances used in the domains of public health, scientific analysis, test and research.

Article 41.-

1. The Ministry of Industry shall have the responsibility to:

a) Promulgate lists and regulations on management of pre-substances used in the industrial domain and organize the implementation of such regulations;

b) Effect international cooperation in control of pre-substances used in the industrial domain.

2. The Industry Minister shall grant and withdraw the permits for import and/or export of pre-substances for use in the production domain, except for cases prescribed in Clause 2, Article 40 of this Law.

Article 42.- The Ministry of Education and Training shall have the responsibility to promulgate and organize the implementation of the educational program on drug prevention and fight; elaborate and organize the implementation of projects on education of the drug prevention and fight in schools and other educational institutions.

Article 43.- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to coordinate with the Committee for Ethnic Minorities and Mountain Regions as well as other concerned agencies and organizations in propagating, educating and organizing the elimination of narcotic-bearing plants; carry out the program on support for efficient production shift and stabilization of peoples life.

Article 44.-

1. The customs offices, border-guards and coast guards shall, within the scope of their tasks and powers, have to closely coordinate with the police offices and local administrations in inspecting, controlling, detecting and handling acts of illegally buying, selling or trafficking narcotic substances, pre-substances, addictive medicines and/or centripetalneurotropic medicines across the borders according to the provisions of law.

2. Agencies defined in Clause 1 of this Article may coordinate with concerned agencies of other countries under the provisions in Chapter VI of this Law in detecting and/or preventing acts of illegally buying, selling and/or trafficking narcotic substances, pre-substances, addictive medicines and/or centripetalneurotropic medicines across the border.

Article 45.- The agencies defined in Article 37 thru Article 44 of this Law shall, within the scope of their respective tasks and powers, have the responsibility to:

1. Examine and inspect the observance of regulations on management of lawful drug-related activities; drug-related crime prevention and combat; drug detoxication and post-detoxication management; scientific research, professional training in drug prevention and fight;

2. Handle administrative violations according to the provisions of law and request the investigating bodies to prosecute, investigate acts with signs of drug-related crimes.

Chapter VI

INTERNATIONAL COOPERATION IN DRUG PREVENTION AND FIGHT

Article 46.- The Vietnamese State adopts the policy of multilateral and bilateral international cooperation in the field of drug prevention and fight on the principle of respect for each other’s national independence and sovereignty with Southeast Asian countries and other countries in the world; encourage international organizations, foreign organizations and individuals to cooperate with Vietnamese agencies and/or organizations for mutual support in material foundations, enhancement of legal capacity, information, technology and training for drug prevention and combat activities.

Article 47.- On the basis of the provisions of this Law and relevant international agreements which Vietnam has signed or acceded to, the competent agencies of Vietnam shall effect the programs for drug prevention and combat cooperation with concerned agencies of other countries, international organizations, foreign organizations and individuals.

Article 48.- The coordination between the concerned agencies of Vietnam and those of concerned countries in settling specific drug cases must comply with the provisions of the international agreements which Vietnam and such concerned countries have signed or acceded to, or with the direct agreements reached between the Vietnamese Government and the governments of the concerned countries.

Article 49.-

1. The Vietnamese State shall give priority to providing the countries which have signed bilateral agreements with Vietnam with the legal assistance in investigating, prosecuting and adjudicating drug-related crimes.

2. The Vietnamese State may deny the legal assistance in the following cases:

a) The request for legal assistance does not conform to international treaties on drug prevention and fight, which Vietnam has signed or acceded to, and Vietnamese laws;

b) The satisfaction of the request for legal assistance causes harms to the national sovereignty, security or other important interests of Vietnam.

Article 50.- In cases where Vietnam and the concerned country have not together acceded to multilateral agreements or have not yet signed with each other bilateral agreements, the judiciary bodies of Vietnam shall, within the framework of laws and their own practical situation, reach direct agreement with judiciary bodies of the concerned country on the investigation, prosecution and trial of drug-related crimes.

Article 51.- The Vietnamese State shall request the controlled goods transfer on the basis of international agreements which Vietnam has signed or acceded to in order to detect and examine for penal liability persons who commit drug-related crimes. The decisions to apply this measure shall be made according to the agreement reached between competent bodies of Vietnam and those of the concerned countries.

Chapter VII

COMMENDATION, REWARD, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 52.- Individuals, families, agencies and/or organizations that have recorded achievements in the struggle for drug prevention and fight shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.

Article 53.-

1. All acts of breaching the legislation on drug prevention and fight must be handled in a prompt, strict and fair manner according to the provisions of law; the handling must be resolute, open and notified to agencies, organizations or local administrations where the violators work or reside.

2. Those who use their own property and/or means to harbor or create conditions for illegal drug-related activities; fail to meet or do no fully meet the requests of competent drug prevention and fight bodies; obstruct, oppose, infringe upon the lives, health, honor and dignity of denouncers, witnesses, victims, persons on official duty or commit other acts of violating the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor as prescribed by law.

3. Those who abuse their positions and powers and breach the provisions of this Law while performing drug prevention and combat duties shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage they must make compensations therefor as prescribed by law.

Article 54.- The complaints and denunciations about violations of the legislation on drug prevention and fight and the settlement thereof shall comply with the provisions of the legislation on settlement of complaints and denunciations.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 55.- This Law takes effect for implementation as from June 1, 2001.

The previous provisions contrary to this Law shall all be annulled.

Article 56.- The Government shall detail and guide the implementation of this Law.

This Law was passed on December 9, 2000 by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, Xth Legislature, 8th session.

 

NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN

Nong Duc Manh