NGHỊ QUYẾT 96/2017/NQ-HĐND QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2016-2021

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 24/07/2017

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
T
ỈNH HÀ GIANG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 96/2017/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 14 tháng 07 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2016 – 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII – KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 1026/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII, quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo hoạt động của Đi biu hội đồng nhân dân;

Xét Tờ trình số 03/TTr-HĐND, ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021; Báo cáo thẩm tra số 22/BC-BPC ngày 09 tháng 7 năm 2017 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, Kỳ họp thứ Năm thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực thi hành thi hành kể từ ngày 24 tháng 7 năm 2017./.

 

Nơi nhận:
– y ban Thưng vụ Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
– Ban 
ng tác đại biểu, UBTVQH;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
– TTr. T
nh ủy; HĐND; UBND tỉnh; UBMTTQ tnh;
– Đoàn Đ
BQH khóa XIV tỉnh Hà Giang;
– Đạ
biểu HĐND tnh khóa XVII;
– Các sở, ban, ngành, tổ chức CT
XH cấp tnh;
– TTr. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
– VP: Tỉnh 
y; Đoàn ĐBQH; HĐND; UBND tỉnh;
– Báo Hà Giang; Đài PTTH t
nh;
– Cổ
ng TTĐT tnh; TT Công báo – Tin học tnh;

CHỦ TỊCH

Thào Hồng Sơn

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2016 – 2021
(Ban hành kèm theo Nghị quyết s: 96/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tnh Hà Giang)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vđiều chỉnh:

Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyn hạn, lề lối làm việc, trình tự hoạt động, điu kiện bảo đảm hoạt động, mối quan hệ công tác của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh; tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Các hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh; các Ban HĐND tỉnh, Tổ đi biểu HĐND tỉnh không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Luật Tiếp công dân; nghị quyết, đề án của HĐND tỉnh đã ban hành và các văn bản pháp luật có liên quan.

2Đối tượng áp dụng:

Đạbiểu HĐND tỉnh, Thưng trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác với HĐND tỉnh chịu sự điềchỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của HĐND tỉnh

HĐND tỉnh hoạt động theo nguyên tc tập trung dân chủ; tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và thực hiện theo Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh. HĐND làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số; phát huy trách nhiệm của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh.

Chương II

ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Điều 3. Nhiệm vụ của đại biểu HĐND tỉnh

Đạbiểu HĐND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Khoản 3, Điều 92 và từ Điều 93 đến Điều 95 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương; từ Điều 83 đến Điều 87 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, ngoài ra còn thực hiện một số quy định sau:

1. Tham dự đầy đủ các kỳ họp của HĐND: Tích cực nghiên cứu, tham gia ý kiến vào dự kiến nội dung, chương trình và tài liệu phục vụ kỳ họp được gửi qua hộp thư điện tử của đại biểu HĐND tỉnh. Tại mỗi kỳ họp, đại biu HĐND có trách nhiệm chuẩn bị và tham gia ý kiến thảo luận các nội dung của kỳ họp tại Tổ hoặc tại Hội trường; thực hiện giám sát thông qua hoạt động chất vấn theo quy định. Các ý kiến thực hiện cht vấn của đại biểu được gửi trước cho Tổ trưởng Tổ đại biểu và Thư ký kỳ họp để tổng hợp. Đại biểu có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc Nội quy kỳ họp được quy định tại Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 Ban hành Nội quy các kỳ họp HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

2. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp xúc cử trtheo chỉ đạo của Thường trực HĐND và kế hoạch của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh đến Thường trực HĐND tỉnh và chịu trách nhiệm về nội dung tng hợp của mình trước Thường trực HĐND tỉnh và trước cử tri nơi đại biu thực hiện tiếp xúc cử triThường xuyên đi mới tiếp xúc cử trtheo các hình thức như: TXCT qua các cuộc họp tại nơi cư trú; tiếp xúc cử tri điện tử; tiếp xúc cử tri bng hình thức đối thoại trực tiếp; tiếp xúc cử tri trên truyền hình… theo Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh về ban hành Đề án Đi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh Hà Giang. Thường xuyên theo dõi kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với các cơ quan, đơvị, tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời thông báo đến cử tri biết.

3. Hàng quý, đại biểu thực hiện tiếp công dân theo quy định của pháp luật, kế hoạch tiếp công dân của Thường trực HĐND tỉnh và Tổ đại biểu HĐND tỉnh. Trường hợp không thể thực hiện được nhiệm vụ tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố thì đại biểu HĐND tỉnh có thể thực hiện tiếp công dân riêng lẻ nhưng phải đảm bảo chấp hành đúng các quy định của Luật tiếp công dân.

Thông qua việc tiếp công dân hoặc khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, đại biHĐND có trách nhiệm nghiên cu, hướng dẫn công dân gửi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu HĐND trực tiếp hoặc thông qua Thường trực HĐND tỉnh chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh biết và theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết. Hàng tháng báo cáo kết quả với Tổ trưởng Tổ đại biu HĐND để tng hợp, báo cáo Thưng trực HĐND tỉnh.

4. Tham gia giám sát theo chương trình, kế hoạch giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh (nếu được mời tham gia) và thực hiện chức năng giám sát của đại biểu đối với các tổ chức và cá nhân trong việc tuân thủ pháp luật trong cơ quan, đơn vị và địa phương nơi cư trú.

5Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy đảng, các văn bản của HĐND, UBND các cấp. Tham dự đy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ dành riêng cho đại biểu HĐND theo kế hoạch của Thường trực HĐND tnh.

Điều 4. Quyền của đại biểu HĐND

Quyền hạn của đại biểu HĐND được quy địntừ Điều 96 đến Điều 100, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Điều 84 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, ngoài ra còn được thực hiện một số quyền sau:

1. Đại biểu HĐND tỉnh được thông tin về dự kiến, nội dung, chương trình kỳ họp HĐND tỉnh; được nhận văn bản gi trước cho đại biểu để đại biểu nghiên cứu, chun bị ý kiến tham gia thảo luận và chất vấn tại kỳ họp.

2. Đại biểu có quyền gửkiến nghị nội dung giám sát đến Tổ trưởng Tổ đại biểu, các Ban HĐNĐ và Thưng trực HĐND tỉnh và được quyền tham gia các đoàn giám sát, khảo sát của Thường trực, các Ban, các Tổ đại biểu HĐND hoặc của HĐND tỉnh.

3. Đại biểu HĐND thực hiện quyền chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh bằng cách gửi phiếu chất vấn đến chủ tọa kỳ họp thông qua đoàn thư ký kỳ họpTrình tự, thủ tục chất vấn của đại biểu HĐND tại kỳ họp, phiên họp Thường trực HĐND được thực hiện theo Điều 60 và Điều 69 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.

4. Đề nghị Thường trực HĐND tỉnh xem xét chuyển sinh hoạt đến Tổ đại biểu HĐND tỉnh nơi đại biểu đến nhận công tác mới theo sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền.

Điều 5. Đại biểu HĐND thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và bị mất quyền đại biểu HĐND; việc bãi nhiệm đại biểu HĐND

Thực hiện theo Điều 101 và Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Chương III

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Điều 6. Cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND tỉnh

Thường trực HĐND tỉnh gồm có Chủ tịch HĐND tỉnh, các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng các Ban HĐND tỉnh và Chánh Văn phòng HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định cụ thể tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định sau:

1. Về triệu tập các kỳ họp HĐND: Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ, 07 ngày đối với kỳ họp bất thường, Thường trực HĐND quyết định việc triệu tập kỳ họpQuyết định triệu tập kỳ họp phải gửi kèm theo dự kiến chương trình kỳ họp đến đại biểu HĐND tỉnh.

2. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát UBND, các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh.

a) Yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức đơn vị liên quan báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản về tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tnh, thi hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh;

b) Tổ chức kim tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh;

c) Khi phát hiện có sai phạm trong thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân địa phương thì Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh hoặc cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương áp dụng các biện pháp để chấm dt hành vi vi phạm xem xét xử lý và báo cáo kết quả với HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất;

d) Phối hợp với UBND tỉnh giải quyết nhũng vấn đề phát sinh khi thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh trong thời gian giữa hai kỳ họp; xem xét quyết định điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh theo đề nghị của UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

3. Về hoạt động giám sát của Thưng trực HĐND:

a) Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh thực hiện theo quy định từ Điều 66 đến Điều 75 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015;

b) Ngoài hoạt động giám sát, trong một số trường hợp cần thiết Thường trực HĐND tỉnh sẽ tổ chức các cuộc khảo sát hoặc kim tra về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật, Nghị quyết HĐND tỉnh và việc thực hiện cam kết của lãnh đạo các cp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh đối với nội dung trả lời chất vấn, giải quyết kiến nghị của cử tri. Thưng xuyên đôn đốc, theo dõkết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát của các đoàn giám sát đối với cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các ngành, đơn vị có liên quan đảm bảo đúng theo nội dung và thi gian quy định.

4. Chỉ đạo, điều hòa, phi hp hoạt động các Ban của HĐND tỉnh:

a) Phân công các Ban HĐND tỉnh thẩm tra các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình kỳ họp HĐND tỉnh và các tờ trình của UBND tỉnh trình xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh giữa 2 kỳ họp;

b) Phân công các Ban HĐND tỉnh tham gia hoạt động giám sát Quyết định của UBND tỉnh, Nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp;

c) Phân công các Ban HĐND tỉnh thực hiện một số nội dung thuộc chương trình giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND tỉnh;

d) Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp chương trình hoạt động của các Ban HĐND tỉnh; đề nghị các Ban HĐND tỉnh điều chỉnh kế hoạch giám sát, khảo sát của Ban, bảo đảm hoạt động giám sát, khảo sát không bị trùng lặp và đôn đốc Ban hoạt động. Xem xét kết quả giám sát của các Ban HĐND tỉnh khxét thấy cn thiết;

đ) Tham dự cuộc họp của các Ban HĐND tỉnh hoặc mời các thành viên Ban của HĐND tham gia hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh;

e) Phối hợp với các Ban HĐND tỉnh tổ chức hội thảo, tham vấn nhân dân về những vấn đề quan trọng hoặc các dự thảo chính sách của địa phương do HĐND ban hành có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống ca nhân dân.

5. Thực hin tiếp công dân và tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh tiếp công dân; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân:

a) Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh thực hiện tiếp công dân theo qui định. Các đại biểu HĐND tỉnh tiếp công dân theo tổ đại biểu mỗi quý một lần tại Trụ sở tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử;

b) Thường trực HĐND thay mặt HĐND tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tiếp công dân và các quy định khác của pháp luật có liên quan vào ngày 15 và ngày 30 hàng tháng, tại phòng tiếp dân HĐND – UBND tỉnh (nếu trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì chuyển sang ngày hôm sau);

c) Bố trí công chức có đủ trình độ, năng lực và am hiu về pháp luật để tham mưu làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh (hoạt động chuyên trách) tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh. Tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức và công dân, chuyn và đôn đốc các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo luật đnh;

d) Chủ trì, phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội (sau đây viết tắt là Đoàn ĐBQH) khóa XIV tỉnh Hà Giang trong việc tiếp công dân; định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, nghe Ủy ban nhân dân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở địa phương báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do HĐND, đại biểu HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH và đại biểu Quốc hội ở địa phương chuyển đến. Khi cần thiết, Thường trực HĐND chủ trì phối hợp với UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị để xem xét, đnh hưng giải quyết đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài của tổ chức, công dân.

6. Giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND, Tổ đbiểu HĐND, các Ban HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thành phố:

a) Đôn đốc các Tổ đại biểu HĐND hoạt động theo đúng Quy chế này, tạo điều kiện cho đại biểu và Tổ đại biểu HĐND hoạt động có hiệu quả;

b) Chỉ đạo, đôn đốc việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; theo dõi, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu HĐND để chuyển và đôn đốc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiên cứu giải quyết và báo cáo kết quả giquyết trước kỳ họp HĐND;

c) Tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu HĐND theo thẩm quyền và báo cáo HĐND khi xét thấy cần thiết. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với đại biểu HĐND;

d) Mi năm một lần, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị trao đi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực HĐND tỉnh với các Ban HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thành phố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cưa HĐND các cấp ở địa phương.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực HĐND tỉnh

Các thành viên Thường trực HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 105 Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định sau:

1Chủ tịch HĐND tỉnh:

a) Chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của Thường trực HĐND tỉnhChịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật;

b) Đại diện HĐND tỉnh trong quan hệ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các y ban của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Trung ương, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Giữ mốliên hệ giữa Thưng trực HĐND tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang;

c) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch, các Ủy viên của Thường trực HĐND tỉnh để đảm bảo hoạt động thường xuyên của Thưng trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) y quyền cho các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh giải quyết các vn đề thuộc thm quyền của Chủ tịch HĐND tỉnh.

2. Các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Giúp Chủ tịch HĐND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch HĐND tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐND tỉnh, Thưng trực HĐND tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.

3. Các ủy viên Thường trực HĐND tỉnh:

a) Chấp hành sự phân công của Chủ tịch HĐND tỉnh;

b) Có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh, trường hợp vì lý do đặc biệt không thể tham dự thì phải báo cáo Chủ tịch HĐND tỉnh xem xét, quyết định; tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thưng trực HĐND tỉnh.

Điều 8. Phạm vi, thẩm quyền ký văn bản

1. Chủ tịch HĐND tỉnh ký các Nghị quyết của HĐND, Biên bản kỳ họp HĐND; ký phê chuẩn kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND huyện, thành phố; các văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương.

2. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh thay mặt Thường trực HĐND tỉnh ký các văn bản, báo cáo định kỳ, đột xuất thuộc lĩnh vực phân công phụ trách và ký các văn bản khác theo sự phân công, ủy quyền của Chủ tịch HĐND tỉnh,

3. Ủy viên Thường trực là Trưởng các Ban HĐND tỉnh thay mặt Thường trực HĐND ký các báo cáo và các văn bản khác thuộc lĩnh vực phụ trách, công việc khác được Thường trực HĐND phân công hoặc ủy quyền.

