NGHỊ ĐỊNH 142/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/02/2021

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

2. Công việc bức xạ quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Sử dụng nguồn phóng xạ;

b) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

c) Lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ và xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

d) Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ;

đ) Xây dựng cơ sở bức xạ;

e) Chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ;

g) Xuất khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

h) Nhập khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

i) Đóng gói, vận chuyển, vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

3. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Tư vấn kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm: Tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân cho tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, không bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ;

b) Đánh giá công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân; giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân;

c) Kiểm xạ;

d) Tẩy xạ;

đ) Đánh giá hoạt độ phóng xạ;

e) Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ;

g) Đo liều chiếu xạ cá nhân;

h) Kiểm định thiết bị bức xạ;

i) Hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ;

k) Thử nghiệm thiết bị bức xạ;

l) Đào tạo an toàn bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cá nhân thực hiện các dịch vụ quy định từ điểm a đến điểm k khoản này (sau đây gọi tắt là đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ).

4. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc phóng xạ được quản lý theo các quy định của pháp luật về dược.

5. Hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ được quản lý theo các quy định của pháp luật về khoáng sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Sử dụng nguồn phóng xạ là việc sử dụng nguồn phóng xạ hở, nguồn phóng xạ kín; không bao gồm nguồn phóng xạ gắn trong thiết bị bức xạ.

2. Sử dụng thiết bị bức xạ là việc sử dụng thiết bị có gắn nguồn phóng xạ hoặc thiết bị phát tia X, nơtron, electron và hạt mang diện khác, không bao gồm vận hành thiết bị chiếu xạ.

3. Vận hành thiết bị chiếu xạ là việc sử dụng máy gia tốc, thiết bị xạ trị hoặc thiết bị chiếu xạ khử trùng, đột biến và xử lý vật liệu.

4. Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là việc sử dụng thiết bị phát tia X trong chẩn đoán y tế, bao gồm thiết bị chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, thiết bị X-quang răng, thiết bị X- quang vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính (trừ thiết bị chụp cắt lớp vi tính tích hợp với PET, SPECT (PET/CT, SPECT/CT)), thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang thú y.

5. Lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ là việc lưu giữ nguồn phóng xạ kể từ khi tiếp nhận cho đến khi đưa vào sử dụng hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác; không bao gồm việc lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và việc lưu giữ nguồn phóng xạ trong quá trình sử dụng đã được cấp phép.

6. Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ là hoạt động lắp đặt máy gia tốc, tháo lắp nguồn phóng xạ và hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu ảnh hưởng đến tính năng bảo vệ an toàn bức xạ của máy gia tốc, thiết bị gắn nguồn phóng xạ.

7. Thử nghiệm thiết bị bức xạ là việc xác định đặc tính kỹ thuật liên quan đến an toàn bức xạ của thiết bị bức xạ hoặc bộ phận phát bức xạ.

8. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ, tài liệu với nội dung được kê khai theo quy định của Nghị định này.

Điều 4. Yêu cầu chung

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này phải có Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ các công việc liên quan đến:

a) Thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ được miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép;

b) Sử dụng hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ.

2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Năng lượng nguyên tử phải có Giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ trước khi xây dựng, cải tạo, mở rộng phòng đặt thiết bị, trừ các cơ sở sau:

a) Cơ sở vận hành thiết bị chiếu xạ có cơ cấu tự che chắn theo thiết kế của nhà sản xuất;

b) Cơ sở vận hành máy gia tốc sử dụng di động để soi chiếu kiểm tra hàng hóa.

3. Trước khi chấm dứt hoạt động, các cơ sở bức xạ sau phải có Giấy phép chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ:

a) Cơ sở chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ;

b) Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

c) Các cơ sở bức xạ khác có tạo ra chất thải phóng xạ trong quá trình tiến hành công việc bức xạ.

4. Tổ chức, cá nhân chỉ được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 75 của Luật Năng lượng nguyên tử và quy định tại Chương II của Nghị định này.

5. Sau 30 ngày kể từ khi tiếp nhận nguồn phóng xạ, thiết bị có gắn nguồn phóng xạ mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng, Giấy phép vận hành hoặc chưa chuyển giao, chuyển nhượng thì cơ sở tiếp nhận phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ.

6. Tổ chức, cá nhân có chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng nếu tự xử lý, lưu giữ thì phải có Giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Yêu cầu này không áp dụng đối với kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, cơ sở xử lý, lưu giữ tập trung chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

7. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này phải có Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức và Chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân.

8. Tổ chức chỉ được cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 69 của Luật Năng lượng nguyên tử và quy định tại Chương III của Nghị định này.

9. Tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định này phải là doanh nghiệp hoặc tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

10. Cá nhân chỉ được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử khi đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật Năng lượng nguyên tử và quy định tại Chương III của Nghị định này.

Chương II

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Mục 1. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Điều 5. Sử dụng nguồn phóng xạ

1. Nhân lực

a) Nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ;

b) Có người phụ trách an toàn. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử;

c) Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở: Có người phụ trách tẩy xạ. Người phụ trách tẩy xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ;

d) Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở trong y học hạt nhân (thuốc phóng xạ) phải có nhân viên được đào tạo về vật lý y khoa.

2. Bảo đảm an toàn, an ninh

a) Bảo đảm mức liều chiếu xạ trong điều kiện làm việc bình thường như sau:

- Đối với nhân viên bức xạ

+ Liều hiệu dụng không vượt quá 20 mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và không vượt quá 50 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này;

+ Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt không vượt quá 20 mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và không vượt quá 50 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này;

+ Liều tương đương đối với da không vượt quá 500 mSv/năm theo loại hình công việc bức xạ cụ thể.

- Đối với công chúng

+ Liều hiệu dụng không vượt quá 1 mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và không vượt quá 5 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này;

+ Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt không vượt quá 15 mSv/năm;

+ Liều tương đương đối với da không vượt quá 50 mSv/năm đối với công chúng theo tình huống chiếu xạ cụ thể.

b) Thiết lập khu vực kiểm soát và khu vực giám sát như sau:

- Khu vực kiểm soát: Nơi có mức liều chiếu xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm; nơi có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ; phòng điều khiển của lò phản ứng hạt nhân, thiết bị xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp.

- Khu vực giám sát: Nơi có mức liều chiếu xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6 mSv/năm.

c) Có dấu hiệu cảnh báo bức xạ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7468:2005 (ISO 361:1975) An toàn bức xạ - Dấu hiệu cơ bản về bức xạ ion hóa và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8663:2011 (ISO 21482:2007) An toàn bức xạ - Cảnh báo bức xạ ion hóa - Dấu hiệu bổ sung;

d) Có nội quy an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ, bao gồm các quy định về: Tuân thủ quy trình làm việc và chỉ dẫn an toàn; sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị ghi đo bức xạ và liều kê cá nhân; trách nhiệm thông báo khi có hiện tượng bất thường có thể gây mất an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ;

đ) Trang bị liều kế cá nhân và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất 03 tháng một lần;

e) Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở: Có biện pháp, hệ thống thu gom, xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ dạng rắn, dạng lỏng bảo đảm các yêu cầu an toàn bức xạ; sử dụng vật liệu dễ tẩy xạ cho tường, sàn nhà, mặt bàn làm việc tại nơi có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ; có thiết bị đo suất liều, đo nhiễm bẩn phóng xạ để thường xuyên kiểm xạ môi trường làm việc; cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân chống nhiễm bẩn phóng xạ cho nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát;

g) Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ kín: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

h) Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ (sau đây gọi tắt là QCVN 6:2010/ BKHCN), kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.

Điều 6. Sản xuất, chế biến chất phóng xạ

1. Nhân lực

a) Nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ;

b) Nhân viên sản xuất, chế biến chất phóng xạ phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sản xuất chất, chế biến phóng xạ và phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ;

c) Có người phụ trách an toàn. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử.

2. Bảo đảm an toàn, an ninh:

a) Đáp ứng các diều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

b) Có buồng thao tác (hot cell) để tổng hợp, chế biến chất phóng xạ;

c) Có thiết bị theo dõi suất liều chiếu xạ lắp đặt cố định bên trong và bên ngoài phòng sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

d) Có biện pháp để kiểm soát và chống nhiễm bẩn phóng xạ, thu gom, xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ;

đ) Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này;

e) Trường hợp sản xuất nguồn phóng xạ kín: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

Điều 7. Lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

1. Nhân lực

a) Nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ; nhân viên xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

b) Có người phụ trách an toàn, trừ trường hợp nguồn phóng xạ thuộc nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử;

c) Trường hợp xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng: Phải có người phụ trách tẩy xạ. Người phụ trách tẩy xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ.

2. Bảo đảm an toàn, an ninh đối với việc lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

b) Có nơi riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;

c) Có nội quy an toàn bức xạ liên quan đến việc lưu giữ nguồn phóng xạ, trách nhiệm thông báo khi có hiện tượng bất thường có thể gây mất an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ;

d) Trường hợp lưu giữ nguồn phóng xạ kín phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

3. Bảo đảm an toàn, an ninh đối với việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

a) Các yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

b) Có kho lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

c) Trường hợp xử lý chất thải phóng xạ phải có kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ trước khi xử lý;

d) Trường hợp lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

đ) Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng thuộc Nhóm 1, Nhóm 2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/ BKHCN, kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.

Điều 8. Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ

1. Nhân lực

a) Nhân viên bức xạ phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ; có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ và có Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 28 của Luật Năng lượng nguyên tử;

b) Có người phụ trách an toàn, trừ trường hợp cơ sở chỉ sử dụng thiết bị X-quang chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng, thiết bị phát tia X trong phân tích huỳnh quang tia X và thiết bị soi bo mạch. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử;

c) Trường hợp vận hành thiết bị xạ trị từ xa: Có ít nhất 01 nhân viên dược đào tạo về vật lý y khoa cho mỗi thiết bị;

d) Trường hợp vận hành thiết bị xạ trị áp sát: Có ít nhất 01 nhân viên được đào tạo về vật lý y khoa cho mỗi cơ sở bức xạ.

2. Bảo đảm an toàn, an ninh

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

b) Trường hợp sử dụng di động thiết bị bức xạ gắn nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2 và Nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, thiết bị phát tia X sử dụng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp phải có thiết bị đo suất liều chiếu xạ; dụng cụ để thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát tại nơi tiến hành công việc bức xạ. Trường hợp sử dụng thiết bị bức xạ gắn nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp phải có tay gắp nguồn và bình chì để thao tác với nguồn phóng xạ;

c) Trường hợp vận hành thiết bị chiếu xạ phải có: Thiết bị do suất liều chiếu xạ xách tay; khóa liên động tại cửa ra vào phòng đặt thiết bị chiếu xạ; hệ thống cho phép dừng khẩn cấp quá trình chiếu xạ trong phòng đặt thiết bị chiếu xạ và phòng điều khiển;

d) Trường hợp vận hành thiết bị chiếu xạ công nghiệp còn phải có thêm thiết bị theo dõi suất liều chiếu xạ được lấp đặt cố định bên trong và bên ngoài phòng chiếu xạ;

đ) Trường hợp vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ trong y tế phải có: Nội quy an toàn bức xạ trong đó chỉ rõ các yêu cầu bảo vệ an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ, các nhân viên y tế khác, người bệnh, người chăm sóc, hỗ trợ người bệnh và công chúng; Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị bức xạ còn hiệu lực;

e) Trường hợp sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ gắn nguồn phóng xạ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

g) Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp sử dụng thiết bị bức xạ gắn nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 6:2010/BKHCN, vận hành thiết bị chiếu xạ, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.

Điều 9. Xây dựng cơ sở bức xạ

Có thiết kế và tính toán bảo vệ bức xạ (chiếu ngoài và chiếu trong) bảo đảm mức liều chiếu xạ tiềm năng đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giá trị liều giới hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

Điều 10. Chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ

1. Nhân lực

a) Có nhân viên bức xạ được cấp Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ;

b) Có người phụ trách an toàn. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử;

c) Có người phụ trách tẩy xạ và người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ. Người phụ trách tẩy xạ và người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ.

2. Có kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý, quản lý nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ; trong đó nêu chi tiết quy trình, tiến độ thực hiện, nhân lực, trang thiết bị và bảo đảm tài chính để hoàn thành kế hoạch.

Điều 11. Xuất khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân

1. Có tài liệu chứng minh xuất xứ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

2. Kiện hàng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân phải được đóng gói, dán nhãn theo quy định về vận chuyển an toàn nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

3. Trường hợp xuất khẩu nguồn phóng xạ thuộc Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 06:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân thì phải có văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.

Điều 12. Nhập khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân

1. Bảo đảm an toàn, an ninh

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

b) Có nơi riêng biệt để lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ cho đến khi đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho tổ chức, cá nhân khác;

c) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định này.

2. Trường hợp nhập khẩu nguồn phóng xạ kín, phải có cam kết trả lại nguồn cho nhà sản xuất khi không có nhu cầu sử dụng hoặc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Điều 13. Đóng gói, vận chuyển, vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân

1. Nhân lực

a) Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt (trừ trường hợp vận chuyển kiện miễn trừ): Người điều khiển phương tiện vận chuyển có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ hoặc có người áp tải có Giấy chứng nhận này;

b) Trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2 và Nhóm 3 theo QCVN 06:2010/BKHCN: Phải có người phụ trách ứng phó sự cố được cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ.

2. Bảo đảm an toàn, an ninh

a) Kiện hàng phải được đóng gói, dán nhãn theo quy định về vận chuyển an toàn nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

b) Có thiết bị đo suất liều chiếu xạ để giám sát an toàn trong quá trình vận chuyển;

c) Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

d) Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 6:2010/BKHCN, chất thải phóng xạ mức cao theo Tiêu chuẩn quốc gia về An toàn bức xạ - Quản lý chất thải phóng xạ - Phân loại chất thải phóng xạ (TCVN 6868:2001): Kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này;

đ) Phương tiện vận chuyển đường bộ, khoang hàng vận chuyển bằng đường sắt phải gắn nhãn cảnh báo hàng nguy hiểm phóng xạ theo quy định khi vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

e) Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ: Chỉ được sử dụng ôtô và không được chở hành khách khi vận chuyển (trừ trường hợp vận chuyển kiện miễn trừ).

3. Ngoài việc thực hiện các điều kiện trên, tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân còn phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

Mục 2. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Điều 14. Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

1. Thông tin trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực ít nhất 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.

2. Trường hợp bản sao không được công chứng, chứng thực hoặc được sao y từ bản gốc, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình hoặc gửi bản chính để đối chiếu.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ cùng một thời điểm các thành phần hồ sơ giống nhau chỉ cần nộp 01 bản cho tất cả các loại công việc bức xạ.

Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp người phụ trách an toàn chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

6. Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về vật lý y khoa đối với nhân viên vật lý y khoa của cơ sở y học hạt nhân.

7. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

8. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định tên đồng vị và hoạt độ của nguồn phóng xạ.

9. Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị PET/CT, SPECT/CT đối với trường hợp nguồn phóng xạ hở kèm theo thiết bị.

10. Báo cáo đánh giá an toàn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục V của Nghị định này.

11. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

12. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 16. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sản xuất, chế biến chất phóng xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

6. Báo cáo đánh giá an toàn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 02 của Phụ lục V của Nghị định này.

7. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

8. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 03 Phụ lục V của Nghị định này.

6. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

7. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ. Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về xử lý chất thải phóng xạ đối với nhân viên xử lý chất thải phóng xạ.

6. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng theo Mẫu số 05 Phụ lục III của Nghị định này; Phiếu khai báo chất thải phóng xạ theo Mẫu số 14 Phụ lục III của Nghị định này.

7. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 07 Phụ lục V của Nghị định này.

8. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

9. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng thiết bị bức xạ (trừ thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế)

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

6. Phiếu khai báo thiết bị bức xạ theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này. Trường hợp thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ thì khai báo theo Mẫu số 04 Phụ lục III của Nghị định này.

7. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về thiết bị bức xạ như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định thông số kỹ thuật của thiết bị.

8. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 04 Phụ lục V của Nghị định này.

9. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

10. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng thiết bị X -quang chẩn đoán trong y tế

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp người phụ trách an toàn chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

6. Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán y tế theo Mẫu số 07 Phụ lục III của Nghị định này.

7. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về thiết bị X-quang chẩn đoán y tế như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định thông số kỹ thuật của thiết bị.

8. Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị X-quang chẩn đoán y tế.

9. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục V của Nghị định này.

10. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

11. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - vận hành thiết bị chiếu xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ. Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về vật lý y khoa đối với nhân viên vật lý y khoa của cơ sở xạ trị.

6. Phiếu khai báo thiết bị chiếu xạ theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

7. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về thiết bị chiếu xạ như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định thông số kỹ thuật của thiết bị chiếu xạ.

8. Bản sao giấy chứng nhận kiểm định đối với các thiết bị chiếu xạ sử dụng trong y tế.

9. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục V của Nghị định này.

10. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

11. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - xây dựng cơ sở bức xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Báo cáo phân tích an toàn đối với việc xây dựng cơ sở bức xạ chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này. Báo cáo thực hiện theo Mẫu số 08 Phụ lục V của Nghị định này.

Điều 23. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

3. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

4. Báo cáo phân tích an toàn đối với việc chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này. Báo cáo thực hiện theo Mẫu số 09 Phụ lục V của Nghị định này.

Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - xuất khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 02 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao tài liệu chứng minh xuất xứ của nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

5. Bản sao hợp đồng mua bán hoặc văn bản thỏa thuận về việc chuyển giao, tiếp nhận nguồn phóng xạ giữa tổ chức, cá nhân xuất khẩu phía Việt Nam với tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn ở nước ngoài.

6. Trường hợp xuất khẩu nguồn phóng xạ thuộc Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 06:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn: Bản sao văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cấp cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - nhập khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 02 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao cùa một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận cửa cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

4. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 10 Phụ lục V của Nghị định này.

5. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin như được khai trong phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

6. Bản sao hợp đồng mua bán hoặc văn bản thỏa thuận chuyển giao, tiếp nhận nguồn phóng xạ giữa tổ chức, cá nhân nhập khẩu phía Việt Nam với tổ chức, cá nhân xuất khẩu nước ngoài.

7. Bản sao hợp đồng ủy thác nhập khẩu giữa tổ chức, cá nhân ủy thác và tổ chức, cá nhân nhận ủy thác trong trường hợp nhập khẩu ủy thác.

8. Trường hợp nhập khẩu nguồn phóng xạ kín, phải có cam kết trả lại nguồn cho nhà sản xuất khi không có nhu cầu sử dụng hoặc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc xử lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Điều 26. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - đóng gói, vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 03 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành.

3. Phiếu khai báo nhân viên áp tải hàng theo Mẫu số 02 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

5. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của nhân viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 của Nghị định này. Trường hợp nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

6. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

7. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 11 Phụ lục V của Nghị định này.

8. Hợp đồng vận chuyển nếu tổ chức, cá nhân gửi hàng không phải là tổ chức, cá nhân vận chuyển.

9. Kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 04 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị cấp phép.

3. Phiếu khai báo nhân viên áp tải hàng theo Mẫu số 02 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên áp tải.

5. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

6. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 11 Phụ lục V của Nghị định này.

7. Bản sao hợp đồng vận chuyển nếu tổ chức, cá nhân gửi hàng không phải là tổ chức, cá nhân vận chuyển.

8. Kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 28. Thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Trường hợp thiết bị X-quang chẩn đoán y tế di động dược sử dụng tại các tỉnh khác nhau thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý thiết bị X-quang đặt trụ sở chính cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có quyền sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

Điều 29. Thủ tục cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

1. Cách thức thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (trừ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế) theo một trong các cách thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ (trừ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN);

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.

b) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế theo một trong các cách thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thành phần hồ sơ

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ tương ứng được quy định từ Điều 15 đến Điều 27 của Nghị định này.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục VI của Nghị định trong thời hạn sau đây:

- 15 ngày đối với nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh;

- 25 ngày đối với thiết bị X-quang sử dụng trong y tế;

- 30 ngày đối với vận chuyển;

- 45 ngày đối với các công việc bức xạ khác.

c) Trường hợp không cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 30. Thủ tục gia hạn giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân muốn gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi giấy phép hết hạn ít nhất 45 ngày đối với giấy phép có thời hạn trên 12 tháng, ít nhất 15 ngày đối với giấy phép có thời hạn 6 tháng, 12 tháng. Sau thời điểm này, tổ chức, cá nhân phải đề nghị cấp giấy phép mới.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản sao giấy phép đã được cấp và sắp hết hạn;

c) Kết quả đo liều kế cá nhân trong thời gian hiệu lực của giấy phép đề nghị gia hạn;

d) Bản sao kết quả kiểm xạ;

đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị (đối với việc sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ trong y tế);

e) Phiếu khai báo đối với nhân viên bức xạ hoặc người phụ trách an toàn bức xạ (nếu có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gần nhất);

g) Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục V của Nghị định này (nếu có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gần nhất).

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục VI của Nghị định này trong thời hạn sau đây:

- 30 ngày đối với gia hạn giấy phép có thời hạn trên 12 tháng;

- 25 ngày đối với gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế;

- 15 ngày đối với gia hạn Giấy phép có thời hạn 12 tháng, 6 tháng.

c) Trường hợp không gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 31. Thủ tục sửa đổi giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân phải đề nghị sửa đổi giấy phép trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi các thông tin về tổ chức, cá nhân dược ghi trong giấy phép bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;

b) Thay đổi các thông tin về cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển quá cảnh; tuyến đường vận chuyển đối với giấy phép vận chuyển, vận chuyển quá cảnh;

c) Giảm số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép do chuyển nhượng, xuất khẩu, chấm dứt sử dụng, chấm dứt vận hành hoặc bị mất;

d) Hiệu chỉnh lại thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong trường hợp phát hiện thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép chưa chính xác so với thực tế;

d) Thay đổi địa điểm tiến hành công việc bức xạ đối với thiết bị phát tia X có cơ cấu tự che chắn trong phân tích thành phần và kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết bị soi kiểm tra an ninh;

e) Có nhiều giấy phép còn hiệu lực do cùng một cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền theo một trong các cách thức quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị sửa đổi giấy phép theo Mẫu số 07 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản gốc giấy phép;

c) Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi cho các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;

d) Bản sao hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ do chuyển nhượng; bản sao giấy phép xuất khẩu kèm tờ khai hải quan đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ do xuất khẩu; văn bản thông báo của cơ sở về việc chấm dứt sử dụng hoặc chấm dứt vận hành; văn bản xác nhận nguồn phóng xạ bị mất đối với trường hợp mất nguồn;

đ) Các văn bản chứng minh các thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép đã cấp khác với thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trên thực tế và cần hiệu đính.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và sửa đổi Giấy phép trong thời hạn 10 ngày làm việc;

c) Trường hợp không cấp sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 32. Thủ tục bổ sung giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân phải đề nghị bổ sung giấy phép trong các trường hợp sau:

a) Bổ sung nguồn phóng xạ mới, thiết bị bức xạ mới so với giấy phép đã được cấp;

b) Bổ sung loại hình công việc bức xạ mới so với giấy phép đã được cấp, trừ các công việc bức xạ quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Tăng tổng hoạt độ đối với nguồn phóng xạ hở trong giấy phép đã được cấp.

2. Các trường hợp không áp dụng bổ sung giấy phép:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

b) Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

c) Xây dựng cơ sở bức xạ;

d) Chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ;

đ) Đề nghị bổ sung công việc bức xạ mới thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của cơ quan khác với cơ quan đã cấp giấy phép.

3. Cách thức thực hiện thủ tục:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền theo một trong các cách thức quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.

4. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị bổ sung giấy phép theo Mẫu số 07 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản gốc giấy phép cần bổ sung;

c) Phiếu khai báo nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ mới theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này đối với trường hợp bổ sung nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; kèm theo bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp các thông tin như trong phiếu khai báo;

d) Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ bổ sung theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;

đ) Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của nhân viên trong trường hợp nhân viên đảm nhiệm công việc bức xạ được bổ sung yêu cầu phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Năng lượng nguyên tử. Trường hợp chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị bổ sung giấy phép.

5. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp bổ sung Giấy phép theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI của Nghị định này trong thời hạn sau đây:

- Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 của Nghị định này là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí;

- Thời hạn thẩm định hồ sơ bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế là 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí.

c) Trường hợp không đồng ý cấp bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm c và điểm d khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 33. Thủ tục cấp lại giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân được đề nghị cấp lại giấy phép khi bị rách, nát, mất.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 08 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Trường hợp giấy phép bị rách, nát: Bản gốc giấy phép bị rách, nát.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí;

d) Trường hợp không đồng ý cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm c khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 34. Thủ tục khai báo

1. Phân cấp khai báo

a) Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ trên mức miễn trừ khai báo, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân khai báo với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, trừ các thiết bị quy định tại điểm b khoản này;

b) Tổ chức, cá nhân có thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế khai báo với cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thiết bị được sử dụng; riêng đối với thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế sử dụng di động trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì khai báo với cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý thiết bị đặt trụ sở chính.

2. Trình tự thực hiện

a) Việc khai báo phải được thực hiện trong 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

b) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai báo cho từng nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, loại vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân với cơ quan có thẩm quyền theo mẫu Phiếu khai báo tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

3. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu khai báo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận khai báo theo Mẫu số 01 Phụ lục VI của Nghị định này;

b) Trường hợp Phiếu khai báo là thành phần của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép không cần cấp Giấy xác nhận khai báo.

4. Tổ chức, cá nhân được miễn thực hiện thủ tục khai báo trong trường hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 35. Thủ tục cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Cách thức thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.

b) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán y tế nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm;

c) Giấy Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ;

d) Phiếu khám sức khỏe tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên được cấp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;

đ) 03 ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện; tệp tin ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết và trả kết quả:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo Mẫu số 03 Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Thời hạn thẩm định hồ sơ và cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí;

d) Trường hợp không đồng ý cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm c khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 36. Thủ tục phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở

1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

2. Thủ tục đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố

a) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này;

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố;

- Kế hoạch ứng phó sự cố được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục II của Nghị định này.

c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính).

d) Thời hạn giải quyết và trả kết quả

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và ra Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố;

- Trường hợp không phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố thì chậm nhất trong thời hạn này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở được nộp kèm theo hồ sơ đề nghị cấp phép: Thời hạn xử lý hồ sơ theo thời hạn xử lý hồ sơ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

Điều 37. Thời hạn của Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thời hạn như sau:

a) 12 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN (Cấp cho từng chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ kín, nhiều chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ hở).

b) 06 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (cấp cho từng chuyến hàng).

c) 06 tháng đối với các công việc: Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

d) 05 năm đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ.

đ) 03 năm đối với các công việc bức xạ khác.

2. Chứng chỉ nhân viên bức xạ không có thời hạn.

3. Thời hạn của giấy phép gia hạn được tính từ ngày hết hạn của giấy phép cũ.

4. Giấy phép sửa đổi, bổ sung, cấp lại có thời hạn như thời hạn của giấy phép cũ, trừ trường hợp sửa đổi giấy phép quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Giấy phép sửa đổi để hợp nhất các giấy phép đã được cấp và còn hiệu lực có thời hạn theo thời hạn của giấy phép được cấp gần nhất.

Chương III

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Mục 1. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Điều 38. Tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân; đánh giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân

1. Có hệ thống tài liệu, phương pháp, quy trình kỹ thuật và hồ sơ năng lực thực hiện loại hình dịch vụ.

2. Có chương trình bảo đảm và kiểm soát chất lượng đối với dịch vụ tư vấn kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, dịch vụ đánh giá công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân; có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về giám định chuyên ngành đối với dịch vụ giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân.

Điều 39. Kiểm xạ

1. Có thiết bị đo suất liều bức xạ; thiết bị này phải có Giấy chứng nhận hiệu chuẩn còn hiệu lực ít nhất 30 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.

2. Trường hợp có do mức nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt và không khí: Có thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt và không khí; thiết bị này phải có Giấy chứng nhận hiệu chuẩn còn hiệu lực ít nhất 30 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.

3. Có liều kế cá nhân và trang thiết bị bảo hộ chống chiếu xạ ngoài cho nhân viên thực hiện dịch vụ. Trường hợp hoạt động dịch vụ có tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở phải có trang thiết bị bảo hộ chống chiếu xạ trong cho nhân viên thực hiện dịch vụ.

4. Có chương trình bảo đảm chất lượng thực hiện dịch vụ.

Điều 40. Tẩy xạ

1. Có dụng cụ, hóa chất và vật liệu tẩy xạ.

2. Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 39 của Nghị định này.

Điều 41. Đánh giá hoạt độ phóng xạ

1. Có thiết bị xác định đồng vị phóng xạ.

2. Trường hợp đánh giá hoạt độ trong mẫu phân tích: Có mẫu chuẩn, hệ thống xử lý mẫu, thiết bị phân tích mẫu phù hợp với đồng vị phóng xạ cần đánh giá.

3. Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 39 của Nghị định này.

Điều 42. Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ

1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d, h khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

2. Có buồng thao tác (hot cell) hoặc hệ thiết bị che chắn khi thao tác với nguồn phóng xạ.

3. Có thiết bị phù hợp để thực hiện dịch vụ.

4. Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 39 của Nghị định này.

Điều 43. Đo liều chiếu xạ cá nhân

1. Có hệ thiết bị đo liều chiếu xạ cá nhân, liều kế cá nhân tương ứng và có kết quả đo đáp ứng mức liều chuẩn.

2. Có phòng lưu giữ và phòng đo liều kế cá nhân phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất hệ thiết bị đo liều chiếu xạ cá nhân.

3. Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định này.

Điều 44. Kiểm định thiết bị bức xạ

1. Có thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị bức xạ đáp ứng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm định thiết bị bức xạ tương ứng. Trường hợp loại thiết bị bức xạ chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định cụ thể việc kiểm định, được phép áp dụng tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất hệ thiết bị có chức năng kiểm định loại thiết bị bức xạ này.

2. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 39 của Nghị định này.

Điều 45. Hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ

1. Có nguồn phóng xạ chuẩn, thiết bị bức xạ được hiệu chuẩn tại phòng chuẩn đo lường bức xạ, hạt nhân quốc gia hoặc quốc tế.

2. Có phòng chuẩn thực hiện hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ đáp ứng yêu cầu sau:

a) Thiết kế che chắn bảo đảm an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ, công chúng và bảo đảm việc hiệu chuẩn không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ môi trường;

b) Có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm để bảo đảm chất lượng của hoạt động hiệu chuẩn;

c) Trường hợp không có thiết kế phòng hoặc không có hướng dẫn về kích thước phòng của nhà cung cấp thiết bị hoặc nguồn chuẩn, phải bảo đảm kích thước tối thiểu của phòng chuẩn theo quy định tại Phụ lục VII của Nghị định này.

3. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 39 của Nghị định này.

Điều 46. Thử nghiệm thiết bị bức xạ

1. Có phòng thử nghiệm thiết bị bức xạ đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Thiết kế che chắn bảo đảm an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ và công chúng;

b) Không tiến hành thử nghiệm đồng thời với hoạt động khác.

2. Đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, h khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

3. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 39 của Nghị định này.

Điều 47. Đào tạo an toàn bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

1. Có chương trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với loại hình đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động. Chương trình, tài liệu giảng dạy phải bao gồm đủ các nội dung về pháp luật, kỹ thuật và bài thực hành theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Có trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bài giảng và bài thực hành.

3. Có chương trình bảo đảm chất lượng thực hiện dịch vụ.

Mục 2. ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Điều 48. Điều kiện chung để cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

1. Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp với từng loại hình dịch vụ tương ứng theo quy định tại Điều 49, Điều 50 và Điều 51 của Nghị định này.

2. Có giấy chứng nhận đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được cấp bởi cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm chuyền cho phép đối với các loại hình dịch vụ từ điểm a đến điểm k khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.

Trường hợp Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cho phép, phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có giấy chứng nhận đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với loại hình dịch vụ đề nghị cấp chứng chỉ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp;

- Đã tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực dịch vụ đề nghị cấp chứng chỉ.

3. Có kinh nghiệm tham gia giảng dạy hoặc trợ giảng tại các cơ sở đào tạo đối với loại hình dịch vụ tại điểm 1 khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.

Điều 49. Tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân, đánh giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân

1. Trường hợp hành nghề dịch vụ tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ thực hiện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

2. Trường hợp hành nghề dịch vụ đánh giá công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần đánh giá và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá.

3. Trường hợp hành nghề dịch vụ giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần giám định, đã được đào tạo về Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cần giám định.

Điều 50. Kiểm xạ, tẩy xạ, đánh giá hoạt độ phóng xạ, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, đo liều chiếu xạ cá nhân, kiểm định thiết bị bức xạ, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ hoặc thử nghiệm thiết bị bức xạ

1. Trường hợp hành nghề dịch vụ tẩy xạ, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

2. Trường hợp hành nghề dịch vụ kiểm xạ, đánh giá hoạt độ phóng xạ, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, đo liều chiếu xạ cá nhân, kiểm định thiết bị bức xạ hoặc thử nghiệm thiết bị bức xạ: Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ thực hiện và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Điều 51. Đào tạo an toàn bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

1. Trường hợp hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ:

a) Về nội dung kỹ thuật: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực an toàn bức xạ;

b) Về nội dung pháp luật: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành luật, các chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực an toàn bức xạ.

2. Trường hợp hành nghề dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân; đánh giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân hoặc về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ thực hiện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về nội dung đào tạo.

3. Trường hợp hành nghề dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về kiểm xạ, tẩy xạ, đánh giá hoạt độ phóng xạ, đo liều chiếu xạ cá nhân hoặc hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về nội dung đào tạo.

4. Trường hợp hành nghề dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, kiểm định thiết bị bức xạ hoặc thử nghiệm thiết bị bức xạ: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành kỹ thuật và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về nội dung đào tạo.

Mục 3. THỦ TỤC CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Điều 52. Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

1. Cách thức thực hiện

Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo một trong các cách thức sau:

a) Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 09 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó;

c) Phiếu khai báo nhân viên thực hiện dịch vụ theo Mẫu số 15 Phụ lục III của Nghị định này, kèm theo Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động đối với nhân viên thực hiện dịch vụ;

d) Bản sao Chứng chỉ hành nghề dịch vụ tương ứng với loại hình dịch vụ của các nhân viên thực hiện dịch vụ;

đ) Phiếu khai báo trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ tương ứng theo Mẫu số 16 Phụ lục III của Nghị định này (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm c đến điểm 1 khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);

e) Báo cáo phân tích an toàn theo Mẫu số 12 Phụ lục V của Nghị định này (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm c đến điểm l khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);

g) Bản sao hợp đồng dịch vụ đọc liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên thực hiện dịch vụ (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm c, d, đ, e, h, i và k khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);

h) Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm e và k khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);

i) Chương trình đào tạo, tài liệu giảng dạy (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);

k) Bản sao Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ đối với trường hợp tổ chức có sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ trên mức miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN trong quy trình thực hiện dịch vụ;

l) Tài liệu khác chứng minh điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tương ứng với loại hình dịch vụ theo quy định của Nghị định này.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 04 Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Trường hợp không cấp Giấy đăng ký hoạt động: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Điều 53. Thủ tục gia hạn Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

1. Tổ chức phải đề nghị gia hạn Giấy đăng ký hoạt động chậm nhất 45 ngày trước khi Giấy đăng ký hoạt động hết hạn. Sau thời hạn này, tổ chức phải đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động mới.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 10 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Khai báo bổ sung, cập nhật nếu có các nội dung thay đổi về nhân viên thực hiện dịch vụ; Chứng chỉ hành nghề dịch vụ tương ứng với loại hình dịch vụ của các nhân viên thực hiện dịch vụ;

c) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động đã được cấp và sắp hết hạn;

d) Kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên thực hiện dịch vụ (áp dụng đối với trường hợp thực hiện dịch vụ có yêu cầu sử dụng liều kế cá nhân).

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và gia hạn Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 04 Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Trường hợp không đồng ý gia hạn Giấy đăng ký hoạt động: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 54. Thủ tục sửa đổi Giấy đăng ký hoạt động

1. Tổ chức phải đề nghị sửa đổi Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp thay đổi các thông tin về tổ chức được ghi trong Giấy đăng ký hoạt động bao gồm tên và địa chỉ của tổ chức.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị sửa đổi Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 11 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản gốc Giấy đăng ký hoạt động đề nghị sửa đổi;

c) Các giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận thông tin sửa đổi.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 04 Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Trường hợp không đồng ý cấp sửa đổi Giấy đăng ký hoạt động: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 55. Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký hoạt động

1. Tổ chức phải đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị rách, nát, mất.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 12 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản gốc Giấy đăng ký hoạt động (Trường hợp đề nghị cấp lại do bị rách, nát).

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 04 Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Trường hợp không đồng ý cấp lại Giấy đăng ký hoạt động: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 56. Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

1. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này.

2. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 13 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Lý lịch cá nhân theo Mẫu số 17 Phụ lục III của Nghị định này;

c) Bản sao một trong các loại giấy tờ đang còn hiệu lực sau: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;

d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định này phù hợp với loại hình dịch vụ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;

đ) Tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc phù hợp với loại hình dịch vụ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề. Đối với cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ hoặc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phải có giấy xác nhận kinh nghiệm giảng dạy, trợ giảng của các tổ chức đào tạo;

e) 03 ảnh chân dung cỡ 03 cm x 04 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện; tệp tin ảnh cỡ 03 cm x 04 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến (loại ảnh căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu).

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ cùa hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ theo Mẫu số 05 Phụ lục VI này của Nghị định này;

c) Trường hợp không đồng ý cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 57. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề

1. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này.

2. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 14 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản gốc Chứng chỉ hành nghề (Trường hợp đề nghị cấp lại do bị rách, nát).

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ theo Mẫu số 05 Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Trường hợp không đồng ý cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 58. Thẩm quyền cấp và thời hạn của Giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề

1. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

2. Thời hạn của Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử:

a) Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ không có thời hạn. Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ khác có thời hạn 05 năm;

b) Giấy đăng ký hoạt động sau khi sửa đổi và cấp lại có thời hạn như Giấy đăng ký hoạt động cũ;

c) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử không có thời hạn.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 59. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức quản lý việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan quy định tại Nghị định này trên phạm vi cả nước.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết về cơ sở đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo, văn bằng chứng chỉ đào tạo về vật lý y khoa.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công.

Điều 60. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị định này trong phạm vi địa phương.

2. Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 61. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Nghị định này.

2. Tuân thủ yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

3. Bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị, nguồn tài chính để bảo đảm thực hiện các điều kiện tiến hành công việc bức xạ, điều kiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo quy định tại Nghị định này.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 62. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2021

2. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử được tiếp tục hoạt động cho đến khi giấy phép, giấy đăng ký hết thời hạn hiệu lực.

3. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn chưa được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ, giấy đăng ký hoạt động hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử hoặc chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải bổ sung hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.

4. Điều kiện đào tạo về vật lý y khoa đối với các cơ sở y học hạt nhân, cơ sở xạ trị được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2026

5. Trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật được viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản đã sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 63. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC I

YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN NINH ĐỐI VỚI NGUỒN PHÓNG XẠ VÀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU HẠT NHÂN
(Kèm theo Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

Phần I

YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN NINH ĐỐI VỚI NGUỒN PHÓNG XẠ

I. MỨC AN NINH NGUN PHÓNG XẠ1

1. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ và nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho con người, môi trường, yêu cầu bảo đảm an ninh được chia thành 4 mức an ninh A, B, C và D, trong đó mức an ninh A tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn cao nhất, mức an ninh D tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn thấp nhất.

2. Các mức an ninh A, B, C và D tương ứng với các nhóm nguồn phóng xạ được phân nhóm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN “An toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ” như sau:

a) Mức an ninh A áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 1;

b) Mức an ninh B áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 2;

c) Mức an ninh C áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 3;

d) Mức an ninh D áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5.

II. YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ MỨC AN NINH A

1. Đối với sử dụng nguồn phóng xạ

a) Có văn bản quy định trách nhiệm, quyền hạn của lực lượng bảo vệ và của từng đơn vị, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;

b) Có quy trình quản lý khóa và chìa khóa, quy trình kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng ngày;

c) Có thiết bị để phát hiện, báo động việc tiếp cận trái phép tại các lối vào, ra phòng đặt nguồn phóng xạ;

d) Có thiết bị để ghi nhận và lưu giữ hình ảnh việc tiếp cận trái phép tại các lối tiếp cận phòng đặt nguồn phóng xạ, phòng điều khiển nguồn, phòng điều khiển hệ thống an ninh, bể xử lý nước cho bể chứa nước bảo quản nguồn phóng xạ;

đ) Có khóa cho các cửa lối ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ, phòng điều khiển nguồn, phòng điều khiển hệ thống an ninh, bể xử lý nước cho bể chứa nước bảo quản nguồn phóng xạ.

2. Đối với lưu giữ nguồn phóng xạ

a) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Mục này;

b) Có nơi riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;

c) Có sổ theo dõi việc nhập và xuất nguồn phóng xạ;

d) Cất giữ nguồn phóng xạ trong thiết bị chứa nguồn hoặc bình bảo vệ có khóa và áp dụng các biện pháp để hạn chế khả năng di dời nguồn phóng xạ.

III. YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ MỨC AN NINH B

1. Sử dụng nguồn phóng xạ đặt cố định và nguồn phóng xạ sử dụng trong xạ trị áp sát liều cao/trung bình

a) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 1 mục II Phần này;

b) Có quy trình quản lý khóa và chìa khóa, quy trình kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần;

c) Có thiết bị để ghi nhận và lưu giữ hình ảnh việc tiếp cận trái phép tại các lối tiếp cận phòng đặt nguồn phóng xạ;

d) Có khóa cho các cửa lối ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ.

2. Sử dụng nguồn phóng xạ di động

a) Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;

b) Có rào chắn, biển cảnh báo cho khu vực tiến hành công việc bức xạ;

c) Có nơi cất giữ nguồn phóng xạ trong thời gian không sử dụng, lắp khóa tại các điểm có thể tiếp cận vào nơi đặt nguồn; có quy trình quản lý khóa và chìa khóa;

d) Có nhật ký sử dụng nguồn phóng xạ, bao gồm thông tin về: mục đích sử dụng, địa điểm sử dụng, người sử dụng và thời gian sử dụng nguồn phóng xạ; địa điểm và thời gian cất giữ nguồn phóng xạ;

đ) Có quy trình bàn giao nguồn phóng xạ giữa các bộ phận trong cơ sở;

e) Có quy trình kiểm đếm2 sau mồi ca làm việc và định kỳ hàng tuần.

3. Lưu giữ nguồn phóng xạ

a) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 mục này;

b) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 mục này.

IV. YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ MỨC AN NINH C

1. Sử dụng nguồn phóng xạ cố định

a) Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;

b) Có biện pháp ngăn chặn việc di dời trái phép nguồn phóng xạ;

c) Có quy trình kiểm đếm định kỳ hàng tháng.

2. Sử dụng nguồn phóng xạ di động

a) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 mục III Phần này;

b) Có quy trình kiểm đếm sau mỗi ca làm việc và định kỳ hàng tháng.

3. Lưu giữ nguồn phóng xạ

a) Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;

b) Có quy trình kiểm đếm định kỳ hàng tháng.

V. YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ MỨC AN NINH D

1. Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.

2. Có quy trình kiểm đếm định kỳ hàng quý.

VI. YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN NINH ĐỐI VỚI VẬN CHUYỂN NGUỒN PHÓNG XẠ BẰNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA3

1. Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân thuộc các tổ chức gửi hàng, vận chuyển hàng và nhận hàng trong việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.

2. Có biện pháp để cố định kiện hàng với phương tiện vận chuyển, ngăn chặn việc di dời trái phép.

3. Trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, phải có lực lượng công an tham gia đi cùng chuyến hàng để có được quyền ưu tiên khi lưu thông trên đường và sẵn sàng ứng phó với các trường hợp mất an ninh đối với kiện hàng vận chuyển.

Phần II

YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN NINH VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU HẠT NHÂN

I. PHÂN NHÓM VẬT LIỆU HẠT NHÂN

Vật liệu hạt nhân được phân nhóm như sau:

Vt liu

Dạng

Nhóm

I

II

III

Plutoni1 Chưa chiếu xạ2 ≥ 2 kg < 2 kg và > 500 gam  500 gam và > 15 gam
Urani-235 Chưa chiếu xạ3:      
- Được làm giàu ≥ 20% 235U  5 kg < 5kg và > 1 kg ≤ 1 kg và > 15gam
- Được làm giàu ≥ 10% 235U và < 20% 235U    10 kg > 1 kg và < 10 kg
- Được làm giàu 235U trên mức có trong tự nhiên nhưng < 10%    10 kg
Urani-233 Chưa chiếu xạ4 ≥ 2 kg < 2 kg và > 500 gam ≤ 500 gam và > 15 gam
Nhiên liệu đã chiếu xạ     Urani nghèo hoặc tự nhiên, Thori hoặc nhiên liệu có độ làm giàu thấp (ít hơn 10% hàm lượng phân hạch)5  

1 Tất cả Plutoni ngoại trừ có Pu hàm lượng Pu-238 vượt quá 80%.

2,3,4 Vật liệu chưa chiếu xạ trong lò phản ứng hoặc đã chiếu xạ trong lò phản ứng nhưng có mức phóng xạ ≤ 1 Gy/h tại vị trí 1 mét trong trường hợp không có che chắn.

5 Đối với các loại nhiên liệu khác có hàm lượng vật liệu hạt nhân nằm trong Nhóm I hoặc II trước khi chiếu xạ có thể được giảm xuống nhóm liền kề khi mức phóng xạ của nhiên liệu vượt quá 1 Gy/h tại khoảng cách 1 mét trong trường hợp không có che chắn.

II. YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN NINH VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU HẠT NHÂN4

1. Đối với vật liệu hạt nhân Nhóm I

a) Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan bao gồm lực lượng bảo vệ;

b) Vận chuyển kiện hàng vật liệu hạt nhân bàng phương tiện vận chuyển kín có khóa hoặc trong khoang chở hàng hoặc công-te-nơ vận chuyển kín có khóa; trường hợp kiện hàng có khối lượng lớn hơn 2.000 kilogram đã được khóa hoặc niêm phong thì có thể vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển hở;

c) Có tuyến đường vận chuyển chính và tuyến đường vận chuyển dự phòng trong trường hợp tuyến đường vận chuyển chính không thực hiện được;

d) Có trung tâm kiểm soát vận chuyển, có bố trí nhân viên của bên gửi hàng và bên vận chuyển trực trong quá trình vận chuyển để theo dõi vị trí của phương tiện vận chuyển, tình trạng an ninh của chuyến vận chuyển, duy trì liên lạc với những người tham gia vận chuyển, lực lượng ứng phó và báo động cho lực lượng ứng phó trong trường hợp có sự tấn công;

đ) Có lực lượng bảo vệ và lực lượng công an tham gia quá trình vận chuyển để giám sát và ứng phó sự cố mất an ninh;

e) Có quy trình chỉ dẫn nhân viên bảo vệ báo cáo về trung tâm kiểm soát vận chuyển thường xuyên và ngay khi chuyến hàng đến nơi nhận cuối cùng, nơi nghỉ qua đêm hoặc nơi chuyển giao vật liệu hạt nhân;

g) Có quy trình về bảo mật thông tin;

h) Tùy thuộc vào từng phương thức vận chuyển, phải thực hiện các yêu cầu bổ sung sau:

- Đối với vận chuyển bằng đường bộ, có phương tiện vận chuyển riêng biệt, phương tiện có thiết kế để chống lại sự tấn công và lắp đặt thiết bị có thể khóa hoạt động phương tiện; có ít nhất một nhân viên bảo vệ cho mỗi xe vận chuyển ngoài người điều khiển phương tiện; mỗi xe vận chuyển có ít nhất một xe đi kèm chở nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ giám sát, bảo vệ xe vận chuyển và ứng phó khi cần thiết;

- Đối với vận chuyển bằng đường sắt, phải đặt vật liệu hạt nhân trong toa chở hàng đặc biệt; có nhân viên bảo vệ ở trong toa gần nhất với toa có vật liệu hạt nhân;

- Đối với vận chuyển bằng đường thủy, phải sử dụng tàu vận chuyển riêng biệt để chuyên chở vật liệu hạt nhân;

- Đối với vận chuyển bằng đường không, phải sử dụng máy bay chuyên chở hàng và vật liệu hạt nhân là hàng hóa duy nhất được chuyên chở trên máy bay.

2. Đối với vật liệu hạt nhân nhóm II

a) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại các điểm a, b và g khoản 1 Mục II Phần này.

b) Có lực lượng bảo vệ tham gia quá trình vận chuyển để giám sát và ứng phó sự cố mất an ninh.

3. Đối với vật liệu hạt nhân nhóm III

Đáp ứng các yêu cầu quy định tại các điểm a và g khoản 1 Mục II Phần này.

 

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ CẤP CƠ SỞ
(Kèm theo Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

Phần I

NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ TRONG TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT

I. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ, TRỪ CÁC CÔNG VIỆC NÊU TẠI MỤC I.2

1. Căn cứ pháp lý, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của bản kế hoạch ứng phó sự cố; giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố.

2. Mô tả loại hình công việc bức xạ của cơ sở; phân tích nguy cơ và xác định các tình huống sự cố, hậu quả có thể xảy ra

3. Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố tại cơ sở; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan và nguồn lực phục vụ ứng phó sự cố.

4. Kịch bản ứng phó cho từng tình huống sự cố có thể xảy ra, gồm các nội dung sau đây:

a) Tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố: Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin; hướng dẫn bảo vệ công chúng và hạn chế sự lan rộng của sự cố, xác định mức độ huy động nguồn lực ứng phó ban đầu;

b) Thông báo cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố: Quy trình thông báo tới các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; quy định người chịu trách nhiệm chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường;

c) Huy động nguồn lực và triển khai ứng phó: Quy định trách nhiệm huy động và triển khai nguồn lực ứng phó sự cố;

d) Tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường: Sơ tán người dân khi cần thiết, tiến hành phân loại người nhiễm bẩn phóng xạ và tiến hành tẩy xạ tại chỗ, thu hồi nguồn phóng xạ hoặc tẩy xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó và người dân, cấp cứu và điều trị cho nạn nhân...; yêu cầu hỗ trợ ứng phó;

đ) Kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị kế hoạch khắc phục dài hạn: Cách thức ra quyết định kết thúc sự cố và thông báo cho người dân về quyết định đó; xác định tiêu chí và lập kế hoạch về kiểm soát phóng xạ, khắc phục hậu quả môi trường, theo dõi và điều trị nạn nhân;

e) Báo cáo kết thúc sự cố: Nơi nhận, thời gian gửi, nội dung của báo cáo (hoạt động ứng phó sự cố, các biện pháp khắc phục sự cố đã được tiến hành, hậu quả với con người, hậu quả với môi trường, đánh giá liều bức xạ, kết luận và kiến nghị).

5. Đào tạo, diễn tập, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố.

6. Tài liệu kèm theo:

a) Danh mục nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ của cơ sở (Thông tin nguồn/thiết bị, giấy phép liên quan);

b) Sơ đồ mặt bằng cơ sở, nơi tiến hành công việc bức xạ;

c) Danh mục trang thiết bị sử dụng trong ứng phó sự cố;

d) Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ;

đ) Các biểu mẫu: Thông báo và tiếp nhận thông tin; yêu cầu trợ giúp; Báo cáo trong quá trình ứng phó và sau khi sự cố kết thúc.

II. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỐI VỚI CƠ SỞ TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ ĐÓNG GÓI, VẬN CHUYỂN NGUỒN PHÓNG XẠ, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN

1. Căn cứ pháp lý, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, thực hiện và chỉnh sửa kế hoạch.

2. Mô tả loại hình công việc bức xạ của cơ sở; phân tích nguy cơ và xác định các tình huống sự cố, hậu quả có thể xảy ra.

3. Hướng dẫn về các hành động cần thực hiện ngay khi xảy ra sự cố để giảm thiểu hậu quả sự cố.

4. Quy trình ứng phó cho từng tình huống sự cố có thể xảy ra, trong đó có các nội dung sau:

a) Mục tiêu;

b) Các bước cần thực hiện, đối tượng thực hiện, biện pháp thực hiện;

c) Báo cáo trong quá trình ứng phó và sau khi kết thúc ứng phó sự cố;

d) Tổ chức, cá nhân liên quan.

5. Quy định về đào tạo, diễn tập, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố.

6. Tài liệu kèm theo:

a) Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ;

b) Danh mục trang thiết bị sử dụng trong ứng phó sự cố;

c) Các biểu mẫu: Thông báo và tiếp nhận thông tin; yêu cầu trợ giúp; báo cáo trong quá trình ứng phó và sau khi sự cố kết thúc.

