LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2003

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/01/2004

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 09/2003/QH11

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2003

 

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]LUẬT[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 09/2003/QH11 NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP[/NM_lightbox]

Để góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước; bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich2″]Điều 1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp[/NM_lightbox]

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ đối tượng quy định tại Điều 2 của Luật này.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich3″]Điều 2. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp[/NM_lightbox]

Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm: doanh nghiệp nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã; tổ hợp tác; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

2. Cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm: hộ cá thể và nhóm kinh doanh; hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; cá nhân kinh doanh; cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân có tài sản cho thuê; cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

3. Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài ở Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:

a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt hoặc bất cứ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào ở Việt Nam;

b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

c) Cơ sở cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác;

d) Đại lý cho công ty nước ngoài;

đ) Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Trong trường hợp hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.

Điều 4. Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Luật này.

2. Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của Luật này.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành các quy định của Luật này.

4. Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thi hành các quy định của Luật này.

Chương 2:

CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich4″]Điều 5. Căn cứ tính thuế[/NM_lightbox]

Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất.

Điều 6. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich5″]Điều 7. Xác định thu nhập chịu thuế[/NM_lightbox]

1. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế.

2. Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich6″]Chính phủ quy định chi tiết phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và mức thu theo Biểu thuế lũy tiến từng phần không quá 30% đối với thu nhập còn lại từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.[/NM_lightbox]

Trong trường hợp hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich6a”]Điều 8. Doanh thu[/NM_lightbox]

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

Điều 9. Chi phí

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich7″]1. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:[/NM_lightbox]

a) Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mức trích khấu hao được căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao theo chế độ để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn tài sản cố định và mức trích khấu hao quy định tại điểm này;

b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho;

c) Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động, tiền ăn giữa ca, trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể kinh doanh và thu nhập của sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh;

d) Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng kiến, cải tiến; y tế; đào tạo lao động theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục;

đ) Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại; sửa chữa tài sản cố định; tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định; dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác;

e) Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật; chi bảo hộ lao động hoặc trang phục; chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí; trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định;

g) Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, của các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay;

h) Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định;

i) Trợ cấp thôi việc cho người lao động;

k) Chi phí về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ;

l) Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10% tổng số chi phí; đối với hoạt động thương nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;

m) Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được tính vào chi phí hợp lý;

n) Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo quy định của Chính phủ;

o) Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn chứng từ do Chính phủ quy định.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich8″]2. Các khoản chi phí sau đây không được tính vào chi phí hợp lý:[/NM_lightbox]

a) Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi;

b) Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp;

c) Các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế;

d) Các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich9″]3. Các khoản chi phí hợp lý quy định tại khoản 1 Điều này được ghi trong sổ kế toán bằng đồng Việt Nam; trường hợp có khoản chi bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chi ngoại tệ.[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich10″]Điều 10. Thuế suất[/NM_lightbox]

1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%.

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương 3:

KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich11″]Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh[/NM_lightbox]

Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

2. Kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định;

3. Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế;

4. Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, báo cáo kế toán, hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế;

5. Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich12″]Điều 12. Kê khai thuế[/NM_lightbox]

1. Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 tháng 01; nếu tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm có sự thay đổi lớn thì cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý. Trong trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chưa phù hợp thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp cả năm và từng quý.

2. Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì số thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề do cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich13″]Điều 13. Nộp thuế[/NM_lightbox]

1. Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý.

Chính phủ quy định thủ tục nộp thuế đơn giản, thuận tiện, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thu thuế chặt chẽ, có hiệu quả.

2. Cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế hàng tháng được ghi trong thông báo chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo.

3. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số tiền chi trả và nộp vào ngân sách nhà nước cùng thời điểm chuyển trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich14″]Điều 14. Quyết toán thuế[/NM_lightbox]

1. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản sau đây:

a) Doanh thu;

b) Chi phí hợp lý;

c) Thu nhập chịu thuế;

d) Số thuế thu nhập phải nộp;

đ) Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm;

e) Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài;

g) Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa.

2. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch; trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo năm tài chính đó. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.

Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich15″]Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế[/NM_lightbox]

Cơ quan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

1. Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định của Luật này;

2. Thông báo cho cơ sở kinh doanh về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế và quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; nếu cơ sở kinh doanh không nộp đầy đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật này để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt thì chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh và các yếu tố khác không hợp lý thì cơ quan thuế có quyền xác định lại để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp;

4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế;

5. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế;

6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich16″]Điều 16. Thẩm quyền ấn định thu nhập chịu thuế[/NM_lightbox]

1. Cơ quan thuế ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế đối với cơ sở kinh doanh trong các trường hợp sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ;

b) Không kê khai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế;

c) Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp;

d) Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định thu nhập chịu thuế; trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức ấn định thu nhập chịu thuế thì có quyền khiếu nại với cơ quan thuế cấp trên trực tiếp theo quy định của pháp luật; trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp thuế theo mức thuế đã ấn định.

Chương 4:

MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich17″]Điều 17. Miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm[/NM_lightbox]

1. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, hợp tác xã được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%.

2. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch, cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế tối đa là bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là chín năm tiếp theo.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich18″]Chính phủ quy định cụ thể ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; mức thuế suất và thời gian áp dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này.[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich19″]Điều 18. Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất[/NM_lightbox]

Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là bảy năm tiếp theo.

Chính phủ quy định cách xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại và thời gian miễn thuế, giảm thuế cho từng trường hợp quy định tại Điều này.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich20″]Điều 19. Miễn thuế, giảm thuế cho các trường hợp khác[/NM_lightbox]

1. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của cơ sở kinh doanh như sau:

a) Phần thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam;

b) Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp;

c) Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật;

d) Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội;

đ) Thu nhập của hợp tác xã, hộ cá thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập thấp theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư góp vốn bằng bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng giá trị phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

3. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của Chính phủ.

4. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động, lao động là người dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich21″]Điều 20. Chuyển lỗ[/NM_lightbox]

Cơ sở kinh doanh sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich22″]Điều 21. Thủ tục thực hiện miễn thuế, giảm thuế và chuyển lỗ[/NM_lightbox]

Việc miễn thuế, giảm thuế và chuyển lỗ theo quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai, trừ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập thấp. Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, mức miễn thuế, giảm thuế, chuyển lỗ để đăng ký với cơ quan thuế và thực hiện khi quyết toán thuế.

Cơ quan thuế có nhiệm vụ kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, xác định số thuế mà cơ sở kinh doanh được miễn, giảm, số lỗ mà cơ sở kinh doanh được trừ vào thu nhập chịu thuế.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh xác định không đúng về điều kiện ưu đãi, số thuế được miễn, giảm, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich23″]Điều 22. Khen thưởng[/NM_lightbox]

Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định của Luật này, cơ sở kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế thì được khen thưởng.

Chính phủ quy định cụ thể việc khen thưởng.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich24″]Điều 23. Xử lý vi phạm về thuế đối với đối tượng nộp thuế[/NM_lightbox]

Đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định của Luật này thì bị xử lý như sau:

1. Không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định tại các điều 11, 12, 13, 14 và 21 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế;

2. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt 0,1% (một phần nghìn) số tiền nộp chậm;

3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

4. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:

a) Trích tiền gửi của cơ sở kinh doanh tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc để nộp thuế, nộp phạt.

Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ sở kinh doanh để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc của cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;

b) Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;

c) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.

Điều 24. Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm về thuế

1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại khoản 1, khoản 2 và phạt tiền từ một đến năm lần số thuế gian lận theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

2. Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật này và chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

Điều 25. Xử lý vi phạm đối với cán bộ thuế và cá nhân khác

1. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt thì phải bồi hoàn cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, số tiền phạt đã sử dụng trái phép và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ thuế, cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người vi phạm hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Người cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc thi hành Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU

Điều 26. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về thuế

1. Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng các quy định của Luật này.

Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cán bộ thuế, cơ quan thuế.

Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế.

2. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại với cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế

1. Cơ quan thuế khi nhận được khiếu nại về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.

3. Cơ quan thuế phải hoàn trả số tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng cho cơ sở kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp phát hiện và kết luận có sự khai man thuế, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man thuế, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế; trường hợp cơ sở kinh doanh không đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt được tính từ ngày cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.

5. Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp dưới. Quyết định giải quyết khiếu nại về thuế của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

Chương 7:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28

Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Luật này trong cả nước.

Điều 29

Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Luật này trong cả nước.

Điều 30

Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Luật này tại địa phương mình.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

2. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10 tháng 5 năm 1997 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Bãi bỏ quy định hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số thu nhập tái đầu tư, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bãi bỏ quy định về thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở kinh doanh quy định tại Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất của cơ sở kinh doanh phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất của cá nhân không kinh doanh phải chịu thuế đối với thu nhập của cá nhân theo quy định của pháp luật.

Các quy định trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp trái với Luật này đều bãi bỏ.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư, các doanh nghiệp trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế quy định trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; trường hợp trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi thấp hơn mức ưu đãi về thuế theo quy định của Luật này thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Luật này cho thời gian ưu đãi còn lại.

Điều 32

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2003
Số, ký hiệu văn bản 09/2003/QH11 Ngày hiệu lực 01/01/2004
Loại văn bản Luật Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp
Thuế - phí - lệ phí
Ngày ban hành 17/06/2003
Cơ quan ban hành Quốc hội
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản

THE NATIONAL ASSEMBLY
——-

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
————

No: 09/2003/QH11

Hanoi, June 17, 2003

 

LAW

ON ENTERPRISE INCOME TAX
(No. 09/2003/QH11 of June 17, 2003)

In order to contribute to boosting the production and business development and mobilizing part of income into the State budget; to ensure equitable and reasonable contributions by organizations and individuals producing and/or trading in goods and/or providing services with incomes;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, its 10th session;
This Law prescribes the enterprise income tax,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Payers of enterprise income tax

Organizations and individuals engaged in goods production and trading and/or service provision (hereinafter referred collectively to as business establishments) with incomes shall all have to pay enterprise income tax, except for the subjects defined in Article 2 of this Law.

Article 2. Subjects not liable to enterprise income tax

Family households, individuals, cooperation groups and cooperatives engaged in agricultural production with incomes from cultivation, husbandry and aquaculture products are not liable to enterprise income tax, except for family households and peasants engaged in large-scale commodity production with high incomes as defined by the Government.

Article 3. Interpretation of terms

In this Law, the following expressions shall be construed as follows:

1. Organizations engaged in goods production and trading and/or service provision include State enterprises, limited liability companies; joint stock companies; partnerships; foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam; foreign companies and organizations doing business in Vietnam not under the Law on Foreign Investment in Vietnam; private enterprises; cooperatives; cooperation groups; economic establishments of political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, peoples armed force units; administrative agencies and non-business units engaged in goods production and trading and/or service provision.

2. Individuals engaged in goods production and trading and/or service provision include individual business households and business groups; family households and individuals engaged in agricultural production; businesspeople; independent practitioners; individual property lessors; foreign businesspeople with incomes generated in Vietnam.

3. Resident establishments of foreign companies in Vietnam are business establishments through which foreign companies conduct part or all of their income-generating business operations, including:

a/ Branches, executive offices, factories, workshops, transport means, mines, oil or gas fields and any natural resource-exploiting places in Vietnam;

b/ Construction sites; construction, installation and/or assembly projects;

c/ Establishments providing services, including consultancy services, through their employees or other subjects;

d/ Agents of foreign companies;

e/ Vietnam-based representatives who are competent to sign contracts on behalf of foreign companies or incompetent to sign contracts on behalf of foreign companies but regularly performing the delivery of goods or the provision of services in Vietnam.

In cases where a double taxation avoidance agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed otherwise provides for resident establishments, the provisions of such agreement shall apply.

Article 4. Obligations and responsibilities to implement the Law on Enterprise Income Tax

1. Business establishments are obliged to pay tax fully and on time as prescribed by this Law.

2. Tax offices shall, within the ambit of their tasks and powers, have to strictly implement the provisions of this Law.

3. State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations and peoples armed force units shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have to supervise the implementation of, and coordinate with the tax offices in implementing, this Law.

4. Vietnamese citizens shall have to assist tax offices and tax officials in implementing the provisions of this Law.

Chapter II

TAX CALCULATION BASES AND TAX RATES

Article 5. Tax calculation bases

Tax calculation bases are taxable incomes and tax rates.

Article 6. Taxable incomes

Taxable incomes include incomes from goods production and trading and/or service provision activities and other incomes, including those generated from goods production and trading and/or service provision activities overseas.

Article 7. Determination of taxable incomes

1. Taxable incomes from goods production and trading and/or service provision activities equal the turnovers therefrom minus the reasonable expenses related to taxable incomes.

2. Other taxable incomes include incomes earned from securities trading margin, property ownership and use rights; incomes from the transfer of land use right or land rent right; profits from the transfer, lease or liquidation of property or deposits, lending of capital, sale of foreign currencies; year-end balance of reserves; recovered bad debts which had been written off from accounting records; payable debts with creditors being unidentifiable; incomes from business activities in the previous years which had been omitted but later discovered, and other incomes.

The Government shall specify methods of determining taxable incomes for income amounts from the transfer of land use right and land rent right as well as tax rates according to the partially progressive tax table, which must not exceed 30% of remaining income from the transfer of land use right and land rent right after the enterprise income tax is paid.

In cases where a double taxation avoidance agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed otherwise provides for methods of determining taxable incomes for resident establishments, the provisions of such agreement shall apply.

Article 8. Turnover

Turnover used for the calculation of taxable income is the total of money proceeds from the sale of goods, processing remuneration and/or service provision charges, including price subsidies, surcharges or extra-sums enjoyed by business establishments. In cases where a turnover arises in a foreign currency, it must be converted into Vietnam dong at the exchange rate announced by the State Bank of Vietnam at the time when such foreign-currency turnover arises.

Article 9.– Expenses

1. Reasonable expenses to be subtracted for the calculation of taxable income include:

a/ Depreciation of fixed assets used for production and/or business activities. The depreciation rate shall be based on the value of fixed assets and depreciation duration. Establishments producing and/or dealing in goods and services with high economic efficiency may apply quicker depreciation rates which, however, must not exceed two times the prescribed depreciation rate, in order to quickly renew their technologies.

The Finance Ministry shall specify fixed asset standards and depreciation rates prescribed at this Point;

b/ Costs of raw materials, materials, fuel, energy and goods volume actually used in goods production and trading and/or services related to turnover and taxable income in a period, which are calculated according to a reasonable wastage rate and actual ex-warehouse prices;

c/ Salaries, wages, allowances provided for by the Labor Code, mid-shift meal allowance, except for salaries or wages of owners of private enterprises, heads of individual business households and incomes of the founding members of companies who do not directly take part in production and business management;

d/ Expenses for scientific and technological researches; innovations and improvements; health care; training of laborers according to the prescribed regime; financial donations for education;

e/ Expenses for services purchased from outside: electricity, water, telephone; repair of fixed assets; rent of fixed assets; audit; legal services; designing, establishment and protection of trademarks; property insurance; payments for use of technical materials, patents, technological licenses not belonging to fixed assets; technical services and other services purchased from outside;

f/ Payments for female laborers as provided for by law; expenses for labor protection devices or outfits; expenses for protection of business establishments; working mission allowances; deductions for payment of social insurance and medical insurance premiums under the liability of employing business establishments; trade union funding; support of the Partys and mass organizations activities at business establishments; deductions for setting up the superior levels management funds and associations funds according to the prescribed regime;

g/ Payment of interests on loans for goods production and trading and/or service provision to banks and other credit institutions as well as economic organizations at the actual interest rates; payment of interests on borrowings from other subjects at the actual interest rates at the time of signing borrowing contracts, which must not exceed 1.2 times the lending interest rate of commercial banks at the time of borrowing;

h/ Deductions for reserves according to the prescribed regime;

i/ Severance allowances for laborers;

j/ Expenses for the sale of goods and/or services;

k/ Expenses for advertisement, marketing and trade promotion directly related to goods production and trading and service provision activities and other expenses, which are controlled at no more than 10% of the total expenditure. For trading activities, the total expense for determining the controlled level shall not include purchasing prices of goods sold;

l/ Payable taxes, charges, fees and land rents, which are related to goods production and trading and/or service provision activities, and accounted into reasonable expenses;

m/ Business administration expenses allocated by foreign companies to their resident establishments in Vietnam as prescribed by the Government;

n/ Expenses for purchase of goods and/or services of non-business organizations and/or individuals without invoices and vouchers prescribed by the Government.

2. The following expenses shall not be accounted into reasonable expenses:

a/ Deductions advanced as expenses but actually not spent;

b/ Expenses without vouchers or with invalid vouchers;

c/ Fines and expenses not related to tax-calculation turnover and taxable income;

d/ Expenses covered by other capital sources.

3. The reasonable expenses prescribed in Clause 1 of this Article shall all be recorded in accounting books in Vietnam dong; for expenses in foreign currency(ies), they must be converted into Vietnam dong at the exchange rate(s) announced by the State Bank of Vietnam at the time when such foreign-currency expenses are effected.

Article 10. Tax rates

1. The enterprise income tax rate applicable to business establishments is 28%.

2. The enterprise income tax rate applicable to business establishments conducting activities of prospection, exploration and exploitation of oil and gas and other precious and rare natural resources is between 28% and 50%, depending on each project or business establishment.

The Government shall specify this Article.

Chapter III

TAX DECLARATION, PAYMENT AND SETTLEMENT

Article 11. Responsibilities of business establishments

Business establishments shall have the responsibilities:

1. To strictly abide by the regimes on accounting, invoices and vouchers according to the provisions of law;

2. To fully declare their turnovers, expenses and incomes strictly according to the regimes prescribed by the Finance Ministry;

3. To pay fully and on time payable tax amounts and fines into the State budget according to the notices of tax offices;

4. To supply documents, accounting books, accounting statements, invoices and vouchers related to the tax calculation at the requests of tax offices;

5. To purchase, sell, exchange, and account the values of, goods and services at market prices.

Article 12. Tax declaration

1. Every year, business establishments shall base themselves on the results of goods production and trading and/or service provision of the previous year and the result projection for the subsequent year to declare their turnovers, expenses and taxable incomes as well as the whole years payable tax amounts divided for each quarter, according to the form set by the tax offices and submit the declarations to the tax offices directly managing them on January 25 at the latest; in case of big changes in the production and business situation during the year, the business establishments shall have to report such to their managing tax offices for adjustment of the tax amounts to be temporarily paid for the whole year and each quarter. If the tax offices examine and detect that the tax declarations by the business establishments are improper, they may fix the tax amounts to be temporarily paid for the whole year and each quarter.

2. For business establishments which have not yet applied the prescribed regime of accounting, invoices and vouchers, the tax amounts to be paid monthly shall be calculated according to the presumptive turnover and the taxable income percentage suitable to each branch or trade, which are set by competent tax offices.

Article 13. Tax payment

1. Business establishments shall temporarily pay fully and on time into the State budget the quarterly tax amounts according to their declarations or tax amounts fixed by tax offices. The deadline for the quarterly tax payment shall be the last day of the quarter.

The Government prescribes simple and convenient procedures for tax payment, thus raising the business establishments sense of responsibility before law, and at the same time enhances the work of inspection, examination and handling of law violations committed by tax offices, ensuring the tight and effective tax collection management.

2. The business establishments defined in Clause 2, Article 12 of this Law shall have to pay tax into the State budget every month according to the notices of tax offices. The deadline for the monthly tax payment stated in such notices is the 25th day of the following month at the latest.

3. Business establishments engaged in consignment trading shall have to declare and pay tax upon each consignment to the tax offices of the localities where the goods are purchased before transporting such goods.

4. For foreign organizations or individuals doing business without resident establishments in Vietnam but having incomes generated in Vietnam, the organizations or individuals that pay such incomes shall have to deduct the tax amounts at the rates prescribed by the Finance Ministry from the total paid incomes and remit them into the State budget concurrently with the transfer of payment money to the foreign organizations or individuals.

Article 14. Tax settlement

1. Business establishments shall have to make annual tax settlements with the tax offices. A tax settlement must reflect fully and accurately the following:

a/ Turnover;

b/ Reasonable expenses;

c/ Taxable income;

d/ Payable income tax amount;

e/ Income tax amount already temporarily paid in the year;

f/ Income tax amount already paid abroad for incomes received therefrom;

g/ Underpaid or overpaid income tax amount.

2. The tax-settlement year is calculated according to the solar year. In cases where business establishments are allowed to apply a fiscal year other than the solar year, the tax settlement shall be made according to that fiscal year. Within 90 days as from the end of a solar year or a fiscal year, business establishments shall have to submit their tax settlement reports to the tax offices, and fully pay the outstanding tax amounts into the State budget within 10 days thereafter. Overpaid tax amounts shall be cleared against the payable tax amounts of the subsequent period.

In case of enterprise transformation, merger, consolidation, division, separation, dissolution or bankruptcy, business establishments shall have to make tax settlements with the tax offices and submit tax settlement reports within 45 days after the date of issuance of decisions on the enterprise transformation, merger, consolidation, division, separation, dissolution or bankruptcy.