4. Ủy viên Thường trực là Chánh Văn phòng HĐND tỉnh thay mặt Thường trực HĐND ký các văn bản do Chủ tịch HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh phân công hoặc ủy quyền.

Điều 9. Phiên họp Thường trực HĐNĐ

1. Thường trực HĐND tổ chức họp mỗi tháng một lần (vào ngày 25 hàng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ lễ hoặc thứ bảy; chủ nhật thì chuyn sang ngày làm việc tiếp theo) để thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật; khxét thấy cn thiết, có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thành phần dự họp gồm có: Tập thể Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh (hoạt động chuyên trách)lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh; lãnh đạo, chuyên vn các phòng chuyên môn có liên quan thuộc Văn phòng HĐND tỉnh. Khi bàn về vn đề có liên quan mi đại diện UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Trưng Đoàn ĐBQH, Phó Trưng Đoàn ĐBQH tỉnh; đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, người đng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND, đại diện các tổ chức chính trị – xã hộcùng cấp, các cơ quan, tổ chức hữu quan liên quan.

2. Phiên họp Thường trực HĐND phải có ít nhất hai phần ba tng số thành viên Thường trực HĐND tham dự. Thành viên Thường trực HĐND có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, nếu vì lý do đặc biệt không th tham gia thì phải báo cáo Chủ tịch HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

3. Chánh Văn phòng HĐND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc tham mưu chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh. Dự thảo văn bản phải gửi vào hộp thư cá nhân của đại biểu trước 03 ngày tổ chức phiên họp để các đại biểu nghiên cu, chuẩn bị ý kiến tham gia. Sau khi kết thúc phn họp chỉ đạo việc hoàn chỉnh văn bản để trình ký ban hành, đồng thời xây dựng và ký thông báo kết luận phiên họp.

Điều 10. Hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND

Hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn, giải trình và trình tự chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh được quy định tại Điều 69 và Điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, ngoài ra còn thực hiện một số quy định sau:

1. Tổng hợp các ý kiến chất vấn:

a) Trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND tỉnh, căn cứ vào hoạt động của đại biểu, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị công tác, đạbiểu HĐND tỉnh có quyền ghi vấn đề chất vấn, giải trình, người bị chất vấn, giải trình vào phiếu chất vấn hoặc Tổ đại biểu HĐND tỉnh tng hợp ý kiến đề xuất của đại biểu HĐND tnh trong Tổ về nhóm vấn đề chất vấn, giải trình gửi đến Thường trực HĐND tỉnh (qua ủy viên Thường trực – Chánh Văn phòng HĐND tỉnh, sau đây viết là Chánh Văn phòng);

b) Chậm nht 15 ngày trước ngày tổ chức phiên chất vấn, giải trình, Chánh Văn phòng thông báo ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh về việc tổ chức chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh đến các đại biểu HĐND tỉnh (thông báo nêu rõ những nội dung được lựa chọn chất vấn, giải trình; những nội dung không được lựa chọn để chất vn, lý do).

2. Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn:

a) Những vấn đề bức xúc, ni cm trong đi sống kinh tế – xã hội của tỉnh, được đạbiểu HĐND tỉnh và cử trquan tâm được xác định tại kỳ họp trước đó (qua báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri, qua ý kiến thảo luận, tranh luận của đại biểu) và trong thời gian từ kỳ họp trước đến phiên chất vn ca Thường trực HĐND tỉnh; những vấn đề có dấu hiệu vphạm pháp luật;

b) Không cht vấn đối với những vấn đề đã có trong Nghị quyết về chất vấn và Nghị quyết giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm chất vấn;

c) Người bị chất vấn được lựa chọn phù hợp với nhóm vấn đề chất vn. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh đã chấvấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay. Trường hợp có lý do đặc biệt, chính đáng không thể tham dự phiên họp thì người bị chất vấn gửi văn bản nêu rõ lý do đến Chánh Văn phòng HĐND tỉnh để báo cáo Chủ tịch HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

3. Trình tự, thủ tục lựa chọn nhóm vấn đề và người bị chất vấn:

a) Căn cứ vào tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn được quy định tại Khoản 2 Điều này, chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức phiên chất vấnChánh Văn phòng dự kiến từ các nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vn báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh; chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức phiên họp, kế hoạch này được gửi đến các đại biểHĐND tỉnh và các cơ quan hữu quanKế hoạch chất vn phải nêu rõ nhóm vấn đề chất vấn, giải trình; người bị cht vấn, giải trình; thời gian, địa điểm tổ chức cht vn, giải trình và các nội dung khác có liên quan;

b) Người bị chất vn được mời đến dự phiên họp để trả lời chất vấn; Chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc các sở, ngành, thành viên UBND tỉnh, Chánh án TAND tỉnh, Viện trưng VKSND tỉnh có thể được mời tham dự phiên chất vấn để trả lnhững vn đề có liên quan của đại biu HĐND tỉnh.

4. Tổ chức chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh:

a) Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp hằng tháng (nếu cần). Thời gian tổ chức phiên họp ít nhất là 01 ngày; việc điềhành, chủ tọa phiên họp do Chủ tịch HĐND tỉnh phân côngKết thúc phiên chất vn, giải trình ban hành Kết luận của Thường trực HĐND tỉnh về hoạt động chất vấn, giải trình;

b) Chánh Văn phòng dự kiến chương trình phiên họp chất vấn, giải trình để trình Thường trực HĐND tỉnh quyết địnhMỗi nội dung chất vấn hoặc yêu cầu giải trình của đại biểu HĐND tỉnh nêu không quá 05 phút; người bị chất vấn, giải trình trả lời không quá 10 phút. Trường hợp cần thiếtChủ tọa phiên họp quyết định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn, giải trình. Chủ tọa phiên họp có quyền nhắc đại biểu HĐND tỉnh khi nêu nội dung chất vấn không đúng như đăng ký hoặc quá thời gian quy định; người bị chất vn trả lời không đúng trọng tâm nội dung chất vấn, trả lờquanh co, né tránh hoặc quá thời gian quy định.

Điều 11. Thực hiện nhiệm vụ giữa hai kỳ họp của HĐND

1. Giữa hai kỳ họp của HĐND ngoài thực hiện các nhiệm vụ được pháp luật quy định, HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh do UBND, TAND, Viện KSND, Ban của HĐND tỉnh trình, như sau:

a) Những nội dung được cấp có thẩm quyền giao cn phải giải quyết kịp thđể bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của tnh;

b) Những nội dung, nhiệm vụ cần phải giải quyết kịp thời để thực hiện hiệu quả Nghị quyết của HĐND tỉnh.

2. Báo cáo HĐND thông qua kết quả giải quyết các nội dung tại Khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất của HĐND tỉnh.

3. Thường trực HĐND báo cáo 6 tháng và hằng năm về tình nh tổ chức và hoạt động của HĐND vớỦy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ theo quy định; báo cáo chuyên đề khác theo chương trình kỳ họp được HĐND thông qua.

4. Tham gia hội nghị trao đi kinh nghiệm hoạt động của HĐND 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc theo kế hoạch chung; chủ trì tổ chức Hộnghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Thường trực HĐND các huyện, thành phố.

