TIÊU CHUẨN NGÀNH 24 TCN 02:2004 VỀ DA TRÂU BỌC ĐỆM – YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ CÔNG NGHIỆP BAN HÀNH
DA TRÂU BỌC ĐỆM – YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Tiêu chuẩn này áp dụng cho da trâu bọc đệm ghế trang trí nội thất.
TCVN 7117: 2002( ISO 2418 : 1972) Da – Mẫu phòng thí nghiệm – Vị trí và nhận dạng.
TCVN 7126: 2002( ISO 4044 : 1977) Da – Chuẩn bị mẫu thử hoá.
TCVN 7115: 2002( ISO 2419 : 1972) Da – Điều hoà mẫu thử để xác định tính chất cơ lý.
TCVN 7118: 2002( ISO 2589 : 1972) Da – Xác định tính chất cơ lý – Đo độ dày.
TCVN 7122: 2002( ISO 3377 : 1975) Da – Xác định độ bền xé.
TCVN 7127: 2002( ISO 4045 : 1977) Da – Xác định độ pH.
TCVN 7128: 2002(ISO 4047 : 1977) Da – Xác định Tro sunphat hoá tổng và Tro sunphat hoá không hoà tan trong nước.
TCVN 7129: 2002( ISO 4048 : 1977) Da – Xác định chất hoà tan trong Diclometan.
TCVN 7130: 2002( ISO 11640 : 1993) Da – Phương pháp xác định độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại.
Da trâu bọc đệm là loại da thành phẩm mềm, có độ xốp và thoáng khí, được sản xuất từ da trâu nguyên liệu bằng phương pháp thuộc Crôm hoặc thuộc kết hợp.
4.1 Các chỉ tiêu cơ lý
Thứ tự |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mức cần đạt |
1 |
Độ dầy |
mm |
1,2 – 1,4 |
2 |
Độ bền xé |
N/mm |
£ 20 |
3 |
Độ bền uốn gấp
Da khô sau 20.000 |
Lần |
Da không bị rạn mặt |
4 |
Độ bám dính của màng trau chuốt |
N/cm |
2 – 5 |
5 |
Độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại
Nỉ khô trên da khô sau 500 Nỉ ướt trên da khô sau 200 Nỉ khô trên da ướt sau 100 |
Chu kỳ |
Da và nỉ đạt ở thang cấp 3 trở lên |
4.2 Các chỉ tiêu hoá học
Bảng 2
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mức cần đạt |
1 |
Hàm lượng độ ẩm |
% |
16 – 18 |
2 |
Hàm lượng chất hoà tan trong diclometan(CH2Cl2 ) |
% |
6 – 12 |
3 |
Hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ tan trong H2O |
% |
2 – 6 |
4 |
Hàm lượng Tro sunphat hoá tổng và Tro sunphat hoá không hoà tan trong H2O |
% |
2 – 8 |
5 |
Hàm lượng chất thuộc Oxyt Crome(Cr2O3) |
% |
2,5 – 3,5 |
6 |
Độ pH của dung dịch chiết
Độ pH chênh lệch pha loãng 1: 10 |
|
3,5 – 4 £ 0,7 |
4.3 Chỉ tiêu về ngoại quan:
– Độ bóng đồng đều và độ thoáng khí khi sử dụng.
– Độ xốp và mềm mại sờ mát tay khi tiếp xúc.
– Độ đàn hồi khi ấn nhẹ hơi nhăn tự nhiên.
5.1 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Lấy mẫu theo TCVN 7117: 2002 (ISO 2418)
Chuẩn bị mẫu theo TCVN 7126 : 2002 (ISO 4044)
Điều hoà mẫu theo TCVN 7115 : 2002 (ISO 2419)
5.2 Xác định đo độ dày
Theo TCVN 7118 : 2002 (ISO 2589)
5.3 Xác định độ bền xé
Theo TCVN 7122 : 2002 (ISO 3377)
5.4 Xác định độ bền uốn gấp
Chuẩn bị mẫu: cắt mẫu da với kích thước 70mm x 45mm.
Tiến hành thử trên thiết bị uốn gấp có tên gọi là “Flexometer”
Hình 1: Máy thử độ bền uốn gấp
Mẫu da được gấp theo cách đặc biệt và được kẹp chặt vào hai đầu vào thiết bị rồi cho máy chạy.
Mẫu da được uốn khum về phía trước và phía sau, số lần uốn gấp phụ thuộc theo từng loại da. Đối với da bọc đệm thường tiến hành uốn gấp sau 20.000 lần đối với da khô. Sau đó dùng kính phóng đại gấp 16 lần xem da có bị vết rạn không.
5.5 Xác định độ bền màu với chu kỳ chà xát qua lại
Theo TCVN 7130: 2002(ISO 11640)
5.6 Xác định độ bám dính màng trau chuốt
Chuẩn bị mẫu: cắt mẫu da và miếng nhựa PVC với kích thước 60mm x 20mm.
Tiến hành thử
|
|
|
Hình 2: Máy thử độ bám dính màng trau chuốt
Phết một lớp mỏng keo PU( Poly Uretan) lên mặt nhựa và mặt da, sau đó dán mặt phải của mẫu da vào miếng nhựa. Sấy ở nhiệt độ (60 ± 2) oC trong 4 giờ.
Đặt mẫu thử trong bình hút ẩm một giờ, sau đó thử bằng máy kéo đứt. Da sẽ tách khỏi miếng nhựa trong quá trình máy làm việc.
Tính toán
Lực bám dính của màng trau chuốt trên bề mặt mẫu da được biểu thị qua các thông số sau:
P =
Trong đó:
P. là độ bám dính của màng trau chuốt ( N/cm)
F. là lực tác dụng(N )
W là chiều rộng của mẫu (cm)
+ Tách mẫu da khỏi miếng nhựa, mặt cật của da không dính trên miếng nhựa là da có màng tốt.
+ Trước khi bôi keo lên bề mặt mẫu da và miếng nhựa phải được lau sạch bụi bẩn.
5.7. Xác định độ ẩm trong da
Chuẩn bị mẫu: da được cắt nhỏ có kích thước 3mm x 4mm.
Tiến hành thử : cân 2 gam mẫu da với độ chính xác đến 0,001g đã cắt nhỏ cho vào hộp lồng đã cân biết trọng lượng. Sau đó cho hộp lồng vào tủ sấy ở nhiệt độ (102 ± 2) oC trong tủ sấy 24 giờ.
Cân sau khi làm nguội trong 30 phút trong bình hút ẩm.
Tính toán
Độ ẩm chứa trong da được tính theo phần trăm khối lượng, bằng công thức sau:
Trong đó:
M là hàm lượng độ ẩm của da hay hàm lượng chất bay hơi tính theo phần trăm khối lượng
mo là khối lượng của mẫu trước khi sấy tính bằng gam.
m1 là khối lượng mẫu sau khi sấy tính bằng gam.
Lập lại quá trình sấy khô, làm nguội và cân. Thời gian sấy khô mẫu khoảng một giờ. Quá trình sấy khô được kết thúc nếu giữa hai lần cân liên tiếp kết quả không lệch nhau quá 0,003 gam.
5.8 Xác định chất hoà tan trong Diclometan
Theo TCVN 7129: 2002 (ISO 4048)
5. 9 Xác định chất vô cơ, hữu cơ tan trong nước.
Chuẩn bị: mẫu da sau khi đã được chiết ly với CH2Cl2
Tiến hành thử : cho da đã được chiết ly và 500ml nước cất vào thiết bị lắc cơ học, tốc độ lắc (50 ± 10) vòng/phút trong 2 giờ.
Lọc dung dịch = giấy lọc và loại bỏ 50 ml dung dịch ban đầu.
Lấy pipét hút 50ml cho vào cốc platin và làm khô cạn trên bếp cách thuỷ.
Làm khô chất cặn thu được sấy 2 giờ ở nhiệt độ (102 ± 2) oC
Cân sau khi làm nguội trong 30 phút trong bình hút ẩm.
Thu được chất vô cơ và hữu cơ hoà tan.
Làm ẩm phần chất cặn thu được bằng H2SO4 đậm đặc, đốt mẫu trong lò nung cho đến khi không thấy khói của H2SO4.
Nung tiếp trong lò tại nhiệt độ (800 ± 5) oC trong khoảng 15 phút.
Cân sau khi làm nguội trong 30 phút trong bình hút ẩm.
Tính toán
Chất vô cơ, hữu cơ thu được tính theo phần trăm khối lượng, bằng công thức sau:
Trong đó:
S là hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ thu được tính theo phần trăm khối lượng
G1 là khối lượng của chất cặn thu được sấy khô tính bằng gam
G0 là khối lượng của mẫu thử tính bằng gam
Trong đó:
SVC là hàm lượng chất vô cơ thu được tính theo phần trăm khối lượng.
G2 là khối lượng của chất cặn thu được sấy khô đã sunphát hoá tính bằng gam
G0 là khối lượng của mẫu thử tính bằng gam
SHC = S – SVC
Trong đó:
SHC. là hàm lượng chất hữu cơ thu được tính theo phần trăm khối lượng.
Kết quả của những lần xác định lặp lại giống nhau không vượt quá 0,2% tính theo khối lượng mẫu ban đầu nếu chênh lệch phải xác định lại.
5.10 Xác định tro Sunphat hoá tổng và tro sunphat hoá không hoà tan trong H2O
Theo TCVN 7128 : 2002 (ISO 4047)
5.11 Xác định chất thuộc Oxyt Crome (Cr2O3)
Chuẩn bị mẫu: da được cắt nhỏ có kích thước 3mm x 4mm.
Tiến hành thử: cân 1 gam mẫu da đã cắt nhỏ bỏ vào trong một bình nón thuỷ tinh 250ml. Sau đó cho thêm 10ml hỗn hợp dung dịch của 2 axít H2SO4 và HClO4 với tỷ lệ (1: 2) và đun trên bếp điện, khi dung dịch chuyển sang màu vàng chanh, cho thêm 100ml H2O cất tiếp tục đun trên bếp 20 phút. Sau đó để nguội dung dịch mẫu rồi cho thêm 15ml Axít H3PO4 + 10ml dung dịch KI (10%), đem dung dịch đậy kín, để trong bóng tối khoảng 15 phút. Sau đó đem chuẩn độ bằng Na2S2O3 .0,1N. Khi chuyển màu vàng cho thêm chất chỉ thị hồ tinh bột và chuẩn cho đến khi có màu xanh dương là được.
Tính toán
Chất xác định được bằng phương pháp chuẩn độ Iốt được tính theo phần trăm khối lượng da khô, bằng công thức sau:
Cr2O3 =
Trong đó:
Cr2O3 là hàm lượng Oxyt Crome chứa trong da tính theo khối lượng da khô.
Vm l là số ml Na2S2O3 . 0,1N dùng để chuẩn độ
G. là khối lượng mẫu thử tính bằng gam
M. là độ ẩm của da đã xác định tính theo %
0,002534g Cr2O3 » 1ml Na2S2O3 0,1N
5.12 Xác định độ pH của dung dịch chiết
Theo TCVN 7127: 2002 (ISO 4045)
TIÊU CHUẨN NGÀNH 24 TCN 02:2004 VỀ DA TRÂU BỌC ĐỆM – YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ CÔNG NGHIỆP BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 24TCN02:2004 | Ngày hiệu lực | 12/06/2004 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 28/05/2004 |
Lĩnh vực | Ngày ban hành | 05/05/2004 | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |