LUẬT QUỐC PHÒNG 2005
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2005 |
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]LUẬT QUỐC PHÒNG[/NM_lightbox]
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 39/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về quốc phòng.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định chính sách quốc phòng, nguyên tắc, nội dung cơ bản về hoạt động quốc phòng; hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam về quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
2. Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
3. Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
4. Khu vực phòng thủ là khu vực được tổ chức về quốc phòng, an ninh theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nằm trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
5. Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian từ khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hành động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.
6. Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược.
7. Động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.
8. Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động vũ trang xâm lược hoặc bạo loạn, nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
9. Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện.
10. Giới nghiêm là biện pháp cấm người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
Điều 4. Chính sách quốc phòng
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam củng cố và tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bao gồm đất liền, đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, chống chiến tranh dưới mọi hình thức; mở rộng hợp tác về quốc phòng với các nước láng giềng và trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, vì hòa bình, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận công lao và khen thưởng thích đáng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp củng cố, tăng cường quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc.
Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
2. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng; giữa tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế – xã hội.
4. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
5. Kết hợp với hoạt động an ninh và hoạt động đối ngoại.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự; tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng nếu bị thương, tổn hại về sức khỏe, thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trưng mua, trưng dụng tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức vì lý do quốc phòng
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo thời giá thị trường.
Việc trưng mua, trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân
1. Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; xây dựng thực lực và tiềm lực quốc phòng vững mạnh toàn diện; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh.
2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao; xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
3. Thực hiện giáo dục quốc phòng trong cơ quan, tổ chức và đối với công dân.
4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền quốc phòng toàn dân; nghiên cứu hoàn thiện chiến lược và nghệ thuật quân sự Việt Nam; phát triển công nghiệp quốc phòng, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và nhân dân phục vụ quốc phòng, đồng thời ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước.
5. Chuẩn bị kế hoạch động viên quốc phòng và các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hành động viên quốc phòng trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Nội dung chuẩn bị kế hoạch động viên quốc phòng do Chính phủ quy định.
6. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh về mọi mặt; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở địa bàn trọng điểm, vùng dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo.
7. Xây dựng và bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp với điều kiện, tính chất hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, các chính sách đối với gia đình của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
9. Quản lý nhà nước về quốc phòng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
Điều 9. Xây dựng khu vực phòng thủ
1. Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải xây dựng khu vực phòng thủ trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước.
2. Nội dung xây dựng khu vực phòng thủ, cơ chế hoạt động của khu vực phòng thủ do Chính phủ quy định.
Điều 10. Động viên nền kinh tế quốc dân cho quốc phòng
1. Quốc hội quyết định chủ trương, biện pháp động viên nền kinh tế quốc dân cho quốc phòng.
2. Chính phủ tổ chức thực hiện chuẩn bị và động viên nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học, công nghệ, tạo nguồn dự trữ quốc gia phục vụ quốc phòng.
3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng thường xuyên, nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh và thời chiến trình Chính phủ quyết định.
Điều 11. Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng
1. Nhà nước có kế hoạch, chương trình kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.
2. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực trọng điểm về quốc phòng phải được Bộ Quốc phòng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu của Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập kế hoạch về khả năng và nhu cầu kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng thời bình và thời chiến trình Chính phủ quyết định; tổ chức, xây dựng khu kinh tế – quốc phòng được Chính phủ giao; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao làm kinh tế kết hợp với quốc phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội theo quy định của pháp luật.
Chương 2:
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Điều 12. Lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.
3. Nghiêm cấm việc thành lập đơn vị vũ trang trái pháp luật.
Điều 13. Nguyên tắc hoạt động và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Việc sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân và áp dụng biện pháp quân sự trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước.
3. Trong trường hợp có thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội thì việc điều động, sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
4. Khi chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền, người chỉ huy đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được tự ý điều động, sử dụng người, trang bị, vũ khí của đơn vị mình để tiến hành các hoạt động vũ trang không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập sẵn sàng chiến đấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14. Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Tổ chức, nhiệm vụ và chế độ phục vụ của Quân đội nhân dân do pháp luật quy định.
Điều 15. Dân quân tự vệ
1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa phương, cơ sở.
2. Tổ chức, nhiệm vụ và chế độ phục vụ của Dân quân tự vệ do pháp luật về dân quân tự vệ quy định.
Điều 16. Chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ
1. Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
Điều 17. Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng
1. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
2. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng do Chính phủ quy định.
Điều 18. Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
Nhà nước bảo đảm nhu cầu tài chính, hậu cần, vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng và các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich2″]Chương 3: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG[/NM_lightbox]
Điều 19. Phạm vi, đối tượng giáo dục quốc phòng
1. Giáo dục quốc phòng được thực hiện trong phạm vi cả nước với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp cho từng đối tượng.
2. Giáo dục quốc phòng là môn học chính khóa trong nhà trường từ trung học phổ thông trở lên.
Kiến thức quốc phòng là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức. Đối tượng, tiêu chuẩn cụ thể do Chính phủ quy định.
Điều 20. Nội dung giáo dục quốc phòng
1. Giáo dục quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và kỹ năng quân sự cần thiết; rèn luyện thể lực để công dân sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Bồi dưỡng cho cán bộ, công chức và người đứng đầu cơ quan, tổ chức những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng.
Điều 21. Trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng phù hợp với từng đối tượng, cấp học; chỉ đạo tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình phát triển các hình thức giáo dục hướng nghiệp và giáo dục đại chúng về quốc phòng.
4. Cơ chế, chính sách bảo đảm đối với giáo dục quốc phòng do Chính phủ quy định.
Chương 4:
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
Điều 22. Vị trí, nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng
Công nghiệp quốc phòng là bộ phận của công nghiệp quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, chế tạo, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật, thiết bị chuyên dùng và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng.
Điều 23. Xây dựng công nghiệp quốc phòng
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu xây dựng, hiện đại hóa và thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng nhu cầu tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo đảm khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Nhà nước duy trì thường xuyên và từng bước tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng bằng cơ chế, chính sách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.
3. Việc thực hiện hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng theo nhu cầu trang bị của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc độc lập, tự chủ, bình đẳng, cùng có lợi, tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật nhà nước.
Điều 24. Cơ sở công nghiệp quốc phòng
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng năng lực sản xuất phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật về động viên công nghiệp.
2. Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý.
Điều 25. Trách nhiệm quản lý công nghiệp quốc phòng
1. Chính phủ thống nhất quản lý công nghiệp quốc phòng bao gồm quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.
2. Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý việc sản xuất, khai thác các sản phẩm quốc phòng; trực tiếp quản lý các cơ sở công nghiệp quốc phòng; thực hiện đặt hàng phục vụ quốc phòng.
3. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan tổ chức, quản lý, chỉ đạo và bảo đảm cho các cơ sở thuộc quyền được giao sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng thực hiện nhiệm vụ theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng.
Việc phối hợp giữa Bộ Công nghiệp và Bộ Quốc phòng do Chính phủ quy định.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich3″]Chương 5: PHÒNG THỦ DÂN SỰ[/NM_lightbox]
Điều 26. Vị trí phòng thủ dân sự
Phòng thủ dân sự là bộ phận trong hệ thống phòng thủ quốc gia, gồm các biện pháp chủ động phòng, chống chiến tranh hoặc thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Điều 27. Các biện pháp phòng thủ dân sự
1. Các biện pháp bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân bao gồm:
a) Xử lý các tình huống khi có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng;
b) Sơ tán, ngụy trang; bảo vệ cơ sở vật chất, kho tàng, trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, công trình kinh tế, văn hoá – xã hội; dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc chữa bệnh, các sản phẩm công nghệ sinh học; bảo vệ nguồn nước, các công trình, địa hình có giá trị phòng thủ;
c) Giữ gìn và bảo vệ môi trường.
2. Các biện pháp bảo vệ nhân dân bao gồm:
a) Hướng dẫn, huấn luyện, diễn tập cho nhân dân và các lực lượng tại chỗ về biện pháp phòng thủ dân sự; sử dụng các phương tiện phòng tránh cá nhân; thực hiện kế hoạch sơ tán nhân dân đến các khu vực an toàn hoặc ít nguy hiểm;
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich4″]b) Tổ chức phòng không nhân dân, xây dựng các công trình phòng tránh; quy định về chiếu sáng, ngụy trang, thông tin liên lạc và các biện pháp phòng vệ.[/NM_lightbox]
3. Tổ chức lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục hậu quả chiến tranh, dịch bệnh nguy hiểm hoặc thảm họa do thiên nhiên, con người gây ra.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chất độc, chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ.
Điều 28. Trách nhiệm tổ chức, quản lý công tác phòng thủ dân sự
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich5″]1. Phòng thủ dân sự là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.[/NM_lightbox]
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng thủ dân sự.
Cơ quan quân sự địa phương tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong công tác phòng thủ dân sự theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự ở địa phương; chủ động huy động lực lượng tại chỗ để xử lý các tình huống và phối hợp với địa phương có liên quan thực hiện công tác phòng thủ dân sự tại địa phương.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, cơ chế bảo đảm đầu tư xây dựng, tổ chức huấn luyện phòng thủ dân sự do Chính phủ quy định.
Chương 6:
TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH, TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ QUỐC PHÒNG
Điều 29. Tuyên bố tình trạng chiến tranh
1. Khi nước nhà bị xâm lược, Quốc hội xem xét, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt.
2. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
3. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Điều 30. Tổng động viên, động viên cục bộ
1. Khi quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
2. Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
3. Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước; thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động của xã hội, nền kinh tế quốc dân chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng thời chiến; Quân đội được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được bổ sung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật.
4. Lệnh động viên cục bộ được ban bố công khai ở một hoặc một số địa phương và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động của xã hội và nền kinh tế của địa phương thuộc diện động viên được chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và nhu cầu quốc phòng; Quân đội được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; một bộ phận lực lượng thường trực của Quân đội được bổ sung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật.
Điều 31. Ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
1. Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
2. Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Điều 32. Thiết quân luật
1. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
2. Trong lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa bàn thiết quân luật, biện pháp và hiệu lực thi hành; quy định việc thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa bàn thiết quân luật được giao cho Quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa bàn thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó.
4. Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật chấp hành đúng quy định của pháp luật.
5. Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật do Toà án quân sự đảm nhiệm.
6. Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn thiết quân luật đã ổn định.
Điều 33. Giới nghiêm
1. Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng.
2. Trong lệnh giới nghiêm phải xác định rõ khu vực giới nghiêm, thời gian bắt đầu và kết thúc giới nghiêm, những quy định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân tại khu vực giới nghiêm phải chấp hành.
3. Lệnh giới nghiêm chỉ có hiệu lực trong thời hạn không quá 24 giờ. Trong thời gian giới nghiêm, ngoài việc bị hạn chế đi lại, mọi quyền hợp pháp khác của công dân được pháp luật bảo vệ.
4. Thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc phòng và an ninh trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
1. Quyết định động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
2. Quyết định các biện pháp quân sự và điều động lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Quyết định các biện pháp nhằm giữ ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phục vụ quốc phòng.
4. Chỉ đạo các hoạt động tư pháp, ngoại giao thời chiến.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt khác khi được Quốc hội giao.
Điều 35. Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
Căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự. Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đó.
Điều 36. Bãi bỏ lệnh tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ
1. Khi không còn tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, việc tổng động viên, động viên cục bộ.
2. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh đã công bố.
Chương 7:
BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG
Điều 37. Bảo đảm huy động nguồn nhân lực phục vụ quốc phòng
1. Công dân Việt Nam là nguồn nhân lực cơ bản, chủ yếu của quốc phòng.
2. Nhà nước có chính sách, kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực về mọi mặt bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng thời bình và thời chiến.
Điều 38. Bảo đảm nguồn lực tài chính cho quốc phòng
1. Nhà nước bảo đảm ngân sách để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Các tổ chức kinh tế bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đóng góp tài sản cho quốc phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 39. Bảo đảm tài sản phục vụ quốc phòng
1. Tài sản phục vụ quốc phòng là tài sản của Nhà nước do Nhà nước thống nhất quản lý và bảo đảm.
2. Tài sản phục vụ quốc phòng bao gồm:
a) Vũ khí, trang thiết bị, khí tài và vật chất phục vụ mục đích quốc phòng;
b) Đất đai sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Tài sản do các doanh nghiệp quốc phòng quản lý;
d) Phương tiện, trang thiết bị, vật chất của nền kinh tế quốc dân do cơ quan, tổ chức và công dân tạo ra được Nhà nước huy động, dự trữ trong kế hoạch động viên quốc phòng;
đ) Văn bản, tài liệu giáo khoa và các công trình nghiên cứu về quốc phòng, quân sự;
e) Phương tiện kỹ thuật được huy động, trưng mua, trưng dụng phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước có kế hoạch xây dựng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho quốc phòng. Việc quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia bảo đảm cho quốc phòng và các mục đích khác thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật tài sản phục vụ quốc phòng và dự trữ quốc gia bảo đảm cho quốc phòng.
Điều 40. Bảo đảm thông tin liên lạc, thông tin tuyên truyền phục vụ quốc phòng
1. Nhà nước có kế hoạch bảo đảm thông tin liên lạc, thông tin tuyên truyền phục vụ quốc phòng.
2. Bộ Bưu chính – Viễn thông, Bộ Văn hoá – Thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm thông tin liên lạc, thông tin tuyên truyền phục vụ quốc phòng trong thời bình và thời chiến.
3. Nghiêm cấm việc tuyên truyền, truyền dẫn những thông tin, thông báo về quốc phòng ngoài nhiệm vụ được giao.
Điều 41. Bảo đảm y tế phục vụ quốc phòng
1. Nhà nước có kế hoạch bảo đảm y tế phục vụ quốc phòng.
2. Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm y tế phục vụ quốc phòng trong thời bình và thời chiến.
Điều 42. Bảo đảm công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Nhà nước quy hoạch và xây dựng các công trình quốc phòng, khu quân sự trong phạm vi cả nước.
2. Việc quản lý, sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Bảo đảm giao thông phục vụ quốc phòng
1. Nhà nước có kế hoạch bảo đảm giao thông phục vụ quốc phòng.
2. Bộ Giao thông vận tải trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ xây dựng kế hoạch bảo đảm giao thông phục vụ quốc phòng trong thời bình và thời chiến; tổ chức thực hiện bảo đảm giao thông phục vụ quốc phòng theo quyết định của Chính phủ.
Chương 8:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ QUỐC PHÒNG
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich6″]Điều 44. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về quốc phòng[/NM_lightbox]
1. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, kế hoạch phòng thủ đất nước, kế hoạch động viên quốc phòng;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng;
c) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; thi hành lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc;
d) Thực hiện giáo dục quốc phòng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc phòng;
đ) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
e) Hợp tác quốc tế về quốc phòng.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về quốc phòng.
Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng trong phạm vi cả nước; giúp Chính phủ xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh về quốc phòng.
2. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhà nước về quốc phòng trình Chính phủ quyết định; xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quốc phòng
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nhà nước về quốc phòng trong thời bình và thời chiến theo nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện việc kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.
4. Tham gia xây dựng khu vực phòng thủ theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp về quốc phòng
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân các cấp ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật và nhiệm vụ về quốc phòng ở địa phương; quyết định thu, chi ngân sách bảo đảm cho hoạt động quốc phòng ở địa phương; quyết định chủ trương, biện pháp nhằm phát huy tiềm năng của địa phương để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng tiềm lực quốc phòng đáp ứng yêu cầu thời bình và thời chiến.
2. Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước, quyết định chủ trương, biện pháp chuyển hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương từ thời bình sang thời chiến.
3. Giám sát Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp về quốc phòng
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng tại địa phương; ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương.
2. Chỉ đạo và tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, tiềm lực quốc phòng; thực hiện công tác giáo dục quốc phòng; tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ, đón tiếp, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ.
3. Tổ chức, xây dựng lực lượng và thực hiện chính sách đối với bộ đội địa phương, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ; xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; thi hành các biện pháp phòng thủ dân sự, chính sách hậu phương quân đội; chi viện về hậu cần, tài chính cho lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động trên địa bàn địa phương làm nhiệm vụ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định.
4. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp dự toán thu, chi ngân sách bảo đảm cho hoạt động quốc phòng ở địa phương; chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về thu, chi ngân sách bảo đảm cho hoạt động quốc phòng ở địa phương.
5. Chấp hành và tổ chức thực hiện các lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp trên về quốc phòng.
6. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về quốc phòng; tạo điều kiện để các tổ chức đó thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng tại địa phương.
7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quốc phòng của cấp mình, đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 49. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về quốc phòng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về quốc phòng; giám sát việc thực hiện pháp luật về quốc phòng của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Chương 9:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 50. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
Điều 51. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
LUẬT QUỐC PHÒNG 2005 | |||
Số, ký hiệu văn bản | 39/2005/QH11 | Ngày hiệu lực | 01/01/2006 |
Loại văn bản | Luật | Ngày đăng công báo | 02/08/2005 |
Lĩnh vực |
Bộ máy hành chính |
Ngày ban hành | 14/06/2005 |
Cơ quan ban hành |
Quốc hội |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |
Tải văn bản
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 39/2005/QH11 |
Hanoi, June 14, 2005 |
LAW
ON NATIONAL DEFENSE
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH11 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for national defense.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Law provides for national defense policies, principles and basic contents of defense activities; activities of the people’s armed forces; tasks and powers of agencies and organizations, rights and obligations of citizens with respect to national defense.
Article 2.- Subjects of application
1. This Law applies to Vietnamese agencies, organizations and citizens.
2. Foreign organizations, individuals that operate or reside in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall have to abide by the relevant provisions of Vietnamese law on national defense.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. National defense means the cause of defending the country with the integrated strength of the entire nation, of which the military strength is typical and the people’s armed forces act as the core.
2. The entire-people defense means the country’s defense strength built on the foundation of human resources, material resources and spirit of all the people in a comprehensive, independent, sovereign and self-reliant manner.
3. Defense potential means the capability in terms of human resources, material resources and finance, which can be mobilized for the performance of defense tasks.
4. Defensive areas mean areas organized in terms of defense and security according to the administrative boundaries of provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals or towns, which lie within the common defensive system of the whole country for the performance of defense tasks to protect the Fatherland.
5. The state of war means a special social status of the country, which is declared in the period from the time the country is invaded to the time such act of invasion is de facto terminated.
6. General mobilization means the measure to mobilize all resources of the country against aggressive wars.
7. Local mobilization means the measure to mobilize all resources of one or a number of localities for defense tasks.
8. The defense emergency state means a social status of the country when facing the danger of direct invasion or when an armed invasion or a riot has occurred, but not to the extent of declaration of the state of war.
9. Placing under martial law means a definite special state management measure performed by the army.
10. Curfew means a measure to prohibit people and vehicles from travelling and operating at certain hours in certain areas, excluding cases permitted under regulations of the persons competent to organize the realization of a curfew order.
Article 4.- Defense policies
1. The Socialist Republic of Vietnam State consolidates and strengthens national defense to construct and firmly defend the Fatherland.
2. The Socialist Republic of Vietnam State exercises its sovereignty over its territorial integrity covering its land, islands, archipelagoes, sea regions, subsoil and airspace; employ legitimate and appropriate measures to prevent, repel and frustrate all schemes and actions of aggression in any form.
3. The Socialist Republic of Vietnam State follows defense external policies in line with its foreign policies of independence, sovereignty, open door, multilateralization and diversification of international relations, being willing to be friends and reliable partners of all countries in the international community, striving for peace, independence and development against wars in any form; expands defense cooperation with neighboring countries and other countries in the world on the principles of respect for each other’s independence, sovereignty and territorial integrity, non-intervention in each other’s internal affairs, equality, mutual benefit for peace, in accordance with Vietnamese law and relevant treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
4. The Socialist Republic of Vietnam State acknowledges the merits of, and worthily commends, organizations and individuals that have recorded splendid achievements in the cause of consolidating and strengthening national defense and defending the Fatherland.
All ploys and actions against the independence, soforeignty and territorial integrity of the Fatherland, against the cause of building and defending the socialist Vietnamese Fatherland shall be severely punished in accordance with law.
Article 5.- Principles for defense activities
1. To comply with the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam; be placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, the unified management of the State.
2. To mobilize the integrated strength of the entire nation and the whole political system, in which the people’s armed forces act as the core.
3. To closely combine socio-economic development with enhancement of defense; enhancement of defense with socio-economic development.
4. To build the entire-people defense and the entire-people defense posture in association with the people’s security posture.
5. To combine defense activities with security activities and external activities.
Article 6.- Rights and obligations of citizens with respect to national defense
1. Defending the Fatherland is the sacred obligation and noble right of citizens.
2. Citizens must be loyal to the Fatherland, fulfill their military obligations, shall be educated in national defense and militarily drilled; join the militia, self-defense or civil defense forces; strictly abide by the measures of the State and competent persons when the country is in the state of war or the defense emergency state according to the provisions of this Law and other relevant provisions of law.
3. Citizens serving in the people’s armed forces or being mobilized for the performance of tasks in the state of war or the defense emergency state, if being wounded, damaged in health or losing their lives, shall together with their families enjoy the regimes and policies prescribed by law.
Article 7.- Compulsory purchase, requisition of lawful assets of individuals, organizations for defense reasons
In case of extreme necessity for defense reasons, the State shall compulsorily purchase or requisition with compensation lawful assets of individuals and/or organizations at market prices.
The compulsory purchase and requisition shall comply with the provisions of law.
Article 8.- Contents of building the entire-people defense
1. Formulating a strategy for defending the Fatherland, plans on national defense; building comprehensively strong defense forces and potentials; building up the entire-people unity bloc and strenthening the political system.
2. Building the people’s armed forces to act as the core, to be all-sidedly strong, to have high fighting capacity; building the People’s Army and the People’s Police into revolutionary, regular, elite and gradually modern ones.
3. Carrying out defense education in agencies, organizations and for citizens.
4. Investing in the construction of material and technical foundations for the entire-people defense; researching into and finalizing the Vietnamese military strategy and arts; developing the defense industry, military science and technology; mobilizing the scientific and technological potentials of the State and people in service of national defense and at the same time properly applying the achievements of military science and technology to national construction.
5. Preparing plans for defense mobilization and necessary conditions for realization of defense mobilizations in the state of war or the defense emergency state.
The contents of preparing defense mobilization plans shall be stipulated by the Government.
6. Building comprehensively strong defensive areas; enhancing defense and security potentials in key areas, ethnic minority, mountainous, border and island regions.
7. Formulating and implementing regimes and policies suitable to the conditions and nature of activities of the people’s armed forces, policies towards families of persons serving in the people’s armed forces.
8. Formulating and implementing civil defense plans and measures nationwide.
9. Performing the state management over defense, forming and perfecting the system of laws on defense of the Fatherland.
Article 9.- Building defensive areas
1. In provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals and towns, defensive areas must be built within the national defensive system.
2. The contents of building defensive areas and the mechanism for the operation of defensive areas shall be stipulated by the Government.
Article 10.- Mobilizing the national economy for national defense
1. The National Assembly shall decide on guidelines and measures to mobilize the national economy for national defense.
2. The Government shall organize the preparation for and mobilization of material, financial, scientific and technological resources to create sources of national reserves in service of national defense.
3. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies in, drawing up plans on regular defense demands as well as defense demands in the first war year and during war time for submission to the Government for decision.
Article 11.- Combining socio-economic development with defense enhancement
1. The State shall work out plans and programs on combination of socio-economic development with defense enhancement in conformity with the socio-economic development strategy and the national defense strategy in each period.
2. The plannings and plans for socio-economic development of regions, provinces, centrally-run cities and key defense areas must be appraised jointly by the Ministry of Defense and competent bodies of the Government.
3. Agencies, organizations and individuals, when conducting production, business, investment activities as well as scientific and technological research and application, must comply with the State’s requirements on combining economic development with defense maintenance.
4. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, drawing up plans on capability and demand for combination of socio-economic development with defense enhancement in peace and war time for submission to the Government for decision; organize and build defense-economic areas assigned by the Government; organize and manage activities of defense service enterprises and army units assigned to carry out economic activities in combination with defense in conformity with the army’s task requirements and in accordance with the provisions of law.
Chapter II
THE PEOPLE’S ARMED FORCES
Article 12.- The people’s armed forces
1. The people’s armed forces comprise the people’s army, the people’s police and the militia and self-defense force.
2. The people’s armed forces must be absolutely loyal to the Fatherland and the people, have the tasks to stand ready for combat, to combat for the defense of independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland, national security, social order and safety, to protect the socialist regime and revolutionary gains and join the entire people in national construction.
3. It is strictly prohibited to illegally set up armed units.
Article 13.- Principles for operating and employing the people’s armed forces
1. The people’s armed forces are placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, the supreme command of the State President and the unified management of the Government.
2 The employment of the people’s armed forces and the application of military measures in the state of war or the defense emergency state shall comply with the State President’s orders.
3. In case of catastrophes caused by nature or humans, dangerous epidemics or circumstances which seriously threaten national security and social order and safety, the mobilization and employment of the people’s armed forces shall comply with the provisions of law on emergency state.
4 When there is no order of competent authorities, the people’s armed force unit commanders must not mobilize and employ personnel, use equipment and weapons of their units for armed activities not included in combat-readiness drills or manoeuvre plans already approved by competent authorities.
Article 14.- The people’s army
1. The people’s army constitutes the core of the people’s armed forces in performing defense tasks, which is composed of the active force and the mobilization reserve force. The active force of the people’s army consists of the regular army and the local army.
The 22nd of December every year is the traditional day of the people’s army and the day of the entire-people defense.
2. The organization, tasks and service regime of the people’s army shall be provided by law.
Article 15.- Militia and self-defense force
1. Militia and self-defense force constitutes the mass armed forces not being separated from production and work, having the tasks to stand ready for combat, to combat, and render combat services for the defense of localities or establishments; coordinate with units of the people’s army, the people’s police and other forces in the areas in building the entire-people defense, building defensive areas, maintaining political security as well as social order and safety, protecting the Party and administrations, protecting the property of the State, the lives and property of people in localities and establishments.
2. The organization, tasks and service regime of the militia and self-defense force shall be provided for by law on militia and self-defense force.
Article 16.- Commanders of the people’s army and the militia and self-defense force
1. The people’s army and the militia and self-defense force have the commanding system organized in accordance with the provisions of law.
2. The Minister of Defense is the supreme commander of the people’s army and the militia and self-defense force.
Article 17.- The people’s police in performance of defense tasks
1. The people’s police constitutes the core force in performing the tasks of protecting the political security, social order and safety, having the task of coordinating with the people’s army and the militia and self-defense force in performing defense tasks.
2. The coordination between the people’s police and the people’s army as well as the militia and self-defense force in performing defense tasks shall be specified by the Government.
Article 18.- Ensuring activities of the people’s armed forces
The State shall ensure the financial, logistic, weapon, technical equipment, means and land supply for defense purposes and the preferential regimes and policies suitable with the nature of particular activities of the people’s armed forces in performing defense tasks.
Chapter III
DEFENSE EDUCATION
Article 19.- Scope and subjects of defense education
1. Defense education shall be carried out nationwide with contents, forms and methods suitable to each subject.
2. Defense education is an official study subject in senior high-schools upwards.
The defense knowledge constitutes one of the compulsory criteria for officials holding leading or managerial positions in agencies and organizations. The subjects and specific criteria shall be defined by the Government.
Article 20.- Defense education contents
1 Educating in civil rights and obligations to defend the socialist Vietnamese Fatherland; defense and security task requirements; the nation’s tradition of fighting foreign invaders; fostering patriotism, the love for socialism, the sense of vigilance against all schemes and tricks of hostile forces opposing and sabotaging the socialist regime and the State of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Educating in and fostering defense knowledge and necessary military skills; training citizens in physical strength to be ready to perform their duty of defending the Fatherland.
3. Fostering public employees and heads of agencies, organizations in the basic knowledge about military policies and state management over national defense.
Article 21.- Responsibilities to organize defense education
1. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training in, formulating defense education contents and programs suitable to each subject and each educational level; direct the organization of defense education nationwide.
2. Agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to organize the realization of defense education contents and programs according to the provisions of law.
3. The State encourages and creates conditions for agencies, organizations, individuals and families to develop various forms of vocational guidance education and mass education in defense.
4. The mechanisms and policies on defense education shall be provided for by the Government.
Chapter IV
DEFENSE INDUSTRY
Article 22.- Position and tasks of the defense industry
The defense industry constitutes a part of the national industry, having the tasks of research and development, manufacture, production, maintenance, repair, modification, modernization of weapons, technical equipment, special-purpose equipment and other products in service of national defense.
Article 23.- Building the defense industry
1. The State prioritizes investment in research into, building, modernization and development planning of, the defense industry, meeting the requirements of strengthening the defense potential and ensuring the fighting capacity of the people’s armed forces.
2. The State constantly maintains and step by step increases the defense industry capacity through mechanisms, coordinated policies, meeting the defense task requirements suitable to the socio-economic conditions of the country.
3. The international cooperation in the defense industry to meet the demand for equipment of the people’s armed forces must comply with the principles of independence, sovereignty, equality, mutual benefit and absolute confidentiality of military and state secrets.
Article 24.- Defense-industry establishments
1. Industrial production establishments shall be invested by the State in building production capacity in service of national defense in accordance with the provisions of law on industrial mobilization.
2. Establishments researching into, producing, repairing weapons and military technical equipment shall be directly managed by the Ministry of Defense.
Article 25.- Responsibilities to manage the defense industry
1. The Government shall perform the unified management of the defense industry, covering plannings and plans for building and development of the defense industry.
2. The Ministry of Defense shall manage the production and exploitation of defense products; directly manage defense-industry establishments; place orders for production of goods in service of national defense.
3. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Defense as well as relevant ministries and branches in, organizing, managing and guaranteeing the right for, their establishments which are tasked to turn out products in service of national defense, to realize the goods orders placed by the Ministry of Defense.
The coordination between the Ministry of Industry and the Ministry of Defense shall be provided for by the Government.
Chapter V
CIVIL DEFENSE
Article 26.- Position of civil defense
Civil defense constitutes a part of the national defensive system, covering measures for active prevention and fighting of wars or catastrophes caused by nature or humans, dangerous epidemics; prevention, combat and remedy of consequences of catastrophes, protection of the people, protection of activities of agencies, organizations and the national economy.
Article 27.- Civil defense measures
1. Measures to protect operations of agencies, organizations and the national economy shall include:
a) Handling of circumstances in the state of war or the defense emergency state;
b) Evacuation and camouflage; protection of material foundations, warehouses, equipment, machinery, raw materials and materials, economic, socio-cultural works; reserve of food and foodstuff, clean water, medicines, biological industrial products; protection of water sources, works, terrain of defensive value;
c) Conservation and protection of the environment.
2. Measures to protect people shall include:
a) Guiding, training and drilling in civil defense measures for local people and forces; using personal prevention means; evacuation of the people to safe areas or less dangerous areas;
b) Organization of people’s air defense, building of shelters; issuance of regulations on lighting, camouflage, communication and information and defensive measures.
3. Organizing search and rescue forces; redressing consequences of war, epidemics and catastrophes caused by nature or humans.
4. Drawing up plans and taking measures for prevention and fighting of mass destruction weapons, poisons, radioactive substances, flamables and explosives.
Article 28.- Responsibilities to organize and manage civil defense work
1. Civil defense rests with agencies, organizations and citizens and is placed under the unified management of the Government.
Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, be answerable to the Government for performance of the state management over civil defense work.
Local military commands shall advise the People’s Committees of the same level on civil defense work under the direction of the Ministry of Defense.
2. The presidents of People’s Committees of all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, personally command and direct the application of measures for civil defense in localities; actively mobilize local forces for handling of circumstances and coordination with relevant localities in performing civil defense work in localities.
3. The organization, tasks and mechanisms for investment in building and training of civil defense shall be provided for by the Government.
Chapter VI
STATE OF WAR, STATE OF DEFENSE EMERGENCY
Article 29.- Declaring a state of war
1. When the country is invaded, the National Assembly shall consider and decide to declare a state of war; and to assign the Defense and Security Council special tasks and powers.
2. In cases where the National Assembly cannot meet, the National Assembly Standing Committee shall decide on the declaration of a state of war and report it to the National Assembly for consideration and decision at its nearest meeting.
3. Based on the resolution of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee, the State President shall promulgate a decision on the declaration of a state of war.
Article 30.- General mobilization, local mobilization
1. Upon deciding to declare a state of war or to proclaim a state of defense emergency, the National Assembly Standing Committee shall consider and decide on general mobilization or local mobilization.
2. Based on the resolution of the National Assembly Standing Committee, the State President shall issue an order on general mobilization or local mobilization.
3. The general mobilization order shall be proclaimed nationwide; the defense mobilization plan shall be fully realized; social activities and the national economy shall shift to fulfill the tasks of combat and combat services and meet the war-time defense demands; and the army shall be placed in the state of combat readiness to be stipulated by the Minister of Defense and be reinforced with reserve armymen and technical means.
4. The local mobilization order shall be proclaimed in one or a number of localities and applied to agencies, organizations and relevant individuals for realization of defense mobilization plans; social activities and the economy of the localities subject to mobilization shall shift to fulfill the tasks of combat and combat readiness and meet the defense demands; the army shall be placed in the state of combat readiness to be stipulated by the Minister of Defense; and a section of the regular army shall be reinforced with reserve army men and technical means.
Article 31.- Proclaimation of a state of defense emergency
1. Upon the occurrence of a defense emergency state, the National Assembly Standing Committee shall consider and decide on the proclaimation of a state of defense emergency nationwide or in each locality.
2. Based on the resolution of the National Assembly Standing Committee, the State President shall promulgate a decision on the proclaimation of a state of defense emergency nationwide or in a specific locality; where the National Assembly Standing Committee cannot meet, the State President shall proclaim a state of defense emergency nationwide or in a specific locality.
Article 32.- Placing under martial law
1. When the political security, social order and safety in one or a number of localities are threatened so seriously that the local administration(s) cannot control the situation, the State President shall issue an order to place such locality(ies) under martial law at the proposal of the Government.
2. A martial law placement order must specifically identify the areas to be placed under martial law, enforcement measures and effect; specify the performance of civil obligations, the application of necessary regulations on social order in the target locality(ies) and shall be continuously announced on the mass media.
3. During the martial law time, the state management in the areas placed under martial law shall be assigned to the army. The commanders of the army units assigned to manage the areas placed under martial law shall have the power to order the application of necessary measures for the enforcement of a martial law placement order and be responsible for the application of those measures.
4. Based on the State President’s order on martial law application, the Prime Minister’s decisions, directives on the enforcement of martial law placement orders, the Minister of Defense shall have to direct and command the army units assigned to operate in the localities placed under martial law to strictly comply with the provisions of law.
5. The adjudication of offenses committed in the localities during the martial law period shall be undertaken by military courts.
6. At the proposal of the Prime Minister, the State President shall issue an order to annul the order on martial law placement when the political security and social order and safety in the areas placed under martial law have been restored.
Article 33.- Curfew
1. A curfew order shall be proclaimed in cases where the political security as well as social order and safety in one or a number of localities develop in a complicated manner, threatening to cause serious instability.
2. A curfew order must clearly identify the curfew area, the curfew starting and ending time, the regulations to be observed by agencies, organizations and individuals in the curfew area.
3. A curfew order shall take effect for a period of not more than 24 hours. In the curfew duration, only travel shall be restricted; all other legitimate rights of citizens shall be protected by law.
4. The competence to proclaim a curfew order is stipulated as follows:
a) The Prime Minister shall proclaim a curfew order in one or a number of provinces or centrally-run cities;
b) The provincial/municipal People’s Committees shall proclaim a curfew order in one or a number of rural districts, urban districts, towns and cities of provinces or centrally run cities;
c) The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns shall proclaim a curfew order in one or a number of communes, wards, townships under rural districts, urban districts, provincial capitals or towns.
Article 34.- Tasks and powers of the Defense and Security Council in a state of war or a state of defense emergency
1. To decide on mobilization of all forces and capabilities of the country for the defense of the Fatherland.
2. To decide on military measures and mobilization of people’s armed forces.
3. To decide on measures to maintain the political security, social order and safety in service of national defense.
4. To direct judicial and diplomatic activities during war time.
5. To perform other special tasks and powers when assigned by the National Assembly.
Article 35.- Powers of the Minister of Defense in a state of war or a state of defense emergency
Based on the decision to declare a state of war or the decision to proclaim the a state of defense emergency, the order on general mobilization or local mobilization, the Minister of Defense shall have the power to issue special orders to fulfill the combat tasks in the fighting areas. The heads of local administrations, agencies or organizations in the fighting areas must obey such orders.
Article 36.- Annulment of orders on declaration of a state of war or a state of defense emergency; of orders on general mobilization or local mobilization
1. When a state of war or a state of defense emergency no longer exists, the National Assembly or the National Assembly Standing Committee shall decide to cancel the state of war or the state of defense emergency, the general mobilization or the local mobilization.
2. Based on the resolution of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee, the State President shall issue orders to annul the promulgated orders.
Chapter VII
DEFENSE ASSURANCE
Article 37.- Assurance of mobilization of human resources in service of national defense
1. Vietnamese citizens constitute the basic and major human resources of national defense.
2. The State adopts policies and draw up plans on building up and fostering human resources in all aspects to ensure the fulfilment of defense tasks during peace and war time.
Article 38.- Assurance of financial resources for national defense
1. The State ensures the budget for the performance of defense tasks in accordance with the provisions of the State Budget Law.
2. Economic organizations shall ensure funds for the performance of defense tasks under the Government’s regulations.
3. The State encourages domestic organizations and individuals as well as foreign organizations and individuals to contribute their property to national defense on the principles of voluntariness and non-contravention of the provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 39.- Assurance of property in service of national defense
1. Properties in service of national defense are properties of the State, which shall be uniformly managed and supplied by the State.
2. Properties in service of national defense shall include:
a) Weapons, equipment, military gears and material conditions for defense purposes;
b) Land used for defense purposes under the provisions of land law;
c) Properties managed by defense enterprises;
d) Means, equipment, material facilities of the national economy, which are created by agencies, organizations and/or citizens, mobilized by the State and reserved under defense mobilization plans;
e) Documents, teaching materials and research works concerning defense and military activities;
f) Technical means mobilized, compulsorily purchased, requisitioned in service of national defense under the provisions of law.
3. The State works out plans on national reserves to ensure the supply thererof for national defense. The management and use of national reserves for national defense and other purposes shall comply with the provisions of law on national reserves.
4. All acts of illegally using and appropriating properties in service of national defense and national reserves for national defense are strictly prohibited.
Article 40.- Ensuring communication and propagation in service of national defense
1. The State works out plans to ensure communication and propagation in service of national defense.
2. The Ministry of Post and Telematics, the Ministry of Culture and Information and the mass media agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Defense in assisting the Government to elaborate and implement plans to ensure communication and propagation in service of natioanl defense in peace and war time.
3. It is strictly prohibited to propagate and communicate defense information and notices beyond the assigned tasks.
Article 41.- Ensuring medical services for national defense
1. The State works out plans to ensure medical services for national defense.
2. The Ministry of Health shall, within the ambit of its tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Defense in assisting the Government in drawing up and implementing plans to ensure medical services for national defense in peace and war time.
Article 42.- Ensuring defense works and military zones
1. The State plans and builds defense works and military zones nationwide.
2. The management and use of defense works and military zones shall comply with the provisions of law.
Article 43.- Ensuring transport in service of national defense
1. The State works out plans to ensure transport in service of national defense.
2. The Ministry of Transport shall, within the ambit of its tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Defense in assisting the Government in elaborating plans to ensure transport in service of defense in peace and war time; and organizing the implementation thereof to ensure transport in service of national defense under the Government’s decisions.
Chapter VIII
DEFENSE-RELATED TASKS, POWERS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS
Article 44.- Contents of state management over national defense; Government’s tasks and powers regarding national defense
1. Contents of state management over national defense include:
a) Elaborating, and organizing the implementation of, plans on consolidation and strengthening the entire-people defense, plans on national defense and plans on defense mobilization;
b) Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on national defense;
c) Organizing and directing the performance of defense tasks; executing orders and decisions of competent state agencies and necessary measures to defend the Fatherland;
d) Carrying out defense education; propagating, disseminating and educating in national defense law;
e) Examining, inspecting and settling complaints and denunciations in the performance of defense tasks;
f) International cooperation on defense.
2. The Government performs the unified management of national defense, performs tasks and exercise powers in accordance with the provisions of the Constitution and defense law.
Article 45.- Tasks and powers of the Ministry of Defense
1. To be answerable to the Government for performing the state management over defense nationwide; to assist the Government in drafting bills, ordinances and decrees on defense as well as documents guiding the implementation thereof.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies in, elaborating state plannings and plans on defense and submit them to the Government for decision; to build up, manage and command the people’s army and the militia and self-defense force in performing defense tasks.
3. To guide, inspect, examine, preliminarily and finally review the performance of defense work in ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and localities according to the provisions of this Law and other legal provisions.
Article 46.- Defense-related tasks and powers of ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies
1. Within the ambit of their respective tasks and powers, to coordinate with the Ministry of Defense in performing the state management over national defense; to promulgate or submit to competent agencies for promulgation legal documents for the performance of defense tasks according to the provisions of law.
2. To organize the implementation of state plannings and plans on national defense in peace and war time according to their assigned tasks.
3. To closely combine national defense with economy and economy with national defense in formulating and implementing the plannings and plans of their branches or assigned domains.
4. To participate in building defensive areas under the Government’s direction and the Defense Ministry’s guidance.
5. To perform other tasks and exercise other powers regarding national defense in accordance with legal provisions.
Article 47.- Defense-related tasks and powers of the People’s Councils of all levels
1. Within the ambit of their respective tasks and powers, the People’s Councils of all levels shall adopt resolutions on measures to ensure the enforcement of law and the implementation of tasks on defense in localities; decide on budget revenues and expenditures to ensure defense activities in localities; decide on undertakings and measures to bring into play local potentials for building the entire-people defense, building defensive areas, building up defense potentials to meet the requirements in peace and war time.
2. Based on the State President’s orders, to decide on guidelines and measures to shift local socio-economic activities of from peace time to war time.
3. To supervise the People’s Committees of the same level and state agencies in localities in the implementation of People’s Council resolutions and legal documents on defense.
4. To perform other tasks and exercise other powers regarding defense under the provisions of law.
Article 48.- Defense-related tasks and powers of the People’s Committees of all levels
1. Within the ambit of their respective tasks and powers, the People’s Committees of all levels shall perform the state management over defense in localities; promulgate legal documents falling under their competence for the performance of defense tasks under the provisions of law and resolutions of the People’s Councils of the same level on defense tasks in localities.
2. To direct and organize the building of defensive areas; build up local armed forces and defense potentials; to carry out defense education; recruit and enlist youths in the army, create employment conditions for demobilized armymen.
3. To organize, build up and adopt policies towards the local army, the mobilization reserve force and the militia and self-defense force; to build, manage and protect defense works and military zones; to apply civil defense measures, adopt policies toward the army rear; to provide logistic and financial supports for people’s armed forces operating in the localities in the state of war or the state of defense emergency and other tasks stipulated by law.
4. To submit to the People’s Councils of the same level budget revenue and expenditure estimates to ensure defense activities in localities; to direct the implementation of People’s Council resolutions on budget revenues and expenditures to ensure defense activities in localities.
5. To abide by, and organize the execution of, orders and decisions of the State President, decisions and directives of the Prime Minister and the superior People’s Committees on defense.
6. To coordinate with the Vietnam Fatherland Front and mass organizations in performing their defense tasks and powers; to create conditions for such organizations to efficiently perform defense tasks in localities.
7. The presidents of People’s Committees at all levels shall bear responsibility for the performance of defense tasks and powers at their respective levels, urge and examine the subordinate People’s Committees in performing defense tasks in their localities according to the provisions of law.
Article 49.- Defense-related responsibilities of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations
The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibilities to propagate to, and mobilize people to implement defense law; supervise the implementation of defense law by agencies, organizations and individuals.
Chapter IX
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 50.- Implementation effect
This Law takes effect as from January 1, 2006.
Article 51.- Detailing and guiding the implementation
The Government shall detail and guide the XIth implementation of this Law.
This Law was passed on June 14, 2005, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th session.
THE NATIONAL ASSEMBLY Nguyen Van An |