5. Tổ chức thực hiện tham vấn nhân dân đối vớcác nộdung trình kỳ họp nếu xét thấy cần thiết. Quy trình tham vấn thực hiện theo Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của HĐND tỉnh Hà Giang ban hành Đề án tham vấn nhân dân của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 12. Tham gia công tác xây dựng pháp luật

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức lấy ý kiến tham gia đóng góp vào dự án luật, dự án pháp lnh và các văn bản khác theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cácơ quan Trung ương và Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh.

Chương IV

CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Điều 13. Cơ cấu tổ chức của các Ban HĐND tỉnh

c Ban HĐND tỉnh, gồm 04 Ban: Ban Kinh tế – Ngân sách, Ban Văhóa – Xã hội, Ban Pháp chế, Ban Dân tộc. Mỗi Ban gồm 07 thành viên, trong đó: Trưng Ban, 01 Phó Trưng Ban hoạt động chuyên trách (trừ trường hợp công tác cán bộ của tỉnh có quy định khác), 01 Phó Trưởng Ban và các ủy viên viên hoạt động kiêm nhiệm.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của HĐND

Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của HĐND được quy định tại Điều 109 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngoài ra còn thực hiện một số quy định sau:

1. Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp ca Hội đồng nhân dân tỉnh liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

2. Yêu cầu UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát. Yêu cầu các cơ quan trên báo cáo bằng văn bản về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.

3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Ban HĐND có trách nhiệm giúp Thường trực HĐND tỉnh nghiên cứu và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.

4. Khi có thôntin về các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Ban phụ trách thì Ban có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình. Trong trưng hợp cần thiết Ban có thể thành lập đoàn giám sát để làm rõ vụ việc.

5. Kiến nghị với HĐND tỉnh những vấn đề cần thiết liên quan đến lĩnh vực Ban phụ trách khi phát hin những vấn đề sai phạm, thiếu sót cn khc phục; những chủ trương, biện pháp cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hp.

6. Kiến nghị với Thường trực HĐND tỉnh để HĐND tỉnh bổ sung, thay đổi ủy viên của các Ban HĐND tỉnh.

7. Cử thành viên Ban tham gia đoàn công tác, giám sát, khảo sát của HĐND theo chỉ đạo của Thường trực HĐND.

Điều 15. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên các Ban của HĐND tỉnh

1. Trưng ban của HĐND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Ban, thay mặt Ban giữ mối liên hệ vớcác cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Phó Trưng ban HĐND giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ của Ban; khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưng ban (hoạt động chuyên trách) được Trưởng ban ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban; ký các văn bản của Ban và tổ chức các hoạt động của Ban khi được Trưởng ban phân công.

3. Ủy viên các Ban của HĐND có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban, thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các hoạt động của Ban, nếu vì lý do vắng mặt phải báo cáo và được Trưởng ban đồng ý.

4. Nhiệm vụ cụ thể của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các ủy viên Ban HĐND tỉnh thực hiện theo phân công nhiệm vụ của mỗi Ban HĐND tỉnh.

Điều 16. Hoạt động thẩm tra

Hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh được quy định tại Điều 111 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Điều 78 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, ngoài ra còn thực hiện một số quy định sau:

1. Chậm nhất là 10 ngàtrước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, các Ban tổ chức họp thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực của Ban hoặc theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh.

2. Để chuẩn bị cho công tác thm tra, Ban phân công các thành viên tham gia nghiên cứu dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án...Yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và làm rõ vấn đề mà Ban thẩm tra; tổ chức lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó; khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về nhng nội dung liên quan đến nội dung cần thẩm traViệc thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án được thực hiện theo trình tự quy định tạKhoản 2, Điều 111, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

3. Nội dung thẩm tra phải nêu được ý kiến đánh giá của Ban về báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết; những vấn đề được Ban nhất trí, không nhất trí và các ý kiến khác nhau; những nội dung cn đề nghị sa đi, bổ sung; các căn cứ đồng tình, không đồng tình theo phản biện của Ban.

4. Trưởng ban có trách nhibáo cáo Thường trực HĐND về kết quả thẩm tra của Ban về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Thường trực HĐND xem xét. Báo cáo thẩm tra của Ban phải gửi đến Thường trực HĐND tỉnh, các vị đạbiểu HĐND tỉnh chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bt thường, chuyên đề.

Điều 17. Hoạt động giám sát

Hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh thực hiện theo quy định từ Điều 76 đến Điu 82 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, ngoài ra còn thực hiện một số quy định sau:

1. Căn cứ vào nghị quyết về chương trình giám sát hằng năm của HĐND tỉnh, Thưng trực HĐND tỉnh và ý kiến các thành viênCác Ban HĐND tỉnh quyết định chương trình giám sát hàng quý, tháng của mình.

2. Để chuẩn bị cho việc giám sát, Ban thu thập tài liệu, tình hình thực tế để xây dựng nội dung, kế hoạch giám sátTất cả thành viên phải nghiên cứu trước tài liệu, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại các buổi làm việc tập thể của Ban. Trước khi tiến hành giám sát phải thông báo nội dung, thành phn giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày đoàn làm việc vớcác cơ quan chịu sự giám sát.

3. Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc giám sát, các Ban có thông báo kết quả giám sát bằng văn bản về các vấn đề giám sát để gửi cho các đơn vị được giám sát, Thường trực HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan.

Đồng thời theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị theo thông báo kết quả giám sát đối với đơn vị chịu sự giám sát nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát.

4. Ngoài ra, các Ban HĐND tỉnh có trách nhiệm tham gia đoàn giám sát, khảo sát hoặc tổ chức đoàn giám sát, khảo sát về các lĩnh vực của Ban khi Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu.

Điều 18. Chế độ làm việc

1. Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách (sau đây gọi chung là bộ phận chuyên trách; quy định này có thể thay đổi tùy theo công tác tổ chức cábộ của cp có thẩm quyền). Các thành viên khác hoạt động kiêm nhiệm nhưng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động chung của Ban (đặc biệt là các cuộc giám sát; thm tra các dự thảo nghị quyết; o cáo, đề án, tờ trình….); trường hợp không thể tham dự các hoạt động trên phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưng ban.

2. Căn cứ Quy chế này, các Ban của HĐND xây dựng Quy chế hoạt động của Ban, phân công nhiệm vụ riêng của từng thành viên phù hợp với quy định của pháp luật và Quy chế này.

3. Căn cứ chương trình hoạt động, chương trình giám sát hàng năm của Hội đồng nhân dân, Trưởng ban chỉ đạo việc xây dựng chương trình công tác quý, sáu tháng và hàng năm của Ban mình gi cho các thành viên để chủ động bố trí, sắp xếp công việc; các thành viên Ban có quyền đề xuất nội dung, tổ chức thực hiện các hoạt động của Ban.

4. Các thành viên Ban được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát, trao đổi kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động theo sự phân công của Thường trực HĐND, Trưởng ban nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn phục vụ công tác.

5. Bộ phận chuyên trách của Ban có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện chế độ kinh phí và phương tiện đi lại khi thành viên của Ban tham gia hoạt động chung theo quy định; cung cấp tài liệu nghiệp vụ, các thông tin phục vụ hoạt động của Ban cho các thành viên.

6. Các Ban của HĐND họp ít nhất mỗi năm 02 lần để kiểm đim vic thực hiện chương trình công tác của Ban và xây dựng kế hoạch công tác thời gian tiếp theo; họp để thẩm tra các nội dung theo phân công của Thường trực HĐND và họp đột xuất khcần thiết.

7. Định kỳ sáu tháng, một năm, báo cáo kết quả hoạt động của Ban với Thường trực HĐND tại phiên họp thường trực HĐND trước khi báo cáo tại kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh.

Chương V

TỔ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH

Điều 19. Cơ cấu tổ chức của Tổ đại biểu

Các đại biu HĐND tỉnh được bầu ở một hoặc hai đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND tỉnhSố lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu HĐND

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu HĐND tỉnh được quy đnh tại Điều 112 Luật Tổ chức chính quyền địa phương; từ Điều 83 đến Điều 87 Luật hoạt động giám sát của Quốc hộvà HĐND, ngoài ra còn thực hiện một số quy định sau:

1. Căn cứ chương trình hoạt động hàng năm của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh xây dựng chương trình hoạt độntheo quý, năm; chương trình hoạt động của các Tổ đại biểHĐND được gửi đến đạbiểu HĐND tỉnh và cơ quan, tổ chức nơi đại biểu công tác.

2. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh tại địa phương hoặc về các vấn đề do HĐND hoặc Thưng trực HĐND phân công. Chủ động phối hợp vớThường trực HĐND huyện, thành phố khgiám sát tại địa phương; tham gia các đoàn giám sát của Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh; giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo của UBND và các ngành theo lĩnh vực.

3. Bn kế hoạch công tác, thảo luận, nghiên cứu tài liệu, đóng góp ý kiến tham gia các nội dung của kỳ họp HĐND tỉnh; các báo cáo thường lệ, chuyên đề, dự thảo nghị quyết và các văn bản liên quan theo hướng dẫn của Thường trực HĐND; phân công đại biểu HĐND của Tổ nghiên cứu tàliệu, chuẩn bị ý kiến đóng góp tham gia vào các nội dung của kỳ họp và chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnhMời Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố dự họp Tổ đại biểu HĐND và tham gia ý kiến về các vấn đề có liên quan.

4. Xây dựng kế hoạch, tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh trong tổ tiếp xúc cử tri, báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp; kết quả kỳ họp; thu thp và tng hp ý kiến, kiến nghị phản ánh của cử trbáo cáo Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất là 10 ngày trưc ngày khai mạc kỳ họp và sau kỳ họp theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh.

5. Tổ đại biểu HĐND có thể nêu câu hỏi cht vấn đề yêu cầu tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời, giải trình tại kỳ họp HĐND hoặc phn họp của Thường trực HĐND.

6. Cuộc họp Tổ đại biểu HĐND phải được ghi thành biên bản; báo cáo kết quả họp tổ được gửi đến Thường trực HĐND tỉnh.

7. Cuối mỗi năm Tổ đại biểu HĐND họp để kiểm đim và xếp loại hoạt động hàng năm của các đại biểu HĐND và Tổ đạbiểu HĐND. Hoàn thành, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, đng thời gửi cơ quan, tổ chức nơi đại biu công tác.

Điều 21. Trách nhiệm của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu HĐND và các thành viên Tổ đại biểu

1. Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tỉnh:

a) Có trách nhiệm điều hành công việc của Tổ đại biểu; chủ trì phiên họp của Tổ đạbiểu; giữ mối liên hệ thường xuyên với Thường trực HĐND tỉnh, UBMTTQ tnh, Văn phòng HĐND tỉnh, Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị nơi đại biểu HĐND ứng cử, công tác để tổ chức và bảo đảm các hoạt động của Tổ đại biểu HĐND. Phân công đại biểu cư trú trên địa bàn huyện, thành phố nơi đại biểng cử định kỳ hàng tháng tiếp công dân tạtrụ sở tiếp công dân của địa phương; phân công đại biểu đại diện Tổ tham gia đoàn giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tnh khi giám sát tại địa bàn huyện, thành phố nơi đại biểu ng cử;

b) Chậm nht ngày 20 của tháng cuối quý, báo cáo kết quả hoạt động của Tổ đại biểu và đại biểu với Thường trực HĐND tỉnh để theo dõi, tổng hp và báo cáo tại kỳ họp HĐND tỉnh;

c) Căn cứ vào chương trình giám sát hàng năm của HĐND được thông qua tại kỳ họp, kết hợp với tình hình thực tế của địa phương nơi Tổ đại biểu ứng cử để xây dựng kế hoạch về chương trình, nội dung giám sát của Tổ đại biểu, nội dung giám sát phù hợp, báo cáo Thường trực HĐND xem xét, quyết định. Kết quả giám sát của tổ được báo cáo về Thường trực HĐND để tổng hợp chung;

d) Có trách nhiệm thông báo đến các vị đạbiểu trong Tổ những văn bản quy phạm pháp luật mi ban hành để đại biểu HĐND tỉnh thuộc tổ mình được biết những văn bản (Nghị quyết của HĐNDcác văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp huyệnkết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, t cáo, tng hợp ý kiến cử tri nơi đại biểu ứng cử ) để đại biểu nghiên cứu, xem xét; đồng thời tạo điều kiện cho các đại biểu trong Tổ nắm bắt tình hình thực tế của địa phương nơđạbiểứng cử để đại biểu thu thập đầy đủ thông tin phục vụ cho hoạt động của người đạbiểu. Qua đó xem xét xây dựng chương trình giám sát cho phù hợp.

2. Tổ phó Tổ đại biểu HĐND tỉnh: Giúp việc cho Tổ trưởng, thực hiện những việc được phân công và được ủy quyền khi Tổ trưởng vắng mặt. Tng hợp xây dựng dự thảo các văn bản của t và ghi biên bản các cuộc họp tổ.

Điều 22. Việc sử dụng con dấu của Tổ đại biểu HĐND

Các văn bản do Tổ đại biểu HĐND tỉnh phát hành (có đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách hoặc là ủy viên Thường trực HĐND tnh giữ chức vụ Tổ trưởng hoặc T phó Tổ đại biểu), thực hiện ký và đóng dấu của HĐND tỉnh theo chức danh của đại biểu hoạt động chuyên trách.

Điều 23. Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu

1. Tổ trưởng các Tổ đại biểu tổng hợp, lựa chọn, đề xuất nội dung giám sát năm sau gửi Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất 15 ngày sau ngày bế mạc kỳ họp cuối năm trước. Trên cơ sở đề xuất của Tổ đại biểu, Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định chương trình giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh hàng năm. Căn cứ chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và tình hình thực tế ở địa phương nơi các đại biểu trong Tổ ứng cử, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh ra Quyết định thành lập Đoàn giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; nội dung giám sát; thời gian, cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát.