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHÊ DUYỆT

I. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỐI VỚI CƠ SỞ TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ SỬ DỤNG, LƯU GIỮ, ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN NGUỒN PHÓNG XẠ THUỘC NHÓM 3, NHÓM 4 THEO QUY ĐỊNH TẠI QCVN 6:2010/BKHCN

1. Căn cứ pháp lý, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của bản kế hoạch ứng phó sự cố; giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố.

2. Mô tả loại hình công việc bức xạ của cơ sở; phân tích nguy cơ và xác định các tình huống sự cố, hậu quả có thể xảy ra.

3. Kịch bản ứng phó cho từng tình huống sự cố như mô tả ở khoản 2, gồm các nội dung sau đây:

a) Tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố, thông báo cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố;

b) Quy trình ứng phó đối với từng tình huống sự cố;

c) Tiêu chí ra quyết định kết thúc ứng phó sự cố;

d) Việc khắc phục hậu quả về môi trường, theo dõi và điều trị về sức khỏe cho nạn nhân (nếu có);

đ) Báo cáo kết thúc sự cố: Nơi nhận, thời gian gửi, nội dung của báo cáo (hoạt động ứng phó sự cố; biện pháp khắc phục sự cố đã được tiến hành, hậu quả đối với con người và môi trường; đánh giá liều bức xạ, kết luận và kiến nghị).

4. Đào tạo, diễn tập, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố.

5. Tài liệu kèm theo:

a) Danh mục nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ của cơ sở (Thông tin nguồn/thiết bị, giấy phép liên quan);

b) Sơ đồ mặt bằng cơ sở, nơi tiến hành công việc bức xạ;

c) Danh mục trang thiết bị sử dụng trong ứng phó sự cố;

d) Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ;

đ) Các biểu mẫu: Thông báo và tiếp nhận thông tin; yêu cầu trợ giúp; báo cáo trong quá trình ứng phó và sau khi sự cố kết thúc.

II. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỐI VỚI CƠ SỞ TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ SỬ DỤNG, LƯU GIỮ, ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN NGUỒN PHÓNG XẠ THUỘC NHÓM 5 THEO QUY ĐỊNH TẠI QCVN 6:2010/BKHCN

1. Căn cứ pháp lý.

2. Mô tả loại hình công việc bức xạ của cơ sở; Phân tích nguy cơ, tình huống liên quan tới thất lạc nguồn phóng xạ, mất an toàn liên quan tới nguồn phóng xạ.

3. Kịch bản ứng phó sự cố cho từng tình huống mô tả tại khoản 2.

4. Báo cáo kết thúc sự cố: Nơi nhận, thời gian gửi, nội dung của báo cáo (hoạt động ứng phó sự cố, các biện pháp khắc phục sự cố đã được tiến hành, hậu quả với con người, hậu quả với môi trường, đánh giá liều bức xạ, kết luận và kiến nghị).

III. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỐI VỚI CƠ SỞ SỬ DỤNG THIẾT BỊ X-QUANG CHẨN ĐOÁN Y TẾ VÀ THIẾT BỊ PHÁT TIA X KHÁC

1. Căn cứ pháp lý.

2. Trách nhiệm báo cáo sự cố khi có người bị chiếu xạ quá liều.

3. Báo cáo kết thúc sự cố: Nơi nhận, thời gian gửi, nội dung của báo cáo (hoạt động khắc phục sự cố đã thực hiện, hậu quả sự cố, đánh giá liều bức xạ, kết luận và kiến nghị).

4. Quy định về trách nhiệm, phương pháp đánh giá liều và theo dõi sức khỏe của cá nhân bị chiếu xạ quá liều.

IV. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ HỖ TRỢ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

1. Căn cứ pháp lý, sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố tại cơ sở; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan và nguồn lực phục vụ ứng phó sự cố.

2. Mô tả loại hình dịch vụ hỗ trợ năng lượng nguyên tử của cơ sở; phân tích nguy cơ và xác định các tình huống sự cố, hậu quả có thể xảy ra khi cung cấp dịch vụ.

3. Kịch bản ứng phó sự cố cho từng tình huống mô tả tại khoản 2 mục này.

4. Báo cáo kết thúc sự cố: Nơi nhận, thời gian gửi, nội dung của báo cáo (hoạt động ứng phó sự cố, các biện pháp khắc phục sự cố đã được tiến hành, hậu quả với con người, hậu quả với môi trường, đánh giá liều bức xạ, kết luận và kiến nghị).

5. Đào tạo, diễn tập, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố.

6. Tài liệu kèm theo:

a) Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ;

b) Danh mục trang thiết bị sử dụng trong ứng phó sự cố;

c) Các biểu mẫu: Thông báo và tiếp nhận thông tin; yêu cầu trợ giúp; báo cáo trong quá trình ứng phó và sau khi sự cố kết thúc./.

 

PHỤ LỤC III

MẪU PHIẾU KHAI BÁO, LÝ LỊCH CÁ NHÂN
(Kèm theo Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

Mu s 01

Phiếu khai báo nhân viên bức xạ

Mẫu s 02

Phiếu khai báo nhân viên áp tải hàng trong vận chuyển

Mẫu số 03

Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín (nguồn rời)

Mẫu số 04

Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín (nguồn gắn với thiết bị bức xạ)

Mẫu số 05

Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng

Mẫu số 06

Phiếu khai báo nguồn phóng xạ hở

Mu số 07

Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế

Mẫu số 08

Phiếu khai báo thiết bị phát tia X

Mẫu số 09

Phiếu khai báo máy gia tốc

Mẫu số 10

Phiếu khai báo máy phát nơtron

Mẫu số 11

Phiếu khai báo vật liệu hạt nhân nguồn

Mu số 12

Phiếu khai báo vật liệu hạt nhân

Mẫu số 13

Phiếu khai báo thiết bị hạt nhân

Mẫu số 14

Phiếu khai báo chất thải phóng xạ

Mẫu số 15

Phiếu khai báo nhân viên thực hiện dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Mẫu số 16

Phiếu khai báo thiết bị, phương tiện thực hiện dịch vụ và trang thiết bị bảo hộ lao động

Mẫu số 17

Lý lịch cá nhân

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO NHÂN VIÊN BỨC XẠ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………..………

3. Số điện thoại: ……………………………………. 4. Số Fax: ……………………………….

5. E-mail: ………………………………………………………………………..

II. NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN

1. Họ và tên: ………………………………………………………………………..………………

2. Ngày tháng năm sinh: ……………………………3. Giới tính: ………………………………

4. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ……………..Ngày cấp: …………….. Cơ quan cấp:…………

5. Chuyên ngành đào tạo: ………………………………………………………………………..

6. Phòng/khoa/phân xưởng đang làm việc: ……………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………………………………………..……………

7. Số quyết định bổ nhiệm phụ trách an toàn: …………… Ký ngày:……………………..

8. Giấy chứng nhận đào tạo về an toàn bức xạ:

- Số giấy chứng nhận: ………………………………………………………………………..

- Ngày cấp: ………………………………………………………………………..

- Tổ chức cấp: ………………………………………………………………………..

9. Chứng chỉ nhân viên bức xạ1:

- Số Chứng chỉ: ………………………………………………………………………..

- Ngày cấp: ………………………………………………………………………..

- Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………..

III. NHÂN VIÊN BỨC XẠ KHÁC

Tổng số: …………. nhân viên

TT

H và tên

Năm sinh

Gii tính

Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ

Chứng chỉ nhân viên bức xạ

Chuyên ngành đào tạo

Công việc đảm nhim

1       Số chứng nhận:

 

Ngày cấp:

 

Tổ chức cấp:

 

Số chứng chỉ:

 

Ngày cấp:

 

Cơ quan cấp:

   
2              
3              

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Chỉ áp dụng đối với nhân viên đảm nhiệm công việc quy định tại Điều 28 Luật Năng lượng nguyên t.

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO NHÂN VIÊN ÁP TẢI HÀNG TRONG VẬN CHUYỂN

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………….

2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………….………

3. Số điện thoại: ………………………… 4. Số Fax ………………………………….……

5. E-mail: …………………………………………………………………….………………

II. NHÂN VIÊN ÁP TẢI HÀNG

1. Họ và tên: …………………………………………………………………….………………

2. Giới tính: …………………………………………………………………….………………

3. Ngày sinh: …………………………………………………………………….………………

4. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:...................... Ngày cấp:.............. Cơ quan cấp: …………

5. Chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………….

6. Tổ chức đang làm việc: …………………………………………………………………….

7. Số điện thoại: …………………………………………………………………….

8. Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ về nội dung ứng phó sự cố

- Số giấy chứng nhận: …………………………………………………………………….

- Ngày cấp: …………………………………………………………………….……………

- Tổ chức cấp: …………………………………………………………………….…………

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO NGUỒN PHÓNG XẠ KÍN (NGUỒN RỜI)

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………..……

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………..……………

3. Số điện thoại: …………………………………. 4. Số Fax: ………………………………

5. E-mail: ………………………………………………………………..………………………

II. ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN

1. Tên đồng vị phóng xạ: ………………………………………………………………..……

2. Mã hiệu (Model): ………………………………………………………………..……………

3. Số xêri (Serial Number): ………………………………………………………………..……

4. Hãng, nơi sản xuất: ………………………………………………………………..…………

5. Hoạt độ (Bq hoặc Ci): …………………………. Ngày xác định hoạt độ: ………………..

6. Mục đích sử dụng: ………………………………………………………………..…………

□ Chuẩn thiết bị

□ Nghiên cứu, đào tạo

□ Các ứng dụng khác (ghi rõ): ………………………………………………………………..

7. Xuất xứ nguồn:

□ Nhập khẩu

Số giấy phép nhập khẩu: ………………………..…… Ngày cấp: ……………………..……

□ Nhận chuyển giao từ tổ chức/cá nhân khác

Số giấy phép tiến hành công việc bức xạ liên quan đến nguồn của tổ chức/cá nhân chuyển giao: …………………. Ngày cấp: ………………………

8. Khi nhập nguồn có văn bản cam kết trả lại nguồn cho nhà cung cấp không?

□ Không                            □ Có

9. Nơi đặt/sử dụng nguồn: ………………………………………………………….

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO NGUỒN PHÓNG XẠ KÍN (GẮN VỚI THIẾT BỊ BỨC XẠ)

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………..………

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………..………………

3. Số điện thoại: …………………………….4. Số Fax: ………………………………………

5. E-mail: ………………………………………………………………..………………………

II. ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN

1. Tên đồng vị phóng xạ: ………………………………………………………………..

2. Mã hiệu (Model): ………………………………………………………………..……………

3. Số xê-ri (Serial Number): ………………………………………………………………..……

4. Hãng, nơi sản xuất: ………………………………………………………………..…………

5. Hoạt độ (Bq hoặc Ci): ………………………Ngày xác định hoạt độ:……………………

6. Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………….……

□ Xạ trị từ xa                                                     □ Xạ trị áp sát

□ Nghiên cứu, đào tạo                                       □ Máy đo trong công nghiệp1

□ Thăm dò địa chất                                           □ Chụp ảnh phóng xạ

□ Chiếu xạ công nghiệp                                     □ Phân tích huỳnh quang tia X

□ Các ứng dụng khác (ghi rõ):

7. Xuất xứ nguồn:

□ Nhập khẩu

Số giấy phép nhập khẩu:………………………… Ngày cấp: …………………………..

□ Tiếp nhận từ tổ chức/cá nhân khác

Số giấy phép tiến hành công việc bức xạ liên quan đến nguồn của tổ chức/cá nhân chuyển giao: ………………………………… Ngày cấp: ……………………………..

8. Khi nhập nguồn có văn bản cam kết trả lại nguồn cho nhà cung cấp không?

□ Không                                                           □ Có

III. THIẾT BỊ BỨC XẠ

1. Mã hiệu (Model): ……………………………………………………………………….………

2. Số xê-ri (Serial Number): ………………………………………………………………………

3. Hãng, nơi sản xuất: ……………………………………………………………………….……

4. Năm sản xuất: ……………………………………………………………………….…………

5. Thiết bị di động hay lắp đặt cố định: □ Di động               □ Cố định

6. Nơi đặt (đối với thiết bị lắp đặt cố định): ………………………………………………..

7. Khối lượng urani nghèo dùng để che chắn nguồn (nếu có): ……………………………..

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

________________

1 Máy đo trong công nghiệp như máy đo mức, đo chiều dày, v.v.

 

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO NGUỒN PHÓNG XẠ KÍN ĐÃ QUA SỬ DỤNG

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………..……

2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………..……………

3. Số điện thoại: ………………………..……… 4. Số Fax: …………………………………

5. E-mail: …………………………………………………………………..……………………

II. ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN

1. Tên đồng vị phóng xạ: …………………………………………………………………..……

2. Mã hiệu (Model): …………………………………………………………………..…………

3. Số xê-ri (Serial Number): …………………………………………………………………..

4. Hãng, nơi sản xuất: …………………………………………………………………..………

5. Hoạt độ (Bq hoặc Ci): ……………..……… Ngày xác định hoạt độ: …………………..

6. Đã được sử dụng vào mục đích:

□ Xạ trị từ xa                                                     □ Xạ trị áp sát

□ Nghiên cứu và đào tạo                                   □ Máy đo trong công nghiệp1

□ Thăm dò địa chất                                           □ Chụp ảnh phóng xạ

□ Chiếu xạ công nghiệp                                     □ Phân tích huỳnh quang tia X

□ Chuẩn thiết bị                                                 □ Mục đích khác (ghi rõ):

7. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đã được cấp:

Số giấy phép: ………………………………Ngày cấp: ……………………………………..

Nơi cấp: …………………………………………………………………………………………

III. THIẾT BỊ/CÔNG-TE-NƠ (CONTAINER) SỬ DỤNG KÈM NGUỒN

1. Mã hiệu (Model): …………………………………………………………………………..………

2. Số xê-ri (Serial Number): ………………………………………………………………………..

3. Hãng, nơi sản xuất: …………………………………………………………………………..…

4. Năm sản xuất: …………………………………………………………………………..………

5. Mô tả sơ bộ về hiện trạng của thiết bị/công-te-nơ (container) chứa nguồn: ……………..

…………………………………………………………………………………………………………

IV. XỬ LÝ TRƯỚC KHI LƯU GIỮ

1. Biện pháp xử lý (nếu có): ………………………………………………………………………

2. Địa điểm lưu giữ: …………………………………………………………………………………

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Máy đo trong công nghiệp như máy đo mức, đo chiều dày, v.v.

 

Mẫu số 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO NGUỒN PHÓNG XẠ HỞ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………….……

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………….……………

3. Số điện thoại: ………………………………..… 4. Số Fax ………………………………….

5. E-mail: ………………………………………………………………….………………………

II. ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN

1. Tên đồng vị phóng xạ: ………………………………………………………………….……

2. Hãng, nơi sản xuất: ………………………………………………………………….………

3. Công thức hóa học: ………………………………………………………………….………

4. Trạng thái vật lý: ………………………………………………………………….…………

5. Tổng hoạt độ (Bq hoặc Ci): ………………………………………………………………….

- Trong một năm (Đối với sản xuất/chế biến/nhập khẩu/xuất khẩu/sử dụng): ……………

………………………………………………………………………………….

- Trong một chuyến hàng (Đối với vận chuyển): ………………………………………………

6. Mục đích sử dụng:

□ Chẩn đoán y tế                                               □ Điều trị y tế

□ Nghiên cứu, đào tạo                                       □ Đánh dấu đồng vị phóng xạ

□ Mục đích khác (ghi rõ):

7. Nơi sử dụng: ………………………………………………………………….………………

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO THIẾT BỊ X-QUANG CHẨN ĐOÁN TRONG Y T

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………….

3. Số điện thoại: ……………………………………….. 4. Số Fax: ………………………………..

5. E-mail: ……………………………………………………………………………………………

II. ĐẶC TÍNH CỦA THIẾT BỊ

1. Tên thiết bị: …………………………………………………………………………………….

2. Mã hiệu (Model): …………………………………………………………………………………

3. Hãng, nơi sản xuất: ………………………………………………………………………………

4. Năm sản xuất: …………………………………………………………………………………….

5. Điện áp cực đại (kV): …………………………………………………………………………….

6. Dòng cực đại (mA): ……………………………………………………………………………….

7. Mục đích sử dụng: ……………………………………………………………………………….

□ Soi, chụp chẩn đoán tổng hợp                        □ Soi, chụp chẩn đoán có tăng sáng truyền hình

□ Chụp vú                                                         □ Chụp răng

□ Đo mật độ xương                                          □ Chụp cắt lớp vi tính

□ Chụp thú y                                                     □ Mục đích khác (ghi rõ):

8. Cố định hay di động:

□ Cố định                                                          □ Di động

9. Nơi đặt thiết bị cố định:

III. ĐẦU BÓNG PHÁT TIA X

1. Mã hiệu (Model): ………………………………………………………………………….……

2. Số xê-ri (Serial Number): ……………………………………………………………………….

3. Hãng, nơi sản xuất: …………………………………………………………………………….

4. Năm sản xuất: …………………………………………………………………………….……

IV. BÀN ĐIỀU KHIỂN

1. Mã hiệu (Model): …………………………………………………………………………….

2. Số xê-ri (Serial Number): …………………………………………………………………….

3. Hãng, nơi sản xuất: …………………………………………………………………………….

4. Năm sản xuất: …………………………………………………………………………….……

V. BỘ PHẬN TĂNG SÁNG (đối với thiết bị tăng sáng truyền hình)

1. Mã hiệu (Model): …………………………………………………………………………….…

2. Số xê-ri (Serial Number): …………………………………………………………………….

3. Hãng, nơi sản xuất: ………………………………………………………………………….

4. Năm sản xuất: …………………………………………………………………………….

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO THIẾT BỊ PHÁT TIA X1

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………..………

3. Số điện thoại: …………………………..……4. Số Fax: ………………………………..…

5. E-mail: ………………………………………………………………………..………………

II. ĐẶC TÍNH THIẾT BỊ

1. Tên thiết bị: ………………………………………………………………………..………………

2. Mã hiệu (Model): ………………………………………………………………………..………

3. Số xê-ri (Serial Number): ………………………………………………………………………..

4. Hãng, nơi sản xuất: ………………………………………………………………………..……

5. Năm sản xuất: ………………………………………………………………………..…………

6. Điện áp cực đại (kV): ………………………………………………………………………..…

7. Dòng cực đại (mA): ………………………………………………………………………..……

8. Mục đích sử dụng: ………………………………………………………………………..……

□ Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp                     □ Kiểm tra bo mạch điện tử

□ Soi kiểm tra an ninh, hàng hóa                        □ Phân tích huỳnh quang tia X

□ Máy đo trong công nghiệp2

□ Mục đích khác (ghi rõ):

9. Cố định hay di động: ………………………………………………………………………..

□ Cố định:                                                         □ Di động

10. Nơi đặt thiết bị cố định: ………………………………………………………………………..

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Sử dụng cho khai báo thiết bị phát tia X không phải là thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế hay máy gia tốc.

2 Máy đo trong công nghiệp như máy đo mức, đo chiều dày, v.v.

 

Mẫu số 09

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO MÁY GIA TỐC

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………

2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………

3. Số điện thoại: …………………………………..4. Số Fax ………………………………..…

5. E-mail: ……………………………………………………………………………………………

II. ĐẶC TÍNH MÁY

1. Tên máy: …………………………………………………………………………………………

2. Mã hiệu (Model): …………………………………………………………………………………

3. S xê-ri (Serial Number): ………………………………………………………………………

4. Hãng, nơi sản xuất: ……………………………………………………………………………

5. Năm sản xuất: …………………………………………………………………………………

6. Phát tia: □ Photon                                         Năng lượng cực đại: ……………..MV

□ Electron                                                         Năng lượng cực đại: ……………..MV

□ Tia khác (ghi rõ):……………                            Năng lượng cực đại: ……………...MV

7. Dòng cực đại: ………………..mA

8. Loại: □ Tuyến tính                                          □ Cyclotron

9. Mục đích sử dụng:

□ Điều trị                                                           □ Nghiên cứu và đào tạo

□ Sản xuất đồng vị phóng xạ                             □ Chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu

□ Mục đích khác (ghi rõ):

10. Cố định hay di động: …………………………………………………………………………

□ Cố định:                                                         □ Di động

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO MÁY PHÁT NƠTRON

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………

2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………

3. Số điện thoại: ……………………………………4. Số Fax: …………………………………

5. E-mail: ………………………………………………………………………..…………………

II. ĐẶC TÍNH MÁY

1. Tên máy: ………………………………………………………………………..………………

2. Mã hiệu (Model): ………………………………………………………………………..……

3. Số xê-ri (Serial Number): ……………………………………………………………………..

4. Hãng, nơi sản xuất: ………………………………………………………………………..…

5. Năm sản xuất: ………………………………………………………………………..…………

6. Năng lượng nơtron cực đại: …………………………………………………………………..

- Điện áp gia tốc cực đại: ………………………………………………………………………..

- Loại bia: ………………………………………………………………………..

- Hoạt độ phóng xạ của bia: ………………………………………………………………………..

7. Mục đích sử dụng: ………………………………………………………………………..

□ Nghiên cứu và đào tạo

□ Thăm dò địa chất

□ Phân tích

□ Mục đích khác (ghi rõ):

8. Cố định hay di động: ………………………………………………………………………..

□ Cố định                                   □ Di động

9. Nơi đặt máy cố định: ………………………………………………………………………..

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………….……

2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………….……………

3. Số điện thoại: …………………………..… 4. Số Fax: ………………………………………

5. E-mail: ………………………………………………………………………………….

II. ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU

1. Loại vật liệu hạt nhân nguồn: ………………………………………………………..

2. Khối lượng: …………………………………………………………………………….

3. Thành phần hóa học: ………………………………………………………………….

4. Trạng thái vật lý: ………………………………………………………………………..

5. Nơi lưu giữ, sử dụng: …………………………………………………………………

6. Mục đích sử dụng: ……………………………………………………………………..

7. Đặc tính của thùng chứa, bình chứa: …………………………………………………..

 


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày….tháng….năm……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO VẬT LIỆU HẠT NHÂN

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………..

3. Số điện thoại: …………………… 4. Số Fax……………………………………………...

5. E-mail: …………………………………………………………………………………………

II. ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU

II.1. DẠNG VẬT LIỆU HẠT NHÂN

□ Bó nhiên liệu1                                    □ Không ở dạng bó nhiên liệu2

11.2. VẬT LIỆU HẠT NHÂN Ở DẠNG BÓ NHIÊN LIỆU

1. Mã hiệu từng bó nhiên liệu: ………………………………………………………………

2. Hãng, nơi sản xuất: …………………………………………………………………………

3. Khối lượng từng bó nhiên liệu: ……………………………………………………………

4. Khối lượng của vật liệu hạt nhân trong từng bó nhiên liệu: ……………………………

5. Khối lượng urani: ……………………………………………………………………………

6. Khối lượng đồng vị U-235: …………………………………………………………………

7. Độ làm giàu trung bình của một bó nhiên liệu: ……………………………………………

8. Thành phần hóa học hoặc thành phần hợp kim chính của nhiên liệu: …………………

9. Vật liệu vỏ bọc bó nhiên liệu: ………………………………………………………………

10. Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………………

11. Nơi sử dụng: ………………………………………………………………………………..

II.3VẬT LIỆU HẠT NHÂN KHÔNG Ở DẠNG BÓ NHIÊN LIỆU

1. Loại vật liệu hạt nhân: ……………………………………………………………………..

2. Khối lượng: ………………………………………………………………………………….

3. Thành phần hóa học: ……………………………………………………………………….

4. Trạng thái vật lý: …………………………………………………………………………….

5. Khối lượng của đồng vị phân hạch: ……………………………………………………….

6. Độ làm giàu của thành phần đồng vị: ……………………………………………………..

7. Số hạng mục: ………………………………………………………………………………….

8. Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………………….

9. Nơi sử dụng và lưu giữ: ………………………………………………………………………

10. Đặc tính của thùng chứa, bình chứa: ………………………………………………………

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

___________________________

1 Nếu vật liệu hạt nhân ở dạng bó nhiên liệu thì khai tiếp mục II.2.

2 Nếu vật liệu hạt nhân không ở dạng bó nhiên liệu thì khai tiếp mục II.3.

 

Mẫu số 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO THIẾT BỊ HẠT NHÂN

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………..

3. Số điện thoại: …………………… 4. Số Fax……………………………………………...

5. E-mail: …………………………………………………………………………………………

II. ĐẶC TÍNH THIẾT BỊ

1. Tên thiết bị: ……………………………………………………………………………………

2. Mã hiệu (Model): ………………………………………………………………………………

3. Số xê-ri (Serial Number): ……………………………………………………………………

4. Hãng, nơi sản xuất: ………………………………………………………………………….

5. Năm sản xuất: …………………………………………………………………………………

6. Các thông số kỹ thuật chính: ………………………………………………………………..

7. Mục đích sử dụng: ……………………………………………………………………………

8. Nơi đặt thiết bị: ………………………………………………………………………………..

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

PHIẾU KHAI BÁO CHẤT THẢI PHÓNG XẠ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………..

3. Số điện thoại: …………………… 4. Số Fax……………………………………………...

5. E-mail: …………………………………………………………………………………………

II. ĐẶC TÍNH CHẤT THẢI PHÓNG XẠ

1. Tên các đồng vị phóng xạ chính trong chất thải: …………………………………………

2. Xuất xứ chất thải: ……………………………………………………………………………

3. Hoạt độ riêng (Bq/kg hoặc Bq/l): ………………………………………………………….

4. Trạng thái vật lý: ………………………………………………………………………………

□ Rắn                                   □ Lỏng

5. Khối lượng (đối với dạng rắn) hoặc thể tích (đối với dạng lỏng): ………………………

III. XỬ LÝ TRƯỚC KHI LƯU GIỮ

1. Biện pháp xử lý: ………………………………………………………………………………

2. Địa điểm lưu giữ: …………………………………………………………………………….

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 15

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

 

PHIẾU KHAI BÁO NHÂN VIÊN THỰC HIỆN DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ

1. Tên tổ chức: .................………………………………………………………………………..

2. Số GCN đăng ký kinh doanh/ QĐ thành lập: ……………………………………………..

3. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………..

4. Số điện thoại: …………………… 5Số Fax……………………………………………...

6Địa chỉ email: …………………………………………………………………………………………

II. THÔNG TIN NHÂN VIÊN THỰC HIỆN DỊCH VỤ

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Loi hình dch v

Thông tin chng chỉ hành nghề

1

 

 

 

 

Số chứng chỉ:

Ngày cấp:

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KHAI BÁO THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN DỊCH VỤ VÀ TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

I. THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN DỊCH VỤ

TT

Tên thiết bị, phương tiện thực hiện dịch vụ

Mã hiệu, số xê-ri, hãng, nơi sản xuất

Đặc trưng kỹ thuật

Ngày tháng năm và tổ chức thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn gần nhất

1

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

TT

Tên trang thiết bị bảo hộ lao động

Đặc trưng kỹ thuật

Ngày tháng năm và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng (nếu có)

1

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 17

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………

2. Giới tính: ………………………………………………………………………………..

3. Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………………..

4. Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………

5. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………….

6. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………………………………………………………

- Ngày cấp: ………………… - Nơi/Cơ quan cấp: ……………………………………

7. Số điện thoại: …………………………………………………………………………..

8. Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………………..

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Tên trường hoặc cơ sở đào tạo

Ngành học (liên quan đến lĩnh vc thc hin dịch vụ)

Văn bằng, chứng chỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Kinh nghiệm làm việc:

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Tên cơ quan/tổ chức nơi làm việc

Công việc chính được giao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Kinh nghiệm giảng dạy (Trường hợp cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ, nhân viên thực hiện dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và nhân viên thực hiện công việc liên quan đến vật lý y khoa). Cung cấp thông tin chi tiết các khóa đào tạo/lớp đào tạo đã tham gia giảng dạy (Tên khóa đào tạo, nơi tổ chức, đơn vị tổ chức, thời gian tổ chức)./.

 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC NƠI CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ  HÀNH NGHỀ ĐANG LÀM VIỆC

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ, CẤP CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ
(Kèm theo Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ

Mẫu số 02

Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Xuất khẩu, nhập khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân)

Mẫu số 03

Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân)

Mẫu số 04

Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Vận chuyển nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam)

Mẫu số 05

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

Mẫu số 06

Đơn đề nghị gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ

Mẫu số 07

Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bc xạ

Mẫu số 08

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ

Mẫu số 09

Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Mẫu số 10

Đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Mẫu số 11

Đơn đề nghị sửa đổi Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên t

Mẫu số 12

Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Mẫu số 13

Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên t

Mẫu số 14

Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

(……1……)

Kính gửi: ………………..2…………………….

1. Tên tổ chức3/cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………….

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………

3. Số điện thoại: …………………… 4. Số Fax: …………………………………….

5. E-mail: ……………………………………………………………………………….

6. Người đứng đầu tổ chức4……………………………………………………….

- Họ và tên: …………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …… Ngày cấp: …… Cơ quan cấp: …………

7. Đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sau:

TT

Tên công việc bức xạ

Địa điểm tiến hành công việc bức xạ

1

 

 

2

 

 

 

 

8. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

 

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________________

1 Ghi rõ tên (các) công việc bức xạ đề nghị cấp giấy phép.

2 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

3 Tổ chức đề nghị cấp giấy phép là tổ chức có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, có con du riêng do cơ quan công an có thm quyền cp và phải trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

4 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì chỉ cần khai số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu.

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

(Xuất khẩu, nhập khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân)

Kính gửi: ………1…………

1. Tên tổ chức2/cá nhân đề nghị cấp giấy phép: …………………………………

2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

3. Số điện thoại: ……………… 4. Số Fax: …………………………………………

5. E-mail………………………………………………………………………………

6. Người đứng đầu tổ chức3………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

7. Đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sau:

□ Xuất khẩu:

□ Nguồn phóng xạ

□ Vật liệu hạt nhân/Vật liệu hạt nhân nguồn

□ Thiết bị hạt nhân

□ Nhập khẩu:

□ Nguồn phóng xạ

□ Vật liệu hạt nhân/Vật liệu hạt nhân nguồn

□ Thiết bị hạt nhân

8. Thông tin bên sản xuất, sử dụng/tiếp nhận tại Việt Nam: ………………….

- Tên tổ chức/cá nhân: …………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

- Số Điện thoại: ………………… Số Fax: ……………………………………….

- E-mail: …………………………………………………………………………….

9. Thông tin bên tiếp nhận/cung cấp tại nước ngoài:

- Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………………

- Địa chỉ liên lạc liên hệ: ………………………………………………………….

- Quốc gia: ………………………………………………………………………….

- Số điện thoại: ………………… Số Fax: ……………………………………….

- E-mail: …………………………………………………………………………….

10. Chi tiết việc nhập khẩu/xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân: ………………………………………………………………….

10.1. Trường hợp nhập khẩu: ………………………………………………….

- Ngày dự kiến nhập khẩu: ……………………………………………………….

- Cửa khẩu/Cảng nhập khẩu: ……… Tỉnh/thành phố: ……………………….

- Ngày và địa điểm dự kiến tháo dỡ vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân ra khỏi kiện hàng:

10.2. Trường hợp xuất khẩu: …………………………………………………….

- Ngày dự kiến xuất khẩu: ……………………………………………………….

- Cửa khẩu/Cảng xuất khẩu: ................... Tnh/thành phố: ………………………………….

- Ngày dự kiến đến được nước tiếp nhận1…………………………………….

11. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

(3)

 

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_____________________________

1 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

2 Tổ chức đề nghị cấp giấy phép là tổ chức có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng do cơ quan công an có thm quyền cấp và phải trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

3 Là ngưđại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì chỉ cn khai số giấy CMND/Hộ chiếu..

 

1 Chỉ áp dụng đi với trường hợp xuất khu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

(Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân)

Kính gửi: ………1…………

1. Tên tổ chức2/cá nhân đề nghị cấp giấy phép: …………………………………

2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

3. Số điện thoại: ……………… 4. Số Fax: …………………………………………

5. E-mail………………………………………………………………………………

6. Người đứng đầu tổ chức3………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

7. Đề nghị cấp giấy phép đóng gói, vận chuyển với thông tin như sau:

- Ngày dự kiến vận chuyển: …………………………………………………………

- Tuyến đường vận chuyển: …………………………………………………………

- Phương tiện vận chuyển: ………………………………………………………….

- Số kiện hàng chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân:

8. Thông tin bên vận chuyển: ……………………………………………………….

- Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………….

- Số điện thoại: …………… Số Fax: …………………………………………………

- E-mail: ………………………………………………………………………………..

9. Thông tin bên nhận hàng:

- Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………………..

- Địa chỉ liên lạc liên hệ: ……………………………………………………………..

- Số Điện thoại: …………… Số Fax: ………………………………………………..

- E-mail: ………………………………………………………………………………..

10. Các tài liệu kèm theo: …………………………………………………………..

(1)

(2)

(3)

...

 

 

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

___________________

1 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

2 Tổ chức đề nghị cp giấy phép là tổ chức có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và phải trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

3 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức gửi hàng. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thi ch cn khai Số giấy CMND/Hộ chiếu.

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

(Vận chuyển nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam)

Kính gửi: ………1…………

1. Tên tổ chức2/cá nhân đề nghị cấp giấy phép: …………………………………

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………3. Quốc gia:………………………………

4. Số điện thoại: ……………… 5. Số Fax: …………………………………………

6. E-mail………………………………………………………………………………

7. Người đứng đầu tổ chức3………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

8. Đề nghị cấp giấy phép vận chuyển nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam với thông tin như sau:

- Ngày dự kiến vào Việt Nam: ………………………………………………………

- Ngày dự kiến ra khỏi Việt Nam: …………………………………………………..

- Tuyến đường vận chuyển thuộc lãnh thổ Việt Nam: …………………………..

- Phương tiện vận chuyển: ………………………………………………………….

- Số kiện hàng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân:.

9. Thông tin bên nhận hàng: ………………………………………………………….

- Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………………..

- Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………….

- Quốc gia: ………………………………………………………………………………

- Số điện thoại: ………………… Số Fax: ……………………………………………

- E-mail: …………………………………………………………………………………

10. Thông tin bên vận chuyển: ………………………………………………………

- Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………

- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………

- Số điện thoại: ………………… Số Fax: ……………………………………………

- E-mail: …………………………………………………………………………………

11. Các tài liệu kèm theo: ……………………………………………………………

(1)

(2)

(3)

 

 

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_____________________________

1 Ghrõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

2 Tổ chức đề nghị cấp giấy phép là tổ chức có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và là tổ chức trực tiếp gửi hàng.

3 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì không phải khai mục này.

 

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Ảnh 3x4

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ

Kính gửi: ………1…………

1. Tên cá nhân đề nghị cấp chng chỉ nhân viên bức xạ: …………………….

2. Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………..

3. Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

4. Địa chỉ liên lạc:

5. Số điện thoại:                                         6. E-mail:

7. Đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ để đảm nhiệm công việc sau:

□ Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;

□ Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;

□ Người phụ trách an toàn;

□ Người phụ trách tẩy xạ;

□ Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;

□ Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;

□ Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;

□ Nhân viên vận hành máy gia tốc;

□ Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;

□ Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;

□ Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.

8. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

 

 

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

_______________________

1 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

 

Mẫu số 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: ………1…………

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép: …………………………………

2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

3. Số điện thoại: ……………… 4. Số Fax: …………………………………………

5. E-mail………………………………………………………………………………

6. Người đứng đầu tổ chức2………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

7. Đề nghị gia hạn giấy phép sau: ………………………………………………….

- Số giấy phép: ………………………………………………………………………

- Cấp ngày: ……………………………………………………………………………

- Có thời hạn đến ngày: ………………………………………………………………

8. Các tài liệu kèm theo: ………………………………………………………………

(1)

(2)

(3)

 

 

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________________

1 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

2 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì không phải khai mục này.

 

Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: ………1…………

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép: …………………

2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

3. Số điện thoại: ……………… 4. Số Fax: …………………………………………

5. E-mail………………………………………………………………………………

6. Người đứng đầu tổ chức2………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

7. Đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép sau: …………………………………….

- Số giấy phép: ………………………………………………………………………

- Cấp ngày: ……………………………………………………………………………

- Có thời hạn đến ngày: ………………………………………………………………

8. Các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung……………………………………………

(1)

(2)

9. Các tài liệu kèm theo: ………………………………………………………………

(1)

(2)

 

 

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

__________________

1 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

2 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì không phải khai mục này.

 

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: ……………………1………………………

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ: ……………………………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

3. Số điện thoại: ……………… 4. Số Fax: …………………………………………

5. E-mail………………………………………………………………………………

6. Người đứng đầu tổ chức2………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

7. Đề nghị cấp lại giấy phép sau: ………………………………………………….

- Số giấy phép: …………………………………………………………………….

- Ngày cấp: ………………………………………………………………………….

- Có thời hạn đến ngày: …………………………………………………………….

8. Lý do đề nghị cấp lại: …………………………………………………………….

9. Các tài liệu kèm theo: …………………………………………………………….

(1)

(2)

 

 

…., ngày .... tháng ... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_____________________

1 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

2 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì không phải khai mục này.

 

Mẫu số 09

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

 

…… ngày... tháng... năm ...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ.

1. Tên tổ chức: ………………………………………………………………………

2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………

3. Địa chỉ liên lạc (nếu khác với địa chỉ trụ sở chính): ……………………………

4. Số điện thoại: ……………… Số Fax: ……………………………………………

5. Email: ………………………………………………………………………………

6. Người đứng đầu tổ chức: ………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

- Số điện thoại: ……………………………………………………………………….

7. Đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử:

□ Tư vấn kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bao gồm: tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân cho tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, không bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.

□ Đánh giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân.

□ Kiểm xạ.

□ Tẩy xạ.

□ Đánh giá hoạt độ phóng xạ.

□ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa cha thiết bị bức xạ.

□ Đo liều chiếu xạ cá nhân.

□ Kiểm định thiết bị bức xạ.

□ Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ.

□ Thử nghiệm thiết bị bức xạ.

□ Đào tạo an toàn bức xạ.

□ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cá nhân thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (Ghi rõ chuyên môn, nghiệp vụ): ...

8. Tài liệu kèm theo:

(1)…

(2)...

 

 

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 10

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
GIA HẠN GIẤY ĐĂNG KÝ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…… ngày... tháng... năm ...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ.

1. Tên tổ chức: ………………………………………………………………………

2. Địa chỉ trụ s chính: ………………………………………………………………

3. Địa chỉ liên lạc (nếu khác với địa chỉ trụ sở chính): ……………………………

4. Số điện thoại: ……………… Fax: ……………………………………………….

5. Email: ………………………………………………………………………………

6. Người đứng đầu tổ chức: ………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

- Số điện thoại: ……………………………………………………………………….

7. Đề nghị gia hạn Giấy đăng ký số: ………… Ngày cấp: ………………………

8. Tài liệu kèm theo: ……………………………………………………………….

(1)…

(2)

 

 

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 11

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI GIẤY ĐĂNG KÝ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

…… ngày... tháng... năm ...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ.

1. Tên tổ chức: ………………………………………………………………………

2. Địa chỉ trụ s chính: ………………………………………………………………

3. Địa chỉ liên lạc (nếu khác với địa chỉ trụ sở chính): ……………………………

4. Số điện thoại: ……………… Fax: ……………………………………………….

5. Email: ………………………………………………………………………………

6. Người đứng đầu tổ chức: ………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

- Số điện thoại: …………………………………………………

7. Đề nghị sửa đổi Giấy đăng ký số: ………… Ngày cấp: …………………….

8. Nội dung đề nghị sửa đổi: ……………………………………………………….

□ Tên của tổ chức được cấp giấy đăng ký

- Tên cũ của tổ chức: ……………………………………………………………….

- Tên mới của tổ chức: ……………………………………………………………….

□ Địa chỉ của tổ chức được cấp giấy đăng ký

- Địa chỉ cũ: …………………………………………………………………………..

- Địa chỉ mới: ………………………………………………………………………….

9. Tài liệu kèm theo: …………………………………………………………………

(1)…

(2)...

 

 

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 12

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

…… ngày... tháng... năm ...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ.

1. Tên tổ chức đề nghị………………………………………………………………………

2. Địa chỉ: ..........................………………………………………………………………

3Điện thoại: ………………...4. Fax: ……………………………………………….

5. Email: ………………………………………………………………………………

6. Người đứng đầu tổ chức: ………………………………………………………

- Họ và tên: ……………………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………….

- Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

- Số điện thoại cố định……………………… Số điện thoại di động…………………

7. Đề nghị cấp lại Giấy đăng ký số: ………… Ngày cấp: …………………….

8. Lý do đề nghị cấp lại: …………………………………………………………….

□ Giấy đăng ký bị rách, nát;

□ Giấy đăng ký bị mất.

9. Tài liệu kèm theo: …………………………………………………………….

(1)…

(2)...

 

 

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

…… ngày... tháng... năm ...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN T

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ.

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………

2. Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………………

3. Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: ……… Ngày cấp: ... Cơ quan cấp: …………

4. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

5. Số điện thoại cố định: ........................Số điện thoại di động: …………………

6. Email: ………………………………………………………………………………

7. Đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ về:

□ Tư vấn kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bao gồm: tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân cho tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên t, không bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.

□ Đánh giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân.

□ Kiểm xạ.

□ Tẩy xạ.

□ Đánh giá hoạt độ phóng xạ.

□ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa cha thiết bị bức xạ.

□ Đo liều chiếu xạ cá nhân.

□ Kiểm đnh thiết bị bức xạ.

□ Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ.

□ Thử nghiệm thiết bị bức xạ.

□ Đào tạo an toàn bức xạ.

□ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cá nhân thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (Ghi rõ chuyên môn, nghiệp vụ):...

8. Tài liệu kèm theo: ………………………………………………………………

(1) ......

(2) ……

 

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

…… ngày... tháng... năm ...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Kính gi: Bộ Khoa học và Công nghệ.

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………

2. Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………………

3. Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: ……………… Ngày cấp: ……………………

Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

4. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………….

5. Số điện thoại: ………………………………………………………………………

6. Email: ………………………………………………………………………………

7. Lý do đề nghị cấp lại: ……………………………………………………………

□ Bị rách, nát;

□ Bị mất, thất lạc.

8. Các tài liệu kèm theo: ……………………………………………………………

(1)...

(2)...

 

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC V

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN
(Kèm theo Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

1. Thể thức báo cáo đánh giá an toàn, báo cáo phân tích an toàn

a) Báo cáo đánh giá an toàn/báo cáo phân tích an toàn gồm trang bìa chính (theo Mẫu tại trang 2 Phụ lục này), trang bìa phụ (theo Mẫu tại trang 3 Phụ lục này), báo cáo đánh giá an toàn/báo cáo phân tích an toàn và các tài liệu kèm theo.

b) Báo cáo đánh giá an toàn, báo cáo phân tích an toàn và các tài liệu kèm theo trong báo cáo phải đóng thành quyển.

2. Cấu trúc và nội dung bản báo cáo đánh giá an toàn/báo cáo phân tích an toàn

Mẫu số 01

Báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng nguồn phóng xạ)

Mẫu số 02

Báo cáo đánh giá an toàn (sản xuất, chế biến chất phóng xạ)

Mẫu số 03

Báo cáo đánh giá an toàn (lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ)

Mẫu số 04

Báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng thiết bị bức xạ)

Mẫu số 05

Báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế)

Mẫu số 06

Báo cáo đánh giá an toàn (vận hành thiết bị chiếu xạ)

Mẫu số 07

Báo cáo đánh giá an toàn (xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng)

Mẫu số 08

Báo cáo phân tích an toàn (xây dựng cơ sở bức xạ)

Mẫu số 09

Báo cáo phân tích an toàn (chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ)

Mẫu số 10

Báo cáo phân tích an toàn (nhập khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân)

Mẫu số 11

Báo cáo đánh giá an toàn (đóng gói hoặc vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân)

Mẫu số 12

Báo cáo phân tích an toàn (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP/

GIẤY ĐĂNG KÝ

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN/

BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng ... năm ...

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP/

GIẤY ĐĂNG KÝ

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN/

BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN

 

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

(Người đứng đầu tổ chức ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng ... năm ...

 

Mẫu số 01

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Sử dụng nguồn phóng xạ)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính):

- Số điện thoại; số fax; E-mail: …………………………………………………………

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ………………………………………………

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; Số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về người phụ trách an toàn

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………..

- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): ……………………………………………………………..

- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): …………………..

Phần II. Tổ chức quản lý

1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:

- Luật Năng lượng nguyên tử;

- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan.

3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, qun lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

1. Mô tả công việc bức xạ

- Mô tả mục đích công việc bức xạ;

- Sơ đồ mặt bằng khu vực tiến hành công việc bức xạ;

- Đối với việc sử dụng nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B: Sơ đồ khu vực kiểm soát an ninh bao gồm sơ đồ thiết kế các thiết bị bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

2. Mô tả các biện pháp bảo vệ chng chiếu ngoài

- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào các khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);

- Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ tại nơi sử dụng nguồn phóng xạ;

- Thiết bị đo suất liều bức xạ;

- Nêu các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các dụng cụ để thao tác với nguồn phóng xạ (kẹp gắp nguồn, bình đựng nguồn...);

- Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở trong y học hạt nhân: Biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài tại phòng bảo quản và làm việc với thuốc phóng xạ (phân liều), phòng cho người bệnh uốnhoặc tiêm thuốc phóng xạ, phòng vệ sinh riêng cho người bệnh đã dùng thuốc phóng xạ, phòng đặt thiết bị xạ hình, phòng lưu người bệnh, khu vực tắm, rửa của nhân viên sau khi làm việc tiếp xúc với thuốc phóng xạ, nơi lưu giữ chất thải phóng xạ; biện pháp chống chiếu xạ chéo giữa các bệnh nhân;

- Quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ.

3. Mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu trong

- Hệ thống chống nhiễm bẩn phóng xạ không khí;

- Việc sử dụng vật liệu dễ tẩy xạ cho tường, sàn nhà và các bề mặt có thể bị nhiễm bẩn phóng xạ;

- Thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt (nêu rõ số lượng thiết bị, tên thiết bị, quy định về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kèm theo bản sao chứng chỉ hiệu chuẩn thiết bị);

- Việc trang bị quần áo bảo hộ, găng tay, giầy hoặc bao chân, mũ trùm đầu, khẩu trang cho nhân viên làm công việc bức xạ có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ;

- Trang thiết bị an toàn để thao tác với nguồn phóng xạ h;

- Nơi tẩy xạ cho nhân viên (đối với khu vực kiểm soát có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ);

- Chương trình bảo đảm chất lượng trong chẩn đoán và điều trị (đối với sử dụng nguồn phóng xạ trong y tế);

- Trường hợp cơ sở y học hạt nhân sử dụng I-131 để chẩn đoán, điều trị bệnh: Hệ thống tủ hút để phân liều, pha chế I-131; phòng vệ sinh riêng cho người bệnh đã dùng I-131; phòng lưu người bệnh đã điều trị bệnh cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

4. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ

- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;

- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh quy định tại Phần I Phụ lục I của Nghị định này;

- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu liên quan tại Phụ lục I của Nghị định này.

5. Mô tả biện pháp kiểm soát chất thải phóng xạ (chỉ áp dụng trong trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở), bao gồm:

- Mô tả hệ thống thùng thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ rắn tại khu vực sử dụng nguồn phóng xạ (yêu cầu thùng phải có nắp đậy, đóng mở bằng chân, được thiết kế che chắn thích hợp để bảo vệ chống chiếu ngoài cho nhân viên bức xạ và có dấu hiệu cảnh báo bức xạ dán bên ngoài);

- Mô tả kho lưu giữ chất thải phóng xạ rắn phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn phóng xạ;

- Mô tả hệ thống thu gom và bể lưu giữ chất thải phóng xạ lỏng phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn phóng xạ;

- Thuyết minh kho lưu giữ chất thải phóng xạ rắn và bể lưu giữ chất thải phóng xạ lỏng bảo đảm thiết kế là phù hợp với lượng chất thải phóng xạ cần thu gom, thời gian lưu giữ dự kiến để bảo đảm an toàn bức xạ theo quy định.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

Phần V. Các tài liệu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành; bản vẽ thiết kế xây dựng phòng lắp đặt, sử dụng nguồn phóng xạ;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;

- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nội quy an toàn bức xạ; quy trình sử dụng nguồn phóng xạ;

- Quy trình quản lý chất thải phóng xạ (nếu có).

 

Mẫu số 02

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Sản xuất, chế biến chất phóng xạ)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ……………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………

- Số điện thoại; Số Fax; E-mail: ………………………………………………………….

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ……………………………………………….

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; Số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về người phụ trách an toàn

- Ho tên: …………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): ……………………………………………………………….

- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): …………………….

Phần II. Tổ chức quản lý

1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:

- Luật Năng lượng nguyên tử;

- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan;

3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.

Phần III. Các biện pháp bảo đảan toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

1. Mô tả công việc bức xạ

- Mô tả chi tiết quy trình sản xuất, chế biến chất phóng xạ từ khâu chuẩn bị, đến khâu sản xuất, chế biến và kết thúc công việc;

- Liệt kê tên, tính chất vật lý, tính chất hóa học, mục đích sử dụng và tổng hoạt độ dự kiến trong một năm của các chất phóng xạ được sản xuất, chế biến.

2. Mô tả các biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài

- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào các khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);

- Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ, thiết kế của các phòng sản xuất, chế biến và bảo quản chất phóng xạ;

- Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các dụng cụ để thao tác với nguồn phóng xạ (kẹp gắp nguồn, bình đựng nguồn...);

- Thiết bị đo suất liều cầm tay, thiết bị theo dõi suất liều bức xạ lắp đặt cố định bên trong và bên ngoài phòng sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

- Quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ, bảo dưỡng, sửa chữa.

3. Mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu trong

- Hệ thống kiểm soát nhiễm bẩn không khí;

- Thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt;

- Trang bị quần áo bo hộ, găng tay, giầy hoặc bao chân, mũ trùm đầu, khẩu trang cho nhân viên làm công việc bức xạ có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ;

- Bố trí tại lối ra khu vực kiểm soát có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ: Nhà tắm, nơi rửa tay, nơi lưu giữ vật dụng nhiễm bẩn phóng xạ và thiết bị để kiểm tra nhiễm bẩn cơ thể, quần áo, vật dụng mang ra khỏi khu vực;

- Buồng thao tác (hot cell) để tổng hợp, chế biến chất phóng xạ;

- Thuyết minh việc sử dụng vật liệu dễ tẩy xạ để sử dụng cho tường, sàn nhà và các bề mặt dễ nhiễm bẩn phóng xạ.

4. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ (áp dụng cho cơ sở sản xuất nguồn phóng xạ kín)

- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;

- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu liên quan tại Phụ lục I của Nghị định này.

5. Mô tả biện pháp kiểm soát chất thải phóng xạ

Thuyết minh hệ thống thu gom, xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ, trong đó mô tả chi tiết về:

- Thùng thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ rắn tại khu vực sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

- Kho lưu giữ chất thải phóng xạ rắn phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

- Hệ thống thu gom, bể lưu giữ chất thải phóng xạ lỏng phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

- Kho lưu giữ chất thải phóng xạ rắn và bể lưu giữ chất thải phóng xạ lỏng phải được thiết kế phù hợp với lượng chất thải phóng xạ cần thu gom, thời gian lưu giữ dự kiến và bảo đảm an toàn bức xạ.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xa

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất do, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân; đơn vị cung cấp dịch vụ đo, đánh giá; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân;

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

Phần V. Các tài liu kèm theo

- Sơ đồ mặt bng tổng thể khu vực nơi tiến hành sản xuất, chế biến chất phóng xạ; bản vẽ thiết kế phòng sản xuất, chế biến chất phóng xạ và nơi lưu giữ chất phóng xạ, chất thải phóng xạ;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;

- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nội quy an toàn bức xạ; quy trình sản xuất, chế biến chất phóng xạ; quy trình quản lý chất thải phóng xạ;

 

Mẫu số 03

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1 .Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ……………….

- Số điện thoại; Số Fax; E-mail: ………………………………………………………….

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ……………………………………………….

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về người phụ trách an toàn

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): ……………………………………………………………….

- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): …………………….

Phần II. Tổ chức quản lý

1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:

- Luật Năng lượng nguyên tử;

- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan;

3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.

Phần III. Biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

1. Mô tả nơi lưu giữ và các khu vực lân cận

- Mặt bng nơi lưu giữ và các khu vực lân cận (bảo đảm hạn chế người qua lại, tránh ngập lụt);

- Thiết kế che chắn.

2. Mô tả biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ

- Cách thức lưu giữ nguồn phóng xạ;

- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào các khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo); người chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc lưu giữ.

- Đi với nguồn phóng xạ hở: Biện pháp ngăn chặn nguy cơ nhiễm bẩn phóng xạ.

3. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ (Đối với nguồn phóng xạ kín):

- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;

- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh quy định tại Phần Phụ lục I của Nghị định này;

- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu liên quan tại Phụ lục I của Nghị định này .

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân; đơn vị cung cấp dịch vụ đo, đánh giá; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân;

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

Phần V. Các tài liu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nơi lưu giữ nguồn phóng xạ;

- Ảnh chụp vị trí lưu giữ và các biện pháp kiểm soát an ninh;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;

- Nội quy an toàn bức xạ;

- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân.

 

Mẫu số 04

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Sử dụng thiết bị bức xạ)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1 .Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………….

- Số điện thoại; số fax; E-mail: ………………………………………………………….

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ……………………………………………….

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về người phụ trách an toàn (nếu có)

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………………….

- Chng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): …………………………………………………………….

- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): ........................

Phần II. Tổ chức quản lý

1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:

- Luật Năng lượng nguyên tử;

- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan;

3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh thiết bị bức xạ

1. Mô tả công việc bức xạ

- Mục đích công việc bức xạ;

- Sơ đồ mặt bằng khu vực tiến hành công việc bức xạ;

- Đi với sử dụng thiết bị chứa nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A và sử dụng thiết bị chứa nguồn phóng xạ cố định thuộc mức an ninh B: Sơ đồ khu vực kiểm soát an ninh bao gồm sơ đồ thiết kế các thiết bị bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

2. Mô tả các biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài

- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);

- Trường hợp sử dụng thiết bị bức xạ di động có chứa nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, thiết bị phát tia X sử dụng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp: Thiết bị đo suất liều bức xạ; dụng cụ để thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát tại nơi tiến hành công việc bức xạ;

- Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ tại nơi sử dụng thiết bị bức xạ;

- Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân;

- Trường hợp sử dụng thiết bị bức xạ có chứa nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp: Tay gắp nguồn và bình chì để thao tác với nguồn phóng xạ;

- Quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ.

3. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ (đối với các thiết bị bức xạ có chứa nguồn phóng xạ)

- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;

- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh theo quy định tại Phần I Phụ lục I của Nghị định này;

- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu liên quan tại Phụ lục I của Nghị định này.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cuncấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

Phần V. Các tài liệu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành; bản vẽ thiết kế xây dựng phòng lắp đặt, sử dụng thiết bị bức xạ;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;

- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Bản sao quy trình sử dụng thiết bị bức xạ;

- Bản sao nội quy an toàn bức xạ;

- Danh mục trang thiết bị;

- Chứng chỉ hiệu chuẩn thiết bị còn hiệu lực (nếu có).

 

Mẫu số 05

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: …………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………

- Số điện thoại; Số Fax, E-mail: …………………………………………………………

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ………………………………………………

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về người phụ trách an toàn

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): ……………………………………………………………….

- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): …………………….

Phần II. Tổ chức quản lý

1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:

- Luật Năng lượng nguyên tử;

- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, quy chun kỹ thuật quc gia về bảo đảm an toàn bức xạ liên quan;

3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ

1. Mô tả công việc bức xạ

- Mục đích công việc bức xạ;

- Mặt bằng khu vực tiến hành công việc bức xạ.

2. Mô tả các biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài

- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực này (kiểm soát hành chính, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);

- Quy định về việc ghi nhật ký sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa;

- Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ tại nơi sử dụng thiết bị X-quang, bảo đảm mức liều bức xạ tiềm năng của môi trường làm việc trong thực tế (không tính phông bức xạ tự nhiên) như sau:

+ Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (trừ đối với thiết bị X-quang di động) không vượt quá 10 µSv/giờ;

+ Mọi vị trí bên ngoài phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế nơi công chúng đi lại, người bệnh ngồi chờ và các phòng làm việc lân cận không vượt quá 0,5 µSv/giờ;

+ Trường hợp phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế liền kề khoa sản, khoa nhi hoặc nằm trong khu dân cư, liền kề nhà ở hoặc nơi làm việc phải bảo đảm suất liều bức xạ ở tất cả các điểm đo bên ngoài phòng đặt thiết bị bằng phông bức xạ tự nhiên.

- Thuyết minh các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các dụng cụ khi tiến hành công việc bức xạ, bảo đảm:

+ Thiết bị X-quang can thiệp phải có các tấm che chắn bằng cao su chì lắp tại bàn người bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắn trên thiết bị để bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viên khi theo dõi người bệnh;

+ Có tạp dề cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X-quang chụp răng toàn cảnh, chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính;

+ Có tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì, găng tay cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X-quang can thiệp, bác sỹ, nhân viên làm việc trong phòng đặt thiết bị X-quang can thiệp và chụp mạch.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

Phần V. Bảo đảm an toàn bức xạ đối vi bnh nhân

- Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ đối với bệnh nhân

Phần VI. Các tài liu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;

- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nội quy an toàn bức xạ; quy trình sử dụng thiết bị X-quang.

 

Mẫu số 06

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Vận hành thiết bị chiếu xạ)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1. Thông tin về tổ chc, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: …………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………

- Số điện thoại; số Fax; E-mail: ………………………………………………………….

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ……………………………………………….

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về người phụ trách an toàn

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): ……………………………………………………………….

- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): …………………….

Phần II. Tổ chức quản lý

1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:

- Luật Năng lượng nguyên tử;

- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan;

3. Danh mục hồ sơ cần lưu gi; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

1. Mô tả công việc bức xạ:

- Mô tả mục đích công việc bức xạ;

- Mặt bằng khu vực tiến hành công việc bức xạ;

- Sơ đồ khu vực kiểm soát an ninh.

2. Mô tả các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ:

- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);

- Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ, thiết kế phòng chiếu xạ;

- Thuyết minh các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các thiết bị, hệ thống kiểm soát quá trình chiếu xạ, bao gồm:

+ Thiết bị đo suất liều bức xạ xách tay để kiểm soát an toàn trong quá trình vận hành thiết bị chiếu xạ;

+ Thiết bị theo dõi suất liều bức xạ cố định lắp đặt cố định bên trong và bên ngoài phòng chiếu xạ (áp dụng đối với các cơ sở chiếu xạ công nghiệp);

+ Hệ thống khóa liên động tại phòng chiếu xạ, có biện pháp cho phép dừng khẩn cấp quá trình chiếu xạ từ trong phòng chiếu xạ và trong phòng điều khiển;

+ Cơ chế cho phép dừng chiếu xạ từ bàn điều khiển và phòng chiếu xạ trong trường hợp khẩn cấp.

- Mô tả quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ;

- Đối với trường hợp vận hành thiết bị chiếu xạ trong y tế: Mô tả chương trình bảo đảm chất lượng trong điều trị.

3. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ (áp dụng với thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ)

- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;

- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh theo Phụ lục I của Nghị định này;

- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu liên quan tại Phụ lục I của Nghị định này.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

Phần V. Các tài liu kèm theo

- Sơ đồ mặt bng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành; bản vẽ thiết kế xây dựng phòng lắp đặt, vận hành thiết bị chiếu xạ;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;

- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nội quy an toàn bức xạ; quy trình vận hành thiết bị chiếu xạ; quy trình bảo dưỡng thiết bị chiếu xạ.

 

Mẫu số 07

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………..

- Số điện thoại; Số Fax; E-mail: ……………………………………………………………

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: …………………………………………………

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về người phụ trách an toàn

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận).

- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp).

Phần II. Tổ chức quản lý

1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:

- Luật Năng lượng nguyên tử;

- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan.

3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

1. Mô tả nơi xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Vị trí nơi xử lý và nơi lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; chỉ rõ vị trí các khu vực làm việc xung quanh vị trí nơi xử lý và nơi lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

2. Mô tả các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ

- Thông số thiết kế về số lượng, loại nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ và tổng hoạt độ sẽ được lưu giữ;

- Cách thức kiểm soát đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, kiện chất thải phóng xạ, bao gồm: Cách thức lập hồ sơ quản lý cho từng nguồn phóng xạ, từng kiện chất thải phóng xạ; quy định về kiểm kê, kiểm tra định kỳ các nguồn phóng xạ, kiện chất thải phóng xạ; quy trình tiếp nhận, khai báo nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, chất thải phóng xạ;

- Biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài và chiếu trong, bao gồm: Phân vùng làm việc kết hợp giữa mức độ nguy hiểm chiếu ngoài và mức độ nguy hiểm chiếu trong, các biện pháp kiểm soát người ra vào các khu vực này (biện pháp hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cnh báo); thiết kế kho lưu gi, các vị trí lưu giữ chất thải phónxạ, nguồn phóng xạ (thuyết minh tính toán che chắn bức xạ, thiết kế các bề mặt làm việc để hạn chế nhiễm bẩn bề mặt, thông số thiết kế của hệ thống thông gió, mô tả biện pháp bảo đảm chất phóng xạ không bị rò r); các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các dụng cụ để thao tác với nguồn phóng xạ.

3. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh

- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;

- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh theo Phụ lục I của Nghị định này;

- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu tại Phụ lục I của Nghị định này.

4. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

Phần IV. Các tài liệu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành; bản vẽ thiết kế xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;

- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nội quy an toàn bức xạ; quy trình quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

 

Mẫu số 08

BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN

(Xây dựng cơ sở bức xạ)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1 .Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………….

- Số điện thoại; số Fax; E-mail: …………………………………………………………….

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ………………………………………………….

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

Phần II. Công việc bức xạ dự kiến tiến hành tại cơ sở bức xạ

1. Mô tả nguồn bức xạ dự kiến sử dụng trong công việc bức xạ.

- Đối với cơ sở sử dụng máy gia tốc: Mô tả loại thiết bị dự kiến lắp đặt, bức xạ phát ra, năng lượng cực đại của bức xạ.

- Đối với cơ sở sử dụng thiết bị dùng nguồn phóng xạ: Mô tả loại thiết bị dự kiến lắp đặt, tên đồng vị phóng xạ, hoạt độ nguồn phóng xạ sử dụng trong thiết bị;

- Đối với cơ sở sản xuất chất phóng xạ: Mô tả tên đồng vị phóng xạ sẽ sản xuất, hoạt độ cực đại chất phóng xạ dự kiến sản xuất tại một thời điểm;

- Đối với cơ sở xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng:

+ Mô tả loại, khối lượng chất thải phóng xạ và tổng hoạt độ tối đa dự kiến sẽ xử lý, lưu giữ tại cơ sở;

+ Mô tả loại, số lượng nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và tổng hoạt độ tối đa dự kiến sẽ xử lý, lưu giữ tại cơ sở.

2. Mô tả công việc bức xạ dự kiến sẽ tiến hành, tải làm việc cực đại sử dụng để tính toán thiết kế.

Phần III. Phân tích an toàn

1. Mô tả chi tiết tính toán che chắn.

2. Mô tả thiết kế liên quan đến bảo vệ chống chiếu trong đối với các cơ sở có nguồn phóng xạ hở.

3. Mô tả thiết kế bảo đảm an ninh cho nguồn phóng xạ khi sử dụng, lưu giữ.

4. Dự kiến kế hoạch xây dựng, vận hành thử, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

5. Đánh giá mức liều bức xạ tại các khu vực trong cơ sở khi đưa vào vận hành.

Phần IV. Các tài liệu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể cơ sở;

- Bản vẽ thiết kế xây dựng khu vực tiến hành công việc bức xạ.

 

Mẫu số 09

BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN

(Chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: …………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ……………….

- Số điện thoại; số Fax; E-mail: …………………………………………………………..

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ………………………………………………..

2. Thông tin về người đứng đu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về giấy phép tiến hành công việc bức xạ của cơ sở

Phần II. Phân tích an toàn khchấm dứt hoạt động

1. Lý do chấm dứt hoạt động.

2. Phân tích các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trong việc tháo dỡ, kiểm xạ, tẩy xạ; xử lý, quản lý nguồn phóng xạ và chất thải phóng xạ.

Phần III. Tài liệu kèm theo

- Kế hoạch chi tiết cho việc tháo dỡ, kiểm xạ, tẩy xạ;

- Quy trình kiểm xạ, tẩy xạ;

- Quy trình xử lý, quản lý nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;

- Danh mục trang thiết bị để tháo dỡ, kiểm xạ, tẩy xạ.

 

Mẫu số 10

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Nhập khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân hoặc thiết bị hạt nhân)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ……………….

- Số điện thoại; Số Fax; E-mail: ……………………………………………………………

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: …………………………………………………

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

Phần II. Năng lực bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ của tổ chức, cá nhân Việt Nam tiếp nhận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân

1. Mô tả mục đích sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

2. Mô tả nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân trước khi đưa vào sử dụng.

3. Dự kiến thời gian đưa nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân vào sử dụng.

4. Biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ, biện pháp kiểm soát chiếu xạ. Trường hợp lưu giữ nguồn phóng xạ hở phải mô tả thêm biện pháp ngăn chặn rò rỉ chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường.

5. Mô tả về nhân lực, cơ sở vật chất của tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân để có thể được cấp giy phép sử dụng.

6. Mô tả phương án xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân sau khi không còn nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân tiếp nhận.

 

Mẫu số 11

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Đóng gói, vận chuyển hoặc vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân)

Phần I. Thông tin về tổ chức, cá nhân

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

- Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………

- Điện thoại liên lạc; số Fax; E-mail: …………………………………………………….

- Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail của người đứng đầu:

……………………………………………………………………………………………….

- Họ tên; địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail, chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận) của người phụ trách an toàn: ……………………………………………………………………………..

- Họ tên, địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; e-mail, chng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận) của người phụ trách ứng phó sự cố: ……………………………………………………………………..

2. Thông tin về tổ chức, cá nhân vận chuyển (nếu khác với tổ chức đề nghị cấp phép)

- Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………..

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên hệ (nếu khác địa chỉ trụ sở chính); số điện thoại, số fax, E-mail:

……………………………………………………………………………………………….

- Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên hệ, số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ E-mail của người đứng đầu tổ chức: ……………………………………………………….

3. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhận hàng

- Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………..

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên hệ (nếu khác địa chỉ trụ sở chính); điện thoại liên lạc, s fax, E-mail: ………………………………………………………………………………………….

- Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc, điện thoại liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, e-mail của người đứng đầu tổ chức bên nhận hàng.

Phần II. Kiện hàng, lô hàng và phương tiện vận chuyển

1. Mô tả kiện hàng, lô hàng

- Mã số phân loại hàng của Liên hợp quốc;

- Mã số Liên hợp quốc của vật liệu phóng xạ;

- Loại, hạng kiện hàng theo hoạt độ tổng trong kiện và hoạt độ riêng của nguồn phóng xạ;

- Mô tả cấu trúc che chắn của kiện hàng;

- Mô tả cách đánh dấu, dán nhãn trên mặt ngoài kiện hàng và thông tin được mô tả trong nhãn kiện hàng;

- Mô tả thông tin đối với nguồn phóng xạ hoặc vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn trong từng kiện hàng;

+ Đối với kiện hàng chứa nguồn phóng xạ kín: Liệt kê đầy đủ và mô tả chi tiết về số lượng, mã hiệu, số hiệu, đặc trưng kỹ thuật, hoạt độ phóng xạ của từng nguồn phóng xạ trong kiện;

+ Đối với kiện hàng chứa nguồn phóng xạ hở: Nêu rõ tên nguồn phóng xạ, đặc trưng kỹ thuật và tổng hoạt độ;

+ Đối với vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn: Nêu rõ tên, đặc trưng kỹ thuật và khối lượng tổng cộng trong kiện;

+ Đối với lô hàng gồm các kiện trong công-ten-nơ: Ghi chi tiết nội dung của mỗi kiện bên trong công-ten-nơ và tổng hoạt độ của từng công-ten-nơ.

2. Mô tả phương tiện vận chuyển

- Loại phương tiện dùng vận chuyển, cách xếp kiện hàng trên phương tiện, biện pháp gia cố kiện hàng trên phương tiện khi vận chuyển; số đăng ký của phương tiện vận chuyển kèm theo ảnh chụp của phương tiện vận chuyển;

- Dấu hiệu cảnh báo bức xạ trên côngten nơ, phương tiện vận chuyển.

Phần III. Kế hoạch bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

1. Thông tin an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

- Đánh giá suất liều bức xạ cực đại tại bề mặt kiện hàng;

- Đánh giá chỉ số vận chuyển (TI);

- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;

- Đánh giá mức bức xạ tại các vị trí có người trên phương tiện và xung quanh thành phương tiện, gầm phương tiện;

- Trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ h: Kết quả đo nhim bẩn phóng xạ trên bề mặt của kiện hàng;

- Trường hợp vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng: Chỉ số tới hạn của kiện hàng;

- Phân nhóm an ninh, nêu các biện pháp bảo đảm an ninh của nguồn phóng xạ theo hướng dẫn tại Phụ lục I của Nghị định này.

2. Thông tin về người áp tải

- Họ và tên: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc, số điện thoại, số Fax, E-mail: ………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

- Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (Số, ngày cấp, nơi cấp): ………………….

3. Thông tin về người phụ trách ứng phó sự cố (Đối với trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2 và Nhóm 3 theo QCVN 06:2010/BKHCN)

- Họ và tên: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc, số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số Fax, địa chỉ E-mail:

……………………………………………………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

- Số, ngày cấp, nơi cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ: ………………………………….

4. Thông tin về thiết bị đo bức xạ trong quá trình vận chuyển

- Tên thiết bị: ……………………………………………………………………………….

- Số model, số xê-ri: ……………………………………………………………………….

- Hãng, nước sản xuất: …………………………………………………………………….

- Đặc trưng kỹ thuật của thiết bị đo bức xạ: ……………………………………………..

- Thời gian hiệu chuẩn thiết bị gần nhất.: ………………………………………………..

5. Mô tả biện pháp kiểm soát liều chiếu xạ đối với người điều khiển phương tiện, nhân viên áp tải hàng

Quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân, tần suất đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ đo, đánh giá; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ.

6. Mô tả quy trình vận chuyển

- Kiểm tra kiện hàng;

- Xếp kiện hàng lên phương tiện;

- Đo kiểm tra trước khi vận chuyển;

- Quy định trong trường hợp dừng phương tiện trên đường vận chuyển, bốc dỡ kiện hàng tại điểm dỡ hàng trung gian, bốc dỡ hàng tại kho tiếp nhận.