The Finance Ministry shall guide the settlement of enterprise income tax prescribed in this Article.

Article 15. Tasks, powers and responsibilities of tax offices

Tax offices have the following tasks, powers and responsibilities:

1. To guide business establishments in declaring and paying tax in strict accordance with the provisions of this Law;

2. To notify business establishments of the delayed submission of declaration forms, delayed tax payment and decisions on sanctioning violations of tax legislation; if business establishments fail to fully pay tax and/or fine amounts according to tax notices, to be entitled to apply the handling measures prescribed in Clause 4, Article 23 of this Law to ensure the full collection of tax and fine amounts; in cases where the said handling measures have been taken but business establishments still fail to pay fully tax and/or fine amounts, to transfer the dossiers thereof to competent State agencies for handling according to the provisions of law;

3. To inspect and examine the tax declaration, payment and settlement by business establishments, ensuring their compliance with the provisions of law. In cases where purchasing prices, selling prices, business expenses and other factors are found unreasonable, the tax offices have the right to re-determine them so as to ensure the accurate and full collection of enterprise income tax;

4. To handle tax-related administrative violations and settle tax-related complaints;

5. To request business establishments to provide accounting books, invoices, vouchers and other dossiers and documents related to the tax calculation and payment; to request banks, other credit institutions, and concerned organizations and individuals to provide documents related to the tax calculation and payment;

6. To keep and use data and documents provided by business establishments and other subjects according to the prescribed regime.

Article 16. Right to fix taxable incomes

1. The tax offices shall fix taxable income for tax calculation for business establishments in the following cases:

a/ Failing to observe or improperly observing the regime of accounting, invoices and vouchers;

b/ Failing to declare or improperly declaring bases for tax calculation or failing to prove the bases already stated in their declarations at the requests of tax offices;

c/ Refusing to produce accounting books, invoices, vouchers and necessary documents related to the calculation of enterprise income tax;

d/ Doing business without business registrations.

2. Tax offices shall base themselves on the investigation documents on the situation of goods production and trading and/or service provision activities of the business establishments or on taxable incomes of business establishments engaged in the same business line, with the similar business scale, to fix the taxable income. If the business establishments disagree with such fixed taxable income level, they may lodge complaints to the immediate superior tax offices according to the provisions of law; pending the settlement thereof, the business establishments shall still have to pay tax at the fixed tax level.

Chapter IV

ENTERPRISE INCOME TAX EXEMPTION AND REDUCTION

Article 17. Tax exemption and reduction for investment projects on setting up business establishments, cooperatives, relocated business establishments

1. Investment projects on setting up new production establishments in branches, trades, fields or geographical areas in which the investment is encouraged, or cooperatives shall enjoy the tax rates of 20%, 15% and 10%.

2. Investment projects on setting up new production establishments in branches, trades, fields or geographical areas in which the investment is encouraged, business establishments relocated under the planning and business establishments relocated to geographical areas in which the investment is encouraged shall be entitled to the tax exemption for 4 years at most after their taxable incomes are generated, and a 50% reduction of payable tax amounts for 9 subsequent years at most.

The Government shall specify branches, trades, fields and geographical areas in which the investment is encouraged; tax rates and application duration for each branch, trade, field or geographical area in which the investment in encouraged; tax exemption duration, tax reduction levels and duration as prescribed in this Article.

Article 18. Tax exemption and/or reduction for business establishments investing in building new production lines, expanding their production, renewing technology, improving the ecological environment or raising their production capacity

Production establishments investing in building new production lines, expanding their production, renewing technology, improving the ecological environment and raising their production capacity shall be exempt from enterprise income tax on their increased incomes brought about by such investment for 4 years at most and a 50% reduction of payable tax amounts for 7 subsequent years at most.

The Government shall prescribe the methods of determining the increased incomes brought about by investment, and tax exemption or reduction duration for each case prescribed in this Article.

Article 19. Tax exemption and reduction for other cases

1. The following incomes of business establishments shall be exempt from enterprise income tax:

a/ Income from the performance of contracts on scientific research and development of technologies, products being in the stage of trial production, or products turned out from new technologies applied for the first time in Vietnam;

b/ Income from the performance of technical service contracts in direct service of agriculture;

c/ Income from business establishments goods production and trading and/or service provision activities reserved for laborers being disabled people;

d/ Income from job training reserved for disabled people, children in exceptionally difficult plights and social-evils doers;

e/ Income of cooperatives and individual households engaged in goods production and trading and/or service provision with low incomes under the regulations of the Government.