Trong trường hợp Tổ đại biểu HĐND tỉnh thay đổi nội dung giám sát trong năm thì Tổ đại biu có văn bản gửđến Thường trực HĐND tỉnh để Thường trực HĐND tỉnh điều chỉnh chương trình giám sát của Tổ đại biểu.

2. Căn cứ Quyết định thành lập Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát.

Kế hoạch giám sát do Trưởng đoàn giám sát ký tên và được đóng dấu của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này. Kế hoạch giám sát được gửi cùng vi quyết định thành lập Đoàn giám sát đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 07 ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.

3. Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc giám sát, báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Báo cáo kết quả giám sát do Trưng đoàn giám sát ký tên.

Thường trực Hội đồng nhân dân tnh xem xét báo cáo của Đoàn giám sát và thông báo kết quả giám sát đến các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và tổng hợp báo cáo HĐND tỉnh về hoạt động giám sát của Tổ đại biểu theo quy định.

4. Tổ đại biểu của Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm theo i kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.

Chương VI

TỔ CHỨC KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Điều 24. Chuẩn bị và chủ tọa kỳ họp

Hội đồng nhân dân tỉnh họp thường lệ mỗi năm hai kỳ (vào tháng 7 và tháng 12 hằng năm); họp bất thường, chuyên đề theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh hoặc ít nhất một phần ba (1/3) tng số đại biểu HĐND tỉnh đề nghị triệu tập hp.

1. Chậm nhất 40 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ, 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường, chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp vi UBND tỉnh, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, Chánh án TAND, Viện Trưởng VKSND, Trưởng, Phó các Ban HĐND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số cơ quan liên quan (nếu cần thiết) để thống nhất dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp HĐND tỉnh, sau đó báo cáo Đảng đoàn xin chủ trương của Ban Thường vụ Tnh ủy để tổ chức thực hiện.

2. Ban hành văn bản đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chuẩn bị các nộdung, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án và gửi hồ sơ đã chuẩn bị về Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh thẩm tra theo thời gianChậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ, 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường.

3Phân công các Ban HĐND tỉnh thẩm tra các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án sẽ trình tại kỳ họp theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi ban.

4Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh điều hành theo đúng nội dung, chương trình HĐND tỉnh thông qua; trường hợp có sự thay đi Chủ tọa đề nghị HĐND tỉnh điều chỉnh chương trình cho phù hợp; chuẩn bị gợi ý nội dung thảo luận, chỉ đạo việc tng hợp, tiếp thu ý kiến thảo luận; tổng hợp ý kiến chất vn của đại biểu; dự kiến danh sách người trả lời chất vấn trình HĐND tỉnh quyết định tại kỳ họp; điều hành HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết của kỳ họp

5. Chỉ đạo các Tổ đại biểu để nghiên cứu, tham gia ý kiến thảo luận vào các nội dung trong chương trình kỳ họp.

6. Đôn đốc, kiểm tra việc hoàn chỉnh các báo cáo, bn bản, nghị quyết sau kỳ họp; ký ban hành văn bản kỳ họp HĐND theo quy định.

Điều 25. Hoạt động chất vấn của HĐND tại kỳ họp

1. Chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Thưng trực HĐND tỉnh.

Trong thời gian diễn ra kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND tnh ghi vấn đề chất vn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND tỉnh (qua thư ký kỳ họp) chậm nhất là 01 ngày trước phiên họp chất vấn.

2. Mỗi lần cht vấn, đại biểu HĐND nêu chất vấn không quá 05 phút; người bị chất vấn trả lời chất vấn của một đại biểu không quá 10 phút; thời gian thảo luận từ 05 – 07 phút. Trường hp cần thiết, Chủ tọa quyết đnh việc kéo dàthời gian trả lời chất vấn.

Chủ tọa có quyền nhắc trong trưng hợp đại biểu HĐND nêu chất vấn không đúng nội dung phiên cht vn hoặc quá thời gian quy định, người bị chất vấn trả lờkhông đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu HĐND hoặc quá thi gian quy định.

3. Trình tự chất vấn tại kỳ họp thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 60, Luật Hoạt động giám sát ca Quốc hội và HĐND năm 2015.

4. Căn cứ vào kết quả trả lời chất vấn, Thường trực HĐND có thể đề nghị HĐND ban hành nghị quyết về chất vấn, trả lời chất vấn; nộdung nghị quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.

5. Theo đề nghị của Thường trực HĐND, HĐND tỉnh quyết định phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên họp chất vấn và phải được ghi trong chương trình kỳ họp.

Điều 26. Thảo luận tại kỳ họp

1. Thảo luận Tổ đại biểu:

a) Căn cứ tình hình thực tế, Thường trực HĐND tỉnh quyết định chia tổ thảo luận. Tổ trưởng điều hành thảo luận và nêu những vấn đề cần tập trung thảo luận, đại biểu phát biểu thảo luận không quá 05 phút;

b) Việc thảo lun tại Tổ đại biểu được Thư ký Tổ ghi thành biên bảnKết thúc phiên thảo luận, Tổ trưởng và Thư ký Tổ đại biểu HĐND tỉnh ký xánhận vào biên bn tho luận Tổ và tng hợp các ý kiến thảo luận gửi thư ký kỳ họp tng hợp chung.

2. Thảo luận tại phiên họp toàn thể:

a) Tại phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh, Chủ tọa phiên họp điều hành việc thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh;

– Đại biểu HĐND tỉnh phát biu tập trung vào vấn đề đang thảo luận, không phát biu quá 02 lần về cùng một vấn đề; thời gian phát biểu không quá 5 phútTrường hợp HĐND tỉnh cần tho luận thêm thì thời gian và số ln phát biểu do Chủ tọa phiên họp quyết định;

– Trường hợp do hết thời gian, đại biểu HĐND tỉnh chưa được phát biểhoặc phát biểu nhưng chưa hết ý kiến, đề nghị đại biu ghi lại ý kiến của mình và gửi Thư ký kỳ họp để tng hợp.

b) Thảo luận các nội dung còn có ý kiến khác nhau: Trên cơ sở kết quả thảo luận t, chủ tọa kỳ họp nêu những vn đề còn có ý kiến khác nhau để kỳ họp tiếp tục thảo luận, xem xét, quyết định. Khi cần thiết, chủ tọa kỳ họp yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh quan tâm.

Các nội dung thảo luận tại phiên họp toàn thể được thư ký kỳ họp ghi vào bn bản phiên họp HĐND tỉnh.

Điều 27. Thư ký kỳ họp

Văn phòng HĐND tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện công tác thư ký kỳ họp, cử thành viên tham gia tổ thư ký và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Thư ký kỳ họp có trách nhiệm:

1. Lập danh sách đại biểu HĐND tỉnh có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong kỳ họp.

2. Cử tổ giúp việc ghi biên bản phiên họp, kỳ họp.

3. Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biu của đại biểu tạcuộc họp Tổ đại biểu và phiên họp toàn thể.

4. Tham mưu cho chủ tọa kỳ họp trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục tại kỳ họp.

5. Giúp chủ tọa kỳ họp cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về kỳ họp.

6. Giúp chủ tọa kỳ họp tổng hợp các ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn; tng hợp các ý kiến thảo luận tại kỳ họp; rà soát chnh sửa nghị quyết sau khthảo luận và trình bày các dự thảo Nghị quyết để kỳ họp thông qua.

7. Kiểm tra các nghị quyết kỳ họp trước khi trình Thường trực HĐND tỉnh kiểm duyệt và trình Chủ tịch HĐND tỉnh ký chứng thực, ban hành.

8. Là đu mối giúp chủ tọa kỳ họp liên hệ với Văn phòng HĐND tỉnh và các cơ quan có liên quan giải quyết các vđề phát sinh trong kỳ họp.

Điều 28. Thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp

1. Nghị quyết kỳ họp của HĐND tỉnh phải được quá nửa tổng số đại biu HĐND tỉnh biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biu HĐND tỉnh phải được ít nhất hai phần ba tng số đại biểu biểu quyết tán thành.

2Nghị quyết kỳ họp HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh ký chng thực.

Điều 29. Biên bản kỳ họp

1. Kỳ họp HĐND tỉnh và các phiên họp tại kỳ họp HĐND tỉnh phải ghi biên bn.

2. Biên bản kỳ họp HĐND tỉnh gồm biên bản phiên họp trù bị, biên bản các phiên họp tại kỳ họp. Biên bản kỳ họp do Chủ tịch HĐND (hoặc chủ tọa kỳ họp) và Chánh Văn phòng HĐND tỉnh ký tên xác thực.

3. Biên bản phản ánh đy đủ các ý kiến phát biểu, kết quả biu quyết của HĐND tỉnh tại phiên họp, ý kiến bằng văn bản của đại biểu HĐND tỉnh.

Điều 30. Tài liệu phục vụ kỳ họp

1. Tài liệu được lưu hành tại kỳ họp do Chủ tịch HĐND tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh. Được gửi cho đại biểu HĐND tỉnh qua mạng nội bộ trên máy tính cá nhân đã trang bị cho đại biểu HĐND tỉnh.

2. Tài liệu phục vụ kỳ họp do UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tnh chuẩn bị theo phân công của Thường trực HĐND tỉnh phải được gửi đến Văn phòng HĐND tỉnh chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, trừ trường đặc biệt, được phép gửi tàliệu chm nhất là 10 ngày.

3. Chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ, 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường, các tài liệu của kỳ họp được Văn phòng HĐND tỉnh gửi đến đại biểu HĐND tỉnh qua Trang thông tin điện tử Đại biểu HĐND tỉnh và địa chỉ hộp thư điện t qua máy tính cá nhân đã trang bị cho đại biểu HĐND tnh (trừ tài liệu mật do Chủ tịch HĐND quyếđịnh).

4. Căn cứ quy định của pháp luật hoặc theo chỉ đạo của Chủ tọa kỳ họp, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, Văn phòng HĐND tỉnh ban hành danh mc tài liệu cần thu hồi tại kỳ họp.

5. Nghị quyết kỳ họp được gửi cho đạbiểu HĐND tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện. Các Nghị quyết, văn bản, các tàliệu khác của mỗi kỳ họp HĐND được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 31. Thông tin tuyên truyền về kỳ họp HĐND tỉnh

1. Chủ tịch HĐND tỉnh phân công 01 Phó Chủ tịch chủ trì cuộc họp vớcác cơ quan báo chí thông tin về dự kiến nội dung, chương trình trước kỳ họp và thông báo trên Báo Hà Giang, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh chậm nht là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nht là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường. Tuyên truyền thông báo về kết quả kỳ họp ngay sau khi kết thúc kỳ họp.

2. Chánh Văn phòng HĐND tỉnh có trách nhim cung cấp thông tin về chương trình, nội dung của kỳ họp HĐND tỉnh, hoạt động của HĐND tỉnh tại kỳ họp; giữ mối liên hệ với các cơ quan báo chí tại khu vực diễn ra kỳ họp HĐND tnh.

3Việc phát thanh và thực hiện các phiên truyền hình trực tiếp tại kỳ họp do Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định và được ghi trong chương trình kỳ họp của HĐND tỉnh.

4. Đại diện cơ quan báo chí Trung ương và địa phương được tạo điều kiện thuận lợi để tham dự, đưa tin về các phiên họp của Thường trực, các ban và của HĐND tỉnh (trừ các phiên họp nội b) và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về thông tin, báo chí.

Chương VII

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 32. Mối quan hệ với các cơ quan Trung ương

1. Thường trực HĐND giữ mối quan hệ công tác với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ, ngành của Trung ương.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND phối hợp và tạo điều kiện cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ban, ngành Trung ương khi về làm việc ở đa phương.

Điều 33. Mối quan hệ công tác với Tỉnh ủy

1. HĐND tỉnh chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tnh ủy đối với hoạt động của HĐND tỉnh; báo cáo Tnh ủy về kết quả bầu c, miễn nhiệm, bãnhiệm các chức vụ thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh; báo cáo kết quả ly phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu và báo cáo về những hoạt động quan trọng của HĐND tỉnh.

2. Thông qua hoạt động của mình, HĐND tỉnh kiến nghị vi Tỉnh ủy về những nội dung quan trọng cần lãnh đạo, chỉ đạo để bảo đm thực hiện tốt nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế – xã hội và các nội dung liên quan đến công tác cán bộ.

Điều 34. Mối quan hệ công tác với Đoàn ĐBQH tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh

1Thường trực HĐND, các Ban của HĐND giữ mối quan hệ công tác với UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh trong chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giám sát, kho sát, phối hợp giải quyết công việc giữa hai kỳ họp HĐND theo Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ và Đoàn ĐBQH tỉnh.

2. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND cần giải quyết giữa hai kỳ họp của HĐND tỉnh thì Thường trực HĐND phối hợp vớUBND tỉnh, cơ quan có liên quan xem xét, quyết định và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất.

3. Thường trực HĐND chủ trì, phối hợp vi UBND, Đoàn ĐBQH, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh xây dựng Quy chế trong thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh.

4. HĐND tnh có trách nhiệm lắng nghe, giải quyết và trả lời theo thẩm quyền các kiến nghị của UBMTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương về xây dựng chính quyền và phát trin kinh tế – xã hội của tỉnh.

5. Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội của tnh mời Thường trực HĐND và Ban của HĐND tỉnh tham dự một số hoạt động của Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh, UBMTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội để trao đổi thông tin và tăng cường mối quan hệ phối hợp và hiệu quả công tác.

6. Thường trực HĐND phốhợp với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận theo dõi, đánh giá, xếp loại hoạt động của đại biểu, Tổ đại biểu HĐND và giúp đại biểHĐND thực hiện nhivụ.

Điều 35. Quan hệ công tác giữa HĐND tỉnh với TAND tỉnh, VKSND tỉnh và các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

TAND, VKSND, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan nhà nước cấp tnh cử người tham dự kỳ họp HĐND tỉnh, tham gia hoạt động của Thường trực HĐND, Ban của HĐND tỉnh khi được mi; mời Thường trực HĐND, Ban của HĐND phụ trách lĩnh vực dự hội nghị tổng kết và một số hoạt động trọng tâm của ngành để trao đổi thông tin và tăng cường mối quan hệ phi hợp và hiệu quả công tác.

Điều 36. Quan hệ công tác giữa HĐND tỉnh với HĐND cấp huyện

1. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan tạo điều kiện cho đại biểu HĐND cấp huyện tham gia các lp tập huấn, bồi dưng kỹ năng, nghiệp vụ công tác HĐND;

2Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND, Ban của HĐND cấp huyện tổ chức giao ban trao đi kinh nghiệm hoạt động hàng năm; phi hp tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri… trên địa bàn các huyện, thành phố.

Chương VIII

XẾP LOẠI HOẠT ĐỘNG ĐẠI BIỂU VÀ TỔ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH

Điều 37. Tiêu chuẩn xếp loại

1. Tu chuẩn xếp loại đối với Đại biu HĐND tỉnh:

a) Thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu HĐND được quy định tại Điều 3 và Điề4 Quy chế này;

b) Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ quyền và lợích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước;

c) Tham dự đầy đủ các kỳ họp, các phiên họp HĐND tỉnh; tích cực tham gia thảo luận và biểu quyết các vn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND;

d) Liên hệ chặt chẽ, chịu sự giám sát của cử tri. Thu thập, phân loại và phản ánh đầy đủ, chính xác các ý kiến, kiến nghị của cử tri vớHĐND và các cơ quan hữu quan. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của nhân dân, thông báo kết quả giải quyết cho cử tri;

đ) Thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ và kỹ năng hoạt động của người đại biểu HĐND; hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác và tham gia đầy đủ các hoạt động của HĐND.

2. Tiêu chuẩn xếp loại đối với Tổ đại biu:

a) Thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 112 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

b) Tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri cho đại biểu trong Tổ theo đúng quy định của luật; tổ chức các cuộc họp Tổ để các đại biểu HĐND nghiên cu, chuẩn bị ý kiến đóng góp tại kỳ họp HĐND tỉnh; nghiên cu văn bản pháp luật phục vụ cho hoạt động của đại biểu;

c) Tổ đại biểu HĐND có kế hoạch phối hợp và phân công đạbiểu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;

d) Tổ chức tốt các hoạt động của Tổ theo hướng dẫn ca Thường trực HĐND tỉnh, trong năm thực hiện được từ 2 cuộc giám sát trở lên.

Điều 38. Mức xếp loại

1. Đối với Đại biểu HĐND tỉnh:

a) Đạt được 5 tiêu chuẩn nêu tại Khoản 1, Điều 37 của Quy chế này xếp loại tốt;

b) Đạt được 4 tiêu chuẩn nêu tại Khoản 1, Điều 37 của Quy chế này xếp loại khá;

c) Đạt được 3 tiêu chun nêu tại Khoản 1, Điều 37 của Quy chế này xếp loại trung bình;

d) Đạt được 2 tiêu chun nêu tại Khoản 1, Điều 37 của Quy chế này trở xuống xếp loại yếu.

2Đối với Tổ đại biu:

a) Đạt 4 tiêu chuẩn nêu tại Khoản 2, Điều 37 của Quy chế này và có từ 80% số đại biểu trở lên trong Tổ được xếp loại hoạt động tốt thì tổ được xếp loại hoạt động tốt;

b) Đạt 3/4 tiêu chun nêu tại Khoản 2, Điều 37 của Quy chế này và có từ 70% đến dưới 80% số đại biểu trong Tổ được xếp loại hoạt động khá thì tổ được xếp loại hoạt động khá;

c) Đạt 2/4 tiêu chuẩn nêu tại Khoản 2, Điều 37 của Quy chế này và có tỷ lệ đại biểu từ 50% đến dưi 70% số đại biểu trong Tổ được xếp loại hoạt động trung bình thì tổ xếp loại hoạt động trung bình;

d) Không đạt được các tiêu chuẩn nêu tại Khoản 2, Điều 37 của Quy chế này xếp loại yếu.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên hàng năm các Tổ tiến hành kim điểm xếp loại đạbiểu và Tổ đại biểu; báo cáo Thường trực HĐND tỉnh để làm căn cứ xét thi đua khen thưởng.

Chương IX

BỘ MÁY GIÚP VIỆC VÀ NHỮNG BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 39. Bộ máy giúp việc

1. Văn phòng HĐND tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND, có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức phục vụ các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, đại biểu và Tổ đại biểu HĐND tỉnh.

2. Tham mưu, giúp HĐND tỉnh lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định; tổ chức thực hiện dự toán; quản lý kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật và bảo đảm các điều kiện khác phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh.

Điều 40. Kinh phí hoạt động của HĐND

Kinh phí hoạt động của HĐND được bảo đảm từ nguồn ngân sách tỉnh hàng năm, do HĐND tỉnh quyết định tại các kỳ họp cuối mỗi năm theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh.

Điều 41. Các chế độ, chính sách của đại biểu HĐND tỉnh

Ngoài các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND quy đnh tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đại biểu HĐND tỉnh được bảo đảm hoạt động như sau:

1. Được cung cấp tàliệu kỳ họp HĐND tỉnh.

2. Các văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động của HĐND.

3. Mỗi đạbiểu HĐND tỉnh được cung cấp 02 số báo ra hàng tuần: Báo đại biểu nhân dân và Báo Hà Giang.

4. Được hưởng hoạt động phí hàng tháng theo hệ số 0,5 lần mức lươncơ sở/người/tháng và hưởng các chế độ hoạt động của đại biểu theo Nghị quyết số 1026/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII, quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo hoạt động của Đại biểu hội đồng nhân dân; Nghị quyết 28/2016/NQHĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh về chế độ, định mức chi đảm bảo các điều kiện hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

5. Trong nhiệm kỳ của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh được HĐND tỉnh cấp phù hiệu và giấy chứng nhận đạbiểu HĐND tỉnh. Được đi trao đi, học tập kinh nghiệm hoạt động HĐND ở các tỉnh trong nước và nước ngoài theo Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tnh Hà Giang.

Điều 42. Khen thưởng của đại biểu HĐNĐ tỉnh

1. Khen thưởng thường xuyên: Đại biểu HĐND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưng hiện hành.

2. Khen chuyên đề: Trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, Thường trực HĐND tnh sẽ hướng dn việc căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các tập thể và đạbiểu HĐND tỉnh để tiến hành bình xét thi đua, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các tập thể và đại biểu HĐND tỉnh vào dịp sơ kết giữa nhiệm kỳ và tng kết nhiệm kỳ đại biểu HĐND.

Chương X

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 43.

1. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có nội dung cần sa đổi, bổ sung cho phù hợp vớtình hình thực tế của địa phương hoặc để phù hợp vớcác văn bản quy phạm pháp luật mới do cơ quan có thẩm quyn ban hành, Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm trình HĐND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

NGHỊ QUYẾT 96/2017/NQ-HĐND QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2016-2021
Số, ký hiệu văn bản 96/2017/NQ-HĐND Ngày hiệu lực 24/07/2017
Loại văn bản Nghị quyết Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 14/07/2017
Cơ quan ban hành Hà Giang
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản