NGHỊ ĐỊNH 21/2012/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/06/2012

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 21/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2012

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý cảng biển và luồng hàng hải,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và trong vùng biển Việt Nam.

2. Các quy định tại Nghị định này về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cũng được áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan đến đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và trong vùng biển Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Áp dụng pháp luật

Khi hoạt động tại cảng biển, luồng hàng hải của Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải chấp hành các quy định tại Nghị định này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác.

2. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

3. Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lấp đặt cho tàu biển vào, rời hoạt động để bốc, dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác tại các khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi.

4. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền neo đậu để đón trả hoa tiêu hàng hải.

5. Vùng kiểm dịch là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

6. Vùng quay trở của tàu thuyền là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở.

7. Khu neo đậu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập tàu chứa dầu khí, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải liên quan khác.

8. Khu chuyển tải là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách.

9. Khu tránh bão là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu tránh bão.

10. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển.

11. Luồng hàng hải công cộng là luồng cảng biển được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động chung của cảng biển.

12. Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng nhánh cảng biển và luồng hàng hải khác được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.

13. Thông báo hàng hải là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành, công bố để cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

14. Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền dùng làm báo hiệu hàng hải được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của tàu thuyền.

15. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ và các phương tiện thủy khác.

16. Người làm thủ tục là chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền.

17. Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp, phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về môi trường; đối với giàn khoan, kho nổi và các công trình nổi khác tại cảng dầu khí ngoài khơi là giấy chứng nhận liên quan (nếu có) do tổ chức đăng kiểm hoặc tổ chức được ủy quyền cấp.

18. Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp, phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; đối với giàn khoan, kho nổi và các công trình nổi khác tại cảng dầu khí ngoài khơi là giấy chứng nhận liên quan (nếu có) do tổ chức đăng kiểm hoặc tổ chức được ủy quyền cấp.

19. Giấy phép rời cảng là văn bản do Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi tàu thuyền rời cảng cuối cùng cấp hoặc xác nhận.

20. Công trình hàng hải bao gồm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, đèn biển, hệ thống đài thông tin duyên hải và các công trình phụ trợ khác của cảng biển và luồng hàng hải, được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Điều 5. Nội quy cảng biển

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ quy định tại Nghị định này và điều kiện đặc thù tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý được giao để ban hành “Nội quy cảng biển” sau khi đã được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt, nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải.

2. Tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chấp hành “Nội quy cảng biển”.

Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải

1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến quản lý, khai thác, bảo trì, duy tu, bảo vệ cảng biển và luồng hàng hải.

2. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng.

3. Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến cảng biển và luồng hàng hải.

4. Công bố mở, đóng cảng biển; công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải; công bố đưa bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải và các công trình hàng hải khác vào sử dụng.

5. Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải.

6. Tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động hàng hải; cứu hộ hàng hải; trục vớt tài sản chìm đắm; xử lý tai nạn hàng hải, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; bảo vệ môi trường biển và quốc phòng, an ninh.

7. Công bố danh bạ cảng biển, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải.

8. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trong hoạt động hàng hải.

9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải.

2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

3. Các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]Điều 8. Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước[/NM_lightbox]

1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước được đặt tên hoặc đổi tên khi lập quy hoạch phát triển hoặc lập dự án đầu tư xây dựng hoặc công bố đưa vào sử dụng theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc tổ chức liên quan.

2. Tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng biển”, “cảng dầu khí ngoài khơi” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng biển hoặc cảng dầu khí ngoài khơi.

3. Tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “bến cảng”, “cầu cảng”, “bến phao”, “khu”, “vùng” và tên riêng của công trình.

Chương 2.

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KHAI THÁC CẢNG BIỂN, LUỒNG HÀNG HẢI VÀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI

MỤC 1. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich2″]Điều 9. Công bố danh mục phân loại cảng biển[/NM_lightbox]

1. Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hàng năm cập nhật, công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Điều 10. Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải

1. Việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải:

a) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam hoặc kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt;

b) Phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển các nhóm cảng biển;

c) Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt;

d) Quyết định điều chỉnh cụ thể đối với quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng không trái với chức năng, quy mô trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.

3. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam:

a) Lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, quy hoạch chi tiết phát triển nhóm cảng biển trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt theo quy định;

b) Thực hiện quản lý việc đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải và khu nước, vùng nước theo quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt;

c) Phê duyệt quy hoạch chi tiết bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thuộc cảng biển loại II và loại III phù hợp với quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển đã được phê duyệt.

4. Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich3″]a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý quy hoạch phát triển cảng biển theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật;[/NM_lightbox]

b) Bảo đảm quỹ đất, vùng nước để xây dựng phát triển cảng biển theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Điều 11. Nguyên tắc đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải tuân theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Việc đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt; trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải có sự khác biệt so với quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận.

3. Trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt, việc quyết định và công bố hình thức đầu tư đối với cảng biển, bến cảng được thực hiện như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố hình thức đầu tư đối với cảng biển loại I và bến cảng đặc biệt quan trọng thuộc cảng biển loại I;

b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định và công bố hình thức đầu tư đối với bến cảng thuộc cảng biển loại I không quy định tại Điểm a Khoản này và cảng biển loại II không quy định tại Điểm c Khoản này;

c) Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố hình thức đầu tư đối với cảng biển loại II phục vụ phát triển của ngành hoặc địa phương đó;

d) Cảng biển loại III do doanh nghiệp tự quyết định hình thức đầu tư.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich4″]Điều 12. Giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cảng biển, luồng hàng hải[/NM_lightbox]

1. Trước khi lập báo cáo đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính văn bản theo Mẫu số 18 của Nghị định này đến Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị trả lời về sự phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển.

Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời và gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến chủ đầu tư; đồng thời, báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, khu nước, vùng nước đó; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

2. Trước khi tiến hành xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam bản sao chụp quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể, bản sao chụp quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình và phương án đảm bảo an toàn hàng hải.

3. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, khu nước, vùng nước phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich5″]Điều 13. Giám sát thực hiện xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển[/NM_lightbox]

1. Việc xây dựng các công trình khác trong vùng nước cảng biển không thuộc công trình quy định tại Điều 11 Nghị định này được thực hiện theo các quy định tại Nghị định này về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Trước khi tiến hành xây dựng công trình, chủ đầu tư gửi cho Cảng vụ hàng hải khu vực nơi thực hiện xây dựng công trình bản sao chụp quyết định đầu tư và bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình để tổ chức theo dõi việc thực hiện xây dựng công trình của chủ đầu tư nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 14. Phương án bảo đảm an toàn hàng hải

1. Trước khi tiến hành xây dựng, thi công các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Các trường hợp phải có phương án bảo đảm an toàn hàng hải:

a) Các công trình cảng biển;

b) Các công trình bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;

c) Các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;

d) Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.

3. Cảng vụ hàng hải phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải; riêng đối với các công trình quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều này trước khi phê duyệt, phải có ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam.

4. Nội dung phương án bảo đảm an toàn hàng hải:

a) Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng gồm: tên công trình, dự án; tên và địa chỉ của chủ đầu tư; vị trí thi công, xây dựng; quy mô xây dựng;

b) Thời gian thi công, xây dựng;

c) Biện pháp thi công được duyệt;

d) Biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải;

đ) Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện;

e) Các nội dung cần thiết khác.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich6″]5. Thủ tục phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải:[/NM_lightbox]

a) Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải khu vực 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

b) Hồ sơ phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:

– Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Mẫu số 19 của Nghị định này;

– Bản sao chụp quyết định đầu tư xây dựng công trình;

– Bản sao chụp bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;

– Bản chính phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

c) Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:

– Cảng vụ hàng hải khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả (nếu nhận hồ sơ trực tiếp);

– Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp theo quy định tại Điểm b Khoản này, chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

– Chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản phê quyệt phương án đảm bảo an toàn hàng hải và gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính cho chủ đầu tư.

6. Trước khi phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải, Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức lấy ý kiến của đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan; các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt theo quyết định của chủ đầu tư.

7. Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn Cảng vụ hàng hải giám sát việc thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt.

MỤC 2. CÔNG BỐ MỞ, ĐÓNG CẢNG BIỂN, BẾN CẢNG, CẦU CẢNG VÀ CÁC KHU NƯỚC, VÙNG NƯỚC

Điều 15. Điều kiện công bố mở cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước

1. Cảng biển, bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước đã được nghiệm thu để đưa vào sử dụng theo quy định.

2. Chủ đầu tư có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Điều 16. Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng biển, bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng cảng biển.

2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở, đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước.

Điều 17. Thủ tục công bố mở cảng biển

1. Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố mở cảng biển gồm các giấy tờ sau đây:

a) Văn bản đề nghị công bố mở cảng biển theo Mẫu số 20 của Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu công trình cảng biển đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng; đối với cảng dầu khí ngoài trời, không yêu cầu bản vẽ mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng;

c) Biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát chướng ngại vật tại mặt đáy vùng nước trước cầu cảng và luồng cảng biển, trừ cảng dầu khí ngoài khơi;

d) Thông báo hàng hải về luồng cảng biển và vùng nước trước cầu cảng kèm theo bình đồ; đối với cảng dầu khí ngoài khơi, thông báo hàng hải về vùng an toàn khu vực cảng dầu khí ngoài khơi;

đ) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

e) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

2. Việc công bố mở cảng biển thực hiện như sau:

a) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả (nếu nhận hồ sơ trực tiếp) và thu lệ phí theo quy định; thông báo chủ đầu tư đặt lại tên trong trường hợp tên cảng biển chưa phù hợp theo quy định;

b) Chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng biển và có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải công bố cảng biển kèm theo hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này;

c) Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải công bố mở cảng biển theo Mẫu số 28 của Nghị định này và gửi cho chủ đầu tư thông qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải.

Điều 18. Thủ tục công bố mở bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich7″]1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng bến cảng, cầu cảng, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố mở bến cảng, cầu cảng, khu nước, vùng nước.[/NM_lightbox]

2. Hồ sơ đề nghị công bố mở bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công bố theo Mẫu số 21 của Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu để đưa công trình đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình bến cảng, cầu cảng, và các khu nước, vùng nước;

c) Thông báo hàng hải kèm theo bình đồ của luồng nhánh cảng biển cho tàu thuyền vào, rời bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước; biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát mặt đáy vùng nước trước bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước;

d) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

đ) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

e) Bản sao chụp văn bản chứng nhận an ninh bến cảng theo quy định.

3. Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:

a) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, cấp giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả (nếu nhận hồ sơ trực tiếp) và thu lệ phí theo quy định;

b) Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp, chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở bến cảng, cầu cảng, khu nước, vùng nước theo Mẫu số 29 của Nghị định này và gửi cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư đến nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

Điều 19. Thông báo đưa công trình khác vào sử dụng

1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển quy định tại Điều 12 của Nghị định này, chủ đầu tư có trách nhiệm nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải và đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực nơi thực hiện xây dựng công trình 01 bộ hồ sơ thông báo đưa công trình vào sử dụng bao gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản thông báo đưa công trình vào sử dụng theo Mẫu số 22 của Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc bản sao chụp quyết định hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về việc đưa công trình vào sử dụng.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo các thông tin về việc đưa công trình vào sử dụng quy định tại Khoản 1 Điều này trên phương tiện thông tin đại chúng trong 03 kỳ liên tiếp.

Điều 20. Công bố đóng cảng biển

1. Cảng biển được xem xét công bố đóng trong các trường hợp sau đây:

a) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc các lý do đặc biệt khác;

b) Cảng biển không còn đủ điều kiện hoạt động theo quy định;

c) Các trường hợp khác theo đề nghị của chủ đầu tư.

2. Thủ tục công bố đóng cảng biển:

a) Thủ tục công bố đóng cảng biển quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này:

– Trường hợp khẩn cấp, Bộ Giao thông vận tải quyết định đóng cảng biển theo Mẫu số 30 của Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

– Các trường hợp khác, chậm nhất 05 ngày làm việc, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc đóng cảng biển và công bố đóng cảng biển theo Mẫu số 30 của Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

b) Thủ tục công bố đóng cảng biển quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này:

– Người đề nghị nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ Giao thông vận tải văn bản theo Mẫu số 23 của Nghị định này đề nghị công bố đóng cảng biển.

– Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:

+ Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận văn bản, kiểm tra tính phù hợp của văn bản, cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả (nếu nhận hồ sơ trực tiếp);

+ Trường hợp văn bản không phù hợp, chậm nhất 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc đóng cảng biển và công bố đóng cảng biển theo Mẫu số 30 của Nghị định này và gửi cho người đề nghị đóng cảng biển thông qua hệ thống bưu chính hoặc người đề nghị đóng cảng biển đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

Điều 21. Công bố đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước

1. Bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển được xem xét, công bố đóng trong các trường hợp sau đây:

a) Bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không còn tồn tại hoặc không đủ điều kiện hoạt động theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc Cảng vụ hàng hải khu vực;

b) Bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước hoạt động không hiệu quả, theo đề nghị của chủ đầu tư.

2. Thủ tục đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước:

a) Chủ đầu tư hoặc Cảng vụ hàng hải khu vực nộp trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 văn bản đề nghị đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước theo Mẫu số 23 của Nghị định này.

b) Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:

– Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận văn bản, kiểm tra tính phù hợp của văn bản, cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả (nếu nhận hồ sơ trực tiếp);

– Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp, chậm nhất 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản này;

– Chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các cơ quan hữu quan (nếu cần thiết), quyết định đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước theo Mẫu số 31 của Nghị định này và gửi cho người đề nghị thông qua hệ thống bưu chính hoặc người đề nghị đến nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

Điều 22. Tạm thời không cho phép tàu thuyền vào, rời bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước

1. Trong trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường hoặc các lý do khẩn cấp khác, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định không cho phép tàu thuyền vào, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước.

2. Khi lý do không cho tàu thuyền vào, rời đã được khắc phục, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định hủy bỏ việc không cho phép tàu thuyền vào, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước.

3. Ngay sau khi quyết định không cho phép tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc hủy bỏ quyết định không cho phép tàu thuyền vào, rời cảng biển, giám đốc Cảng vụ hàng hải khu vực phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam; đồng thời, thông báo cho chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển biết.

Điều 23. Công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải

1. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lập hồ sơ để trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải, hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công bố vùng nước cảng biển;

b) Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

c) Hải đồ xác định giới hạn vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.

2. Căn cứ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich8″]Điều 24. Quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng, bến thủy nội địa và cảng cá trong vùng nước cảng biển[/NM_lightbox]

1. Cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển chỉ được phép tiếp nhận tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa.

2. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật có liên quan; trước khi trả lời chủ đầu tư về việc thỏa thuận cho phép đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ hàng hải khu vực.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng, bến thủy nội địa và cảng cá trong vùng nước cảng biển.

Điều 25. Danh bạ cảng biển, hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich9″]1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức xây dựng, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.[/NM_lightbox]

2. Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng, công bố và thường xuyên cập nhật danh bạ cảng biển và luồng hàng hải.

3. Kinh phí xây dựng danh bạ cảng biển, luồng hàng hải và xây dựng, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich10″]Điều 26. Thông báo hàng hải[/NM_lightbox]

1. Thông báo hàng hải bao gồm các thông báo về điều kiện bảo đảm an toàn của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, chướng ngại vật nguy hiểm, khu vực thi công công trình biển, các vùng biển hạn chế hoạt động hàng hải, các thông tin về an ninh, điều kiện khí tượng, thủy văn, động đất, sóng thần, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn và các chỉ dẫn hàng hải cần thiết khác.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về thông báo hàng hải liên quan đến điều kiện bảo đảm an toàn của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, chướng ngại vật nguy hiểm, khu vực thi công công trình biển, các vùng biển hạn chế hoạt động hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn và các chỉ dẫn hàng hải cần thiết khác; tổ chức xây dựng và công bố thông báo hàng hải theo nguyên tắc sau đây:

a) Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước về công bố thông báo hàng hải theo quy định;

b) Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện công bố thông báo hàng hải đối với các thông tin liên quan đến quản lý vận hành luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải, khai thác cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng quay trở, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng nhánh cảng biển;

c) Cảng vụ hàng hải thực hiện công bố thông báo hàng hải đối với các thông tin truyền phát lại, thông tin chỉ dẫn hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải như thông tin về đặc điểm vùng nước cảng biển, khu vực hạn chế hoạt động hàng hải, tài sản chìm đắm ở biển, an toàn, an ninh, điều kiện khí tượng, thủy văn, động đất, sóng thần, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn và các thông báo hàng hải khác, trừ các thông báo hàng hải quy định tại Điểm b Khoản này.

3. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm quy định cụ thể việc lập và công bố các thông báo, thông tin về an ninh, điều kiện khí tượng, thủy văn, động đất, sóng thần, y tế, dịch bệnh và các thông tin chuyên ngành khác có liên quan đến hoạt động của người và tàu thuyền trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển Việt Nam.

4. Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam thực hiện việc truyền phát các bản tin thông báo, thông tin hàng hải theo quy định.

Điều 27. Báo hiệu hàng hải

1. Báo hiệu hàng hải bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến được thiết lập để hướng dẫn cho hoạt động của tàu biển.

2. Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

3. Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm:

a) Thực hiện việc quản lý báo hiệu hàng hải được giao theo quy định;

b) Thiết lập tạm thời các báo hiệu hàng hải được giao đột xuất.

4. Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng nhánh cảng biển, luồng chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng hoặc tiến hành khảo sát, xây dựng, khai thác công trình cho vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải trên các luồng và vùng nước đó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được công bố.

5. Trách nhiệm quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải:

a) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải;

b) Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải tổ chức quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải được giao;

c) Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của báo hiệu hàng hải do tổ chức, cá nhân thiết lập.

6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải, xây dựng, công bố quy chuẩn kỹ thuật về báo hiệu hàng hải.

Điều 28. Thủ tục đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng

1. Chủ đầu tư lập và gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 26 Nghị định này 01 bộ hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng.

2. Hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng gồm có:

a) Văn bản đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng theo Mẫu số 32 của Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu bàn giao;

c) Bình đồ khảo sát và rà quét chướng ngại vật luồng hàng hải đối với báo hiệu hàng hải trên các tuyến luồng hàng hải mới xây dựng do đơn vị có chức năng đo đạc, khảo sát thực hiện và cùng với chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ khảo sát;

d) Thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:

a) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ, cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả (nếu nhận hồ sơ trực tiếp);

b) Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp, chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn để chủ đầu tư tiến hành hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc đưa báo hi`11ệu hàng hải vào sử dụng, công bố thông báo hàng hải theo quy định và gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho chủ đầu tư.

MỤC 3. QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI

Điều 29. Nguyên tắc quản lý, khai thác cảng biển

1. Việc quản lý khai thác cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả đầu tư và tránh thất thoát, lãng phí.

2. Người đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng tự quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, bến cảng, cầu cảng đó theo nguyên tắc sau đây:

a) Kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước được cho thuê khai thác từng phần hoặc toàn bộ; nguồn thu từ việc cho thuê này là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước, được sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được ưu tiên để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển;

b) Kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng các nguồn vốn khác không thuộc quy định tại Điểm a Khoản này do chủ đầu tư tự quyết định hình thức quản lý, khai thác phù hợp với quy định của pháp luật;

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich11″]c) Định kỳ 05 năm tổ chức kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng cảng biển và công bố thông báo hàng hải theo quy định.[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich12″]Điều 30. Nguyên tắc quản lý, sử dụng luồng hàng hải[/NM_lightbox]

1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng và quản lý khai thác luồng hàng hải trong phạm vi cả nước.

2. Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải trực tiếp thực hiện việc quản lý vận hành luồng hàng hải công cộng được giao.

3. Luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng tổ chức quản lý sử dụng; định kỳ hàng năm tổ chức khảo sát trình hồ sơ công bố thông báo hàng hải theo quy định; trường hợp luồng hàng hải chuyên dùng chuyển thành luồng hàng hải công cộng thì được xem xét hoàn trả một phần vốn đầu tư theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 31. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời

1. Kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời bao gồm bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, được thiết lập hoạt động có thời hạn nhất định nhưng tối đa không quá 10 năm.

2. Điều kiện thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời:

a) Kết cấu hạ tầng cảng biển hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu cấp thiết tại khu vực;

b) Phục vụ yêu cầu cấp thiết, tạm thời của một dự án, công trình liên quan.

3. Cục Hàng hải Việt Nam thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư và Cảng vụ hàng hải khu vực.

4. Thủ tục đề nghị thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời;

a) Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính tới Cục Hàng hải Việt Nam 01 văn bản đề nghị thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời theo Mẫu số 24 của Nghị định này kèm theo hồ sơ về đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển;

b) Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

5. Việc đầu tư xây dựng và đưa kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời vào sử dụng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 của Chương này.

Điều 32. Sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải

1. Sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải bao gồm:

a) Sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải:

– Vận hành hệ thống báo hiệu hàng hải;

– Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng;

– Khảo sát, công bố thông báo hàng hải đối với luồng hàng hải công cộng;

– Nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế ban đầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không bao gồm công tác nạo vét đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải);

– Sửa chữa và nâng cấp hệ thống báo hiệu hàng hải.

b) Sản phẩm, dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải;

c) Sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, vận hành hệ thống đài thông tin duyên hải;

d) Các sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải khác theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cho các đơn vị thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải theo quy định.

Điều 33. Phí, lệ phí hàng hải

1. Phí, lệ phí liên quan đến việc quản lý, khai thác sử dụng cảng biển và luồng hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

2. Bộ Tài chính quy định mức trích nộp phí bảo đảm hàng hải đối với luồng cảng biển do doanh nghiệp tự đầu tư, khai thác để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.

MỤC 4. QUẢN LÝ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG BẾN CẢNG, CẦU CẢNG ĐƯỢC ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 34. Nguyên tắc quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

1. Kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đầu tư bằng vốn nhà nước được cho thuê khai thác từng phần hoặc toàn bộ.

2. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đầu tư bằng vốn nhà nước (sau đây gọi là bên thuê) được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đưa vào khai thác, sử dụng trước ngày 01 tháng 9 năm 2006 do Thủ tướng Chính phủ quyết định; trường hợp cho thuê khai thác thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này;

b) Đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đưa vào khai thác, sử dụng từ ngày 01 tháng 9 năm 2006 trở đi được thực hiện cho thuê khai thác theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 35. Thẩm quyền quyết định cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

Cơ quan quyết định đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cho thuê khai thác và kết quả lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng.

Điều 36. Phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

1. Người cho thuê có trách nhiệm lập phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng. Nội dung chính của phương án bao gồm:

a) Tên tổ chức cho thuê;

b) Danh mục và đặc tính kỹ thuật tài sản cho thuê;

c) Giá trị tài sản cho thuê;

d) Thời hạn cho thuê;

đ) Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;

e) Điều kiện cho thuê;

g) Khả năng thu hồi vốn đầu tư;

h) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thuê và bên cho thuê;

i) Hình thức lựa chọn bên thuê;

k) Hình thức hợp đồng;

l) Thời gian tổ chức lựa chọn bên thuê khai thác.

2. Đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đang được đầu tư xây dựng, trước khi đưa vào sử dụng, người cho thuê phải lập phương án cho thuê.

Điều 37. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

1. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư hoặc cơ quan phê duyệt phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng.

2. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải được cơ quan quyết định đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng đó phê duyệt nhưng không được thấp hơn giá đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được xác định trên cơ sở các nội dung chính sau đây:

a) Giá thu cố định là giá tính trên cơ sở tỷ lệ khấu hao tài sản hàng năm, tiền trả nợ vay và lãi vay (nếu có), chi phí phục vụ quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng cho thuê và các chi phí khác theo quy định. Thời gian sử dụng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng để tính giá cho thuê tối đa là 50 năm. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng không thấp hơn giá thu cố định.

b) Giá thu thay đổi là giá thu theo tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu khai thác tài sản cho thuê hàng năm;

c) Giá trị tài sản cho thuê;

d) Đặc tính kỹ thuật tài sản cho thuê;

đ) Điều kiện cho thuê;

e) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;

g) Các điều kiện cần thiết khác.

4. Bên cho thuê kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng có trách nhiệm trình cơ quan quyết định đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng xem xét, phê duyệt việc điều chỉnh giá cho thuê trong các trường hợp sau đây:

a) Định kỳ 05 năm một lần;

b) Khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trên 15%/năm;

c) Các trường hợp khác do bên cho thuê hoặc bên thuê đề xuất và được cơ quan quyết định đầu tư chấp thuận.

Điều 38. Điều kiện lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

Bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;

2. Có kinh nghiệm quản lý khai thác cảng biển;

3. Có năng lực về tài chính;

4. Có đủ nhân lực để quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng sẽ thuê;

5. Có phương án khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng hiệu quả cao nhất;

6. Có giá thuê cao nhất và không thấp hơn giá cho thuê trong phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đã được phê duyệt.

Điều 39. Hình thức lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

1. Hình thức, trình tự, thủ tục lựa chọn bên thuê thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định có liên quan của pháp luật về đấu thầu.

2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành mẫu các hồ sơ về đấu thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước.

Điều 40. Hợp đồng cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

1. Việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải được thực hiện theo hợp đồng do hai bên thỏa thuận ký kết. Hợp đồng cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải được xây dựng trên cơ sở kết quả lựa chọn bên thuê đã được phê duyệt và phù hợp với các quy định liên quan của pháp luật.

2. Hợp đồng cho thuê bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của bên cho thuê;

b) Tên, địa chỉ, số tài khoản bên thuê;

c) Thời hạn cho thuê;

d) Giá cho thuê và điều kiện, phương thức thanh toán;

đ) Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê;

e) Danh mục tài sản cho thuê;

g) Điều kiện, trình tự điều chỉnh hợp đồng cho thuê;

h) Giải quyết tranh chấp.

Điều 41. Sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

1. Nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được ưu tiên sử dụng vào các mục đích, chi phí sau đây:

a) Duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng là tài sản cho thuê thuộc trách nhiệm của bên cho thuê;

b) Nâng cấp, cải tạo, mở rộng kết cấu hạ tầng cảng biển;

c) Đầu tư xây dựng mới bến cảng, cầu cảng và các mục đích khác để phát triển ngành hàng hải;

d) Chi phí lập phương án và tổ chức lựa chọn bên thuê;

đ) Chi phí của bên cho thuê trong hoạt động quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển;

e) Các mục đích và chi phí hợp lý khác.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich14″]2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về cơ chế tài chính thu, nộp và sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước.[/NM_lightbox]

Điều 42. Cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

1. Bên thuê có quyền cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài thuê lại một phần kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đã thuê theo quy định tại Nghị định này và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của bên cho thuê trước khi tiến hành cho thuê lại.

2. Việc cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải bảo đảm nguyên tắc không trái với nội dung của hợp đồng thuê đã ký với bên cho thuê.

3. Bên thuê phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước bên cho thuê về việc cho thuê lại của mình.

3. Bên thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng có trách nhiệm quản lý khai thác bến cảng, cầu cảng theo quy định của pháp luật, hợp đồng thuê và không được tiếp tục cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đó.

Điều 43. Tổ chức quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

1. Cơ quan quyết định đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng có trách nhiệm tổ chức quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng.

2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng cơ chế quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trình cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt và tổ chức thực hiện;

b) Quản lý tài sản nhà nước và giám sát các hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng cho thuê;

c) Giám sát việc thực hiện hợp đồng cho thuê khai thác;

d) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng thường xuyên và định kỳ nhằm bảo đảm sử dụng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đúng chức năng, đặc tính kỹ thuật theo quy định;

đ) Tổ chức thu tiền cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng;

e) Yêu cầu bên thuê tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khai thác, duy tu bảo dưỡng và sử dụng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng theo quy định; trường hợp bên thuê không tuân thủ, báo cáo chủ đầu tư để giải quyết;

g) Phối hợp với bên khai thác xử lý những trường hợp xảy ra sự cố gây hư hỏng đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng; tổ chức giám sát việc sửa chữa, khắc phục tình trạng hư hỏng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trong phạm vi quản lý;

h) Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi phát hiện độ sâu luồng cảng biển, vùng nước trước cầu cảng, vũng quay tàu, hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác không bảo đảm theo thiết kế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

i) Tiếp nhận và đề xuất phương án thiết kế, xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp phát triển kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng khi có yêu cầu của bên thuê hoặc theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

k) Giám sát việc bảo đảm công tác phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn lao động trong phạm vi cảng biển, bến cảng, cầu cảng;

l) Tổng hợp tình hình khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng; định kỳ báo cáo chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;

m) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich15″]MỤC 5. BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI[/NM_lightbox]

Điều 44. Bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải

1. Bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải bao gồm những hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu chuyển tải, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, đèn biển, hệ thống đài thông tin duyên hải và các công trình khác liên quan đến quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình gây nguy hiểm đến tính mạng nhân dân, gây thiệt hại tài sản của nhà nước và của nhân dân.

2. Phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải bao gồm: công trình, hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn cho hoạt động hàng hải.

3. Ngoài phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải, việc xây dựng và mọi hoạt động khác không được gây ảnh hưởng đến an toàn sử dụng công trình cảng biển và luồng hàng hải.

Điều 45. Nguyên tắc bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải

1. Việc quản lý, khai thác, sửa chữa và bảo vệ công trình cảng biển, luồng hàng hải phải tuân theo quy định pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố.

2. Cơ quan, tổ chức quản lý, khai thác công trình cảng biển, luồng hàng hải có trách nhiệm bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật của công trình; trường hợp phát hiện công trình có chỗ bị hư hỏng, đe dọa an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường thì phải có biện pháp xử lý, sửa chữa kịp thời; có biện pháp phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế tổn hại đến công trình.

3. Việc xây dựng công trình, sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước trong phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải hoặc ngoài phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải nhưng ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn hàng hải phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải cho phép theo quy định của pháp luật.

4. Khi phát hiện công trình cảng biển và luồng hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn, người phát hiện có trách nhiệm báo ngay cho Cảng vụ hàng hải hoặc chính quyền địa phương, đơn vị quản lý công trình, cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều 46. Trách nhiệm bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải

1. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.

2. Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức bảo vệ công trình cảng biển, luồng hàng hải tại địa phương.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.

4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 47. Các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải

1. Phá hủy, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng, hệ thống đài thông tin duyên hải, báo hiệu hàng hải, các thiết bị khác của công trình cảng biển và luồng hàng hải.

2. Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.

3. Thải các chất độc hại làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình cảng biển và luồng hàng hải.

4. Thực hiện các hành vi gây cản trở cho việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.

5. Điều khiển tàu thuyền và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình cảng biển và luồng hàng hải.

6. Các hành vi khác làm ảnh hưởng đến an toàn trong quản lý, khai thác công trình cảng biển và luồng hàng hải.

Điều 48. Xử lý vi phạm trong bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải

1. Mọi hành vi vi phạm đối với công trình cảng biển và luồng hàng hải đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự: nếu gây thiệt hại, tổ chức, cá nhân còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich16″]Chương 3. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI TẠI CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI[/NM_lightbox]

MỤC 1. THỦ TỤC TÀU THUYỀN ĐẾN VÀ RỜI CẢNG BIỂN

Điều 49. Yêu cầu chung đối với tàu thuyền vào cảng biển

1. Tất cả các loại tàu thuyền không phân biệt quốc tịch, trọng tải và mục đích sử dụng chỉ được phép vào cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

2. Tất cả các loại tàu thuyền chỉ được hoạt động tại các cảng biển, bến cảng, cầu cảng đã được công bố đưa vào sử dụng và phù hợp với công năng của cảng biển, bến cảng, cầu cảng đó.

3. Trường hợp tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển, phải tiến hành thủ tục tàu thuyền đến cảng, vào và rời cảng biển tại Cảng vụ hàng hải quản lý khu vực đó. Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm giám sát hoạt động của tàu thuyền đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Điều 50. Thủ tục đến cảng biển đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hoạt động đặc thù

1. Đối với tàu quân sự nước ngoài, tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tàu thuyền tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng biển Việt Nam, thủ tục được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.

2. Đối với tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu vận chuyển chất phóng xạ:

a) Người làm thủ tục trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ Giao thông vận tải văn bản theo Mẫu số 25 của Nghị định này đề nghị cho phép tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu vận chuyển chất phóng xạ đến cảng biển, kèm theo bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản sao chụp các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu thuyền đó;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận và có văn bản trả lời về việc cho phép tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu vận chuyển chất phóng xạ đến cảng biển.

3. Tàu thuyền nước ngoài đến cảng để thực hiện các hoạt động về nghiên cứu khoa học, nghề cá, cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm, lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển, huấn luyện, văn hóa, thể thao, xây dựng công trình biển, khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác về môi trường trong vùng biển Việt Nam đều phải xuất trình giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trường hợp chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện theo thủ tục sau đây:

a) Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ gồm:

– Văn bản theo Mẫu số 26 của Nghị định này đề nghị cấp giấy phép hoặc chấp thuận cho tàu thuyền nước ngoài xin đến cảng biển;

– Bản sao chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến mục đích, thời gian tàu thuyền đến cảng biển.

b) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ, thông báo trả lại hồ sơ trong trường hợp văn bản chưa phù hợp về nội dung, thủ tục; viết giấy hẹn trong trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ;

c) Chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến người làm thủ tục, sau khi có ý kiến của các cơ quan sau đây:

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hoạt động nghề cá;

– Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường;

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch;

– Bộ Khoa học và Công nghệ đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học.

Điều 51. Thông báo tàu thuyền đến cảng biển

1. Trước khi tàu thuyền dự kiến đến cảng, người làm thủ tục phải gửi cho Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến Thông báo tàu đến cảng theo Mẫu số 01 của Nghị định này và Bản khai hàng hóa quy định tại Mẫu số 06 của Nghị định này để cấp cho hải quan cửa khẩu. Đối với tàu thuyền nước ngoài đến cảng biển thực hiện hoạt động đặc thù quy định tại Điều 50 Nghị định này phải xuất trình giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2. Thời gian thông báo:

a) Đối với tất cả các loại tàu thuyền: chậm nhất 8 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng biển, trừ tàu thuyền quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Đối với tàu quân sự, tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ, tàu thuyền đến theo lời mời của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng biển.

3. Tàu thuyền chở hàng có tổng dung tích từ 500 GT trở lên, tàu chở khách và giàn khoan di động ngoài khơi hoạt động tuyến quốc tế phải gửi Cảng vụ hàng hải Bản khai an ninh tàu biển theo mẫu tại Mẫu số 02 chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng biển.

4. Việc thông báo tàu thuyền đến cảng biển quy định tại Khoản 1 Điều này được miễn thực hiện đối với các tàu thuyền sau đây:

a) Phương tiện thủy nội địa, tàu công vụ, tàu cá và tàu quân sự của Việt Nam;

b) Tàu thuyền khác đến cảng biển trong các trường hợp sau đây:

– Cấp cứu thuyền viên, hành khách trên tàu;

– Tránh bão;

– Chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền đã cứu được trên biển;

– Khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn hàng hải;

– Các trường hợp cấp thiết khác.

c) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b Khoản này, thuyền trưởng phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực biết về lý do, mục đích tàu thuyền đến cảng biển.

Điều 52. Xác báo tàu thuyền đến cảng biển

1. Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu dự kiến đến vùng đón trả hoa tiêu, người làm thủ tục phải xác báo cho Cảng vụ hàng hải biết chính xác thời gian tàu đến. Trường hợp có người ốm, người chết, người cứu vớt được trên biển hoặc có người trốn trên tàu, trong lần xác báo cuối cùng chủ tàu phải thông báo rõ tên, tuổi, quốc tịch, tình trạng bệnh tật, lý do tử vong và các yêu cầu liên quan khác.

2. Đối với tàu thuyền nhập cảnh, sau khi nhận được xác báo của người làm thủ tục, Cảng vụ hàng hải liên quan phải thông báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác biết để phối hợp.

3. Việc xác báo tàu thuyền đến cảng biển quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không áp dụng đối với tàu thuyền sau đây:

a) Phương tiện thủy nội địa, tàu công vụ, tàu cá và tàu quân sự Việt Nam;

b) Tàu thuyền khác đến cảng trong các trường hợp sau đây:

– Cấp cứu thuyền viên, hành khách trên tàu;

– Tránh bão;

– Chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền đã cứu được trên biển;

– Khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn hàng hải;

– Các trường hợp cấp thiết khác.

Điều 53. Điều động tàu thuyền vào cảng biển

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chỉ định vị trí neo đậu cho tàu thuyền trong vùng nước cảng biển chậm nhất 02 giờ, kể từ khi nhận được xác báo tàu đã đến vị trí đón trả hoa tiêu. Trường hợp tàu thuyền nhập cảnh, ngay sau khi quyết định điều động tàu vào cảng, Cảng vụ hàng hải còn phải thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác biết về thời gian và vị trí được chỉ định cho tàu thuyền vào neo đậu tại cảng biển.

2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ vào loại tàu, cỡ tàu, loại hàng hóa, cầu cảng và kế hoạch điều độ của cảng, kế hoạch dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu chỉ định cho tàu vị trí neo đậu để bốc, dỡ hàng hóa và đón trả hành khách. Việc thay đổi vị trí neo đậu của tàu thuyền do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định trên cơ sở đề nghị của thuyền trưởng của tàu thuyền.

3. Việc điều động tàu thuyền vào cảng biển được thực hiện theo kế hoạch điều động tàu hàng ngày của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Việc điều động tàu trong vùng nước cảng biển được thực hiện bằng Lệnh điều động theo Mẫu số 13 Nghị định này. Trường hợp khẩn cấp, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền điều động tàu thuyền bằng VHF, điện thoại hoặc các phương tiện thông tin liên lạc phù hợp khác và phải chịu trách nhiệm về việc điều động của mình.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich17″]Điều 54. Địa điểm, thời hạn và hồ sơ, giấy tờ làm thủ tục tàu thuyền vào cảng biển[/NM_lightbox]

1. Tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa:

a) Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải;

b) Thời hạn làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất là 02 giờ, kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng;

c) Thời hạn làm thủ tục của Cảng vụ hàng hải:

– Đối với tàu biển: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định dưới đây:

+ Các giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính):

* 01 Bản khai chung (Mẫu số 03);

* 01 Danh sách thuyền viên (Mẫu số 04);

* 01 Danh sách hành khách (nếu có – Mẫu số 05);

* Giấy phép rời cảng.

+ Các giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính):

* Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;

* Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;

* Sổ thuyền viên;

* Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định.

– Đối với các loại tàu thuyền khác, giấy tờ phải nộp bao gồm và xuất trình thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.

d) Việc làm thủ tục vào cảng đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa quy định tại Khoản này do Cảng vụ hàng hải thực hiện. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển không thực hiện thủ tục này.

2. Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh:

a) Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, trừ các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này.

b) Trong các trường hợp thủ tục được thực hiện tại tàu thuyền theo quy định sau đây, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải và người làm thủ tục biết:

– Thủ tục đối với tàu chở khách;

– Trường hợp có đủ cơ sở để nghi ngờ tính xác thực của việc khai báo về kiểm dịch của tàu thuyền hoặc tàu thuyền đến từ những khu vực có dịch bệnh liên quan đến người, động vật hoặc thực vật, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan tiến hành thủ tục theo quy định tại vùng kiểm dịch.

c) Thời hạn làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ, kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

d) Thời hạn làm thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: không quá 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định sau đây:

– Các giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính):

+ 03 bản khai chung (Mẫu số 03) nộp Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu;

+ 03 danh sách thuyền viên (Mẫu số 04) nộp Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu;

+ 01 danh sách hành khách (nếu có – Mẫu số 05) nộp Biên phòng cửa khẩu;

+ 01 bản khai hàng hóa (Mẫu số 06) nộp Hải quan cửa khẩu;

+ 03 bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có – Mẫu số 07) nộp Hải quan cửa khẩu và Cảng vụ hàng hải;

+ 01 bản khai dự trữ của tàu (Mẫu số 08) nộp Hải quan cửa khẩu;

+ 01 bản khai hành lý thuyền viên (Mẫu số 09) nộp Hải quan cửa khẩu;

+ 01 Giấy khai báo y tế hàng hải (Mẫu số 10) nộp cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế;

+ 01 bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có – Mẫu số 11) nộp cơ quan kiểm dịch thực vật;

+ 01 bản khai kiểm dịch động vật (nếu có – Mẫu số 12) nộp cơ quan kiểm dịch động vật;

+ Giấy phép rời cảng nộp Cảng vụ hàng hải.

+ Bản khai an ninh tàu biển theo quy định tại Mẫu số 02 (nộp Cảng vụ hàng hải);

– Các giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính):

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền (trình Cảng vụ hàng hải);

+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định (trình Cảng vụ hàng hải);

+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định (trình Cảng vụ hàng hải);

+ Hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương (trình biên phòng cửa khẩu);

+ Sổ thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương (trình Cảng vụ hàng hải);

+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên (trình cơ quan kiểm dịch y tế);

+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa chở trên tàu (trình hải quan cửa khẩu);

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (trình cơ quan kiểm dịch y tế);

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, nếu có (trình cơ quan kiểm dịch thực vật);

+ Giấy chứng nhận kiểm động vật của nước xuất hàng (trình cơ quan kiểm dịch động vật);

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường, nếu là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác (trình Cảng vụ hàng hải);

+ Hộ chiếu, Phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách (nếu có, khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu);

+ Giấy chứng nhận an ninh tàu biển theo quy định (trình Cảng vụ hàng hải);

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich18″]Riêng đối với tàu thuyền có tổng trọng tải từ 200 DWT trở xuống, mang cờ quốc tịch của quốc gia có chung biên giới với Việt Nam, khi đến cảng biển tại khu vực biên giới của Việt Nam với quốc gia đó được miễn giảm các hồ sơ, giấy tờ theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.[/NM_lightbox]

3. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ được yêu cầu chủ tàu nộp, xuất trình những hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến chức năng quản lý của cơ quan mình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; sau khi hoàn thành thủ tục phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết, trường hợp chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do, cách thức giải quyết.

4. Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Cảng vụ hàng hải khu vực nơi tàu đến căn cứ Giấy phép rời cảng do Cảng vụ hàng hải nơi tàu rời cảng trước đó cấp và Bản khai chung để quyết định cho tàu vào hoạt động tại cảng; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác căn cứ hồ sơ chuyển cảng (nếu có) do cơ quan có liên quan nơi tàu rời cảng trước đó cung cấp để thực hiện nghiệp vụ quản lý của mình theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Thông báo tàu thuyền rời cảng biển

1. Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền rời cảng, người làm thủ tục phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết tên tàu và thời gian tàu dự kiến rời cảng.

2. Đối với tàu thuyền xuất cảnh, ngay sau khi nhận được nội dung thông báo của người làm thủ tục, Cảng vụ hàng hải thông báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan biết để làm thủ tục xuất cảnh cho tàu theo quy định.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich19″]Điều 56. Địa điểm, thời hạn và hồ sơ, giấy tờ khi làm thủ tục tàu thuyền rời cảng biển[/NM_lightbox]

1. Tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa:

a) Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải;

b) Thời hạn làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng;

c) Thời hạn làm thủ tục của Cảng vụ hàng hải: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định dưới đây:

– Giấy tờ phải nộp: 01 Bản khai chung (bản chính).

– Giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính):

+ Các giấy chứng nhận của tàu thuyền và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên nếu thay đổi so với khi đến;

+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich20″]d) Việc làm thủ tục rời cảng đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa quy định tại Khoản này do Cảng vụ hàng hải thực hiện. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển không thực hiện thủ tục này.[/NM_lightbox]

2. Tàu thuyền xuất cảnh:

a) Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải; riêng đối với tàu chở khách, theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, địa điểm làm thủ tục có thể do cơ quan đó thực hiện tại tàu;

b) Thời hạn làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng; riêng tàu chở khách và tàu chuyên tuyến, chậm nhất ngay trước thời điểm tàu thuyền dự kiến rời cảng;

c) Thời hạn làm thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định sau đây:

– Các giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính):

+ 03 bản khai chung, nộp cho Cảng vụ hàng hải, biên phòng cửa khẩu, hải quan cửa khẩu;

+ 03 danh sách thuyền viên nếu thay đổi so với khi đến, nộp cho Cảng vụ hàng hải, biên phòng cửa khẩu, hải quan cửa khẩu;

+ 01 danh sách hành khách nếu thay đổi so với khi đến, nộp cho biên phòng cửa khẩu;

+ 01 bản khai dự trữ của tàu nộp cho hải quan cửa khẩu;

+ 01 bản khai hàng hóa nếu có chở hàng hóa, nộp cho hải quan cửa khẩu;

+ 01 bản khai hành lý hành khách (nếu có) nộp cho hải quan cửa khẩu; riêng đối với hành lý của hành khách trên tàu khách nước ngoài đến cảng và sau đó rời cảng trong cùng một chuyến, không áp dụng thủ tục khai báo hải quan;

+ Những giấy tờ do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền viên và hành khách để thu hồi.

– Các giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính):

+ Các giấy chứng nhận của tàu nếu thay đổi so với khi đến, trình Cảng vụ hàng hải;

+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên nếu có thay đổi so với khi đến, trình Cảng vụ hàng hải;

+ Hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, Hộ chiếu của hành khách, trình biên phòng cửa khẩu;

+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách nếu thay đổi so với khi đến, trình cơ quan kiểm dịch y tế;

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (nếu có), trình cơ quan kiểm dịch thực vật;

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (nếu có), trình cơ quan kiểm dịch động vật;

+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa chở trên tàu, trình hải quan cửa khẩu;

+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ (nếu có) theo quy định của pháp luật, trình Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan có liên quan.

Điều 57. Địa điểm, thời hạn và hồ sơ, giấy tờ làm thủ tục cho tàu thuyền xuất nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi

1. Địa điểm, hồ sơ, giấy tờ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 và Điều 56 Nghị định này. Thời hạn làm thủ tục cho tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi được coi là kết thúc khi đại lý của chủ tàu nộp cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại trụ sở Cảng vụ hàng hải.

2. Hồ sơ, giấy tờ phải nộp và xuất trình quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Người làm thủ tục gửi qua máy Fax hoặc thư điện tử cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ sau đây:

– 01 bản khai chung;

– 01 danh sách thuyền viên;

– 01 giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với ô nhiễm dầu theo quy định.

b) Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng cho người làm thủ tục sau khi nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này.

c) Chậm nhất 24 giờ, sau khi trở lại bờ, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp đầy đủ bản chính các giấy tờ phải nộp, bản sao chụp Giấy phép rời cảng và các giấy tờ phải xuất trình có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu.

3. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với tàu thuyền nước ngoài khi làm thủ tục xuất, nhập cảnh ngoài khơi thuộc vùng biển Việt Nam để thực hiện các hoạt động quy định tại Khoản 3 Điều 50 Nghị định này.

Điều 58. Quy định miễn, giảm thủ tục vào, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt

1. Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chuyên dùng thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm an toàn hàng hải, phòng chống cháy, nổ, phòng chống tràn dầu hoặc thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khác được miễn thực hiện các thủ tục vào, rời cảng theo quy định tại Nghị định này nhưng thuyền trưởng của tàu thuyền phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết bằng văn bản hoặc bằng các phương tiện thông tin phù hợp khác.

2. Tàu thuyền vào cảng để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục vào, rời cảng một lần và phải nộp cho Cảng vụ hàng hải các loại giấy tờ sau đây:

a) Thông báo tàu đến cảng;

b) Danh sách thuyền viên;

c) Danh sách hành khách (nếu có).

3. Tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, tàu thuyền du lịch của cá nhân được miễn nộp hoặc miễn xuất trình hồ sơ, giấy tờ quy định tại Điều 54 và Điều 56 Nghị định này nếu quốc gia tàu mang cờ không quy định phải có hồ sơ, giấy tờ đó.

4. Hồ sơ, giấy tờ phải nộp và xuất trình đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ của Việt Nam khi đến và rời cảng biển được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Phương tiện thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa;

b) Tàu cá thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy sản;

c) Tàu quân sự, tàu công vụ, thủy phi cơ và các phương tiện thủy khác thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải và quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 59. Điều kiện tàu thuyền rời cảng biển

1. Tàu thuyền chỉ được phép rời cảng biển sau đã khi hoàn thành thủ tục quy định tại Nghị định này và được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Tàu thuyền không được rời cảng trong các trường hợp sau đây:

a) Tàu thuyền không đủ các giấy tờ và tài liệu của tàu về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định;

b) Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mớn nước cho phép hoặc tàu nghiêng hơn 08 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu thực sự không kín nước;

c) Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó;

d) Tàu thuyền chưa được sửa chữa, bổ sung các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Cảng vụ hàng hải, thanh tra hàng hải hoặc yêu cầu, đề nghị hợp lý khác của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan;

đ) Phát hiện có nguy cơ khác đe dọa sự an toàn của tàu, người, hàng hóa ở trên tàu và môi trường biển;

e) Đã có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu biển theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp tàu thuyền đã được cấp phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận Giấy phép rời cảng, tàu thuyền đó phải làm lại thủ tục rời cảng theo quy định tại Điều 56 Nghị định này.

4. Trường hợp tàu thuyền vào cảng và chỉ lưu lại cảng trong khoảng thời gian không quá 12 giờ, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có liên quan làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng cùng một lúc.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich21″]Điều 60. Tàu thuyền nước ngoài quá cảnh[/NM_lightbox]

1. Thủ tục xin phép, thông báo, xác báo:

a) Thủ tục xin phép:

– Chậm nhất 12 giờ, kể từ thời điểm tàu thuyền dự kiến đến khu neo đậu chờ quá cảnh, người làm thủ tục gửi cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực đó Thông báo tàu đến cảng (quá cảnh);

– Chậm nhất 02 giờ, kể từ khi nhận được thông báo tàu quá cảnh, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho phép tàu thuyền quá cảnh; trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Việc thông báo, xác báo được thực hiện theo quy định tại các Điều 51, 52 và 55 Nghị định này.

2. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ khi làm thủ tục:

a) Địa điểm, thời hạn làm thủ tục được thực hiện theo quy định tại Điều 54 và Điều 56 Nghị định này.

b) Chậm nhất 02 giờ, trước khi tàu thuyền quá cảnh, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình cho Cảng vụ hàng hải khu vực các giấy tờ sau đây:

– Các giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính):

+ 01 bản khai chung;

+ 01 danh sách thuyền viên;

+ 01 danh sách hành khách (nếu có);

+ 01 bản khai hàng hóa (nếu có).

– Các giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính):

+ Giấy phép rời cảng hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;

+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu thuyền theo quy định;

+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định;

+ Hộ chiếu thuyền viên, sổ thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường, nếu là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác;

+ Hộ chiếu của hành khách (nếu có).

3. Ngay sau khi cấp Giấy phép quá cảnh theo Mẫu số 15 của Nghị định này, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan trên tuyến luồng quá cảnh biết để phối hợp quản lý hoạt động quá cảnh của tàu thuyền đó.

Điều 61. Thời gian làm thủ tục

Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển phải thường trực 24/24 giờ trong ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ để phục vụ cho hoạt động của tàu thuyền vào, rời cảng biển, quá cảnh.

Điều 62. Trình tự và hình thức khai báo thủ tục tàu thuyền vào, rời và hoạt động tại cảng biển

Việc gửi hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển có thể được thực hiện bằng Fax, khai báo điện tử, gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính. Trường hợp hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền được cấp dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật, người làm thủ tục chỉ phải nộp bản sao chụp hồ sơ, giấy tờ đó và cung cấp địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đó để xác minh khi cần thiết.

Điều 63. Quy trình thủ tục dùng chung cho tàu thuyền vào, rời cảng, quá cảnh và hoạt động tại cảng biển Việt Nam

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich22″]1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm ban hành quy trình thủ tục dùng chung và các loại hồ sơ, biểu mẫu để khai báo khi tàu thuyền vào, rời cảng, quá cảnh và hoạt động tại cảng biển phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; áp dụng thí điểm thực hiện thủ tục điện tử cho tàu thuyền vào, rời cảng, quá cảnh và hoạt động tại cảng biển Việt Nam.[/NM_lightbox]

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin để phục vụ việc khai báo điện tử khi làm thủ tục tàu thuyền vào, rời cảng, quá cảnh và hoạt động tại cảng biển Việt Nam.

3. Kinh phí đầu tư thiết lập, quản lý vận hành khai thác hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý cảng biển và hoạt động hàng hải được sử dụng bằng nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

MỤC 2. DỊCH VỤ HOA TIÊU HÀNG HẢI

Điều 64. Chế độ hoa tiêu bắt buộc

1. Các loại tàu thuyền sau đây bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải khi vào, rời cảng biển hoặc khi di chuyển trong vùng nước cảng biển của Việt Nam:

a) Tàu thuyền nước ngoài có tổng dung tích từ 100 GT trở lên;

b) Tàu thuyền Việt Nam chở khách, chở dầu, chở khí hóa lỏng, chở xô hóa chất có tổng dung tích từ 1.000 GT trở lên;

c) Các loại tàu thuyền khác của Việt Nam không quy định tại Điểm b Khoản này có tổng dung tích từ 2.000 GT trở lên.

2. Các trường hợp được miễn sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải:

a) Tàu thuyền nước ngoài có tổng dung tích dưới 100 GT;

b) Tàu thuyền Việt Nam chở khách, chở dầu, chở khí hóa lỏng, chở xô hóa chất có tổng dung tích dưới 1.000 GT; các loại tàu thuyền khác của Việt Nam có tổng dung tích dưới 2.000 GT;

c) Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp chứng chỉ khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu thuyền và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc mà tàu thuyền hoạt động được phép tự dẫn tàu nhưng phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải liên quan biết trước khi điều động tàu thuyền.

3. Thuyền trưởng của tàu thuyền quy định tại Khoản 2 Điều này có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn tàu nếu thấy cần thiết.

Điều 65. Cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải

1. Người làm thủ tục gửi yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu đến tổ chức hoa tiêu chậm nhất 06 giờ trước thời gian dự kiến đón hoa tiêu lên tàu; trường hợp khẩn cấp để phòng ngừa tai nạn hàng hải, thời hạn gửi yêu cầu có thể sớm hơn.

2. Trường hợp thay đổi giờ đón hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu; người làm thủ tục phải thông báo cho tổ chức hoa tiêu biết ít nhất 03 giờ trước thời điểm dự kiến đón hoa tiêu lên tàu.

3. Tổ chức hoa tiêu có trách nhiệm lập kế hoạch dẫn tàu hàng ngày trên cơ sở yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Kế hoạch dẫn tàu hàng ngày gồm các nội dung: tên, quốc tịch, đặc điểm kỹ thuật cơ bản của tàu, vị trí tàu neo đậu, thời gian hoa tiêu lên tàu, cầu cảng hoặc vị trí tàu dự kiến neo đậu, tên hoa tiêu được bố trí dẫn tàu và những nội dung cần thiết khác.

4. Chậm nhất trước 16 giờ hàng ngày, tổ chức hoa tiêu phải gửi kế hoạch dẫn tàu của ngày kế tiếp để Cảng vụ hàng hải lập kế hoạch điều động tàu vào, rời cảng, quá cảnh hoặc di chuyển trong vùng nước cảng biển; trường hợp có thay đổi hoặc yêu cầu phát sinh khác phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để kịp thời điều chỉnh kế hoạch điều động tàu trong ngày. Cảng vụ hàng hải lập và gửi kế hoạch điều động tàu cho tổ chức hoa tiêu, doanh nghiệp cảng trước 17 giờ hàng ngày.

5. Tổ chức hoa tiêu, doanh nghiệp cảng, thuyền trưởng, hoa tiêu dẫn tàu và tổ chức, cá nhân liên quan khác có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải.

6. Hoa tiêu dẫn tàu có trách nhiệm chờ đợi tại địa điểm đón hoa tiêu lên tàu; thời gian chờ đợi không quá 04 giờ kể từ thời điểm dự kiến đón hoa tiêu lên tàu, trừ trường hợp người làm thủ tục đề nghị thay đổi thời điểm dẫn tàu và được Cảng vụ hàng hải chấp thuận; quá thời hạn nêu trên, việc yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu bị hủy bỏ và người yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi theo quy định.

7. Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi nhận được kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải, tổ chức hoa tiêu phải xác báo lại cho người làm thủ tục về địa điểm và thời gian dự kiến hoa tiêu lên tàu; nếu hoa tiêu lên tàu chậm so với thời gian hoặc sai địa điểm đã xác báo mà tàu thuyền phải chờ đợi hoặc di chuyển đến địa điểm khác, tổ chức hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi của tàu thuyền theo quy định; người làm thủ tục thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu biết để có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định.

Điều 66. Trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu

1. Hoa tiêu dẫn tàu có trách nhiệm:

a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải; trường hợp từ chối dẫn tàu phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải biết rõ lý do để kịp thời xử lý;

c) Trong khi dẫn tàu, nếu xảy ra hoặc phát hiện thấy tai nạn, sự cố hàng hải, việc bố trí tàu lai và điều kiện an toàn cập, rời cầu cảng, sự thay đổi tình trạng của báo hiệu hàng hải, điều kiện an toàn trên luồng hàng hải và những sự việc khác không bảo đảm an toàn theo quy định phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết;

d) Khuyến cáo thuyền trưởng thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp thuyền trưởng không thực hiện theo khuyến cáo, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu biết.

2. Tổ chức hoa tiêu có trách nhiệm bố trí hoa tiêu dẫn tàu phù hợp với khả năng chuyên môn của hoa tiêu đã được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật.

MỤC 3. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU THUYỀN

Điều 67. Yêu cầu đối với hoạt động của tàu thuyền

1. Tàu thuyền chỉ được phép điều động, neo đậu, di chuyển vị trí trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải khi có Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải được thực hiện kịp thời, chính xác và đầy đủ; trường hợp xét thấy không đủ điều kiện thực hiện, thuyền trưởng có trách nhiệm báo cáo Cảng vụ hàng hải để xử lý.

2. Khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam, mọi tàu thuyền đều phải chấp hành Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển theo quy định; đồng thời, thuyền trưởng phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua VHF trên kênh đã được thông báo hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác;

b) Duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động theo quy định;

c) Chấp hành đầy đủ các quy định về tốc độ hành trình trên luồng, dấu hiệu cảnh báo, chế độ cảnh giới và các quy định khác; phải chủ động di chuyển với tốc độ an toàn khi đi qua các khu vực đang có hoạt động ngầm dưới nước, hoạt động nạo vét luồng, thả phao tiêu, trục vớt, cứu hộ, hoạt động nghề cá hoặc khi đi qua khu vực có các tàu thuyền khác đang neo đậu, điều động ở khu vực đó;

d) Không được điều động tàu thuyền đi qua các khu vực có cầu, đường dây vắt ngang qua luồng mà độ cao của tàu thuyền vượt quá độ cao tĩnh không cho phép. Việc hành trình của tàu thuyền trên luồng hẹp được thực hiện theo quy định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; máy neo và các thiết bị tương tự khác của tàu thuyền phải luôn trong trạng thái sẵn sàng để có thể thực hiện thanh toán nhanh chóng các mệnh lệnh của thuyền trưởng;

đ) Không để tàu thuyền rê neo, kéo neo ngầm dưới nước khi hoạt động trong luồng, kênh đào, trừ trường hợp bắt buộc phải thực hiện để phòng ngừa tai nạn hàng hải có thể xảy ra;

e) Sử dụng tàu lai dắt để hỗ trợ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển theo quy định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;

g) Chỉ được tiến hành các hoạt động lặn hoặc các công việc ngầm dưới nước sau khi được Cảng vụ hàng hải chấp thuận. Thủ tục xin phép thực hiện như sau:

– Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải văn bản đề nghị theo Mẫu số 27 của Nghị định này;

– Chậm nhất 04 giờ làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản trả lời, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều này, thuyền trưởng hoặc người chỉ huy của tàu thuyền thi công công trình hàng hải, tàu thuyền chuyên dùng để nạo vét luồng, khai thác cát hoặc cần cẩu nổi và các thiết bị công trình khác phải xin phép Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển. Thủ tục xin phép thực hiện như sau:

a) Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải văn bản đề nghị theo Mẫu số 27 của Nghị định này.

b) Chậm nhất 04 giờ làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

4. Khi tàu thuyền chưa làm xong thủ tục nhập cảnh hoặc sau khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh, nghiêm cấm những người ở trên tàu thuyền giao dịch với người khác không thuộc thuyền bộ, trừ hoa tiêu dẫn tàu, đại lý tàu biển và các nhân viên công vụ đang làm nhiệm vụ trên tàu thuyền.

Điều 68. Yêu cầu đối với việc neo đậu của tàu thuyền

1. Khi tàu thuyền đã neo đậu an toàn tại vị trí được chỉ định, máy chính của tàu phải được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động khi cần thiết; phải được chiếu sáng vào ban đêm, khi tầm nhìn bị hạn chế và duy trì đủ các báo hiệu, dấu hiệu cảnh báo theo quy định.

2. Khi tàu thuyền bị trôi dạt, thuyền trưởng phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp để phòng ngừa tai nạn, sự cố hàng hải và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết.

3. Phương tiện thủy thô sơ, không tự hành chỉ được neo đậu ở khu vực riêng theo quy định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; trong quá trình neo đậu phải có đủ người và phương tiện hỗ trợ phù hợp để sẵn sàng điều động khi cần thiết.

Điều 69. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng

1. Bố trí địa điểm tàu thuyền vào neo đậu hoặc dịch chuyển. Trước 16 giờ hàng ngày phải thông báo kế hoạch điều độ tàu vào, rời cảng cho Cảng vụ hàng hải để lập và triển khai kế hoạch điều động tàu; trường hợp có thay đổi, phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để điều chỉnh kế hoạch điều động thuyền trong ngày.

2. Sau khi đã có thông báo của Cảng vụ hàng hải về kế hoạch điều động tàu thuyền, doanh nghiệp cảng phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Bố trí cầu cảng có đủ chiều dài và các điều kiện cần thiết khác theo quy định bảo đảm cho tàu thuyền cập cầu an toàn; cầu cảng phải có đủ ánh sáng, không có chướng ngại vật trên mặt cầu có thể gây trở ngại, gây nguy hiểm cho việc tàu neo đậu hoặc các hoạt động bình thường khác của thuyền viên và hành khách;

b) Bố trí công nhân lành nghề để phục vụ việc buộc, cởi dây của tàu thuyền khi vào, rời cầu cảng; các cột bích phải được chuẩn bị sẵn sàng để việc buộc, cởi dây thực hiện nhanh chóng và an toàn. Tại các vị trí buộc, cởi dây phải duy trì dấu hiệu cảnh báo phù hợp theo quy định;

c) Hoàn tất việc chuẩn bị cầu cảng ít nhất 01 giờ trước khi tàu dự kiến cập cầu nếu tàu thuyền đi từ phía biển vào cảng và 30 phút nếu tàu thuyền di chuyển, thay đổi vị trí trong vùng nước cảng;

d) Bảo đảm các điều kiện an ninh trật tự tại khu vực cầu cảng nơi tàu cập cầu bốc dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách;

đ) Trang bị và duy trì sự hoạt động bình thường các phương tiện thông tin liên lạc nhằm bảo đảm sự thông suốt trong trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển theo quy định;

e) Duy trì tình trạng kỹ thuật cầu cảng, kho, bãi, phương tiện, thiết bị, độ sâu vùng nước trước cầu cảng và vùng nước khác do mình quản lý sử dụng theo quy định; hàng năm tổ chức thực hiện việc khảo sát và đề nghị công bố thông báo hàng hải vùng nước trước cầu cảng và vùng nước khác do mình quản lý sử dụng. Ít nhất 05 năm một lần phải tổ chức kiểm định tình trạng kỹ thuật của cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao nhằm bảo đảm an toàn trong khai thác;

g) Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại cảng biển. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hàng hải, cháy, nổ, sự cố môi trường, phải tiến hành ngay các biện pháp ngăn ngừa phù hợp, thông báo cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan liên quan biết, xử lý theo quy định.

Điều 70. Cập mạn tàu thuyền

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ vào điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải, quyết định cho phép các tàu biển cập mạn nhau theo đề nghị của các thuyền trưởng liên quan nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Các tàu biển có tổng dung tích từ 1.000 GT trở lên được cập hàng hai; các loại tàu thuyền khác được cập hàng ba nhưng không được cản trở hoạt động bình thường trong luồng cảng biển và vùng nước trước cầu cảng;

b) Tàu thuyền có kích thước lớn hơn không được cập mạn với loại tàu thuyền có kích thước nhỏ hơn từ phía bên ngoài;

c) Giữa các loại tàu thuyền cập mạn nhau phải buộc dây đúng quy cách và bố trí quả đệm để chống va đập;

d) Chỉ các loại tàu thuyền cấp nước, cấp dầu, cấp thực phẩm, cấp trang thiết bị và vật phẩm dự trữ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chữa cháy, tàu chuyển tải hành khách từ tàu khách hoặc các tàu thuyền dịch vụ tương tự mới được cập mạn tàu khách.

2. Thuyền trưởng phải sử dụng các loại dây thích hợp khi cập mạn tàu, cấm buộc dây lên các dầm, khung hoặc các kết cấu thuộc công trình cảng, những nơi theo quy định không phải để buộc tàu.

Điều 71. Trực ca khi tàu thuyền hoạt động tại cảng

1. Trong thời gian tàu thuyền hoạt động tại cảng biển, thuyền trưởng phải bố trí thuyền viên trực ca, cảnh giới chu đáo, sẵn sàng xử lý việc trôi neo, đứt neo, đứt dây buộc tàu, khi dây buộc tàu quá căng hay quá chùng hoặc các nguy cơ mất an toàn khác đối với tàu thuyền, hàng hóa và người trên tàu; phải luôn duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, phương tiện dự phòng ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

2. Khi neo đậu trong vùng nước cảng biển, trên tàu luôn duy trì ít nhất 2/3 số lượng thuyền viên của tàu thuyền với các chức danh phù hợp, trong đó phải có thuyền trưởng hoặc đại phó và máy trưởng hoặc máy hai để điều động tàu thuyền hoặc xử lý các trường hợp khẩn cấp.

3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cụ thể cho thuyền trưởng biết kế hoạch tránh bão, khu tránh bão, các chỉ dẫn hàng hải cần thiết và biện pháp phòng ngừa trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý mà tàu thuyền đang hoạt động.

4. Trường hợp có bão, tàu thuyền phải nhanh chóng di chuyển đến khu tránh bão theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

Điều 72. Thủ tục tạm giữ tàu biển

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tạm giữ tàu biển đối với các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 68 Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Quyết định tạm giữ tàu biển theo Mẫu số 16 của Nghị định này, được gửi ngay cho thuyền trưởng tàu bị giữ, Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biển.

2. Khi nhận được quyết định tạm giữ tàu biển của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người khai thác tàu phải thực hiện các yêu cầu quy định tại quyết định tạm giữ tàu biển.

3. Sau khi lý do tạm giữ tàu biển không còn, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ tàu biển theo quy định tại Mẫu số 17 của Nghị định này và gửi cho thuyền trưởng tàu bị giữ, Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

MỤC 4. TÌM KIẾM, CỨU NẠN VÀ XỬ LÝ TAI NẠN HÀNG HẢI

Điều 73. Nghĩa vụ tìm kiếm, cứu nạn

1. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, người phát hiện phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu và tiến hành ngay các biện pháp cứu nạn, phòng ngừa phù hợp để cứu người, tài sản và ngăn ngừa hoặc hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất.

2. Việc cứu người bị nạn là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các phương tiện khác khi đang hoạt động ở trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. Tàu thuyền khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu thuyền khác gặp nạn trên biển hoặc trong vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người và tàu thuyền của mình phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch hướng, chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Tàu thuyền bị thiệt hại nhẹ hơn phải cứu trợ tàu thuyền bị thiệt hại nặng hơn cho dù lỗi gây ra tai nạn, sự cố không phải là của tàu thuyền mình.

3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền huy động mọi lực lượng, trang thiết bị của cảng, tàu thuyền và các phương tiện khác hiện có trong khu vực cảng biển để tìm kiếm, cứu nạn đối với người và phương tiện bị nạn; tất cả các đối tượng được huy động có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Đối với những tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải trên luồng hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải chủ trì, phối hợp với đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực để kịp thời tiến hành cảnh giới, lắp đặt báo hiệu hàng hải và ra thông báo hàng hải nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

4. Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải phải sẵn sàng tổ chức và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn kịp thời đối với người, phương tiện gặp nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn do mình phụ trách và được quyền huy động người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 74. Trách nhiệm báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải

1. Thuyền trưởng có nghĩa vụ báo cáo cho Giám đốc Cảng vụ hàng hải biết về tai nạn, sự cố hàng hải xảy ra đối với tàu thuyền mình hoặc khi phát hiện thấy tai nạn, sự cố hàng hải và các hư hỏng, sai lệch của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam; thực hiện các yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng trong việc điều tra tai nạn hàng hải theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về việc báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

MỤC 5. BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH HÀNG HẢI VÀ TRẬT TỰ, VỆ SINH TẠI CẢNG BIỂN

Điều 75. Treo cờ đối với tàu thuyền

Việc treo cờ của tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển quy định như sau:

1. Tàu thuyền Việt Nam phải treo quốc kỳ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn trên đỉnh cột phía lái của tàu thuyền; tàu thuyền nước ngoài treo trên đỉnh cột cao nhất của tàu thuyền.

2. Tất cả các tàu thuyền đang neo, đậu trong khu vực cảng biển đều phải treo cờ lễ theo chỉ dẫn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải vào ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc khi có người đứng đầu Nhà nước đến thăm cảng.

3. Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, hoặc kéo còi trong các dịp lễ của quốc gia tàu mang cờ phải thông báo trước thực hiện theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.

4. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể miễn trách nhiệm treo quốc kỳ Việt Nam cho một số phương tiện thủy thô sơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển.

Điều 76. Cầu thang lên, xuống tàu

Cầu thang lên, xuống tàu phải được chiếu sáng và điều chỉnh phù hợp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng; khu vực cầu thang thường xuyên phải có người trực ca và có phao cứu sinh theo quy định; cầu thang phải có tay vịn, phía dưới phải có lưới bảo hiểm.

Điều 77. An toàn, an ninh hàng hải và trật tự, vệ sinh trên tàu thuyền

1. Tất cả các loại tàu thuyền phải được ghi rõ tên hoặc số hiệu, số IMO (nếu có) và tên cảng đăng ký theo quy định.

2. Thuyền trưởng có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự và vệ sinh trên tàu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Các dây buộc tàu phải có tấm chắn chuột theo quy định.

3. Ngoài những thuyền viên thuộc thuyền bộ và hành khách đi theo tàu thuyền, chỉ những người có nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu mới được phép lên tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển; khi lên tàu thuyền nước ngoài còn phải có giấy phép của Bộ đội Biên phòng hoặc Công an cửa khẩu, trừ trường hợp là cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đang thi công công vụ. Thuyền trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm về những trường hợp để người không có nhiệm vụ lên tàu.

4. Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Kéo còi hay dùng loa điện để thông tin, trừ trường hợp để phát tín hiệu cấp cứu hoặc kéo còi chào theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;

b) Nạo ống khói hoặc xả khói đen;

c) Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi trường;

d) Bơm xả các loại nước bẩn, cặn bẩn, chất thải, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất độc hại khác;

đ) Vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu xuống nước hoặc cầu cảng;

e) Để bừa bãi các trang thiết bị, tài sản ở trên mặt cầu cảng;

g) Gõ rỉ, sơn tàu làm nhiễm bẩn môi trường;

h) Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa có sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;

i) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh – chữa cháy vào các mục đích không phù hợp;

k) Bơi lội hoặc làm mất trật tự ở trong cảng;

l) Tiến hành khử trùng, hun chuột khi chưa thông báo và không theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải;

m) Việc tổ chức bắn pháo hoa của tàu thuyền trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ được thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 78. Đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu

1. Tàu thuyền khi hoạt động trong khu vực cảng biển phải thực hiện chế độ đổ rác, bơm xả nước bẩn và nước dằn tàu theo quy định và theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.

2. Doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ vệ sinh tàu thuyền tại cảng biển phải bố trí phương tiện để tiếp nhận rác thải, nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền để xử lý hoặc chuyển cho cơ quan có chức năng xử lý và được thu phí dịch vụ theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Giao thông vận tải thống nhất với các Bộ, ngành có liên quan quy định chi tiết việc quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển.

Điều 79. Hoạt động thể thao, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn và an ninh hàng hải

1. Việc tổ chức các cuộc thi đấu thể thao trong vùng nước cảng biển phải thực hiện theo quy định của pháp luật, trước khi tiến hành phải thông báo và thực hiện theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.

2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức diễn tập công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, diễn tập về an ninh hàng hải trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 80. Vận chuyển hành khách, hàng hóa và khai thác khoáng sản, hoạt động nghề cá trong vùng nước cảng biển

1. Hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển phải tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật; trước khi tiến hành phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết.

2. Việc cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước cảng biển phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải chấp thuận bằng văn bản nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Thủ tục được thực hiện như sau:

a) Người đề nghị gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho Cảng vụ hàng hải văn bản theo Mẫu số 27 của Nghị định này;

b) Chậm nhất 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản trả lời, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Điều 81. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền trong vùng nước cảng biển

1. Trước khi tiến hành các hoạt động bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền, thuyền trưởng có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết về bảo đảm an toàn hàng hải, bảo hộ an toàn lao động và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định có liên quan của pháp luật.

2. Thuyền trưởng chỉ được phép cho đóng nắp hầm hàng hoặc cho người xuống hầm hàng sau khi đã kiểm tra và bảo đảm chắc chắn không có tình trạng bất trắc xảy ra.

3. Trong quá trình tàu thuyền làm hàng, nếu phát hiện thấy dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều hành hoạt động bốc, dỡ hàng hóa phải đình chỉ ngay công việc để xử lý.

4. Khi xảy ra tai nạn lao động trên tàu, thuyền trưởng phải nhanh chóng tổ chức cấp cứu người bị nạn, tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả phát sinh tiếp theo và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải; đồng thời, thực hiện việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 82. Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng

1. Giám đốc doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động của lực lượng bảo vệ cảng phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại cảng.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển được sử dụng khu vực cổng cảng để thực hiện nhiệm vụ của mình sau khi đã thỏa thuận với doanh nghiệp cảng.

3. Tổ chức, cá nhân và các phương tiện khi hoạt động trong vùng đất cảng phải chấp hành đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật.

MỤC 6. PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔ VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Điều 83. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ

1. Thuyền trưởng của tàu thuyền hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy, nổ.

2. Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng biển và của tàu thuyền phải được đặt đúng nơi quy định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

3. Tại tất cả những nơi dễ cháy, nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng, trên tàu thuyền phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật.

4. Những người làm nhiệm vụ tại nơi dễ cháy, nổ trên tàu thuyền, trong cảng phải được huấn luyện thành thạo về nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ.

5. Tàu thuyền khi tiếp nhận nhiên liệu cần phải:

a) Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ;

b) Đóng kín các cửa mạn ở phía cấp nhiên liệu;

c) Chấp hành mọi quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;

d) Bố trí người thường trực ở trên boong và ngay tại nơi tiếp nhận nhiên liệu.

6. Nghiêm cấm việc sử dụng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng và của tàu thuyền vào các mục đích khác.

7. Nghiêm cấm tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên mặt boong, trong hầm hàng, dưới buồng máy khi chưa nhận được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải.

8. Khi tiếp nhận nhiên liệu, cấm tiến hành những việc sau đây:

a) Cho tàu thuyền khác cập mạn;

b) Bơm nhiên liệu qua các loại ống, vòi hoặc khớp nối không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

9. Việc cho phép thực hiện sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng biển nếu có thể ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ, trước khi quyết định, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống cháy, nổ tại khu vực. Thủ tục thực hiện như sau:

a) Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị theo Mẫu số 27 của Nghị định này;

– Bản sao chụp phương án phòng, chống cháy nổ;

b) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải tổ chức lấy ý kiến và có văn bản trả lời, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Điều 84. Phối hợp tổ chức phòng chống cháy, nổ tại cảng biển

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống cháy, nổ có thẩm quyền ở khu vực quản lý của mình, xây dựng các phương án phòng, chống cháy, nổ cần thiết cho tàu thuyền hoạt động ở khu vực đó theo quy định có liên quan.

2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chỉ huy các hoạt động ứng cứu tàu thuyền bị cháy, nổ ở trong vùng nước cảng biển cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường.

3. Giám đốc doanh nghiệp cảng là người chịu trách nhiệm chỉ huy hoạt động ứng cứu sự cố cháy, nổ xảy ra trong vùng đất cảng cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường.

Điều 85. Yêu cầu đối với tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác

Ngoài các quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường, tất cả các loại tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác khi hoạt động tại cảng biển còn phải chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu sau đây:

1. Cấm hai tàu cập mạn nhau cùng một lúc bốc, dỡ các loại hàng dễ cháy, nổ, trừ trường hợp cấp và nhận nhiên liệu hoặc chuyển tải dầu giữa hai tàu thuyền.

2. Tất cả các loại tàu chở dầu hoặc các loại hàng hóa nguy hiểm khác tại cảng biển chỉ được phép tiến hành bốc, dỡ hàng hóa ở những khu vực riêng đã được công bố.

3. Tại các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này phải được trang bị các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ và ứng phó sự cố môi trường cần thiết theo quy định; trong suốt thời gian bốc, dỡ hàng hóa, tất cả các trang thiết bị này phải được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

4. Việc bốc, dỡ và bảo quản các loại hàng hóa dễ cháy, nổ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác phải được thực hiện đúng quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật quy định.

5. Khi tiến hành lắp ráp các thiết bị bơm dầu khí, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cặn dầu hoặc các chất nguy hại khác, thuyền trưởng và các bên liên quan phải cử đại diện để cùng kiểm tra, giám sát.

6. Khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến việc bơm dầu hoặc việc bốc dỡ các loại hàng nguy hiểm khác, thuyền trưởng phải dừng ngay việc bơm dầu hoặc bốc, dỡ hàng hóa và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả; đồng thời, phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng có liên quan biết để triển khai việc phối hợp ứng cứu.

Điều 86. Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

1. Tất cả các tổ chức, cá nhân, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Ngoài các quy định ở Khoản 1 Điều này, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển phải chấp hành những yêu cầu sau đây:

a) Tất cả các van và thiết bị của tàu thuyền mà chất độc hại có thể thoát ra ngoài đều phải được đóng kín, đưa về trạng thái ngừng hoạt động, niêm phong kẹp chì và phải có biển thông báo tại chỗ; việc tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị quy định tại khoản này chỉ được thực hiện với sự đồng ý của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và có sự giám sát trực tiếp của nhân viên Cảng vụ hàng hải đó. Thủ tục được thực hiện như sau:

– Người tiến hành thủ tục gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải văn bản theo Mẫu số 27 của Nghị định này về đề nghị chấp thuận tiến hành tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị;

– Chậm nhất 4 giờ làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải phải có văn bản trả lời, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do; gửi văn bản trả lời trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến người tiến hành thủ tục.

b) Khi tiến hành bơm các loại nước bẩn, nước thải có dầu hoặc các chất có đặc tính nguy hiểm khác qua đường ống trên mặt boong phải bịt kín các lỗ thoát nước mặt boong và có khay hứng ở những khớp nối của ống dẫn;

c) Tất cả các hoạt động liên quan đến việc bơm, xả dầu hoặc các chất nguy hiểm khác đều phải được ghi chép cụ thể vào nhật ký và sẵn sàng xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra khi cần thiết.

Điều 87. Báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường tại cảng biển

1. Việc báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra tại cảng biển phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, thuyền trưởng của các tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Khi phát hiện có nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết; đồng thời, ghi rõ vào nhật ký của tàu thuyền mình về thời gian, địa điểm và tính chất của sự cố ô nhiễm đó;

b) Nếu sự cố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền mình, phải áp dụng ngay biện pháp ngăn ngừa hiệu quả và kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết.

Chương 4.

PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH TẠI CẢNG BIỂN

Điều 88. Nguyên tắc phối hợp hoạt động quản lý

1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển thực hiện nhiệm vụ phải tuân theo các quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực cảng; Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau khi thi hành nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, đảm bảo cho các hoạt động an toàn và hiệu quả.

3. Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; trường hợp có sự không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết để giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Khi thủ tục được thực hiện trên tàu thuyền theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 54, Điểm a Khoản 2 Điều 56 Nghị định này hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt khác do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định và chịu trách nhiệm, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được thành lập đoàn làm thủ tục do đại diện của Cảng vụ hàng hải làm trưởng đoàn và mỗi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ cử một người tham gia; riêng đối với tàu khách, để giải quyết nhanh thủ tục, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng và hải quan có thể cử thêm người tham gia đoàn nhưng số lượng phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải chấp thuận; nếu xét thấy không cần thiết phải lên tàu thuyền, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thể không cử người tham gia đoàn thủ tục theo quy định tại Khoản này nhưng phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả giải quyết thủ tục của cơ quan mình.

5. Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay; khi cần thiết, các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để giải quyết nhưng chậm nhất là sau 04 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo phải thông báo quyết định xử lý của mình cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan biết.

6. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác tại khu vực để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với mọi hoạt động hàng hải tại cảng biển.

Điều 89. Trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý

1. Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển, bao gồm:

a) Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển;

b) Tổ chức và chủ trì các hội nghị, cuộc họp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan khác tại khu vực cảng biển để trao đổi thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển mình phụ trách;

c) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển thông báo kịp thời kết quả làm thủ tục và biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh; yêu cầu doanh nghiệp cảng, chủ tàu, thuyền trưởng của tàu thuyền và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động hàng hải tại cảng biển;

d) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại khu vực giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của tỉnh hoặc thành phố đó có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển có trách nhiệm:

a) Phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, hành khách và thuyền viên khi hoạt động tại cảng biển theo quy định tại Nghị định này;

b) Thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, thuyền viên, hành khách khi hoạt động tại cảng biển;

c) Thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để phối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh sau khi nhận và xử lý thông tin từ Cảng vụ hàng hải hoặc chủ tàu cung cấp.

Điều 90. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, giám hộ chuyên ngành tại cảng biển

1. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, giám hộ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với tàu thuyền, hàng hóa, hành khách, thuyền viên, kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng và những đối tượng khác khi hoạt động tại cảng biển được thực hiện theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Việc giám sát, giám hộ trực tiếp trên tàu thuyền của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật;

b) Trường hợp cần thiết để bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống dịch bệnh.

3. Nghiêm cấm cán bộ, công chức có hành vi cửa quyền, bản vị, vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà và các biểu hiện tiêu cực khác khi thực hiện nhiệm vụ được giao; mọi vi phạm có liên quan đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 91. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển

1. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng biển.

2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.

3. Triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động hàng hải tại cảng biển và luồng hàng hải.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 92. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012 và thay thế Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

2. Ban hành kèm theo Nghị định này 01 Phụ lục Danh mục một số mẫu bản khai, quyết định, giấy phép và đơn đề nghị sử dụng trong hoạt động hàng hải.

Điều 93. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bổ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BẢN KHAI, QUYẾT ĐỊNH, GIẤY PHÉP VÀ ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ)

1. Mẫu số 01: Thông báo tàu đến cảng (quá cảnh).

2. Mẫu số 02: Bản khai an ninh tàu biển.

3. Mẫu số 03: Bản khai chung.

4. Mẫu số 04: Danh sách thuyền viên.

5. Mẫu số 05: Danh sách hành khách.

6. Mẫu số 06: Bản khai hàng hóa.

7. Mẫu số 07: Bản khai hàng hóa nguy hiểm.

8. Mẫu số 08: Bản khai dự trữ của tàu.

9. Mẫu số 09: Bản khai hành lý thuyền viên.

10. Mẫu số 10: Giấy khai báo y tế hàng hải.

11. Mẫu số 11: Bản khai kiểm dịch thực vật.

12. Mẫu số 12: Bản khai kiểm dịch động vật.

13. Mẫu số 13: Lệnh điều động.

14. Mẫu số 14: Giấy phép rời cảng.

15. Mẫu số 15: Giấy phép quá cảnh.

16. Mẫu số 16: Quyết định tạm giữ tàu biển.

17. Mẫu số 17: Quyết định chấm dứt việc tạm giữ tàu biển.

18. Mẫu số 18: Đơn đề nghị trả lời về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển.

19. Mẫu số 19: Đơn đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

20. Mẫu số 20: Đơn đề nghị công bố mở cảng biển.

21. Mẫu số 21: Đơn đề nghị công bố bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.

22. Mẫu số 22: Đơn đề nghị thông báo đưa công trình vào sử dụng.

23. Mẫu số 23: Đơn đề nghị đóng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.

24. Mẫu số 24: Đơn đề nghị thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời.

25. Mẫu số 25: Đơn đề nghị cho phép tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ đến cảng biển.

26. Mẫu số 26: Đơn đề nghị cho tàu thuyền nước ngoài đến cảng thực hiện các hoạt động đặc thù.

27. Mẫu số 27: Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.

28. Mẫu số 28: Quyết định về việc mở cảng biển.

29. Mẫu số 29: Quyết định về việc mở bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.

30. Mẫu số 30: Quyết định về việc đóng cảng biển.

31. Mẫu số 31: Quyết định về việc đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.

32. Mẫu số 32: Đơn đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng.

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

THÔNG BÁO TÀU ĐẾN CẢNG (QUÁ CẢNH)
NOTICE OF ARRIVAL OF VESSEL AT THE PORT (TRANSIT)

Tên và loại tàu:
Name and type of ship

Cảng đến
Port of arrival

Thời gian đến
Time of arrival

Số IMO:
IMO number
Hô hiệu:
Call sign

Quốc tịch tàu
Flag State of ship

Tên thuyền trưởng
Name of master

Cảng rời cuối cùng/cảng đích:
Last port of call/port of destination

Giấy chứng nhận đăng ký (Số, ngày cấp, cảng)
Certificate of registry (Number, date of issue, and Port)

Tên và địa chỉ của chủ tàu
Name and address of the shipowners

Chiều dài lớn nhất
LOA

Chiều rộng
Breadth

Chiều cao tĩnh không
Clearance height

Mớn nước thực tế
Shown draft

Tổng dung tích
GT

Trọng tải toàn phần
DWT

Đại lý của chủ tàu tại Việt Nam (nếu có)
Name of the shipowners’ agents in Viet Nam (if any)

Mục đích đến cảng (Quá cảnh đi)
Purpose of call (Transit to)

Số lượng và loại hàng hóa vận chuyển trên tàu
Quantity and types of cargoes on board

Số thuyền viên (gồm cả thuyền trưởng):
Number of crew (incl. Master)

Số hành khách
Number of passengers

Ghi chú:
Remarks

Những người khác trên tàu
Other persons on board

 

…, ngày … tháng … năm 20…
Date ………………………………..
Thuyền trưởng (hoặc đại lý)
Master (or authorized agent)

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

BẢN KHAI AN NINH TÀU BIỂN
SHIP’S SECURITY NOTIFICATION

1. Tên tàu:
Name of Ship
2. Quốc tịch tàu
Flag State of ship
3. Hô hiệu
Call-Sign
4. Tổng dung tích
Gross tonnage
5. Loại tàu:
Type of Ship
6. Số lượng thuyền viên:
No.of Crew
7. Thời gian dự kiến đến cảng:
ETA:
8. Số IMO:
IMO No.
9. Mục đích đến cảng: Bốc/Dỡ/Tiếp nhiên liệu/Sửa chữa/Mục đích khác (gạch bỏ từ thích hợp)
Purpose of Call: Loading / Discharging / Bunkering / Shipyard / Others (Delete as appropriate)

Nếu là mục đích khác nêu rõ:
If others, please specify purpose:10. Tên khu vực neo đậu hoặc cầu cảng mà tàu sẽ đến:
Name of Anchorage or Port Factility your ship in bound for:11. Tên Đại lý tàu biển tại Việt Nam:
Name of Ship Agent in Vietnam:

Tel No:                                                                     Fax No:12. Tàu có GCN quốc tế về an ninh tàu biển (ISSC) không?
Does your ship possess a valid International Ship Security Certificate (ISSC)?

Có/Không (gạch bỏ từ thích hợp)
Yes/No (Delete as appropriate)

Nếu câu trả lời là “Có” thì nêu chi tiết tại các câu hỏi 13, 14
If answer if ‘Yes’, give details in Q13 and Q14.13. Tên cơ quan cấp ISSC
Name of issuing authority for the ISSC14. Ngày cấp ISSC
Date of issue of the ISSC15. Ngày ISSC hết hạn:
Date of expiry of the ISSC16. Cấp độ an ninh hiện tại của tàu:
Current security level of the ship17. Mười cảng mà tàu đã ghé vào gần nhất, ngày đến, ngày đi và cấp độ an ninh tàu đã áp dụng khi thực hiện giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển:
Last 10 ports of call, including arrival / departure dates and the security level at which the ship operated at these ports where it has conducted a ship / port interface

Cảng
Port

Ngày đến
Arrival

Ngày đi
Departure

Cấp độ an ninh
Security Level

18. Trong thời gian thực hiện bất kỳ giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển được đề cập tại câu hỏi 17 trên đây, tàu biển có áp dụng biện pháp an ninh đặc biệt hoặc biện pháp an ninh bổ sung nào không?
Were there any special or additional security measures taken during any ship/port interface at the ports mentioned in Q17?

Có/Không (gạch bỏ từ thích hợp)
Yes/No (Delete as appropriate)

Nếu câu trả lời là “Có” thì nêu chi tiết:
If answer is “Yes”, give detail:19. Trong thời gian thực hiện bất kỳ giao tiếp giữa tàu biển và tàu biển được đề cập tại câu hỏi 17 trên đây, tàu biển có duy trì biện pháp an ninh thích hợp không?
Were there appropriate ship security measures maintained during any ship-to-ship activity interface at the ports mentioned in Q17?

Có/Không (gạch bỏ từ thích hợp)
Yes/No (Delete as appropriate)

Nếu câu trả lời là “Có” thì nêu chi tiết:
If answer is “Yes”, give detail:Chữ ký của Thuyền trưởng/Chủ tàu/Đại lý tàu:…………………………
Signature of Master/Shipowner/Agent

Họ tên của Thuyền trưởng/Chủ tàu/Đại lý tàu:………………………
Name of master/Shipowner/Agent
Vị trí hiện tại: Vĩ độ…………………………………….; Kinh độ:……………………………………
Present position: Latitude                                           Longitude

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

BẢN KHAI CHUNG
GENERAL DECLARATION

Đến
Arrival
Rời
Departure
1.1 Tên và loại tàu:
Name and type of ship:

2. Cảng đến/rời
Port of arrival/departure

3. Thời gian đến/rời cảng
Date – time of arrival/departure

1.2 Số IMO:
IMO number:
1.3 Hô hiệu:
Call sign:
1.4 Số chuyến đi:
Voyage number:
4. Quốc tịch tàu
Flag State of ship

5. Tên thuyền trưởng
Name of master

6. Cảng rời cuối cùng/cảng đích:
Last port of call/next port of call
7. Giấy chứng nhận đăng ký (Số, ngày cấp, cảng)
Certificate of registry (Port, date; number)
8. Tên và địa chỉ liên lạc của đại lý:
Name and contact details of the ship agent

9. Tổng dung tích
Gross tonnage

10. Dung tích có ích
Net tonnage

11. Vị trí tàu tại cảng:
Position of the ship in the port (berth or station)
12. Đặc điểm chính của chuyến đi (các cảng trước và các cảng sẽ đến, gạch chân các cảng sẽ dỡ hàng) số hàng còn lại
Brief particulars of voyage (previous and subsequent port of call; underline where remaining cargo will be discharged)
13. Mô tả tóm tắt về hàng hóa
Brief description of the cargo

14. Số thuyền viên (gồm cả thuyền trưởng)
Number of crew (inl. master)

15. Số hành khách
Number of passenger

16. Ghi chú:
Remarks

Tài liệu đính kèm (ghi rõ số bản)
Attached documents (indicate number of copies)

17. Bản khai hàng hóa:
Cargo Declaration

18. Bản khai dự trữ của tàu
Ship’s Stores Declaration

19. Danh sách thuyền viên
Crew List

20. Danh sách hành khách
Passenger List

21. Yêu cầu về phương tiện tiếp nhận và xử lý chất thải
The ship’s requirements in terms of waste and residue receptions facilities

22. Bản khai hành lý thuyền viên(*)
Crew’s Effects Declaration(*)

23. Bản khai kiểm dịch y tế(*)
Maritime Declaration of Health(*)

 

24. …, ngày … tháng … năm 20…
Date ……………………..
Thuyền trưởng (đại lý hoặc sỹ quan được ủy quyền)
Master (or authorized agent or officer)

(*) Mục này chỉ khai khi tàu đến cảng
only on arrival

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

DANH SÁCH THUYỀN VIÊN
CREW LIST

Đến
Arrival
Rời
Departure
Trang số:
Page No:
1.1 Tên tàu:
Name of ship
2. Cảng đến/rời:
Port of arrival/departure
3. Ngày đến/rời:
Date of arrival/departure
1.2 Số IMO:
IMO number
1.3 Hô hiệu:
Call sign
1.4 Số chuyến đi:
Voyage number
4. Quốc tịch tàu:
Flag State of ship
5. Cảng rời cuối cùng:
Last port of call

6. STT
No.

7. Họ và tên
Family name, given name

8. Chức danh
Rank of rating

9. Quốc tịch
Nationality

10. Ngày và nơi sinh
Date and place of birth

11. Loại và Số Hộ chiếu
Nature and No. of identity documents (seaman’s passport)

 

…….., ngày …… tháng …. năm 20 …
Date…………………………..
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sỹ quan được ủy quyền)
Master (Authorized agent or officer)

 

 

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

DANH SÁCH HÀNH KHÁCH
PASSENGER LIST

Đến
Arrival
Rời
Departure
Trang số:
Page No:
1.1 Tên tàu:
Name of ship
2. Cảng đến/rời:
Port of arrival/departure
3. Ngày đến/rời:
Date of arrival/departure
1.2 Số IMO:
IMO number
1.3 Hô hiệu:
Call sign
1.4 Số chuyến đi:
Voyage number
4. Quốc tịch tàu:
Flag State of ship

5. Họ và tên
Family name, given name

6. Quốc tịch
Nationality

7. Ngày và nơi sinh
Date and place of birth

8. Loại Hộ chiếu
Type of identity or travel document

9. Số hộ chiếu
Serial number of identity or travel document

10. Cảng lên tàu
Port of embarkation

11. Cảng rời tàu
Port of disembarkation

12. Hành khách quá cảnh hay không
Transit passenger or not

 

…….., ngày … tháng …. năm 20 …
Date………………..
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sỹ quan được ủy quyền)
Master (Authorized agent or officer)

 

 

Mẫu số 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

 

BẢN KHAI HÀNG HÓA
CARGO DECLARATION

Đến
Arrival
Rời
Departure
Trang số:
Page No:
1.1 Tên tàu
Name of ship
2. Cảng lập bản khai:
Port where report is made
1.2 Số IMO:
IMO number
1.3 Hô hiệu:
Call sign
1.4 Số chuyến đi:
Voyage number
3. Quốc tịch tàu:
Flag State of ship
4. Tên thuyền trưởng:
Name of master
5. Cảng bốc/dỡ hàng hóa:
Port of loading/Port of discharge
Vận đơn số* B/L No

6. Ký hiệu và số hiệu hàng hóa
Marks and Nos.

7. Số và loại bao kiện; loại hàng hóa, mã hàng hóa
Number and kind of packages; description of goods, or, if available, the HS code

8. Tổng trọng lượng
Gross weight

9. Kích thước
Measurement

* Số Vận đơn: Khai cảng nhận hàng chính thức theo phương thức vận tải đa phương thức hoặc vận đơn suốt.
B/L No: Also state original port by shipment using multimodal transport document or through Bill of Lading

 

…….., ngày …… tháng ……. năm 20 …
Date…………………………
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sỹ quan được ủy quyền)
Master (Authorized agent or officer)

 

 

Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

 

BẢN KHAI HÀNG HÓA NGUY HIỂM
DANGEROUS GOODS MANIFEST

1.1 Tên tàu
Name of ship
1.2 Số IMO
IMO Number
2. Quốc tịch tàu
Flag state of ship
1.5 Tên thuyền trưởng:
Master’s Name
1.3 Hô hiệu
Call sign
3. Cảng nhận hàng
Port of loading
4. Cảng trả hàng
Port of discharge
1.6 Đại lý tàu biển:
Shipping Agent
1.4 Số chuyến đi:
Voyage number

5. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa và mã số tham chiếu
Booking/ reference number

6. Ký hiệu và số kiện
Marks & numbers container Id.
NO(s) Vehicle Reg. No(s).

7. Số và loại bao kiện
Number and kind of packages

8. Cty vận chuyển
Proper shipping name

9. Loại hàng hóa
Class

10. Số UN
UN number

11. Nhóm hàng
Packing group

12. Nhóm phụ số
Subsidiary risk(s)

13. Điểm bốc cháy
Flash point (In oC, c.c.)

14.Ô nhiễm biển
Marine pollutant

15. Tổng khối lượng
Mass (kg) Gross/Net

16. EmS

Thông tin bổ sung:
Additional Information
19.1 Đại lý ký
Agent’s signature
18.1 Thuyền trưởng ký
Master’s signature
19.2 Địa điểm và thời gian
Place and Date
18.2 Địa điểm và thời gian
Place and Date

 

 

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

BẢN KHAI DỰ TRỮ CỦA TÀU
SHIP’S STORES DECLARATION

Đến
Arrival
Rời
Departure
Trang số:
Page No:
1.1 Tên tàu:
Name of ship
2. Cảng đến/rời:
Port of arrival/departure
3. Ngày đến/rời:
Date of arrival/departure
1.2 Số IMO:
IMO number
1.3 Hô hiệu:
Call sign
1.4 Số chuyến đi:
Voyage number
4. Quốc tịch tàu:
Nationality of ship
5. Cảng rời cuối cùng/cảng đích:
Last port of call/Next port of call

6. Số người trên tàu
Number of person on board

7. Thời gian ở cảng
Period of stay

8. Tên vật phẩm
Name of article

9. Số lượng
Quantity

10. Vị trí tên tàu
Location on board

11. Sử dụng ở trên tàu
Official use

 

…….., ngày …… tháng ……. năm 20 …
Date………………….
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sỹ quan được ủy quyền)
Master (Authorized agent or officer)

 

Mẫu số 09

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

BẢN KHAI HÀNH LÝ THUYỀN VIÊN
CREW’S EFFECTS DECLARATION

Trang số:
Page No:
1.1 Tên tàu:
Name of ship
1.2 Số IMO:
IMO number
1.3 Hô hiệu:
Call sign
1.4 Số chuyến đi:
Voyage number
2. Quốc tịch tàu:
Flag State of ship

3. TT
No.

4. Họ và tên
Family name, given name

5. Chức danh Rank or rating

6. Hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế (*)
Effects ineligible for relief from customs duties and taxes or subject to prohibitions or restrictions (*)

7. Chữ ký
Signature

(*) Ví dụ: Rượu, cồn, thuốc lá bao, thuốc lá sợi v.v…
e.g. wines, spirits, cigarettes, tobaco, etc…

 

….…….., ngày …… tháng … năm 20 …
Date……………….
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sỹ quan được ủy quyền)
Master (Authorized agent or officer)

 

Mẫu số 10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

GIẤY KHAI BÁO Y TẾ HÀNG HẢI
MODEL OF MARITIME DECLARATION OF HEALTH

Thuyền trưởng của tàu đến từ các cảng ngoài nước phải hoàn chỉnh tờ khai và xuất trình cho cơ quan thẩm quyền/To be completed and submitted to be competent authorities by the master of ships arriving from foreign ports.