2. Enterprise income tax shall be exempt for investors contributing capital with patents, technical know-hows, technological processes or technical services; enterprise income tax shall be reduced for income from the transfer of the value of capital portions of foreign investors to Vietnamese enterprises under the Governments regulations.

3. Enterprise income tax shall be reduced for business establishments engaged in production, construction or transport activities and employing a large number of female laborers under the Governments regulations.

4. Enterprise income tax shall be reduced for business establishments employing a large number of laborers, laborers being ethnic minority people under the Governments regulations. Enterprise income tax shall be exempt for income portions from activities of job training reserved for ethnic minority people.

Article 20. Transfer of losses

If business establishments, after making the tax settlements with the tax offices, suffer from losses, they shall be entitled to transfer such losses to the following year, which shall be offset against their taxable incomes. The duration eligible for the loss transfer shall not exceed 5 years.

Article 21. Procedures for effecting tax exemption, tax reduction and loss transfer

The tax exemption, tax reduction and loss transfer prescribed in Articles 17, 18, 19 and 20 of this Law shall apply only to the business establishments which have strictly observed the regime of accounting, invoices and vouchers and paid tax according to their declarations, except for individual households engaged in goods production and trading and/or service provision with low incomes. Business establishments shall determine by themselves the conditions for enjoying tax preferences, tax exemption, and tax reduction and loss transfer levels for registering them with the tax offices and for implementation upon making tax settlements.

The tax offices are tasked to examine the conditions for enjoying tax preferences, determine tax exemption or reduction amounts which the business establishments are entitled to, loss amounts which the business establishments are allowed to offset against their taxable incomes.

In cases where business establishments incorrectly determine the conditions for tax preferences, tax exemption or reduction amounts, loss amounts to be offset against their taxable incomes, they shall be sanctioned for tax-related administrative violations.

Chapter V

COMMENDATION, REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 22. Commendation and reward

Tax offices and tax officials that well fulfill their assigned tasks; organizations and individuals that record achievements in the implementation of the provisions of this Law, business establishments which well perform their tax payment obligations shall be commended and/or rewarded.

The Government shall specify the commendation and reward.

Article 23. Handling of tax-related violations committed by tax payers

Tax payers that violate the provisions of this Law shall be handled as follows:

1. If failing to strictly observe the provisions on the regime of accounting, invoices and vouchers, tax declaration, payment and settlement, as prescribed in Articles 11, 12, 13, 14 and 21 of this Law, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be sanctioned for tax-related administrative violations;

2. If delaying the payment of tax and/or fines as compared with the prescribed payment date or the deadline stated in tax handling decisions, they shall, apart from paying fully the tax and/or fine amounts, have to pay an amount equal to 0.1% (one thousandth) of the delayed payment amount for each day of delayed payment;

3. If falsely declaring or evading tax, they shall, apart from having to fully pay the tax amount according to the provisions of this Law, be imposed a fine being one to five times the frauded tax amount, depending on the nature and seriousness of their violations; if evading tax in large amounts, relapsing into already administratively sanctioned tax-related violations or committing other serious violations, they shall be examined for penal liability according to the provisions of law;

4. If failing to pay tax and/or fine according to tax notices or under tax-handling decisions, they shall be handled as follows:

a/ Deductions from the business establishments deposits at banks, other credit institutions or treasuries to pay tax and/or fines.

The concerned banks, other credit institutions or treasuries shall have to make deductions from deposit accounts of the business establishments to pay tax and/or fines into the State budget under tax-handling decisions of tax offices or competent agencies before collecting debts;

b/ Seizure of goods and/or material evidences to ensure the full collection of tax and/or fines;

c/ Inventory of assets according to the provisions of law to ensure the full collection of tax and/or fine arrears.

Article 24. Competence of tax offices in handling tax-related violations

1. The heads of the tax offices directly managing the tax collection are competent to handle violations committed by tax payers prescribed in Clauses 1 and 2, and impose fines being one to five times the frauded tax amount according to the provisions in Clause 3, Article 23 of this Law.

2. The directors of the tax departments and the directors of the tax sub-departments directly managing the tax collection may apply the handling measures prescribed in Clause 4, Article 23 of this Law and forward dossiers of violations to the competent agencies for handling violations prescribed in Clause 3, Article 23 of this Law according to the provisions of law.

Article 25. Handling violations committed by tax officials and other individuals

1. Tax officials and other individuals who abuse their positions and powers to illegally seize or appropriate tax and/or fine amounts, shall have to refund to the State the whole tax and/or fine amount already illegally used, and shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to the provisions of law.

2. Tax officials and other individuals who show signs of irresponsibility or mishandle violations, thus causing damage to tax payers, shall have to pay compensation therefor according to the provisions of law and shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to the provisions of law.

3. Tax officials and other individuals who abuse their positions and powers to act in complicity with or cover violators, or commit other acts in violation of the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to the provisions of law.

4. Persons who obstruct or incite others to obstruct the implementation of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law.

Chapter VI

COMPLAINTS AND STATUTE OF LIMITATIONS

Article 26. Rights and responsibilities of tax payers in making tax-related complaints

1. Tax payers have the right to complain about the improper implementation of the provisions of this Law by tax officials and/or tax offices.

Complaints must be sent to the tax offices directly managing the tax collection within 30 days after the receipt of notices or handling decisions of the tax officials and/or tax offices.

Pending the settlement thereof, tax payers shall still have to abide by notices or handling decisions of the tax offices.

2. In cases where complainants disagree with decisions of agencies settling their complaints or upon the expiry of the time limit prescribed by the legislation on complaints and denunciations, their complaints remain unsettled, they have the right to lodge their complaints to the immediate superior tax offices or initiate lawsuits according to the provisions of law.

Article 27. Responsibilities and powers of tax offices in settling tax-related complaints

1. Tax offices, upon receiving tax-related complaints, shall have to consider and settle them within the time limit prescribed by the legislation on complaints and denunciations.

2. Tax offices which receive complaints have the right to request complainants to supply dossiers and documents related to the complaints; if the complainants refuse to provide the requested dossiers and documents, the tax offices shall be entitled to refuse to consider and settle their complaints.

3. Tax offices shall have to reimburse tax and/or fine amounts improperly collected to business establishments within 15 days after receiving the handling decisions of superior tax offices or competent agencies according to the provisions of law.

4. Upon detecting or concluding on false tax declaration, tax evasion or tax-related errors, tax offices shall have to collect the tax and/or fine arrears or reimburse tax amounts overpaid within the latest five years as from the date of inspection and detection of the false tax declaration, tax evasion or tax-related errors. In cases where business establishments fail to make tax registration, declaration or payment, the time limit for collecting tax and/or fine arrears shall be counted from the date the business establishments commence their operation.

5. Heads of superior tax offices shall have to settle tax-related complaints of tax payers against their subordinate tax offices. The Finance Ministers decisions on settling tax-related complaints shall be final ones.

Chapter VII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 28. The Government shall direct the organization of the implementation of this Law throughout the country.

Article 29. The Finance Minister shall have to organize and inspect the implementation of this Law throughout the country.

Article 30. The Peoples Committees of all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, direct the implementation and inspect the observance of this Law in their respective localities.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 31.

1. This Law takes effect as from January 1, 2004.

2. The May 10, 1997 Law on Enterprise Income Tax shall cease to be effective as from the effective date of this Law.

To annul regulations on the reimbursement of enterprise income tax already paid for income amounts reinvested or tax on incomes transferred abroad prescribed in Articles 42 and 43 of the Law on Foreign Investment in Vietnam.

To annul regulations on land use right transfer tax applicable to business establishments prescribed in the Law on Land Use Right Transfer Tax. Incomes earned from the land use right transfer by business establishments shall be subject to enterprise income tax according to the provisions of this Law. Incomes earned from the land use right transfer by non-business individuals shall be subject to tax on personal incomes according to the provisions of law.

All previous prescriptions on enterprise income tax contrary to this Law are hereby annulled.

3. Foreign-invested enterprises, foreign parties to business cooperation contracts already granted investment licenses, domestic enterprises already granted certificates of investment preferences shall continue enjoying the tax preferences provided for in their investment licenses or certificates of investment preferences. In cases where their investment licenses or certificates of investment preferences provide for preferential levels lower than the tax preference levels provided for in this Law, they shall enjoy the preferential levels provided for in this Law for the remaining preferential duration.

Article 32. The Government shall detail and guide the implementation of this Law.

This Law was passed on June 17, 2003 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, at its 3rd session.

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY

Nguyen Van An