QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01-128:2013/BNNPTNT VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NHÃN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NHÃN
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Longan Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-128:2013/BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở dự thảo Guidelines for the conduct of tests for Distinctness, Uniformity and Stability in longan varieties – TG/longan của Thái Lan
QCVN 01-128:2013/BNNPTNT do Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NHÃN
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Longan Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn mới (khảo nghiệm DUS) thuộc loài Dimocarpus longan L. (Euphoria longan Lour.).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống nhãn mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ: Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng đặc trưng.
1.3.1.3. Giống tương tự: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự so với giống khảo nghiệm.
1.3.1.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.
1.3.1.5. Tính trạng đặc trưng: Là tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.
1.3.1.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
1.3.2. Các từ viết tắt
1.3.2.1. UPOV: International Union for the protection of new varieties of plants (Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới).
1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định).
1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng).
1.3.2.4. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng).
1.3.2.5. PQ: Pseudo-Qualitative characteristic (tính trạng giả chất lượng).
1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. TG/1/3: General introduction to the examnination of Distinctness, Uniformity and Stability and the development of harmonized descriptions of new varieties of plant (Hướng dẫn chung về đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới).
1.4.2. TGP/7/2: Development of Test Guidelines (Xây dựng quy phạm khảo nghiệm).
1.4.3. TGP/8/1: Trial Design and Techniques Used in the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định).
1.4.4. TGP/9/1: Examinning Distinctness (Đánh giá tính khác biệt).
1.4.5. TGP/10/1: Examinning Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất).
1.4.6. TGP/11/1: Examining stability (Đánh giá tính ổn định).
1.4.7. TGP/14/1: Glossary of Terms Used in UPOV documents (Các thuật ngữ được sử dụng trong các tài liệu của UPOV).
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn được quy định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hóa bằng điểm.
Bảng 1 – Các tính trạng đặc trưng của giống nhãn
STT |
Tính trạng |
Trạng thái biểu hiện |
Giống điển hình |
Mã số |
|
Miền Bắc |
Miền Nam |
||||
1. PQ VG |
Thân: Dạng cây
Stem: Tree type |
Dạng thân gỗ – arborescent | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1, HTM-1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
1 |
Dạng thân bụi – shrubby |
2 |
||||
2. (+) (a) PQ VG |
Lá chét non: Màu sắc
Young leaflet: Color |
Xanh vàng – yellowish green |
1 |
||
Xanh nâu – browish green |
2 |
||||
Vàng nâu – browish yellow |
3 |
||||
Xanh đỏ – reddish qreen | Tiêu da bò |
4 |
|||
Xanh – green |
5 |
||||
Tím đỏ- reddish purpil | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Xuồng cơm vàng |
6 |
||
3. (*) (b) QL VG |
Lá chét: Lông ở mặt dưới
Leaflet: Pubescence in the fower side |
Không – absent | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò |
1 |
Có – present | Xuồng cơm vàng |
9 |
|||
4. (*) (+) (b) QN MS/ VG |
Lá chét: Chiều dài
Leaflet: Length |
Ngắn – short | Xuồng cơm vàng |
3 |
|
Trung bình – medium | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Tiêu da bò |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||||
5. (*) (+) (b) QN VG/ MS |
Lá chét: Chiều rộng
Leaflet: Width of blade |
Hẹp – narrow | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò |
3 |
Trung bình – medium | Xuồng cơm vàng |
5 |
|||
Rộng – broad |
7 |
||||
6. (b) PQ VG |
Lá chét: Màu sắc mặt trên
Leaflet: Color of upper side |
Xanh nhạt – light green |
1 |
||
Xanh – green | HTM-1 |
2 |
|||
Xanh đậm – dark green | PH-M99-2.1 |
3 |
|||
Xanh vàng – yellowish green | PH-M99-1.1 | Tiêu da bò (146A);
Xuồng cơm vàng (147A); |
4 |
||
7. (b) PQ VG |
Lá chét: Màu sắc mặt dưới
Leaflet: Color of lower side |
Xanh nhạt – light green | PH-M99-1.1
PH-M99-2.1; HTM-1 |
1 |
|
Xanh – green |
2 |
||||
Xanh vàng – yellowish green | Tiêu da bò (147B);
Xuồng cơm vàng (147B); |
3 |
|||
8. (+) (b) QL VG |
Lá chét: Sự lượn sóng của mép lá
Leaflet: Undulation of margin |
Không – absent | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng; |
1 |
Có – present |
9 |
||||
9. (+) QN VG (b) |
Lá chét: Mức độ lượn sóng của phiến lá
Leaflet: Undulation of blade |
Không hoặc rất ít – absent or very weak | PH-M99-1.1 | Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
1 |
Trung bình – medium | PH-M99-2.1;
HTM-1 |
2 |
|||
Nhiều – strong |
3 |
||||
10. (*) (+) (b) PQ VG |
Lá chét: Hình dạng của đỉnh lá
Leaflet: Shape of apex |
Nhọn – acute | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Tiêu da bò |
1 |
Tù – obtuse | PH-M99-2.1 | Xuồng cơm vàng |
2 |
||
11. (b) PQ VG |
Lá chét: Kiểu đầu nhọn
Leaflet: Type of acuminate tip |
Nhọn – acute
Vặn – twisted Rất nhọn – caudate |
1 2 3 |
||
12. (b) QN VG |
Lá chét: Mức dài của đầu nhọn
Leaflet: Length of acuminate tip |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
1 2 3 |
||
13. (+) (b) PQ VG |
Lá chét: Hình dạng của phần gốc lá
Leaflet: Shape of base |
Nhọn và đối xứng – acute and symmetry | Tiêu da bò |
1 |
|
Nhọn và không đối xứng – acute and asymmetry |
2 |
||||
Tù và đối xứng – obtuse and asymmetry | Xuồng cơm vàng |
3 |
|||
Tù và không đối xứng – obtuse and asymmetry | HTM-1 |
4 |
|||
14. (*) (+) (b) PQ VG |
Lá chét: hình dạng
Leaflet: shape |
Hình lưỡi mác – lanceolate |
1 |
||
Hình bầu dục – elliptic | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Trứng ngược – obovate |
3 |
||||
15. (b) QN VG |
Lá chét: Độ bóng mặt trên
Leaflet: Glossiness in upper side |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak | PH-M99-2.1 | Xuồng cơm vàng |
1 |
Trung bình – medium | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
2 |
|||
Nhiều – much | