LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI 2003
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2003/QH11 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2003 |
LUẬT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 05/2003/QH11 NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần bảo đảm cho Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Chức năng giám sát của Quốc hội
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời.
Điều 3. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
1. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
a) Quốc hội giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của Quốc hội;
c) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách; giúp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của các cơ quan này;
d) Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu;
đ) Đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
2. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Điều 4. Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát
Việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội phải bảo đảm công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm về quyết định, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình.
Quốc hội xem xét, đánh giá và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri cả nước.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Quốc hội.
Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm về hoạt động giám sát của mình; báo cáo về hoạt động giám sát của Đoàn và của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn với Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của mình trước cử tri tại địa phương.
Điều 5. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có các quyền và trách nhiệm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Tham gia giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Khi thực hiện quyền giám sát, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội dựa vào sự tham gia của nhân dân, của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
2. Khi tiến hành hoạt động giám sát, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có thể mời đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tham gia; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này.
Chương 2:
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI
Điều 7. Các hoạt động giám sát của Quốc hội
Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1. Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
3. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
4. Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
5. Thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban.
Điều 8. Chương trình giám sát của Quốc hội
Quốc hội quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm của năm trước và tổ chức thực hiện chương trình đó.
Điều 9. Xem xét báo cáo công tác
1. Tại kỳ họp cuối năm, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác hàng năm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến đại biểu Quốc hội; khi cần thiết, Quốc hội có thể xem xét, thảo luận.
Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quốc hội có thể yêu cầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về những vấn đề khác khi xét thấy cần thiết.
2. Các báo cáo công tác quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các báo cáo của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước, phải được Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự sau đây:
a) Người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này trình bày báo cáo;
b) Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận;
d) Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo có thể trình bày thêm những vấn đề có liên quan mà đại biểu Quốc hội quan tâm;
đ) Quốc hội ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.
Điều 10. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
1. Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước sửa đổi hoặc huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có trách nhiệm xem xét, trả lời đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với trả lời của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thì yêu cầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất.
2. Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
b) Quốc hội thảo luận.
Trong quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;
c) Quốc hội ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật không trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Điều 11. Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp
Tại kỳ họp Quốc hội, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau:
1. Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. Đoàn thư ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định;
3. Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục;
b) Đại biểu Quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời.
Thời gian trả lời chất vấn, thời gian nêu câu hỏi và trả lời thêm được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Nội quy kỳ họp Quốc hội;
4. Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;
5. Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo.
Điều 12. Thành lập Uỷ ban lâm thời của Quốc hội
1. Khi xét thấy cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc của đại biểu Quốc hội trình Quốc hội quyết định thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban lâm thời do Quốc hội quyết định.
2. Quốc hội xem xét báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban lâm thời theo trình tự sau đây:
a) Chủ nhiệm Uỷ ban lâm thời trình bày báo cáo kết quả điều tra;
b) Quốc hội thảo luận;
c) Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề đã được điều tra.
Điều 13. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo quy định sau đây:
a) Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc khi có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm (20%) tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
b) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội;
c) Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người đó.
Điều 14. Thẩm quyền của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, Quốc hội có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
2. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
3. Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;
4. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Chương 3:
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Điều 15. Các hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1. Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội;
2. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
3. Xem xét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội;
4. Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
5. Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
6. Tổ chức Đoàn giám sát.
Điều 16. Chương trình giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước.
Căn cứ vào chương trình giám sát đã được thông qua, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phân công thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện các nội dung trong chương trình; có thể giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thực hiện một số nội dung thuộc chương trình và báo cáo kết quả với Uỷ ban thường vụ Quốc hội; quyết định tiến độ thực hiện và các biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình giám sát.
Điều 17. Xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; yêu cầu các cơ quan này báo cáo về những vấn đề khác khi xét thấy cần thiết.
2. Báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo theo trình tự sau đây:
a) Người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này trình bày báo cáo;
b) Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Người đứng đầu cơ quan trình báo cáo có thể trình bày thêm những vấn đề có liên quan mà thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội quan tâm;
e) Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.
Điều 18. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc của đại biểu Quốc hội quyết định xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội chuẩn bị ý kiến về văn bản quy phạm pháp luật đó để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này theo trình tự sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày ý kiến;
b) Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
c) Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản trình bày ý kiến;
d) Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật không trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Điều 19. Trả lời chất vấn tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội
1. Việc trả lời chất vấn tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội được thực hiện như sau:
a) Chủ tịch Quốc hội nêu chất vấn của đại biểu Quốc hội đã được Quốc hội quyết định cho trả lời tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những chất vấn khác được gửi tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội;
b) Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục;
c) Đại biểu Quốc hội đã chất vấn có thể được mời tham dự phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội có chất vấn không tham dự phiên họp thì nội dung trả lời chất vấn, kết quả phiên họp trả lời chất vấn phải được gửi tới đại biểu đó chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nếu đại biểu Quốc hội có chất vấn không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội.
2. Sau khi nghe trả lời chất vấn, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.
Điều 20. Xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc của đại biểu Quốc hội quyết định xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội chuẩn bị ý kiến về nghị quyết đó để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều này theo trình tự sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày ý kiến;
b) Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân nơi đã ra nghị quyết được mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến;
d) Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều 21. Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Hàng năm, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo hoạt động của mình đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Khi xét thấy cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và ra nghị quyết về hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 22. Giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật.
Trình tự, thủ tục giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Điều 23. Tổ chức Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
1. Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc của đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Nội dung, kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trước ngày Đoàn bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
c) Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn giám sát thấy cần thiết;
d) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải có báo cáo kết quả giám sát gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 24. Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau đây:
1. Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo;
2. Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận.
Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;
4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề được giám sát. Nghị quyết này được gửi tới cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Điều 25. Giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức Đoàn giám sát hoặc giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm, đồng thời yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với việc giải quyết của người đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phải báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
Điều 26. Thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có các quyền sau đây:
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất;
2. Quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
3. Kiến nghị với Quốc hội hoặc yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức, xử lý đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
4. Đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
5. Quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
6. Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;
7. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, kịp thời khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm;
8. Huỷ bỏ cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó.
Chương 4:
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI
Điều 27. Các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1. Thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách hoặc theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
3. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về hoạt động thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách;
4. Tổ chức Đoàn giám sát;
5. Cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề mà Hội đồng, Uỷ ban quan tâm;
6. Tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Điều 28. Chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và ý kiến của các thành viên Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội.
Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hội dự kiến chương trình giám sát trình Hội đồng, Uỷ ban xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện chương trình đó.
Điều 29. Trình tự xem xét, thẩm tra báo cáo
1. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội được gửi đến Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét báo cáo hoạt động của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách.
3. Việc xem xét, thẩm tra báo cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thảo luận;
d) Chủ toạ phiên họp kết luận.
Điều 30. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật
1. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hữu quan gửi đến, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung văn bản đó.
3. Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho Hội đồng, Uỷ ban biết việc giải quyết; quá thời hạn nói trên mà không trả lời hoặc giải quyết không đáp ứng với yêu cầu thì Hội đồng, Uỷ ban có quyền:
a) Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định;
b) Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
d) Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội có dấu hiệu trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 31. Tổ chức Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
1. Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức Đoàn giám sát của Hội đồng, Uỷ ban.
Việc thành lập Đoàn giám sát, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát do Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban quyết định.
Nội dung, kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trước ngày Đoàn bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong quyết định thành lập Đoàn giám sát;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình những vấn đề mà Đoàn quan tâm;
c) Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn thấy cần thiết;
d) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải báo cáo kết quả giám sát với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hội.
Điều 32. Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
1. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp Hội đồng, Uỷ ban hoặc phiên họp Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát.
2. Việc xem xét báo cáo của Đoàn giám sát được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát;
d) Chủ toạ phiên họp kết luận; Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban biểu quyết khi xét thấy cần thiết.
3. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội gửi báo cáo kết quả giám sát đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, đồng thời gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Báo cáo phải nêu rõ kiến nghị về các biện pháp cần thiết.
Điều 33. Giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân; tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách.
2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải xem xét, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định và thông báo về việc giải quyết đến Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
3. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu mà Hội đồng hoặc Uỷ ban quan tâm; tổ chức Đoàn giám sát để xem xét, xác minh về những vấn đề mà Hội đồng, Uỷ ban quan tâm hoặc theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội.
Điều 34. Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong việc kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
1. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đó.
2. Việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét, thảo luận, đánh giá về hành vi vi phạm của người đang được xem xét đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Người đang được xem xét đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm có thể được mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội quan tâm;
d) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thảo luận;
đ) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội biểu quyết. Trong trường hợp có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tán thành đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đó.
Điều 35. Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có các quyền sau đây:
1. Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách. Người nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. Quá thời hạn này mà không nhận được trả lời hoặc trong trường hợp không tán thành với nội dung trả lời thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội yêu cầu người nhận được kiến nghị trả lời tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội; đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét;
3. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
Điều 36. Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội
Trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Phân công Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra các dự án, báo cáo trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thực hiện một số nội dung trong chương trình giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2. Yêu cầu Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội định kỳ báo cáo về chương trình, nội dung, kế hoạch giám sát của Hội đồng, Uỷ ban;
3. Yêu cầu Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội phối hợp thực hiện một số hoạt động giám sát ở cùng một cơ quan, địa phương, đơn vị để bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát;
4. Xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát và kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội kiến nghị, các biện pháp để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, yêu cầu xử lý người vi phạm và giao cho các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện.
Chương 5:
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Điều 37. Các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
2. Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
Điều 38. Các hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1. Tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
2. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;
4. Cử đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
Điều 39. Chương trình giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội lập chương trình giám sát sáu tháng, hàng năm của mình và gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội căn cứ vào chương trình giám sát của từng đại biểu Quốc hội, chương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, tình hình thực tế của địa phương, đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ý kiến, kiến nghị của cử tri tại địa phương lập chương trình giám sát sáu tháng, hàng năm của Đoàn và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình giám sát của mình.
Sáu tháng và hàng năm, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chương trình giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn.
Điều 40. Chất vấn của đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nội dung chất vấn phải ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn.
Chất vấn được thể hiện bằng văn bản hoặc hỏi trực tiếp.
Trình tự, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 19 của Luật này.
Điều 41. Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật
Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung văn bản đó. Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 42. Tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiến hành giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương.
Việc thành lập Đoàn giám sát, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát do Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định.
Đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát quyết định nội dung, kế hoạch giám sát, người được mời tham gia giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội.
Nội dung, kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và của đại biểu Quốc hội được Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.
2. Khi tiến hành giám sát, Đoàn giám sát và đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong quyết định thành lập Đoàn giám sát hoặc quyết định tổ chức hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội quan tâm; xem xét, giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thi hành chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc liên quan đến đời sống kinh tế – xã hội của nhân dân địa phương;
c) Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội thấy cần thiết;
d) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội tiến hành hoạt động giám sát phải gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn đại biểu Quốc hội.
3. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội có thể tổ chức thảo luận về các kiến nghị, yêu cầu của Đoàn giám sát hoặc của đại biểu Quốc hội đã tiến hành giám sát. Kiến nghị, yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội qua hoạt động giám sát được gửi tới cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Điều 43. Giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp công dân, giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và trực tiếp hoặc thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định và thông báo cho đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết không thoả đáng, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan cấp trên của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
3. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; xem xét, xác minh những vấn đề mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm; tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương.
Điều 44. Thẩm quyền của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
1. Căn cứ vào kết quả giám sát, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có các quyền sau đây:
a) Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc các vấn đề của địa phương;
c) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải thông báo cho đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà không nhận được trả lời thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, đại biểu Quốc hội còn có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Chương 6:
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
Điều 45. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết khi được yêu cầu; giải quyết, trả lời yêu cầu, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban hữu quan của Quốc hội chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày ký văn bản.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành đến Đoàn đại biểu Quốc hội chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày ký văn bản.
3. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếp trình bày những vấn đề mà Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội nêu ra; trường hợp uỷ quyền cho người khác trình bày thì phải được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chấp thuận.
4. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện những yêu cầu, quyết định của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội khi thực hiện quyền giám sát thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 46. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
Khi Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiến hành hoạt động giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có các quyền sau đây:
1. Được thông báo trước về kế hoạch, nội dung giám sát hoặc nội dung được yêu cầu báo cáo, trả lời theo quy định của pháp luật;
2. Trình bày ý kiến về các nội dung liên quan thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
3. Từ chối trả lời, cung cấp thông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc những thông tin thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
4. Đề nghị cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội xem xét lại yêu cầu, kiến nghị giám sát liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trong trường hợp không tán thành với yêu cầu, kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội thì tự mình hoặc báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp để đề nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, kết luận về các yêu cầu, kiến nghị đó.
Điều 47. Trách nhiệm của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất và cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết, tổ chức phục vụ Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện các hoạt động giám sát.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 48. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2003.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 49. Hướng dẫn thi hành
Uỷ ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI 2003 | |||
Số, ký hiệu văn bản | 05/2003/QH11 | Ngày hiệu lực | 01/08/2003 |
Loại văn bản | Luật | Ngày đăng công báo | 18/07/2003 |
Lĩnh vực |
Bộ máy hành chính |
Ngày ban hành | 17/06/2003 |
Cơ quan ban hành |
Quốc hội |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |
Tải văn bản
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 05/2003/QH11 |
Hanoi, June 17, 2003 |
LAW
ON SUPERVISORY ACTIVITIES OF THE NATIONAL ASSEMBLY
(No. 05/2003/QH11 of June 17, 2003)
In order to raise the effectiveness and efficiency of the supervisory activities of the National Assembly, contributing to ensuring that the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly as well as ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee be strictly and uniformly enforced;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No.51/2001/QH10 of December 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law prescribes the supervisory activities of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies and the National Assembly deputies.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.– The supervisory function of the National Assembly
The National Assembly exercises the supreme right to supervise the entire operation of the State.
The National Assembly exercises its supreme supervisory right at the National Assembly sessions on the basis of the supervisory activities of the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies and the National Assembly deputies.
Article 2.– Interpretation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. Supervision means that the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies and the National Assembly deputies oversee, consider and evaluate activities of the agencies, organizations and individuals that are subject to supervision in the enforcement of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly as well as ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee.
2. Interpellation is a supervisory activity in which National Assembly deputies raise questions on matters falling within the responsibilities of the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, the ministers or other members of the Government, the chief judge of the Supreme People’s Court or the chairman of the Supreme People’s Procuracy and request those persons to reply.
Article 3.– Supervisory competence of the National Assembly, the agencies of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies and the National Assembly deputies
1. The supervisory competence of the National Assembly, the agencies of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies and the National Assembly deputies is prescribed as follows:
a) The National Assembly supervises activities of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the ministers and other members of the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy in the enforcement of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly; supervises legal documents of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy;
b) The National Assembly Standing Committee supervises activities of the Government, the Prime Minister, the ministers and other members of the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the People’s Councils of the provinces or centrally-run cities in the implementation of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; supervises legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, resolutions of the provincial/municipal People’s Councils; and assists the National Assembly in exercising the supervisory right under the assignment by the National Assembly;
c) The Nationality Council and the Committees of the National Assembly, within the scope of their tasks and powers, supervise activities of the Government, the Prime Minister, the ministries, the ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy in the implementation of the laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; supervise legal documents in the domains under their respective charge; assist the National Assembly and the National Assembly Standing Committee in exercising the supervisory right under the assignment by these agencies;
d) Associations of National Assembly deputies organize their supervisory activities and arrange for the National Assembly deputies in the Associations to supervise the law implementation in the localities; supervise legal documents of the People’s Councils and the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities; supervise the settlement of complaints and denunciations of citizens; join in the supervisory delegations of the National Assembly Standing Committee, the National Council, the Committees of the National Assembly in the localities when so requested;
e) National Assembly deputies interpellate the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, the ministers and other members of the Government, the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy; within the scope of their tasks and powers supervise legal documents, supervise the law implementation in localities, and supervise the settlement of complaints and denunciations of citizens.
2. When deeming it necessary, the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council and the Committees of the National Assembly supervise activities of other agencies, organizations and individuals.
Article 4.– Responsibilities of the National Assembly, the agencies of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies, and the National Assembly deputies in exercising the supervisory right
The exercise of the supervisory right of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies and the National Assembly deputies must ensure the publicity, objectivity, the right competence, order and procedures as prescribed by law and must not obstruct the normal operations of the supervised agencies, organizations and individuals. The National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies, and the National Assembly deputies shall take responsibility for their supervision decisions, requests and/or proposals.
The National Assembly shall consider, evaluate and report on its supervisory activities before the voters nationwide.
The National Assembly Standing Committee shall take responsibility for and report on its supervisory activities before the National Assembly.
The Nationality Council and the Committees of the National Assembly shall take responsibility for and report on their respective supervisory activities before the National Assembly and the National Assembly Standing Committee.
The Associations of National Assembly deputies shall take responsibility for their respective supervisory activities; report on the supervisory activities of the Associations and of the National Assembly deputies in the Associations to the National Assembly Standing Committee.
The National Assembly deputies shall take responsibility for and report on the performance of their supervisory tasks before voters in their respective localities.
Article 5.– Rights and responsibilities of supervised agencies, organizations and individuals
The supervised agencies, organizations and individuals shall have the rights and responsibilities under the provisions of this Law and other relevant law provisions.
Article 6.– Participation of agencies, organizations and individuals in supervision
1. When exercising their supervisory right, the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies and the National Assembly deputies shall rely on the participation of people, the Vietnam Fatherland Front Committees and the Front’s member organizations.
2. When conducting supervisory activities, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies and the National Assembly deputies may invite representatives of the Vietnam Fatherland Front Committees and the Front’s member organizations and request representatives of the concerned agencies, organizations and individuals to participate therein; the agencies, organizations and individuals shall have to satisfy such request.
Chapter II
SUPREME SUPERVISORY ACTIVITIES OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 7.– Supervisory activities of the National Assembly
The National Assembly performs the supervision through the following activities:
1. Examining working reports of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy;
2. Examining reports of the National Assembly Standing Committee on the situation of enforcement of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly;
3. Examining legal documents of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy, which show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly;
4. Examining interpellation replies of the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, ministers and other members of the Government, the chief judge of the Supreme People’s Court and/or the chairman of the Supreme People’s Procuracy;
5. Setting up the Provisional Committee for investigating a certain issue and examining the report on investigation results of the Committee.
Article 8.– Supervisory programs of the National Assembly
The National Assembly decides on its annual supervisory programs at the proposals of the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies, National Assembly deputies, the Vietnam Father Front Central Committee and at the opinions and proposals of the voters nationwide.
The National Assembly Standing Committee shall project the supervisory program of the National Assembly and submit it to the National Assembly for consideration and decision at the year-end session of the previous year and organize the implementation of such program.
Article 9.– Examining working reports
1. At year-end sessions, the National Assembly shall examine and discuss the annual working reports of the National Assembly Standing Committee, the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy. At mid-year sessions, these agencies shall forward their working reports to National Assembly deputies; when necessary, the National Assembly may examine and discuss them.
At its term-end session, the National Assembly shall examine and discuss the working reports on the whole term of the National Assembly, the State President, the National Assembly Standing Committee, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme People’s Court, the chairman of the Supreme People’s Procuracy.
The National Assembly may request the National Assembly Standing Committee, the Government, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy to report on other issues when deeming it necessary.
2. The working reports prescribed in Clause 1 of this Article, except the reports of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President, must be verified by the Nationality Council and/or Committees of the National Assembly according to the assignment by the National Assembly Standing Committee.
3. The National Assembly shall examine and discuss reports in the following order:
a) The heads of the agencies defined in Clause 1 of this Article present the reports;
b) The chairman of the Nationality Council or the chairman of the concerned Committee of the National Assembly presents the verification report;
c) The National Assembly holds discussions;
d) The agency heads presenting the reports may additionally present relevant matters which the National Assembly deputies are interested in;
e) The National Assembly issues resolutions on the work of the agencies which have presented their reports when deeming it necessary.
Article 10.– Examining legal documents which show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly
1. When detecting that legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee shall consider and suspend the implementation thereof and propose the National Assembly to consider and decide on the cancellation of parts or whole of such documents at its nearest session.
When detecting that legal documents of the National Assembly Standing Committees and/or the State President show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly, the National Assembly deputies shall propose the National Assembly Standing Committee and/or the State President to amend or annul parts or whole of such documents; the National Assembly Standing Committee and/or the State President shall have to examine them and reply the National Assembly deputies. In cases where the National Assembly deputies disagree with the replies of the National Assembly Standing Committee and/or the State President, they shall request the National Assembly Standing Committee to submit them to the National Assembly for consideration and decision at its nearest session.
2. The National Assembly examines legal documents of the National Assembly Standing Committee, the State President, the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly, in the following order:
a) The National Assembly Standing Committee submits to the National Assembly for consideration the legal documents which show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly;
b) The National Assembly holds discussions.
In the course of discussions, the heads of the agencies which have promulgated such legal documents may additionally present relevant matters;
c) The National Assembly issues resolutions that the legal documents do not contravene the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly; decides to annul parts or whole of the legal documents which contravene the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly.
Article 11.– Interpellation and answers at sessions
At the National Assembly sessions, the interpellation and answers thereto shall be carried out as follows:
1. National Assembly deputies clearly write the interpellating contents and the to be- interpellated persons in the interpellation cards and send them to the National Assembly chairman for transfer to the interpellated persons. The session secretariat shall assist the National Assembly chairman in summing up the questions of National Assembly deputies for report to the National Assembly Standing Committee;
2. The National Assembly Standing Committee projects the list of persons responsible for answers to interpellations at the sessions and report it to the National Assembly for decision.
3. Answers to interpellations at plenary meetings of the National Assembly shall be carried out in the following order:
a) The interpellated persons shall answer directly and fully the contents of matters questioned by National Assembly deputies and clearly determine the responsibilities therefor as well as remedying measures;
b) National Assembly deputies may put questions related to the interpellated contents for the interpellated persons to answer.
The time for answer to interpellation, the time for putting questions and making additional answers shall comply with the provisions in Article 43 of the Internal Regulations of the National Assembly sessions;
4. After listening to answers, if National Assembly deputies disagree with the reply contents, they may propose the National Assembly to continue the discussions at such meetings, to put up for discussions at other meetings of the National Assembly or propose the National Assembly to consider the responsibility of the interpellated persons. The National Assembly shall issue resolutions on answers to interpellations and responsibilities of the interpellated persons when deeming it necessary;
5. Persons who have given answers to interpellations at National Assembly sessions, at meetings of the National Assembly Standing Committee or have given written answers to questions of National Assembly deputies shall have to report to the National Assembly deputies in writing the realization of matters they pledged in their answers to interpellations at the next session.
Article 12.– Setting up the Provisional Committee of the National Assembly
1. When deeming it necessary, the National Assembly Standing Committee shall propose on its own or at the request of the State President, the Prime Minister, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly or National Assembly deputies the National Assembly to decide on the setting up of the Provisional Committee for investigation of a certain issue.
The tasks and powers of the Provisional Committee shall be decided by the National Assembly.
2. The National Assembly examines the reports on the results of investigation by the Provisional Committee in the following order:
a) The chairman of the Provisional Committee presents the report on investigation results;
b) The National Assembly holds discussion about it;
c) The National Assembly issues a resolution on the investigated issue.
Article 13.– The National Assembly organizes votes of confidence
1. The National Assembly shall organize votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly according to the following regulations:
a) The National Assembly Standing Committee shall propose on its own or at the request of at least twenty percent (20%) of the total number of National Assembly deputies or the request of the Nationality Council or Committees of the National Assembly the National Assembly to organize votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly;
b) Persons put up for votes of confidence are entitled to present their opinions before the National Assembly;
c) The National Assembly holds discussions and casts votes of confidence.
2. In cases where the persons put up for votes of confidence receive votes of confidence by less than half of the total number of the National Assembly deputies, the agencies or persons that nominated them for election to such positions or proposed the ratification thereof shall have to propose the National Assembly to consider and decide on the relief from duty or dismissal or ratify the relief from duty or dismissal of such persons.
Article 14.– The National Assembly’s competence in examining the supervision results
Basing itself on the supervision results, the National Assembly shall have the following rights:
1. To request the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy to issue legal documents guiding the implementation of the Constitution, laws or resolutions of the National Assembly;
2. To annul parts or whole of legal documents of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which are contrary to the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly;
3. To adopt resolutions on answers to interpellations and responsibilities of the interpellated persons when deeming it necessary;
4. To relieve from duty or remove from office the State President, the State Vice-President, the National Assembly chairman, the National Assembly deputy-chairmen, members of the National Assembly Standing Committee, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy; to ratify the relief from duty or dismissal of deputy-prime ministers, ministers and other members of the Government.
Chapter III
SUPERVISORY ACTIVITIES OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
Article 15.– Supervisory activities of the National Assembly Standing Committee
The National Assembly Standing Committee shall conduct supervision through the following activities:
1. Examining working reports of the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy during the intervals between two National Assembly sessions;
2. Examining legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee;
3. Examining the interpellated persons’ replies to interpellations during the intervals between two National Assembly sessions;
4. Examining working reports of the provincial/municipal People’s Councils; examining resolutions of the provincial/municipal People’s Councils which show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee;
5. Examining the settlement of complaints and denunciations of citizens;
6. Organizing supervising delegations.
Article 16.– Supervisory programs of the National Assembly Standing Committee
The National Assembly Standing Committee shall decide on its quarterly and annual supervisory programs, based on the supervisory programs of the National Assembly, the proposals of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, Associations of National Assembly deputies, National Assembly deputies or the Vietnam Fatherland Front Central Committee and the opinions and proposals of voters nationwide.
Basing itself on the approved supervisory programs, the National Assembly Standing Committee shall assign its members to materialize the contents in the programs; may assign a number of program contents to the Nationality Council and/or Committees of the National Assembly for implementation then reporting on the results to the National Assembly Standing Committee; and decide on the implementation progress and measures to ensure the implementation of supervisory programs.
Article 17.– Examining reports of the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy
1. During the intervals between two National Assembly sessions, the National Assembly Standing Committee shall examine working reports of the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy; request these agencies to report on other issues when deeming it necessary.
2. The reports of the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall be verified by the Nationality Council or the National Assembly’s Committees before they are submitted to the National Assembly Standing Committee.
3. The National Assembly Standing Committee shall examine reports in the following order:
a) The heads of the agencies defined in Clause 1 of this Article present the reports;
b) The chairman of the Nationality Council or heads of the National Assembly’s Committees present the verification report;
c) Representatives of the agencies or organizations, invited to attend the meeting, give speeches;
d) The National Assembly Standing Committee holds discussions;
e) The heads of the agencies presenting the reports may additionally present relevant matters which the National Assembly Standing Committee members are interested in;
f) The National Assembly Standing Committee issues resolutions on the works of the agencies which have presented the reports when deeming it necessary.
Article 18.– Examining legal documents which show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly as well as ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee
1. The National Assembly Standing Committee examines on its own or at the requests of the Nationality Council, Committees of the National Assembly, Associations of National Assembly deputies or of National Assembly deputies the legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which show signs of contravening the Constitution, laws and/or resolutions of the National Assembly as well as ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee. The National Assembly Standing Committee assigns the Nationality Council or Committees of the National Assembly to prepare opinions on those legal documents for report to the National Assembly Standing Committee.
2. The National Assembly Standing Committee examines the legal documents prescribed in Clause 1 of this Article in the following order:
a) The chairman of the Nationality Council or the chairman of the concerned Committee of the National Assembly presents opinions;
b) The National Assembly Standing Committee holds discussions;
c) The heads of the agencies that have promulgated such legal documents present opinions;
d) The National Assembly Standing Committee issues resolutions that the legal documents are not contrary to the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee; decides to annul parts or whole of the legal documents contrary to ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee; suspends the implementation of parts or whole of the legal documents contrary to the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly and submits them to the National Assembly for consideration and decision at its nearest session.
Article 19.– Answers to interpellations at meetings of the National Assembly Standing Committee
1. The answers to interpellation at meetings of the National Assembly Standing Committee shall be carried out as follows:
a) The National Assembly chairman puts forth interpellations of National Assembly deputies, which have been decided by the National Assembly to be answered at the meetings of the National Assembly Standing Committee and other questions forwarded to the National Assembly Standing Committee during the interval between two National Assembly sessions;
b) The interpellated persons answer directly and fully the contents of issues questioned by National Assembly deputies and clearly determine the responsibility therefor and remedial measures;
c) The interpellating National Assembly deputies may be invited to attend meetings of the National Assembly Standing Committee and give their opinions. In cases where they fail to attend such meetings, the contents of the replies to questions and the results of the meetings on answers to interpellations must be sent to such deputies within no more than seven days as from the conclusion of the meetings of the National Assembly Standing Committee; if they disagree with the reply contents, they are entitled to request the National Assembly Standing Committee to put up for discussions at National Assembly sessions.
2. After hearing answers to interpellations, the National Assembly Standing Committee issues resolutions on the answer to interpellation and the responsibilities of the interpellated persons when deeming it necessary.
Article 20.– Examining resolutions of the provincial/municipal People’s Councils, which show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee
1. The National Assembly Standing Committee decides on its own or at proposals of the Prime Minister, the Nationality Council, Committees of the National Assembly, the Associations of National Assembly deputies or National Assembly deputies to examine resolutions of the provincial/municipal People’s Councils, which show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee. The National Assembly Standing Committee assigns the Nationality Council or Committees of the National Assembly to prepare opinions on those resolutions for report to the National Assembly Standing Committee.
2. The National Assembly Standing Committee examines the resolutions prescribed in Clause 1 of this Article in the following order:
a) The chairman of the Nationality Council or the chairman of the concerned Committee of the National Assembly presents opinions;
b) The National Assembly Standing Committee holds discussions;
c) The chairmen of the People’s Councils where the resolutions were issued, who are invited to attend the meetings, present opinions;
d) The National Assembly Standing Committee issues resolutions that the resolutions of the provincial/municipal People’s Councils are not contrary to the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee; decides to annul parts or whole of the resolutions of the provincial/municipal People’s Councils, which are contrary to the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee.
Article 21.– Examining reports on activities of the provincial/municipal People’s Councils
Annually, the provincial/municipal People’s Councils send reports on their activities to the National Assembly Standing Committee.
When deeming it necessary, the National Assembly Standing Committee considers and issues resolutions on activities of the provincial/municipal People’s Councils.
Article 22.– Supervising the elections of National Assembly deputies, People’s Council deputies
The National Assembly Standing Committee supervises the elections of deputies to the National Assembly and deputies to the People’s Councils of all levels, ensuring that the elections are carried out in a democratic and lawful manner.
The order and procedures for supervising the elections of deputies to the National Assembly and deputies to the People’s Councils of all level shall comply with the law provisions on elections.
Article 23.– Organizing supervising delegations of the National Assembly Standing Committee
1. Basing itself on its supervisory programs or at the request of the National Assembly, the proposals of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, Associations of National Assembly deputies or National Assembly deputies, the National Assembly Standing Committee decides to set up its supervising delegations.
The National Assembly Standing Committee’s resolutions on setting up the supervising delegations must clearly define the supervision contents and plans, the composition of the supervising delegations and the to be-supervised agencies, organizations and/or individuals.
The supervising delegations’ supervision contents and plans shall be notified to the to be-supervised agencies, organizations and/or individuals at least seven days before the delegations carry out the supervisory activities.
2. The supervising delegations have the following tasks and powers:
a) To strictly comply with the supervision contents and plans stated in the resolutions on setting up the supervising delegations;
b) To request the supervised agencies, organizations and/or individuals to report in writing, to supply information and documents related to the supervision contents, explain matters which the supervising delegations are interested in;
c) To examine and verify matters which the supervising delegations deem necessary;
d) When detecting acts of law violation, which cause harms to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, the supervising delegations may request the concerned agencies, organizations and/or individuals to apply measures to timely put an end to the violation acts and restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals; request competent agencies, organizations and/or individuals to examine the responsibilities of the agencies, organizations and/or individuals committing acts of violation as provided for by law;
e) Within no more than fifteen days after the conclusion of the supervisory activities, the supervising delegations must send the supervision reports to the National Assembly Standing Committee for consideration and decision.
Article 24.– Examining reports of the supervising delegations of the National Assembly Standing Committee
The National Assembly Standing Committee examines the reports of its supervising delegations in the following order:
1. The delegation heads present the reports;
2. The representatives of agencies and/or organizations, invited to attend the meetings, give their opinions;
3. The National Assembly Standing Committee holds discussions.
In the course of discussion, the representatives of the supervising delegations may additionally present the relevant matters;
4. The National Assembly Standing Committee issues resolutions on the supervised issues. Those resolutions shall be sent to the supervised agencies, organizations and/or individuals.
Article 25.– The National Assembly Standing Committee’s supervision of the settlement of complaints and denunciations
The National Assembly Standing Committee supervises the implementation of the legislation on complaints and denunciations; examines reports of the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy on settlement of complaints and denunciations; organizes supervising delegations or assigns the Nationality Council or Committees of the National Assembly to supervise the settlement of complaints and denunciations.
When detecting acts of law violation, which cause harms to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, the National Assembly Standing Committees requests competent agencies, organizations and/or individuals to apply measures to timely put an end to acts of law violation, examine the responsibilities, handle the violators, restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals, and at the same time requests competent persons to consider and settle them; if disagreeing with the settlement by such persons, requests the heads of the immediate superior agencies or organizations to consider and settle them. The concerned agencies, organizations and individuals shall have to meet the requests of the National Assembly Standing Committee and report to the latter within seven days as from the date the settlement decisions are issued.
Article 26.– The National Assembly Standing Committee’s competence in examining the supervision results
Based on the supervision results, the National Assembly Standing Committee has the following rights:
1. To suspend the implementation of parts or whole of the legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which are contrary to the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly and propose the National Assembly to consider and decide on the annulment of parts of whole of those legal documents at its nearest session;
2. To decide on the annulment of parts or whole of the legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procurary, which are contrary to ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee;
3. To propose the National Assembly or to request the competent agencies or individuals to relieve from duty, remove from office or dismiss, handle persons who commit serious law violations;
4. To propose the National Assembly to organize votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly;
5. To decide on annulment of parts or whole of the erroneous resolutions of the provincial/municipal People’s Councils; to dissolve the provincial/municipal People’s Councils in cases they cause serious damage to the people’s interests;
6. To issue resolutions on the answer to interpellation and the responsibilities of the interpellated persons when deeming it necessary;
7. To request competent agencies, organizations and/or individuals to apply measures to timely put an end to acts of law violation, examine the responsibilities, handle violators, timely restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals;
8. To cancel the election of People’s Council deputies at the election units where serious law violations are committed and decide on the re-election at such election units.
Chapter IV
SUPERVISORY ACTIVITIES OF THE NATIONALITY COUNCIL, THE COMMITTEES OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 27.– Supervisory activities of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly
The Nationality Council and the Committees of the National Assembly conduct supervision through the following activities:
1. Verifying working reports of the Government, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy in the domains under their respective management or according to the assignment by the National Assembly Standing Committee;
2. Examining legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy, legal documents issued jointly by competent State bodies at the central level or jointly by competent State bodies and central bodies of socio-political organizations, which show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee and legal documents of superior State bodies;
3. In case of necessity, requesting the Government, the ministries, the ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy to report on their activities in the domains under the charge of the Council or Committees;
4. Organizing supervising delegations;
5. Sending their members to the concerned agencies or organizations to examine and verify matters which the Council or the Committees are interested in;
6. Organizing the study, handling and examination of the settlement of complaints and denunciations of citizens.
Article 28.– Supervisory programs of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly
The Nationality Council, the Committees of the National Assembly decide on their respective quarterly and annual supervisory programs, based on the supervisory programs of the National Assembly and the National Assembly Standing Committee and on the opinions of members of the Nationality Council or the Committees of the National Assembly.
The standing body of the Nationality Council or the standing bodies of the Committees of the National Assembly project the supervisory programs and submit them to the Council or Committees for consideration, decision and organize the realization of such programs.
Article 29.– Order for examination and verification of reports
1. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly organize meetings to verify the working reports of the Government, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy.
The verification reports of the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall be sent to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee.
2. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly organize meetings to examine the reports on activities of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy in the domains under the charge of the Council or the Committees.
3. The examination and verification of reports prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall be carried out in the following order:
a) The heads of the agencies, which have compiled the reports, present their reports;
b) The representatives of agencies or organizations, invited to attend the meetings, give their opinions;
c) The Nationality Council, the Committees of the National Assembly hold discussions;
d) The meeting chairman makes conclusions.
Article 30.– The Nationality Council, the Committees of the National Assembly supervise legal documents
1. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to regularly oversee and urge the Government, the Prime Minister, ministers, heads of the ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy to promulgate legal documents guiding the implementation of laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee according to the time limits prescribed by law.
2. When receiving the legal documents forwarded by concerned agencies, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall have to study and examine their contents.
3. In case of detecting that the legal documents show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall, within the scope of their respective tasks and powers, be entitled to request competent agencies, organizations and/or individuals to examine, amend, supplement, suspend the implementation of, or annul parts or whole of, such documents. Within thirty days after receiving the requests, those agencies, organizations and/or individuals must notify the Council or the Committees of the settlement; if past the above-stated time limit they still fail to reply or their settlement fails to satisfy the requirements, the Council or Committees shall have the right:
a) To propose the National Assembly Standing Committee to consider and decide on the suspension of implementation of the legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy, which show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly and submit them to the National Assembly for consideration and decision;
b) To propose the National Assembly Standing Committee to consider and decide on the annulment parts or whole of legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which show signs of contravening the ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee; to decide on the annulment of parts or whole of the resolutions of provincial/municipal People’s Councils, which are contrary to the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee;
c) To propose the Prime Minister to consider and decide on the annulment or suspension of the implementation of, parts or whole of decisions, directives and/or circulars of ministers, heads of ministerial-level agencies, which show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances, resolutions of the National Assembly Standing Committee, resolutions and/or decrees of the Government, decisions and/or directives of the Prime Minister;
d) To propose competent agencies, organizations and/or individuals to consider and decide on the annulment or the suspension of the implementation of parts or whole of legal documents issued jointly between central competent State bodies or between competent State bodies and central bodies of socio-political organizations, which show signs of contravening the legal documents of superior State agencies.
Article 31.–
1. Basing themselves on their respective supervisory programs or through the supervision of the settlement of citizens’ complaints and denunciations or through mass media, if detecting signs of law violations or being assigned by the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall organize their respective supervising delegations.
The setting up of supervising delegations, the supervision contents and plans, the composition of the supervising delegations and the to be supervised agencies, organizations and/or individuals shall be decided by the standing body of the Council or of the Committees.
The supervising delegations’ supervision contents and plans are notified to the to be- supervised agencies, organizations and/or individuals at least seven days before the delegations commence their supervisory activities.
2. The supervising delegations have the following tasks and powers:
a) To strictly comply with the supervision contents and plans stated in the decisions to set up the supervising delegations;
b) To request the supervised agencies, organizations and/or individuals to make written reports, supply information and documents related to the supervision contents; to explain matters which the delegations are interested in;
c) To examine and verify matters which the delegations deem it necessary;
d) When detecting acts of law violation, which cause damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, the supervising delegations may request the concerned agencies, organizations and/or individuals to apply measures in order to timely put an end to acts of law violation, restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals; request competent agencies, organizations and/or individuals to examine the responsibilities of the violating agencies, organizations and/or individuals according to the provisions of law;
e) Within no more than ten days after the conclusion of the supervisory activities, the supervising delegations must report on the supervision results to the Nationality Council, the Committees of the National Assembly or to the standing bodies thereof.
Article 32.– Examining reports of the supervising delegations of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly.
1. Basing themselves on the nature and contents of the supervised matters, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall organize meetings of the Council, the Committees or meetings of the standing bodies thereof to consider and discuss the reports of the supervising delegations.
2. The examination of the reports of the supervising delegations is carried out in the following order:
a) The heads of the supervising delegations present the reports;
b) The representatives of agencies and/or organizations, invited to attend the meetings, give their speeches;
c) The Nationality Council, the Committees of the National Assembly or the standing bodies thereof discuss the reports of the supervising delegations;
d) The chairmen of the meetings make conclusions; the Nationality Council, the Committees of the National Assembly or the standing bodies thereof vote when deeming it necessary.
3. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall send reports on the supervision results to the National Assembly Standing Committee, and concurrently to the supervised agencies, organizations and/or individuals. The reports must clearly state the proposals on necessary measures.
Article 33.– Supervision of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly over the settlement of complaints and denunciations
1. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to receive citizens; receive, study and handle complaints and denunciations of citizens; supervise the settlement of complaints and denunciations of citizens in the domains under their respective charge.
2. When receiving complaints and denunciations of citizens, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall have to organize the study thereof and transfer them to competent agencies, organizations and/or individuals for consideration and settlement; if disagreeing with such settlement results, they shall request the heads of the immediate superior agencies or organizations to consider and settle them. The concerned agencies, organizations and/or individuals must consider and settle them within the time limits prescribed by law and notify the settlement thereof to the Nationality Council, the Committees of the National Assembly within seven days as from the date of issuing the settlement decisions.
3. In case of necessity, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly may request the concerned agencies, organizations and/or individuals or the complainants and/or denouncers to come and present the matters and supply information and documents which the Council or the Committees are interested in; organize supervising delegations to examine and verify matters which the Council or the Committees are interested in or at the request of the National Assembly Standing Committee or the National Assembly chairman.
Article 34.– Competence of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly in proposing the National Assembly Standing Committee to consider and propose the National Assembly to organize votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly
1. In the course of supervision, if detecting that persons holding positions elected or ratified by the National Assembly commit acts of law violation or fail to properly and fully perform their assigned tasks and/or delegated powers, thus causing serious damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly may propose the National Assembly Standing Committee to consider and propose the National Assembly to organize votes of confidence on such persons.
2. The provisions in Clause 1 of this Article shall be implemented in the following order:
a) The Nationality Council or the Committees of the National Assembly organize meetings to consider, discuss and assess the violation acts of the persons being considered and proposed to the National Assembly for votes of confidence;
b) Representatives of agencies and/or organizations, invited to attend the meeting, give their speeches;
c) The persons being considered and proposed for votes of confidence may be invited to attend the meetings and present their opinions on matters which the Nationality Council or the Committees of the National Assembly are interested in;
d) The Nationality Council or the Committees of the National Assembly proceed with discussions;
e) The Nationality Council or the Committees of the National Assembly vote. In cases where at least two-thirds of the total number of members agree to organize votes of confidence, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall propose the National Assembly Standing Committee to consider and propose the National Assembly to organize votes of confidence on such persons.
Article 35.– Competence of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly in examining the supervision results
Depending on the supervision results, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall have the following rights:
1. To propose, request competent agencies, organizations and/or individuals to amend, supplement, suspend the implementation of, annul parts or whole of legal documents or to promulgate new legal documents;
2. To propose to the Prime Minister, other members of the Government, the chief judge of the Supreme People’s Court, the chairman of the Supreme People’s Procuracy or presidents of the provincial/municipal People’s Committees matters under the charge of the Council or the Committees. The persons receiving the proposals shall have to consider them and give their replies within fifteen days after the receipt of the proposals. If past this time limit, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly fail to receive any replies or disagree with the reply contents, they may propose the National Assembly chairman to request the proposal recipients to give their replies at the meetings of the National Assembly Standing Committee or at the nearest session of the National Assembly; or for the presidents of the provincial/municipal People’s Committees, propose the Prime Minister to consider;
3. Upon the detection of law violations which cause damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, to request competent agencies, organizations and/or individuals to apply measures to timely put an end to the law violation acts, examine the responsibilities of and handle the violators, restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals.
Article 36.– The National Assembly Standing Committee directs, regulates and coordinates supervisory activities of the Nationality Council, Committees of the National Assembly
In directing, regulating and coordinating supervisory activities of the Nationality Council and/or the Committees of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee shall have the following rights and powers:
1. To assign the Nationalities Council or Committees of the National Assembly to verify projects and reports submitted to the National Assembly and/or the National Assembly Standing Committee; to assign the Nationality Councils and/or Committees of the National Assembly to realize some contents of the supervisory programs of the National Assembly Standing Committee;
2. To request the Nationality Council, the Committees of the National Assembly to periodically report on the supervisory programs, contents and plans of the Council, the Committees;
3. To request the Nationality Council, the Committees of the National Assembly to coordinate in carrying out a number of supervisory activities in the same agencies, the same localities or units in order to ensure the quality and efficiency of the supervisory activities;
4. To examine and discuss reports on supervision results and proposals of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly. In case of necessity, the National Assembly Standing Committee shall issue resolutions on matters proposed by the Nationality Council or the Committees of the National Assembly as well as on measures to overcome the consequences caused by acts of law violation, requests the handling of the violators and assign the concerned agencies and/or organizations to implement them.
Chapter V
SUPERVISORY ACTIVITIES OF NATIONAL ASSEMBLY DEPUTIES AND ASSOCIATIONS OF NATIONAL ASSEMBLY DEPUTIES
Article 37.- Supervisory activities of National Assembly deputies
1. The National Assembly deputies conduct supervision through the following activities:
a) Interpellating the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, the ministers and other members of the Government, the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy;
b) Supervising legal documents; supervising law enforcement in localities;
c) Supervising the settlement of complaints and denunciations of citizens.
2. National Assembly deputies shall conduct supervisory activities on their own or participate in the supervisory activities of Associations of National Assembly deputies; join in the supervising delegations of the National Assembly Standing Committee, the Nationalities Council or the Committees of the National Assembly in localities when so request.
Article 38.- Supervisory activities of Associations of National Assembly deputies
The Associations of National Assembly deputies shall conduct supervision through the following activities:
1. Organizing supervising delegations of National Assembly deputies’ Associations and making arrangement for the National Assembly deputies in the Associations to supervise the law enforcement in their respective localities; supervise legal documents of the People’s Councils and/or the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities;
2. Supervising the settlement of citizens’ complaints and denunciations, which were transferred by National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies to competent agencies, organizations and/or individuals for settlement;
3. Requesting agencies, organizations and/or individuals in the localities to answer on matters which the Associations of National Assembly deputies are interested in;
4. Nominating National Assembly deputies in their Associations to participate in the supervising delegations of the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council or Committees of the National Assembly in the localities when so requested.
Article 39.- Supervisory programs of National Assembly deputies, Associations of National Assembly deputies
The National Assembly deputies shall draw up their own biannual and annual supervisory programs and send them to their respective Associations.
The National Assembly deputies’ Associations shall base themselves on the supervisory program of each deputy, the supervisory programs of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council and the Committees of the National Assembly, the practical situation of their respective localities, the proposals of the provincial/municipal Fatherland Front Committees and the opinions and petitions of voters in the localities to draw up their own biannual and annual supervisory programs and report them to the National Assembly Standing Committee. The National Assembly deputies’ Associations shall organize their own supervisory activities and make arrangement for the National Assembly deputies in the Associations to carry out their own supervisory programs.
Biannually and annually, the National Assembly deputies’ Associations shall have to report to the National Assembly Standing Committee on the realization of supervisory programs of their own and of the National Assembly deputies in the Associations.
Article 40.- Interpellation by National Assembly deputies
The National Assembly deputies have the right to interpellate the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, the ministers and other members of the Government, the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy.
The interpellating contents must be brief, clear and firmly grounded and must be related to the tasks, powers and personal responsibilities of the interpellated persons.
Interpellation can be effected in writing or orally.
The order and procedures of interpellation and answering thereto shall comply with the provisions in Articles 11 and 19 of this Law.
Article 41.- National Assembly deputies, Associations of National Assembly deputies supervise legal documents
When receiving legal documents, National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies shall have to study and examine the contents of those legal documents. In case of detecting that the legal documents show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee, the National Assembly deputies and/or the Associations of National Assembly deputies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have the right to request the competent agencies, organizations and/or individuals to amend, supplement, suspend the implementation of, annul parts or whole of, the legal documents or to promulgate new legal documents.
Article 42.- Organizing supervising delegations of the Associations of National Assembly deputies and making arrangement for National Assembly deputies to carry out the supervision of the law enforcement in the localities
1. Basing themselves on their supervisory programs, the Associations of National Assembly deputies shall organize their own supervising delegations and arrange for their National Assembly deputies to supervise the law enforcement in the localities.
The setting up of supervising delegations, the supervision contents and plans, the composition of the supervising delegations and the to be- supervised agencies, organizations and/or individuals shall be decided by the Associations of National Assembly deputies.
The supervising National Assembly deputies shall decide on the contents and plans of supervision, the persons to be invited to participate in the supervision, and on the to be-supervised agencies, organizations and/or individuals and report them to the Associations of National Assembly deputies.
The supervision contents and plans of supervising delegations of the National Assembly deputies’ Associations and the National Assembly deputies shall be notified by the heads of the Associations of National Assembly deputies to the to be-supervised agencies, organizations and/or individuals at least seven days before the supervisory activities start.
2. When conducting supervision, the supervising delegations and National Assembly deputies have the following tasks and powers:
a) To strictly comply with the supervision contents and plans stated in the decisions to set up the supervising delegations or decisions to organize supervisory activities of National Assembly deputies;
b) To request the to be- supervised agencies, organizations and/or individuals to make written reports, supply information and documents related to the supervision contents, to explain matters which the supervising delegations and National Assembly deputies are interested in; to consider and settle matters related to the implementation of the State’s policies and laws or to the socio-economic life of the local people;
c) To examine and verify matters which the supervising delegations and/or National Assembly deputies deem it necessary;
d) When detecting law violation acts which cause damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, to propose the concerned agencies, organizations and/or individuals to apply measures to timely put an end to the violation acts, restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals; to request competent agencies, organizations and/or individuals to examine the responsibilities of the violating agencies, organizations and/or individuals according to the provisions of law;
e) Within no more than ten days after the conclusion of the supervisory activities, the supervising delegations and National Assembly deputies that have carried out the supervisory activities shall have to send reports on supervision results to the Associations of National Assembly deputies.
3. Basing themselves on the nature and contents of the supervised issues, the Association of the National Assembly deputies may organize discussions about the proposals and requests of the supervising delegations or the National Assembly deputies that have conducted the supervisions. The proposals and requests of National Assembly deputies’ Associations through supervisory activities shall be sent to the supervised agencies, organizations and/or individuals.
Article 43.- Supervision of National Assembly deputies, Associations of National Assembly deputies over the settlement of complaints and denunciations
1. The National Assembly deputies and Associations of National Assembly deputies shall have to receive, handle, urge and monitor the settlement of, complaints and denunciations of citizens.
The Associations of National Assembly deputies shall have to arrange for the National Assembly deputies to receive citizens and supervise the competent agencies, organizations and individuals in the settlement of complaints and denunciations of citizens.
2. When receiving complaints and denunciations of citizens, the National Assembly deputies shall have to study and transfer them directly or through their Associations of National Assembly deputies to the competent agencies, organizations and/or individuals that shall consider and settle them within the law-prescribed time limits and notify the National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies of the settlement thereof within seven days as from the date of issuing the settlement decisions.
In cases where they deem that the settlement is not satisfactory, the National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies may meet the heads of the concerned agencies or organizations to inquire into the issues and request the reconsideration thereof. When necessary, the National Assembly deputies and/or Associations of the National Assembly deputies may request the heads of the concerned superior agencies or organizations of such agencies or organizations to settle.
3. In case of necessity, the National Assembly deputies and the Associations of National Assembly deputies may request the relevant agencies, organizations and/or individuals or the complainants or denouncers to come and present the matters, supply relevant information and documents, examine and verify matters which the National Assembly deputies and/or the Associations of National Assembly deputies are interested in; organize supervising delegations of the Associations of National Assembly deputies to supervise the settlement of complaints and denunciations of citizens in the localities.
Article 44.- Competence of National Assembly deputies, delegations of National Assembly deputies in examining the supervision results
1. Based on the supervision results, the National Assembly deputies and the Associations of National Assembly deputies have the following rights:
a) To propose, request the competent agencies, organizations and/or individuals to amend, supplement, suspend the implementation of, annul parts or whole of, legal documents or to promulgate new legal documents;
b) To propose the competent agencies, organizations and/or individuals to consider and settle matters related to the State’s policies and laws or matters of the localities;
c) When detecting law violation acts which cause damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of social organizations, economic organizations, people’s armed force units or of citizens, to request the competent agencies, organizations and/or individuals to apply measures to timely put an end to law violation acts, examine the responsibilities of and handle the violators, restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals. Within thirty days after the receipt of such requests, the concerned agencies, organizations and/or individuals shall have to notify the National Assembly deputies and/or the Associations of National Assembly deputies of the settlement thereof. If past the above-mentioned time limit the National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies fail to receive any replies, they may propose the heads of the immediate superior agencies, organizations or units to consider and settle them, and at the same time report such to the National Assembly Standing Committee for consideration and decision.
2. Apart from the rights prescribed in Clause 1 of this Article, the National Assembly deputies shall also have the right to propose the National Assembly Standing Committee to consider and propose to the National Assembly the votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly.
Chapter VI
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF SUPERVISED AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS AND MEASURES TO ENSURE THE SUPERVISORY ACTIVITIES
Article 45.- Responsibilities of the supervised agencies, organizations and individuals
1. The supervised agencies, organizations and individuals shall have to strictly abide by the decisions of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee; create favorable conditions for agencies of the National Assembly, Associations of National Assembly deputies and National Assembly deputies to exercise their supervisory rights; timely supply necessary information and documents when so requested; settle, reply requests and proposals of the Nationality Council, Committees of the National Assembly, Associations of National Assembly deputies and National Assembly deputies.
2. The Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the concerned agencies as well as organizations shall have to send the legal documents they have promulgated to the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the concerned Committees of the National Assembly within three days as from the dates the legal documents are signed.
The provincial/municipal People’s Councils and People’s Committees shall have to send the legal documents they have promulgated to the Associations of National Assembly deputies within three days as from the dates the documents are signed.
3. The supervised individuals, the heads of the supervised agencies and organizations shall have to directly present matters raised by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, Associations of National Assembly deputies and/or National Assembly deputies; in case of authorizing other persons to present the matters, such must be approved by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, Committees of the National Assembly, Associations of National Assembly deputies or National Assembly deputies.
4. The supervised individuals and the heads of the supervised agencies or organizations, who commit acts of obstructing or failing to implement the requests, decisions of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, Committees of the National Assembly, Associations of National Assembly deputies or National Assembly deputies when they exercise their right to supervision, such persons shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability.
Article 46.- Rights of the supervised agencies, organizations and individuals
When the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, Associations of National Assembly deputies or National Assembly deputies carry out supervisory activities, the supervised agencies, organizations and individuals shall have the following rights:
1. To be notified in advance of the supervision plans and contents or contents requested for report and answers under the provisions of law;
2. To present opinions on relevant contents belonging to their respective tasks and powers;
3. To decline to answer or supply information which do not fall under their tasks and powers or the information classified as State secrets under the provisions of law;
4. To propose the agencies of the National Assembly, Associations of National Assembly deputies and/or National Assembly deputies to reconsider the supervisory requests and proposals related to activities of their respective agencies, organizations or units; in case of disagreeing with the supervisory requests and proposals of the Nationality Council, Associations of National Assembly deputies or National Assembly deputies, to propose by themselves or report to the heads of their immediate superior agencies, organizations or units for proposing the National Assembly or the National Assembly Standing Committee to consider and conclude on such requests and proposals.
Article 47.- Responsibilities of the National Assembly’s Office, the assisting offices of National Assembly deputies’ Associations
The National Assembly’s Office and the assisting offices of National Assembly deputies’ Associations shall, within the scope of their functions and tasks, have to ensure material conditions and supply necessary information and documents for, and organize the service of, the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the National Assembly deputies’ Associations and the National Assembly deputies to carry out the supervisory activities.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 48.- Implementation effect
This Law takes implementation effect as from August 1st, 2003.
The previous regulations contrary to this Law shall all be annulled.
Article 49.- Implementation guidance
The National Assembly Standing Committee shall guide the implementation of this Law.
This Law was passed on June 17, 2003 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 3rd session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY Nguyen Van An |