Xuất trình tại cảng/Submitted at the port of …………………….. Ngày/Date ………..

Tên tàu thủy/Name of ship or inland navigation vessel …………………………………..

Đăng ký/Số IMO/Registration/IMO No …………………………………

Đến từ/Arriving from ……………………………………. Nơi đến/Sailing to ……………

Quốc tịch (cờ quốc tịch)/Nationality (Flags of vessel) ………………………………….

Thuyền trưởng/Master’s name …………………………………………………………….

Trọng tải đăng ký (tàu)/Gross tonnage (ship) ……………………………………………

Trọng tải tàu (tàu thủy chạy trong nội địa)/Tonnage inland navigation vessel) ………

Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh/Xử lý vệ sinh còn giá trị?/Valid Sanitation Control Exemption/Control Certificate carried on board?

Có/Yes £  Không/No £

Cấp tại/Issued at …………………………………………….. Ngày tháng/Date ………….

Có phải kiểm tra lại hay không?/Re-inspection required?

Có/Yes £  Không/No £

Có đến vùng Tổ chức y tế thế giới khẳng định ảnh hưởng?/Has ship/vessel visited an affected are identified by the World Health Organization?

Có/Yes £  Không/No £

Tên cảng và ngày đến/Port and date of visit ……………………………………………..

Danh sách các cảng từ khi tàu bắt đầu hành trình, cả ngày tháng xuất phát, hoặc trong vòng 30 ngày qua, nêu tóm tắt/List ports of call from commencement of voyage with dates of departure, or within past thirty days, whichever is shorter

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Tùy theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền tại cảng đến, lập danh sách thủy thủ, hành khách hoặc người cùng đi trên tàu kể từ khi bắt đầu hành trình hoặc trong 30 ngày trở lại (nêu tóm tắt), ghi rõ tên nước, tên cảng đã đi qua (kèm theo họ tên và lịch trình)/Upon the request of the competent authority at the port of arrival, list crew members, passengers or other persons who have joined ship/vessel since international voyage began or within past thirty days, whichever in shorter, including all ports/countries visited in this period (add additional names to the attached schedules)

1. Họ tên/Name …………………… lên tàu từ/joined from: (1) …………(2) ………. (3) ……………

2. Họ tên/Name …………………… lên tàu từ/joined from: (1) …………(2) ………. (3) ……………

3. Họ tên/Name …………………… lên tàu từ/joined from: (1) …………(2) ………. (3) ……………

Số thủy thủy trên tàu/Number of crew members on board …………………………..

Số hành khách trên tàu/Number of passengers on board ……………………………

 

CÁC CÂU HỎI VỀ Y TẾ
Health Questions

1. Có người chết không phải do tai nạn trong hành trình?/Has an person died on board during the voyage otherwise than as a result of accident?

Có/Yes £ Không/No £

Nếu có, phải có báo cáo chi tiết kèm theo/If yes, state particulars in attached schedule/Số tử vong/Total of deaths/ …………………………………………………………………..

2. Có trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm trên tàu hoặc trong quá trình hành trình hay không?/Is there on board has there been during the international voyage any case of disease which you suspect to be of an infectious nature?

Có/Yes £  Không/No £

Nếu có, phải có báo cáo chi tiết theo mẫu kèm theo/If yes, state particulars in attached schedule

3. Có số hành khách bị ốm trong hành trình lớn hơn bình thường không?/Has the total number of ill passengers during the voyage been greater than normal/expected?

Có/Yes £  Không/No £

Bao nhiêu người?/How many ill person?……………………………………………………..

4. Hiện tại có người ốm trên tàu không?/Is there any ill person on board now?

Có/Yes £  Không/No £

Nếu có, báo cáo chi tiết theo mẫu kèm theo/If yes, state particulars in attached schedule

5. Có được nhân viên y tế can thiệp không?/Was a medical practitioner consulted?

Có/Yes £  Không/No £

Nếu có, nêu chi tiết biện pháp điều trị hoặc tư vấn y tế kèm theo/If yes, state particulars of medical treatment or advice provided in attached schedule.

6. Bạn có biết điều gì có thể gây nhiễm hoặc lan truyền bệnh trên tàu không?/Are you aware of any condition on board which may lead to infection or spread of disease?

Có/Yes £  Không/No £

Nếu có, phải có báo cáo chi tiết theo mẫu kèm theo/If yes, state particulars in attached schedule

7. Có biện pháp vệ sinh nào (như kiểm dịch, cách ly, tẩy trùng hoặc tẩy uế) được áp dụng trên tàu không?/ Has any sanitary measure (e.g. quarantine, isolation, disinfection or decontamination) been applied on board?

Có/Yes £  Không/No £

Nếu có, nêu cụ thể loại, nơi và thời gian áp dụng/If yes, specify type, place and date ………..

8. Có người đi lậu vé trên tàu không?/Have any stowaways been from on board?

Có/Yes £  Không/No £

Nếu có, nơi họ lên tàu ở đâu (nếu biết)?/If yes, where did they join the ship (if know)? ……………………………………………………………………………….

9. Có động vật bị ốm hoặc động vật cảnh trên tàu không?/Is there a sick animal or pet on board?

Có/Yes £  Không/No £

Chú ý: Nếu không có bác sỹ, chủ tàu cần chú ý những triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm trên tàu như sau: Note: In the absence of surgeon, the master should regard the following symptoms as ground for suspecting the existence or a disease of an infectious nature:

(a) sốt kéo dài một vài ngày hoặc kèm theo (i) mệt mỏi, (ii) kém tỉnh táo; (iii) nổi hạch; (iv) vàng da; (v) ho hoặc thở nông; (vi) chảy máu bất thường hoặc; (vii) liệt cục bộ/(a) fever, persisting for several days or accompanied by (i) prostration; (ii) decreased consciousness; (iii) glandular swelling; (iv) jaundice; (v) cough or shortness of breath; (vi) unusual bleeding; or (vii) paralysis

(b) có hoặc không có sốt: (i) phát ban cấp tính trên da; (ii) nôn dữ dội (không phải do say sóng); (iii) ỉa chảy dữ dội; hoặc (iv) co giật/(b) with or without fever: (i) any acute skin rash or eruption, (ii) severe vomiting (other than see sickness), (iii) severe diarrhoea; or (iv) recurrent convulsions.

Tôi xin cam đoan những thông tin, những câu trả lời và các báo cáo chi tiết kèm theo là sự thật và đúng với sự hiểu biết và tin tưởng của tôi/I hereby declare that the particulars and answers to the questions given in this Declaration of Health (including the schedule) are true and correct to the best of my knowledge and belief

Ký tên/ Signed/ ………………………………………………………………………

Thuyền trưởng/Master ………………………………………………………………

Ký xác nhận/Countersigned ………………………………………………………..

Bác sĩ trên tàu (nếu có)/Ship’s Surgeon (if carried) ……………………………..

Ngày tháng/Date …………………………………………………………………….

 

MẪU TỜ KHAI Y TẾ HÀNG HẢI ĐÍNH KÈM
ATTACHMENT TO MODEL OF MARITIME DECLARATION OF HEALTH

Họ tên/ Name

Đối tượng/ Class or rating

Tuổi/ Age

Giới tính/ Sex

Quốc tịch/ Nationality

Tên cảng và ngày lên tàu/ Port, date joined ship/vessel

Chẩn đoán/ Nature of illness

Ngày xuất hiện triệu chứng/ Date of onset of symptoms

Đã thông báo cho y tế cảng/ Reported to a port medical officer?

Kết quả xử lý1/of case2

Thuốc hoặc điều trị khác đã áp dụng/ Drugs, medicines or other treatment given to patient

Ghi chú/ Comments

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

____________

1 Người bệnh đã bình phục, còn ốm hoặc đã chết/whether the person recovered, is still ill or died.

2 Người bệnh vẫn ở trên tàu hay đã xuống (ghi rõ tên cảng hoặc sân bay xuống) hoặc đã được an táng trên biển/State/whether the person is still on board, was evacuated (including the name of the port or airport) or was buried at sea.

 

Mẫu số 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

BẢN KHAI KIỂM DỊCH THỰC VẬT
DECLARATION FOR PLANT QUARANTINE

Tên tàu: ……………………………………………
Name of ship
Quốc tịch tàu: ……………………………………..
Flag State of ship
Tên thuyền trưởng: ………………………………
Name of master
Tên bác sỹ: ………………………………………..
Name of doctor
Số thuyền viên: ……………………………………
Number of crew
Số hành khách: …………………………………..
Number of passengers
Cảng rời cuối cùng: ………………………………
Last port of call
Cảng đến tiếp theo: ………………………………
Next port of call

Cảng bốc hàng đầu tiên và ngày rời cảng đó:
The list port of loading and the date of departure: ……………………………………………………….

Tên, số lượng, khối lượng hàng thực vật nhận ở cảng đầu tiên:
Name, quantity and weight of plant goods loaded at the first port:

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Tên, số lượng, khối lượng hàng thực vật nhận ở các cảng trung gian và tên các cảng đó:
Name, quantity, weight of plant goods loaded at the intermediate ports and the names of these ports:

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Tên, số lượng và khối lượng hàng thực vật cần bốc ở cảng này:
Name, quantity and weight of plant goods to be discharged at this port:

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Thuyền trưởng cam đoan những điều khai ở trên là đúng và chịu trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy định về kiểm dịch thực vật.
The Master guarantees the correctness of the above mentioned declarations and his responsibility for full compliance with the said regulations on plant quarantine.

 

….…….., ngày … tháng … năm 20 …
Date……………………..
THUYỀN TRƯỞNG (ĐẠI LÝ HOẶC SỸ QUAN ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Master (Authorized agent or officer)

 

Mẫu số 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

BẢN KHAI KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
DECLARATION FOR ANIMAL QUARANTINE

Tên tàu: ……………………………………………
Name of ship
Quốc tịch tàu: ……………………………………..
Flag State of ship
Tên thuyền viên: ………………………………
Name of crew
Tên hành khách:………………………………..
Name of passengers
Cảng rời cuối cùng: ………………………………
Last port of call
Cảng đến tiếp theo: ………………………………
Next port of call

Tên hàng động vật và sản phẩm động vật nhận ở cảng đầu tiên:
Animal and animal products loaded at the first port

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Tên hàng động vật và sản phẩm động vật dỡ ở các cảng trung gian và tên cảng đó:
Animal and animal products loaded at the intermediate ports and the name of the ports

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Tên hàng động vật và sản phẩm động vật dỡ ở cảng này:
Animal and animal products to be discharged at this port

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Thuyền trưởng cam đoan những điều khai ở trên là đúng và chịu trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy định về kiểm dịch động vật.
The Master guarantees the correctness of the above mentioned declarations and his responsibility for full compliance with the said regulations on animal quarantine.

 

….…….., ngày … tháng … năm 20 …
Date…………………….
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sỹ quan được ủy quyền)
Master (Authorized agent or officer)

 

 

Mẫu số 13

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Cảng vụ hàng hải……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————

 

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG

 

 

Lệnh điều động số:…………………………………………..

Tên tàu:………………………………………………………

Quốc tịch:…………………………………………………….

Dung tích toàn phần:………………………………………..

Số lượng thuyền viên:……………………………………….

Số lượng hành khách:……………………………………….

Đang neo đậu tại:…………………………………………….

Phải di chuyển tới:……………………………………………

Vào hồi…….giờ……ngày……………………………………

Lý do điều động:………………………………………………

Cấp……giờ…….ngày…./…../……………………………….

 

GIÁM ĐỐC

 

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Vietnam Maritime Administration
Cảng vụ hàng hải……….
The Maritime Administration of……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
————

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG
SHIFTING ORDER

Kính gửi: Thuyền trưởng tàu………………………..
To: master of M/V ………………………………………

Giám đốc Cảng vụ hàng hải…………………………. Yêu cầu tàu……….
The Director of Maritime Administration of           requests the vessel

Đang neo đậu tại……………………….Di chuyển tới……………….
Anchoring/Berthing at                           To be shifted to

Vào hồi:………giờ……ngày……tháng ….. năm……..
At                  hrs           on         month        year

Lý do điều động:………………………………………………………..
Reasons to shift

Yêu cầu ông thực hiện nghiêm chỉnh lệnh này.
You are requested to comply in full this shifting order.

Giấy phép số:………/CV……
No

Ngày…..tháng…. năm 20….
Date………
GIÁM ĐỐC
Director

 

Mẫu số 14

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Cảng vụ hàng hải……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————

 

 

GIẤY PHÉP RỜI CẢNG

 

 

Giấy phép rời cảng số:…………………………………………..

Tên tàu:……………………………………………………………

Quốc tịch tàu:……………………………………………………..

Dung tích toàn phần:…………………………………………….

Số lượng thuyền viên:…………………………………………..

Số lượng hành khách:……………………………………………

Hàng hóa:…………………………………………………………

Hàng hóa quá cảnh:……………………………………………..

Rời cảng hồi…….giờ……ngày….tháng…..năm………………

Có hiệu lực đến…….giờ……ngày….tháng…..năm………….

Cảng đến………………………………………………………….

Cấp…….giờ……ngày…./…../………………………………….

 

 

GIÁM ĐỐC

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Vietnam Maritime Administration
Cảng vụ hàng hải……….
The Maritime Administration of……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
————

GIẤY PHÉP RỜI CẢNG
PORT CLEARANCE

Tên tàu:……………. Quốc tịch tàu:………….. Hô hiệu:……………
Name of ship             Flag State of ship          Call sign

Dung tích toàn phần:…………….Tên thuyền trưởng:…………….
Gross tonnage                              Name of master

Số lượng thuyền viên:…………..Số lượng hành khách:………….
Number of crews                         Number of passenger

Loại hàng hóa:…………………..Số lượng:…………………………
Cargo                                         Volume

Loại hàng hóa quá cảnh:…………..Số lượng………………………
Transit cargo                                   Volume

Thời gian rời cảng:……..giờ……ngày…….tháng…..năm…….
Time of departure                          Date

Cảng đến:…………………………………………………………..
Next port of call

Giấy phép rời cảng này có hiệu lực đến…giờ….ngày….tháng….năm…
This port clearance is valid until

Giấy phép số:………/CV……
No

Ngày…..tháng….năm 20….
Date………
GIÁM ĐỐC
Director

 

 

Mẫu số 15

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Vietnam Maritime Administration
Cảng vụ hàng hải……….
The Maritime Administration of……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

 

GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH
PERMISSION FOR TRANSIT

1. Cho phép tàu:………………………….. Quốc tịch tàu: ………………………………
Name of ship                                            Flag State of ship

Hô hiệu:………………………………………………………………………………………
Call sign

Tổng dung tích:…………………. GT Tên thuyền trưởng……………………………….
Gross tonnage                             Name of master

Số thuyền viên:…………….. Số hành khách…………….. Hàng hóa quá cảnh:……….
Number of crews                   Number of passengers        Transit cargo

Được phép quá cảnh Việt Nam từ:……………………..đến:……………………………
Permitted to be in transit through Vietnam from            to

Khởi hành vào lúc; …..giờ ……ngày ……tháng ……năm 20…….
Time of departure       hour       date         month        year

2. Khi quá cảnh, tàu này phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
During transiting, the ship is bound to properly implement provisions of Vietnamese Laws, Regulations and the International Treaties of which Vietnam is a contracting Party.

3. Giấy phép này có giá trị đến ngày…..tháng……năm.
Valid until

Số:……/GPQC
No

Ngày…….tháng……năm 20…
Date………..
GIÁM ĐỐC
Director

 

Mẫu số 16

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Vietnam Maritime Administration
Cảng vụ hàng hải……….
The Maritime Administration of……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

Số:        /QĐ-CVHH
No……….…………..

….., ngày….tháng….năm 20…
…., Date……………………………

 

QUYẾT ĐỊNH
Tạm giữ tàu biển
Decision on temporary detention of ship

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Pursuant to the Maritime Code of Vietnam dated 14 June 2005;

Căn cứ Nghị định số …………… ngày … tháng … năm 20….. của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải (dưới đây gọi là Nghị định số: ……./20…./NĐ-CP);
Pursuant to Decree ……/20…/ND-CP of the Government dated ………on Management of Seaports and Maritime Channels (hereinafter referred to as Decree No. …./20….ND-CP)

QUYẾT ĐỊNH
IT IS HEREBY DECIDED

Tạm giữ tàu biển:……………………………………………………………………………
To temporality detain the ship:

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………….
Nationality:

Chủ tàu: ………………………………………………………………………………………
Shipowners:

Tên thuyền trưởng: …………………………………………………………………………
Name of Ship’s master.

Lý do tạm giữ: ……………………………………………………………………………….
Reasons for the temporary detention:

Thời điểm bắt đầu việc tạm giữ: ………………………………………………………….
Time of the commencement of temporary detention:

Địa điểm tạm giữ: …………………………………………………………………………..
Place of temporary detention:

Yêu cầu thực hiện: …………………………………………………………………………
It is requested:

 

 

Nơi nhận/To:
– Thuyền trưởng;
Ship’s Master
– Cục Hàng hải Việt Nam (để b/c);
Vietnam Maritime Administration (for reporting)
– Các CQ QLNN tại cảng;
State management administrations at port
– Lưu HC+……..
Filed at

GIÁM ĐỐC
Director

 

Mẫu số 17

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Vietnam Maritime Administration
Cảng vụ hàng hải……….
The Maritime Administration of……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—————

Số:        /QĐ-CVHH
No…………………..

….., ngày….tháng….năm 20…
…., Date……………………………

 

QUYẾT ĐỊNH
Chấm dứt việc tạm giữ tàu biển
Decision on termination of temporary detention of ship

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Pursuant to the Maritime Code of Vietnam dated 14 June 2005;

Căn cứ Nghị định số …………… ngày … tháng … năm 20….. của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải (dưới đây gọi là Nghị định số: ……./20…./NĐ-CP);
Pursuant to Decree No. ……………. of the Government dated ………on Management of Seaports and Maritime Channels (hereinafter referred to as Decree No. …………..)

QUYẾT ĐỊNH
IT IS HEREBY DECIDED

Chấm dứt việc tạm giữ tàu biển:……………………………………………………………
To terminate the temporality detention of the ship:

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………….
Nationality:

Chủ tàu: ………………………………………………………………………………………
Shipowners:

Tên thuyền trưởng: …………………………………………………………………………
Name of Ship’s master.

Lý do chấm dứt tạm giữ: ……………………………………………………………………………….
Reasons for the termination of temporary detention:

Thời điểm bắt đầu chấm dứt việc tạm giữ: ………………………………………………………….
Time of the commencement of termination of temporary detention:

Yêu cầu thực hiện: …………………………………………………………………………
It is requested:

 

 

Nơi nhận/To:
– Thuyền trưởng;
Ship’s Master
– Cục Hàng hải Việt Nam (để b/c);
Vietnam Maritime Administration (for reporting)
– Các CQ QLNN tại cảng;
State management administrations at port
– Lưu HC+……..
Filed at

GIÁM ĐỐC
Director

 

Mẫu số 18

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Trả lời về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.

Tên doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh:        ngày   tháng    năm   tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, trả lời về sự phù hợp của dự án cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải với quy hoạch cảng biển theo quy định tại Điều… Nghị định số …………. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Tên dự án:

2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng:

3. Vị trí:

4. Loại tàu biển giới hạn vào cảng:

5. Số lượng cầu cảng:

6. Tổng diện tích dự kiến xây dựng:

7. Tài liệu liên quan kèm theo (nếu có):

Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, trả lời về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 19

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải

Kính gửi: Cảng vụ hàng hải……………1

Tên doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh   ngày   tháng    năm   tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Đề nghị Cảng vụ hàng hải ……….. xem xét, phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải trong quá trình xây dựng các công trình khác trong vùng nước cảng biển theo quy định tại Điều… Nghị định số ……… về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Tên công trình:

2. Vị trí xây dựng công trình:

3. Thời gian xây dựng công trình:

4. Bản sao văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có)

5. Văn bản kèm theo:

– Bản sao Quyết định đầu tư xây dựng công trình;

– Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;

– Bản chính Phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

Kính đề nghị Cảng vụ hàng hải ……… xem xét, giải quyết./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

____________

1 Tên của Cảng vụ hàng hải nơi công trình cần phải phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải

 

Mẫu số 20

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Công bố mở cảng biển

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.

Tên doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh:        ngày      tháng       năm          tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, tiến hành thủ tục công bố mở cảng biển theo quy định tại Điều… Nghị định số …………. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Tên cảng biển:

2. Vị trí cảng biển:

3. Vùng đón trả hoa tiêu:

4. Loại tàu biển:

5. Giới hạn trọng tải của tàu biển được phép vào hoạt động:

6. Văn bản kèm theo:

– Biên bản nghiệm thu công trình cảng biển đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng. Đối với cảng dầu khí ngoài khơi không yêu cầu bản vẽ mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng;

– Biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát chướng ngại vật tại mặt đáy vùng nước trước cầu cảng và luồng cảng biển, trừ cảng dầu khí ngoài khơi;

Thông báo hàng hải về luồng cảng biển và vùng nước trước cầu cảng kèm theo bình đồ. Đối với cảng dầu khí ngoài khơi, thông báo hàng hải về vùng an toàn khu vực cảng dầu khí ngoài khơi;

Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

– Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

– Tài liệu liên quan khác.

Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 21

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Công bố bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước hoặc vùng nước

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Tên doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh:        ngày      tháng       năm          tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, tiến hành thủ tục công bố bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước hoặc vùng nước (công trình) vào sử dụng theo quy định tại Điều… Nghị định số …………. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Tên công trình:

2. Vị trí công trình:

3. Vùng đón trả hoa tiêu:

4. Loại tàu biển:

5. Giới hạn trọng tải của tàu biển được phép vào hoạt động:

6. Văn bản kèm theo:

– Biên bản nghiệm thu để đưa công trình đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình bến cảng, cầu cảng, khu nước hoặc vùng nước;

– Thông báo hàng hải kèm theo bình đồ của luồng nhánh cảng biển cho tàu thuyền vào, rời bến cảng, cầu cảng, khu nước hoặc vùng nước; biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát mặt đáy vùng nước trước bến cảng, cầu cảng, khu nước hoặc vùng nước;

– Giấy xác nhận công trình bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường;

– Giấy xác nhận công trình bảo đảm điều kiện về phòng, chống cháy, nổ;

– Bản sao chụp văn bản chứng nhận an ninh bến cảng theo quy định.

Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, chấp thuận./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 22

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Thông báo đưa công trình vào sử dụng

Kính gửi:

– Cảng vụ hàng hải ……………………………
– Đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải …………

Tên doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh:        ngày      tháng       năm          tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Công ty xin trân trọng thông báo đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều… Nghị định số …………. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Tên công trình:

2. Vị trí công trình:

3. Đặc điểm công trình:

4. Thời gian bắt đầu hoạt động của công trình, thời gian kết thúc (nếu có):

5. Giới hạn vùng nước của công trình:

6. Các thông số kỹ thuật có liên quan (nếu có):

– Chiều rộng khoang thông thuyền:

– Chiều cao tĩnh không:

– Các dấu hiệu cảnh báo:

– Thời gian thông thuyền:

– Độ sâu công trình so với mực nước “0” hải đồ:

– Các yêu cầu cần hạn chế khác (nếu có):

Kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền biết và quản lý hoạt động hàng hải tại khu vực công trình hoạt động./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 23

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Đóng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước hoặc vùng nước

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Tên doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh:        ngày      tháng       năm          tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, tiến hành thủ tục đóng ………. theo quy định tại Điều… Nghị định số …………. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Tên công trình:

2. Vị trí công trình:

3. Lý do đóng:

4. Đề xuất chuyển giao quản lý luồng tàu, nhân sự, đất đai (nếu có):

5. Bản sao ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có):

Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 24

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Tên doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh:        ngày      tháng       năm          tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, chấp thuận thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời theo quy định tại Điều… Nghị định số …………. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Tên công trình:

2. Vị trí công trình:

3. Quy mô công trình:

4. Lý do, sự cần thiết:

5. Thời gian dự kiến hoạt động của công trình:

6. Bản sao ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có):

7. Bản sao các văn bản có liên quan (nếu có).

Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, chấp thuận./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 25

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ đến cảng biển

Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải

Tên người làm thủ tục:

Đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng minh thư nhân dân) số    ngày   tháng    năm   tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận cho phép tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ đến cảng biển theo quy định tại Điều… Nghị định số …………. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Tên tàu biển:

2. Quốc tịch tàu biển:

3. Chủ tàu:

4. Cảng biển hoặc bến cảng, cầu cảng tàu vào:

5. Lý do, sự cần thiết vào cảng:

6. Thời gian dự kiến hoạt động tại Việt Nam:

7. Bản sao ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có):

8. Bản sao các văn bản có liên quan (nếu có):

9. Tài liệu kèm theo:

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

– Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu.

Kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 26

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho tàu thuyền nước ngoài đến cảng thực hiện các hoạt động đặc thù

Kính gửi: Cảng vụ hàng hải …………..

Tên người làm thủ tục:

Đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng minh nhân dân) số    ngày   tháng    năm   tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Đề nghị Cảng vụ hàng hải ………… xem xét cấp Giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tàu thuyền nước ngoài đến cảng thực hiện các hoạt động đặc thù theo quy định tại Điều… Nghị định số ….. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Tên tàu biển:

2. Quốc tịch tàu biển:

3. Chủ tàu:

4. Cảng biển hoặc bến cảng, cầu cảng tàu đến:

5. Lý do, sự cần thiết vào cảng:

6. Thời gian dự kiến hoạt động tại Việt Nam:

7. Bản sao ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có):

8. Bản sao các văn bản có liên quan (nếu có):

9. Tài liệu kèm theo:

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

– Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu.

Kính đề nghị Cảng vụ hàng hải ……………. xem xét, giải quyết./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 27

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số:…………..
———

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải

Kính gửi: Cảng vụ hàng hải …………..

Tên người làm thủ tục:

Đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng minh nhân dân) số    ngày   tháng    năm   tại……

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Đề nghị Cảng vụ hàng hải ………… cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải theo quy định tại Điều… Nghị định số ….. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:

1. Chủ thể tiến hành:

2. Hoạt động tiến hành:

3. Thời gian tiến hành:

4. Địa điểm tiến hành:

5. Lý do, sự cần thiết:

6. Biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn, an ninh, phòng ngừa ô nhiễm môi trường:

7. Bản sao ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có):

8. Bản sao các văn bản có liên quan (nếu có)

Kính đề nghị Cảng vụ hàng hải ……………. xem xét, giải quyết./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 28

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:………..

……, ngày … tháng … năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc mở cảng biển

Căn cứ …………….

Căn cứ …………….

Theo đề nghị của ……….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Nay công bố mở cảng biển ……… thuộc địa phận ….. để tiếp nhận tàu thuyền trong nước và ngoài nước ra vào hoạt động bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ hàng hải khác có liên quan, cụ thể như sau:

1. Tên cảng:

2. Vị trí cảng:

3. Vùng đón trả hoa tiêu,

4. Vùng kiểm dịch:

5. Loại tàu thuyền:

Điều 2.

Cảng vụ hàng hải ………….. có trách nhiệm sau đây:

1. Quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại khu vực Cảng biển …… và được thu các khoản phí theo quy định của pháp luật;

2. Căn cứ điều kiện thực tế, giới hạn độ sâu vùng nước trước cầu cảng, luồng cảng biển và các quy định của pháp luật có liên quan để cho phép tàu thuyền có các thông số kỹ thuật phù hợp với thiết kế cầu cảng ra vào bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ hàng hải khác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Điều 3.

Chủ đầu tư căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định của pháp luật có liên quan và điều kiện khai thác cầu cảng để tổ chức khai thác cầu cảng thuộc Cảng biển …….. đúng mục đích, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và được thu các khoản phí theo quy định của pháp luật.

Điều 4.

Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định của pháp luật có liên quan để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong khu vực Cảng biển ………….

Điều 5.

Quyết định này có hiệu lực …………….., kể từ ngày ……………

Điều 6.

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải ………, Giám đốc Cảng vụ hàng hải ………., Giám đốc Cảng …………, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 6;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Thứ trưởng;
– Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng;
– Tổng cục Hải quan;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo, Website Chính phủ;
– Lưu: Văn thư, ………. (3b).

BỘ TRƯỞNG

 

Mẫu số 29

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:………..

……, ngày … tháng … năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc mở bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước

Căn cứ …………….

Căn cứ …………….

Theo đề nghị của ……….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Công bố mở ……… thuộc ….. để tiếp nhận tàu thuyền trong nước và ngoài nước ra vào hoạt động bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ hàng hải khác có liên quan, cụ thể như sau:

1. Tên công trình:

2. Vị trí công trình:

3. Khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải …….

4. Loại tàu thuyền:

Điều 2.

Cảng vụ hàng hải ………….. có trách nhiệm sau đây:

1. Quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại …… và được thu các khoản phí theo quy định của pháp luật;

2. Căn cứ điều kiện thực tế, giới hạn độ sâu vùng nước trước cầu cảng, luồng cảng biển và các quy định của pháp luật có liên quan để cho phép tàu thuyền có các thông số kỹ thuật phù hợp với thiết kế cầu cảng ra vào bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ hàng hải khác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Điều 3.

Chủ đầu tư căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định của pháp luật có liên quan và điều kiện khai thác cầu cảng để tổ chức khai thác cầu cảng …….. đúng mục đích, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và được thu các khoản phí theo quy định của pháp luật.

Điều 4.

Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định của pháp luật có liên quan để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại ………….

Điều 5.

Quyết định này có hiệu lực …………….., kể từ ngày ……………

Điều 6.

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng các Phòng liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải ………., Giám đốc Cảng …………, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 6;
– Bộ Giao thông vận tải;
– …..;
– Bộ đội Biên phòng tỉnh…;
– Cục Hải quan …;
– Kiểm dịch Y tế ….;
– Kiểm dịch ĐTV ….;
– Các Phòng: ………
– Lưu: Văn thư, ………..(3b)

CỤC TRƯỞNG

 

Mẫu số 30

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:……………..

……, ngày … tháng … năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đóng cảng biển

Căn cứ …………….

Căn cứ …………….

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay đóng ……… thuộc địa phận …..

Điều 2. Tuyến luồng hàng hải ………… giao ………… tổ chức tiếp nhận quản lý, bảo trì theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các cơ quan ………….. có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan bàn giao ……. công tác quản lý khai thác tuyến luồng ….; phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề có liên quan nhằm bảo đảm công tác quản lý được thực hiện liên tục, không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến luồng.

Điều 4.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải ………, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ: KHĐT, TC, QP, YT, CA, NN&PTNT;
– UBND tỉnh ………;
– Các Thứ trưởng Bộ GTVT (để biết);
– Kho bạc NN Trung ương;
– Công ty ………;
– Website Bộ GTVT;
– Lưu: Văn thư, KCHT.

BỘ TRƯỞNG

 

Mẫu số 31

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:…………..

……, ngày … tháng … năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước

Căn cứ …………….

Căn cứ …………….

Theo đề nghị của ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay đóng (bến cảng) ……… thuộc địa phận …..

Điều 2. Tuyến luồng hàng hải ………… giao ………… tổ chức tiếp nhận quản lý, bảo trì theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các cơ quan ………….. có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan bàn giao……. công tác quản lý khai thác tuyến luồng ….; phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề có liên quan nhằm bảo đảm công tác quản lý được thực hiện liên tục, không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến luồng.

Điều 4.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Chánh Văn phòng Cục, Chánh Thanh tra Cục, Trưởng các phòng……., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Bộ GTVT;
– UBND tỉnh ………;
– Công ty ………;
– Website Cục HHVN;
– Lưu: Văn thư, …….

CỤC TRƯỞNG

 

Mẫu số 32

TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
———–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:…………..

……, ngày … tháng … năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

ĐƯA BÁO HIỆU HÀNG HẢI VÀO SỬ DỤNG

Kính gửi: ………………………………………1

Căn cứ Điều 28 Nghị định số:      ngày … tháng … năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải và Thông tư số ……/201../TT-BGTVT ngày ……… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải;

….………….. (tên đơn vị) đề nghị ………………………… công bố thông báo hàng hải về việc đưa …………………………………

Hồ sơ kèm theo bao gồm:

1)…………………………

2)…………………………

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: Văn thư, ……

………………………….
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
…………………..

____________

1 Cơ quan có thẩm quyền công bố Thông báo hàng hải.

NGHỊ ĐỊNH 21/2012/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI
Số, ký hiệu văn bản 21/2012/NĐ-CP Ngày hiệu lực 01/06/2012
Loại văn bản Nghị định Ngày đăng công báo 09/04/2012
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 21/03/2012
Cơ quan ban hành Chính phủ
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản