NGHỊ ĐỊNH 32/2014/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 10/06/2014

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 32/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Chính phủ ban hành Nghị định về quản , khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, bao gồm: Tổ chức giao thông trên đường cao tốc, điều hành giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, bảo trì công trình đường cao tốc, xử lý sự cố, tai nạn xảy ra trên đường cao tốc, công tác cứu nạn, cứu hộ, trách nhiệm quản lý và bảo vệ công trình, đường cao tốc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tc.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

2. Công trình đường cao tốc gồm: Đường cao tốc, trụ sở hoặc nhà làm việc trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực, trụ sở hoặc nhà làm việc trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng, hệ thống báo hiệu, hệ thống an toàn giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thng điện, hệ thống quản lý giám sát giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.

3. Kết cấu hạ tầng đường cao tốc gồm: Công trình đường cao tốc và hành lang an toàn đường cao tc.

4. Hệ thống quản lý giám sát giao thông là hệ thống các thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để quản lý, giám sát giao thông trên đường cao tốc được lắp đặt trong quá trình đu tư xây dựng hoặc trong quá trình khai thác.

5. Tổ chức giao thông trên đường cao tốc là các biện pháp, hành động hướng dẫn, bắt buộc các phương tiện tham gia giao thông tuân thủ các quy tắc giao thông quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

6. Cơ quan quản lý đường cao tốc là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là đơn vị khai thác, bảo trì) là chủ thể trực tiếp thực hiện việc khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc, được xác định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thông qua Hợp đồng với Cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc với Nhà đầu tư đối với các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công – tư.

8. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực là cơ quan quản lý, điều hành giao thông các tuyến đường cao tốc, đường bộ trong một khu vực nhất định; trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

9. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến là cơ quan quản lý, điều hành giao thông trên một tuyến, đoạn tuyến đường cao tốc; trực thuộc đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc.

10. Cứu hộ là hoạt động hỗ trợ phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông trên đường cao tốc khi gặp tai nạn, sự cố.

11. Cứu nạn là hoạt động sơ cứu, cấp cứu ban đầu và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế, hoạt động hỗ trợ người bị nạn trên đường cao tốc khi gặp tai nạn, sự cố.

Điều 4. Cơ chế quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc

1. Nhà nước tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.

2. Nhà đầu tư có thể tự thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc hoặc thuê đơn vị, tổ chức khác thực hiện hoạt động này.

Chương 2.

QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc[/NM_lightbox]

1. Quản lý, khai thác công trình đường cao tốc:

a) Tổ chức giao thông trên đường cao tốc;

b) Điều hành giao thông trên đường cao tốc;

c) Thông tin trên đường cao tốc;

d) Tuần tra, tuần đường, tuần kiểm trên đường cao tốc;

đ) Công bố đưa vào khai thác và tạm dừng khai thác đường cao tốc;

e) Trạm thu phí trên đường cao tốc.

2. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc.

3. Đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc, xử lý sự cố, cứu nạn, cứu hộ trên đường cao tốc.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich2″]Điều 6. Tổ chức giao thông trên đường cao tốc[/NM_lightbox]

1. Tổ chức giao thông trên đường cao tốc tuân theo phương án tổ chức giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ.

2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm:

a) Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý;

b) Phê duyệt phương án tổ chức giao thông đặc biệt trên đường cao tốc khi có thiên tai, tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tình huống về quốc phòng, an ninh;

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich3″]c) Quy định cụ thể trình tự, thủ tục việc lập, phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc.[/NM_lightbox]

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải.

4. Chủ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức lập phương án tổ chức giao thông trên các tuyến đường cao tốc, trình cơ quan quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này xem xét, phê duyệt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich4″]Điều 7. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực[/NM_lightbox]

1. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chịu trách nhiệm giám sát, điu hành hoạt động của các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến và điều hành giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich5″]2. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực kết nối với Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến qua hệ thống quản lý giám sát giao thông.[/NM_lightbox]

3. Trung tâm quản lý điu hành giao thông khu vực là đơn vị sự nghiệp có thu. Kinh phí hoạt động của Trung tâm được bố trí từ Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, trích từ nguồn thu phí của các tuyến cao tốc trong phạm vi qun lý và các nguồn thu hp pháp theo quy định của pháp luật.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich6″]Điều 8. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến[/NM_lightbox]

1. Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm tổ chức và quản lýkhai thác các Trung tâm quản lý điu hành giao thông tuyến theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến chịu sự giám sát, điều hành của Trung tâm quản lý điu hành giao thông khu vực; đồng thời chịu trách nhiệm gửi thông tin giao thông từ các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến tới Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực để qun lý, điều hành.