7. Mô tả việc lập và lưu giữ hồ sơ về chuyến hàng

Phần IV. Tài liệu kèm theo

- Bản sao chứng chỉ hiệu chuẩn thiết bị đo suất liều bức xạ;

- Ảnh chụp phương tiện vận chuyển.

 

Mẫu số 12

BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN

(Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử)

Phần I. Thông tin tổ chức

1. Thông tin về tổ chức

- Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ……………….

- Số điện thoại; số Fax; E-mail: ………………………………………………………….

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ……………………………………………….

2. Thông tin về người đứng đầu tổ chức

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

Phần II. Công vic dch v dự kiến thực hiện

- Mô tả chung về dịch vụ dự kiến thực hiện;

- Loại tia bức xạ tiếp xúc trong quá trình thực hiện dịch vụ;

- Các trang thiết bị bảo hộ lao động, phương tiện theo dõi liều chiếu xạ nghề nghiệp cho nhân viên thực hiện dịch vụ.

Phần III. Phân tích an toàn1

- Mô tả suất liều bức xạ trong môi trường thực hiện dịch vụ: suất liều bức xạ trung bình, suất liều bức xạ cực đại;

- Tổng thời gian thực hiện dịch vụ, tải làm việc của nhân viên thực hiện dịch vụ;

- Ước tính giá trị liều tối đa nhân viên thực hiện dịch vụ có thể nhận được trong một năm;

- Đánh giá, kết luận của cơ sở về vấn đề bảo đảm an toàn bức xạ cho các nhân viên bức xạ khi thực hiện dịch vụ.

Phần IV. Chương trình bảo đảm chất lượng thực hiện dịch vụ

1. Quy trình thực hiện dịch vụ

- Phạm vvà mục tiêu;

- Danh mục văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến thực hiện dịch vụ;

- Các bước thực hiện dịch vụ.

2. Kế hoạch đào tạo nhân viên thực hiện dịch vụ.

3. Trang thiết bị thực hiện dịch vụ

- Danh mục trang thiết bị, phương tiện thực hiện dịch vụ;

- Các tài liệu, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, phương tiện thực hiện dịch vụ;

- Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị;

- Cơ sở vật chất kỹ thuật bảo quản trang thiết bị, phương tiện thực hiện dịch vụ.

4. Quản lý liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên thực hiện dịch vụ2.

5. Quy trình giải quyết khiếu nại, bao gồm việc tiếp nhận khiếu nại của khách hàng, giải quyết khiếu nại, lập và lưu giữ hồ sơ khiếu nại.

6. Quy định về lưu giữ, quản lý và cập nhật hồ sơ.

7. Quy định nội bộ để bảo đảm tuân thủ chương trình bảo đảm chất lượng.

__________________

1 Không áp dụng đối với các loại hình dịch vụ không tiếp xúc trực tiếp với bức xạ.

2 Không áp dụng đối với các loại hình dịch vụ không tiếp xúc trực tiếp với bức xạ.

 

PHỤ LỤC VI

MẪU GIẤY XÁC NHẬN KHAI BÁO, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ, GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
(Kèm theo Nghị định 
số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

Mẫu số 01 Giấy xác nhận khai báo
Mẫu số 02 Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
Mẫu số 03 Chứng chỉ nhân viên bức xạ
Mẫu số 04 Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
Mẫu số 05 Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

 

Mẫu số 01

TÊN CƠ QUAN XÁC NHẬN
KHAI BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../GXN-...

… ngày... tháng ... năm ...

 

GIẤY XÁC NHẬN KHAI BÁO

……………..(1)……………

1. Tên tổ chức, cá nhân khai báo: ……………………………………………………….

2. Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………….

3. Số điện thoại: ……………… Fax: …………… Email: ……………………………….

4. Họ tên người đứng đầu tổ chức: ……………………………………………………...

5. Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

6. Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………………………………………………………

7. Đã khai báo: ……1….. với thông tin kèm theo giấy xác nhận này.

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
XÁC NHẬN KHAI BÁO
(Ký tên, đóng dấu)

__________________

1 Ghi rõ thiết bị bức xạ; thiết bị bức xạ gắn nguồn phóng xạ; nguồn phóng xạ; chất thi phóng xạ; vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân hoặc thiết bị hạt nhân. Xác nhận khai báo cho loại nào thì gửi kèm bảng thông tin theo mẫu tương ứng ở các trang sau.

 

THÔNG TIN VỀ THIẾT BỊ BỨC XẠ

(Kèm theo giấy xác nhận khai báo s... ngày... tháng... năm )

TT

Tên thiết bị

Mã hiệu, số xê-ri

Các thông số kỹ thuật chính

Hãng, nưc sản xuất

Mục đích sử dụng1

Địa điểm đặt thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG TIN VỀ THIẾT BỊ BỨC XẠ GẮN NGUỒN PHÓNG XẠ

(Kèm theo giy xác nhận khai báo s... ngày... tháng... năm .....)

TT

Tên đồng vị phóng xạ

Mã hiệu, số xe-ri

Hãng, nước sn xuất

Hot đ/ Ngày xác đnh

Mục đích sử dụng

Tên thiết bị gắn nguồn phóng xạ; Mã hiệu, số xê-ri; Đa điểm đt thiết b

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG TIN VỀ NGUỒN PHÓNG XẠ

(Kèm theo giấy xác nhận khai báo s... ngày... tháng... năm............. )

TT

Tên đồng vị phóng xạ

Dạng nguồn hở hay nguồn kín

Mã hiệu, số xê-ri (đối với nguồn kín)

Hãng, nước sản xuất

Trạng thái vật lý (đối với nguồn h)

Hot đ/ Ngày xác định

Mục đích sử dụng

Địa điểm đặt nguồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG TIN VỀ CHẤT THẢI PHÓNG XẠ

(Kèm theo giy xác nhận khai báo s ... ngày ...tháng ...năm ...............)

TT

Lô chất thải

Tên các đồng vị phóng xạ chính trong chất thải

Hoạt độ riêng (Bq/kg hoặc Bq/l)

Trạng thái vật lý (rắn hoặc lỏng)

Khối lưng (đối với thể rắn) hoặc thể tích (đối với thể lỏng)

Đa điểm lưu gi

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN KHÔNG Ở DẠNG BÓ NHIÊN LIỆU

(Kèm theo giấy xác nhận khai báo số ... ngày ... tháng ... năm ...)

TT

Loại

Khi lưng

Thành phần hóa học

Trng thái vật lý

Nguồn gốc xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU HẠT NHÂN Ở DẠNG BÓ NHIÊN LIỆU

(Kèm theo giấy xác nhận khai báo số ... ngày ... tháng ... năm ...)

TT

Mã hiệu bó nhiên liệu

Khối lượng bó nhiên liệu

Khối lượng U- 235 trong bó nhiên liệu

Độ làm giàu trung bình

Thành phần hóa học

Vt liu vỏ bọc thanh nhiên liệu

Hãng, nưc sn xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG TIN VỀ THIẾT BỊ HẠT NHÂN

(Kèm theo giấy xác nhận khai báo số ... ngày ...tháng ... năm ...)

TT

Tên thiết bị

Mã hiệu, s xê-ri

Hãng, nưc sản xuất

Năm sản xuất

Các thông số kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Nơi đặt thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Ghi rõ xạ trị từ xa; xạ trị áp sát; máy đo trong công nghiệp; thăm dò địa chất; chụp ảnh phóng xạ; chiếu xạ công nghiệp; phân tích huỳnh quang tia X; chuẩn thiết bị;...

 

Mẫu số 02

……1……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …………

, ngày  tháng  năm 

 

GIẤY PHÉP

Tiến hành công việc bức xạ

(……2……)

………3……….

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của ...4... ngày ... tháng .... năm …;

Xét đề nghị của ………,

CHO PHÉP

……………………………5………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………… Fax: ……………………………………………

Được phép: …………………………6…………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………….

Trong quá trình tiến hành công việc bức xạ, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định pháp luật và các điều kiện của Giấy phép.

Giấy phép này có giá trị đến …………

Giấy phép này gia hạn/sa đổi/cấp lại Giấy phép số... ngày... 7

 

 

Nơi nhận:
- ………9……….;
- ………10……….;
- Lưu: HS, VT.

………8………
(Ký tên, đóng dấu)

__________________

1 Tên cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

2 Ghi rõ tên công việc bức xạ.

3 Chức danh người đứnđầu cơ quan có thm quyền cấp phép.

4 Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

5 Tên tổ chức, cá nhân được cp giấy phép.

6 Ghi rõ tên công việc bức xạ, dùng thiết bị bức xạ hoặc nguồn bức xạ gì, mục đích công việc bức xạ.

7 Áp dụng cho trường hợp gia hạn/sửa đổi/cấp lại Giấy phép.

8 Chức danh người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

9 Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép.

10 Tên tổ chức có liên quan đến công việc bức xạ.

 

CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA GIẤY PHÉP

(Kèm theo Giy phép số ... ngày ... tháng ... năm ... của………………………….)

1. Chỉ được phép tiến hành công việc bức xạ với nguồn bức xạ có các đặc trưng nêu tại phần kèm theo của Giấy phép này.

2. Trường hợp tiếp tục tiến hành công việc bức xạ sau thời hạn ghi trong Giấy phép này, phải làm thủ tục đề nghị gia hạn giấy phép theo quy định.

3. Trường hợp chuyển nhượng nguồn bức xạ cho tổ chức, cá nhân khác, phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

4. Trường hợp xảy ra sự cố bức xạ, phải thông báo khẩn cấp cho các cơ quan liên quan và:

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

……………………………..………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………………………………………………….

Fax: ………………………………………………………………………………………….

5. …………………………1………………………………………………………………….

________________

1 Ghi rõ các điều kiện khác nếu có.

 

CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NGUỒN BỨC XẠ TRONG CÔNG VIỆC BỨC XẠ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP

(Kèm theo Giy phép số ... ngày ... tháng ... năm ... của………………………….)

NGUỒN PHÓNG XẠ

TT

Tên (loại ?) đng vị phóng xạ

Dạng nguồn (hở hay kín)

Mã hiệu, số xêri (đối với nguồn kín)

Hãng, nơi sản xut

Trạng thái vật lý (rắn hoặc lỏng - đối với nguồn hở)

Hoạt độ/ Ngày xác định

Mục đích sử dụng

Địa điểm? sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIẾT BỊ BỨC XẠ

TT

Tên thiết bị

Mã hiệu, sêri

Hãng, nước sản xuất

Mục đích sử dng

Địa điểm đặt máy

 

 

 

 

 

 

NGUỒN PHÓNG XẠ GẮN VỚI THIẾT BỊ

TT

Tên đng vị phóng xạ

Mã hiệu, số xêri

Hãng, nưc sản xuất

Hoạt độ/ Ngày xác định

Mục đích sử dụng

Tên thiết bị gắn nguồn phóng xạ;

Mã hiệu, số xêri

Địa điểm đặt thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

CHẤT THẢI PHÓNG XẠ

TT

Lô chất thải

Các loại đồng vị phóng xạ chính trong chất thải

Nguồn gc phát sinh

Hoạt độ riêng (Bq/kg hoặc Bq/l)

Trạng thái vật lý (rn hoặc lỏng)

Khối lượng (đối với thể rắn) hoặc thể tích (đối với thể lỏng)

Địa điểm lưu giữ

 

 

 

 

 

 

 

 

VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN KHÔNG Ở DẠNG BÓ NHIÊN LIỆU

TT

Loại

Khối lượng

Thành phần hóa học

Trạng thái vật lý

Nguồn gốc xuất xứ

 

 

 

 

 

 

VẬT LIỆU HẠT NHÂN Ở DẠNG BÓ NHIÊN LIỆU

TT

Mã hiu bó nhiên liệu

Khối lưng bó nhiên liệu

Khối lượng U-235 trong bó nhiên liệu

Độ làm giàu trung bình

Thành phần hóa học

Vt liu vỏ bc thanh nhiên liệu

Hãng, nơi sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

THIẾT BỊ HẠT NHÂN

TT

Tên thiết bị

Mã hiệu, số xêri

Hãng, nơi sản xuất

Năm sản xut

Mục đích sử dụng

Nơi đặt thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

THIẾT BỊ X QUANG CHẨN ĐOÁN TRONG Y TẾ

STT

Tên thiết bị

Mã hiệu, số xêri

Hãng sx, Nơi sx, Năm sx

Thông s làm việc cực đại kV max, mA max/mAs max

Mục đích sử dụng, Địa điểm sử dụng, Sử dụng cố định hay di động

Các bộ phận của thiết bị

Tên bộ phận

Hãng sx

Mã hiệu

Số xêri

 

 

 

 

 

 

Bàn điều khiển

 

 

 

Đầu bóng phát tia X

 

 

 

Bộ phận tăng sáng1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_________________

1 Chỉ áp dụng với thiết bị tăng sáng truyền hình.

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Ảnh 3x4

CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ

………..1………..

Chứng nhận:

Ông/Bà: …………………2………………………………………………………………

Ngày sinh: ……………………………………………………………………………….

Số: ...3…………………………………………………………………………………….

Cấp ngày: ………………………………………………………………………………..

Cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………

Đủ điều kiện đảm nhiệm công việc sau: ……………4……………………………….

 

Số: ………/CCNVBX

………, ngày...tháng... năm ....
…..5…...
(Ký tên, đóng dấu)

________________

1 Tên cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Viết chữ đậm, in hoa, cỡ chữ 16.

2 Viết chữ đậm, cơ ch 14.

3 Tên loại giấy tờ cá nhân như Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân, …..

4 Ghi rõ loại công việc bức xạ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử. Viết chữ đậm, in hoa cỡ chữ 14. Ví dụ: NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN.

5 Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

……………..(1)……………

Cấp

GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Tên tổ chức: …………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ………

Loại hình dịch vụ: (2) ………………………………………………………………..

 

 

Hà Nội, ngày...tháng...năm ...
(3)
(Ký tên, đóng dấu)

 

Số: ……./ĐK/………

Giấy đăng ký này có giá trị đến: ...4...

(Gia hạn/sa đi/cp lại Giấy đăng ký số: ...5...)

 

_____________________

1 Cơ quan có thm quyền cấp Giấy đăng ký.

2 Loại hình dịch vụ cấp Giấy đăng ký.

3 Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký.

4 Không áp dụng đối với giấy đăng ký dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.

5 Áp dụng cho trường hợp gia hạn, sửa đổi, cp lại Giấy đăng ký.

 

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

 

Ảnh

3x4

 

……………..(1)……………

CHỨNG NHẬN

 

Ông/bà: ………………………………………………………………………………..

Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………………..

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………………………………………………………….

Ngày cấp: ………………………………………………………………………………

Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Đủ điều kiện hành nghề dịch vụ về: (2)

Hà Nội, ngày ...tháng...năm...
(3)
(Ký tên, đóng dấu)

Số ….../CCHN/...

 

_________________

1 Cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề.

2 Loại hình dịch vụ theo quy định.

3 Th trưng cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ.

 

PHỤ LỤC VII

KÍCH THƯỚC PHÒNG CHUẨN THIẾT BỊ BỨC XẠ VÀ NGUỒN PHÓNG XẠ
(Kèm theo Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính ph)

TT

Loại phòng chuẩn

Kích thưc tối thiểu phòng chuẩn

(dài rộng x cao) (m)

1

Phòng đặt hệ thống thiết bị phát tia X chuẩn; hệ thống các nguồn phóng xạ gamma

6,0 x 3,0 x 3,0

2

Phòng đặt hệ thống thiết bị gia tốc chuẩn; hệ thống các nguồn phóng xạ gamma Cobalt-60

7,0 x 6,0 x 3,0

3

Phòng chuẩn đối với bức xạ nơtron

Nguồn chuẩn Cf-252+ D2O

Nguồn chuẩn Cf-252

Nguồn chuẩn Am-241/Be hoặc Am- 241/B

3.1

Phòng chuẩn dạng lập phương (dài = rộng = cao)

3.1.1

Phòng sử dụng liều kế hình cầu nhỏ hoặc liều kế albedo

4,2

6,5

7,0

3.1.2

Phòng sử dụng thiết bị đo hình cầu lớn hoặc thiết bị đo cầm tay

3,0

3,0

3,0

3.2

Phòng chuẩn dạng hộp chữ nhật

3.2.1

Phòng sử dụng liều kế hình cầu nhỏ hoặc liều kế albedo

6,1 x 6,1 x 3,1

10,9 x 10,9 x 5,5

12,1 x 12,1 x 6,1

3.2.2

Phòng sử dụng thiết bị đo hình cu lớn hoặc thiết bị đo cầm tay

4,4 x 4,4 x 2,2

4,4 4,4 x 2,2

4,3 x 4,3 x 2,2

 


1 Bao gồm nguồn phóng xạ gắn trong thiết bị.

2 Kiểm đếm là việc kiểm tra xác nhận sự tn tại và số lượng của nguồn phóng xạ tại nơi đặt nguồn bằng mt thường hoặc bằng cách sử dụng thiết bị đo bức xạ thích hợp hoặc bng biện pháp kim tra gián tiếp khác.

3 Yêu cầu này áp dụng cho cả vận chuyển quá cnh.

4 Yêu cầu này áp dụng cho cả vận chuyển quá cnh.

NGHỊ ĐỊNH 142/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Số, ký hiệu văn bản 142/2020/NĐ-CP Ngày hiệu lực 01/02/2021
Loại văn bản Nghị định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường Ngày ban hành 09/12/2020
Cơ quan ban hành Chính phủ Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn THÔNG TƯ 02/2022/TT-BKHCN NĂM 2022 HƯỚNG...


Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ LUẬT NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ 2008


LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ VÀ LUẬT...


LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 6...


LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ 2015


LUẬT ĐẦU TƯ 2014


Tải văn bản

Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.

Nội dung chỉ dành cho Thành viên VIP.
Vui lòng đăng ký hoặc Đăng nhập nếu đã có tài khoản

Liên quan