Điều 9. Thông tin trên đường cao tốc

1. Thông tin trên đường cao tốc gồm thông tin cố định và thông tin thay đổi:

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich7″]a) Thông tin cố định được cung cấp bằng hệ thống báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc;[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich8″]b) Thông tin thay đổi là những thông tin thay đổi theo thời gian gồm: Thời tiết, mật độ giao thông, tư vấn hành trình, thời gian hành trình dự kiến, thông tin về sự cố, tai nạn, tạm dừng khai thác và các thông tin khác liên quan đến giao thông trên đường cao tốc. Các thông tin này được cung cấp qua hệ thống thông tin như mạng internet, sóng radio, các điểm cung cấp thông tin, biển báo thông tin điện tử trên đường cao tốc.[/NM_lightbox]

2. Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm cung cấp thông tin theo phương án tổ chức giao thông đã được phê duyệt.

3. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chỉ đạo đơn vị khai thác, bảo trì cung cấp thông tin giao thông trên cơ sở phương án tổ chức giao thông đặc biệt được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khi có tình huống khó khăn đột xuất xảy ra.

Điều 10. Tuần tra, tuần đường và tuần kiểm trên đường cao tốc

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich9″]1. Cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thông trên đường cao tốc và thông qua hệ thống giám sát giao thông để phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; phối hợp với đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì đường cao tốc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường cao tốc.[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich10″]2. Đơn vị khai thác, bảo trì thực hiện công tác tuần đường trên đường cao tốc để tuần tra, kiểm tra và theo dõi tổ chức giao thông, tai nạn giao thông, tình trạng công trình đường cao tốc; phát hiện kịp thời hư hỏng hoặc các hành vi xâm phạm công trình đường cao tốc, các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường cao tốc, hành lang an toàn đường cao tốc; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.[/NM_lightbox]

3. Cơ quan quản lý đường cao tốc thực hiện việc tuần kim trên đường cao tốc để kiểm tra, theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường; xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp xử lý các hành vi vi phạm công trình đường cao tốc, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường cao tốc, hành lang an toàn đường cao tốc.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich11″]Điều 11. Công bố đưa vào khai thác và tạm dừng khai thác đường cao tốc[/NM_lightbox]

1. Công trình đường cao tốc chỉ được đưa vào khai thác sử dụng khi bảo đảm yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định và có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt.

2. Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hp tạm không sử dụng một chiều hoặc cả hai chiều của tuyến đường cao tốc. Tạm dừng khai thác đường cao tốc được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Một hoặc nhiều công trình trên đường cao tốc gặp sự cố không thể hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường cao tốc;

b) Xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng bắt buộc phải tạm dừng khai thác;

c) Phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh.

3. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đưa vào khai thác và tạm dừng khai thác các tuyến đường cao tốc trong phạm vi quản lý.

Điều 12. Trạm thu phí trên đường cao tốc

Trạm thu phí trên đường cao tốc thực hiện việc thu phí phương tiện giao thông trên đường cao tốc, áp dụng công nghệ thu phí tiên tiến, hiện đại, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thm quyền phê duyệt theo quy định. Hoạt động của trạm thu phí phải đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, tránh ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich12″]Điều 13. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc[/NM_lightbox]

1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Việc kết nối giữa đường cao tốc với các hệ thống đường bộ khác thực hin từ bước lập Dự án đu tư xây dựng đường cao tốc, phù hợp với quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Trường hợp quy hoạch phát triển giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyt ca ngành, ca đa phương có sự thay đi, việc bổ sung nút giao với đường cao tc phải được sự chp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và phải xây dựng nút giao khác mức liên thông. Kinh phí xây dựng nút giao khác mức liên thông và các kinh phí khác có liên quan do chủ đầu tư của tuyến kết ni chịu trách nhiệm.

Điều 14. Bảo đảm an toàn giao thông trên đường cao tốc

1. Mọi hoạt động quản lý, bảo trì công trình đường cao tốc làm hạn chế điều kiện sử dụng bình thường của đường cao tốc phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

2. Đơn vị khai thác, bảo trì phải bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị để cảnh báo nguy cơ gây mt an toàn giao thông, bảo vệ phạm vi cảnh báo theo quy định hiện hành về an toàn giao thông.

3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hp với Bộ Công an ban hành quy đnh phối hợp về xử lý, bảo đảm trật tự an toàn và xử lý tai nạn, sự cố trên đường cao tốc; công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động quản lýbảo trì công trình đường cao tốc; kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc trong phạm vi quản lý.

5. Nhà đầu tư, đơn vị khai thác, bảo trì chủ động phối hp chặt chẽ với lực lượng công an và các lực lượng chức năng khác tại khu vực trong công tác tổ chức giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc và xử lý, giải quyết tai nạn, sự cố.

Điều 15. Xử lý thông tin và trách nhiệm phát hiện, báo tin khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc

1. Nguyên tắc xử lý thông tin trên đường cao tốc:

a) Thông tin về tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình trên đường cao tc được cung cấp từ các nguồn hệ thống thu thập thông tin trên đường cao tốc; tun tra, tun đường, tun kim đường cao tốc; thông tin từ người dân và người tham gia giao thông qua hệ thống điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc.

b) Khi nhận được thông tin về tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình xảy ra trên đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì điều động ngay lực lượng tuần đường, lực lượng ứng cứu giao thông và thông báo cho cơ quan công an; các đội cứu hộ, cứu nạn và các lực lượng liên quan khn trương có mặt tại hiện trường thực hiện nhiệm vụ theo chức năng.

2. Mọi tổ chức, cá nhân khi phát hiện tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình xảy ra trên đường cao tốc có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến hoặc cơ quan công an qua số điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich13″]Điều 16. Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc[/NM_lightbox]

Khi xảy ra tai nạn, sự cố giao thông, tổ chức, cá nhân có liên quan ngoài việc thực hiện theo quy định của Điều 38 Luật Giao thông đường bộ cần có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:

1. Đơn vị khai thác, bảo trì tuyến đường cao tốc có tai nạn, sự cố phải điều động lực lượng đến ngay hiện trường giải quyết bước đầu, bảo vệ hiện trường, sơ cứu về người (nếu có), hướng dẫn điều tiết giao thông tạm thời; bố trí lực lượng tham gia giải quyết tai nạn, sự cố theo chỉ huy của lực lượng công an; tổ chức thực hiện các thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định.

2. Đội cứu nạn có mặt ngay tại hiện trường chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin để sơ cứu, cấp cứu ban đầu người bị nạn; vận chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.

3. Đội cứu hộ có mặt tại hiện trường chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin để thực hiện cứu hộ phương tiện, hàng hóa bị nạn ra khỏi đường cao tốc.

4. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tai nạn, sự cố trên sóng radio, biển báo thông tin điện tử, các đim cung cấp thông tin; phối hp với đơn vị khai thác, bảo trì điều tiết giao thông từ xa, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông; điều chỉnh làn xe chạy hoặc hạn chế tốc độ chạy xe trên đường cao tốc cho phù hợp với điều kiện giao thông thực tế.

5. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến và giám sát việc cung cấp các thông tin trong quá trình thực hiện cứu hộ, cứu nạn;

b) Chỉ đạo các đơn vị khai thác, bảo trì tuyến đường cao tốc khác trong khu vực tham gia hỗ trợ giải quyết tai nạn, sự cố khi cần thiết;

c) Điều phối giao thông trên hệ thống đường cao tốc khu vực theo phương án tổ chức giao thông đặc biệt đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6. Cơ quan công an chỉ huy lực lượng của mình đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin, chủ trì phối hợp với các lực lượng giải quyết tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất đưa đường cao tc vào hoạt động bình thường.

7. Chi phí cứu nạn, cứu hộ trên đường cao tốc

a) Bộ Giao thông vận tải quy định về định mức, chi phí cứu hộ trên đường cao tốc;

b) Bộ Y tế chủ trì, phối hp với Bộ Giao thông vận tải quy định về định mức, chi phí cho công tác cứu nạn trên đường cao tốc;

c) Chi phí cho hoạt động cứu nạn, trên đường cao tốc được tính trong chi phí quản lý khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc. Chi phí cho hoạt động cứu hộ sẽ do người điều khiển phương tiện chi trả nếu nguyên nhân gây ra tai nạn do người điều khiển phương tiện gây ra; do đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì hoặc chủ đầu tư tuyến cao tốc chi trả nếu nguyên nhân gây tai nạn do hư hỏng của công trình đường cao tốc hoặc nguyên nhân khách quan khác.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc

1. Người điều khiển phương tiện, người có liên quan trực tiếp đến tai nạn và người có mặt nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời đến cơ quan chức năng qua số điện thoại khẩn cấp theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện chịu trách nhiệm bi thường thiệt hại về tài sản công trình đường cao tốc đối với trường hp sự c, tai nạn do mình gây ra theo quy định.

2. Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm thực hiện việc xác định giá trị thiệt hại; dọn dẹp hiện trường sau khi lực lượng công an và các lực lượng chức năng khác lập xong biên bản hiện trường và cho phép giải phóng hiện trường; tiến hành sửa chữa, phục hi công trình đường cao tc bị hư hại do tai nạn, sự cố gây ra.

Chương 3.

BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich14″]Điều 18. Bảo trì công trình đường cao tốc[/NM_lightbox]

1. Công tác bảo trì công trình đường cao tốc thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì công trình hoặc quy trình bảo trì được Chủ đầu tư, nhà đầu tư phê duyệt theo quy định về bảo trì công trình xây dựng, đảm bảo công năng của công trình và an toàn giao thông trong quá trình vận hành khai thác.

2. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đơn vị, tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình đường cao tốc đối với các tuyến đường được đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý.

3. Nhà đầu tư tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình đường cao tốc đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và các dự án nhượng quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

4. Công tác tổ chức khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc được thực hiện theo hợp đồng riêng biệt hoặc là nội dung công việc trong hợp đồng đầu tư xây dựng, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.

5. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát thực hiện các hp đồng quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi quản lý.

Điều 19. Chi phí cho công tác bảo trì công trình đường cao tốc

1. Đối với đường cao tốc được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước, đường cao tốc chuyển giao lại từ các nhà đầu tư khi hết thời hạn khai thác, đường cao tốc xây dựng theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT): Chi phí bảo trì được bố trí từ nguồn thu phí trên đường cao tốc (trường hợp thu phí) hoặc ngun Quỹ bảo trì đường bộ (trường hp không thu phí).

2. Đối với đường cao tốc được chuyển giao quyền thu phí cho các tổ chức, cá nhân, chi phí bảo trì được bố trí từ tiền bán quyền thu phí (nếu giá chuyển giao bao gm chi phí bảo trì) hoặc từ Quỹ bảo trì đường bộ nếu Hp đồng chuyn giao quyn thu phí quy định Nhà nước thực hiện công tác bảo trì.

3. Đối với đường cao tốc được đầu tư xây dựng, quản lý và bảo trì bằng nguồn vốn của nhà đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (ngoài hình thức BT), chi phí bảo trì do nhà đầu tư bảo đảm.

Chương 4.

TRÁCH NHỆM QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC

Điều 20. Trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc

1. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về đường cao tốc;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc; tổ chức và kiểm tra thực hiện các văn bản ban hành;

c) Tổ chức xây dựng bộ máquản lý, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tng đường cao tc; tuyên truyn, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông trên đường cao tc; theo dõi tình trạng kỹ thuật công trình đường cao tốc và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về đường cao tốc;

d) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức khai thác và bảo trì đường cao tốc; kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án tổ chức giao thông được cấp có thẩm quyn phê duyệt.

2. Bộ Y tế chủ trì, phối hp với Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về hoạt động y tế, sơ cứu, cấp cứu trên đường cao tốc và cơ cấu, tổ chức bộ máy cho hoạt động cứu nạn.

3. Bộ Công an chịu trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan ban hành quy định và tổ chức thực hiện việc tuần tra, điều tiết giao thông khi xử lý tai nạn và xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Phối hợp khai thác sử dụng dữ liệu quản lý điều hành giao thông phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên đường cao tốc.

4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế sử dụng đường cao tốc cho mục đích quốc phòng, an ninh.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich15″]5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trì đường cao tốc trong phạm vi quản lý; tổ chức chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông trên đường cao tốc, pháp luật, chính sách của Nhà nước về bảo vệ tài sản và hành lang an toàn đường cao tốc; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an trong công tác bảo vệ tài sản và hành lang an toàn đường cao tốc; phối hợp với Bộ Công an trong xử lý, giải quyết tai nạn, sự cố xảy ra trên đường cao tốc.[/NM_lightbox]

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2014.

Điều 22. Điều khoản thi hành

1. Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyn hạn được giao có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc phải tuân thủ theo quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tng giao thông đường bộ và quy định tại Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kim toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ CngTTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

NGHỊ ĐỊNH 32/2014/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC
Số, ký hiệu văn bản 32/2014/NĐ-CP Ngày hiệu lực 10/06/2014
Loại văn bản Nghị định Ngày đăng công báo 29/04/2014
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 22/04/2014
Cơ quan ban hành Chính phủ
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản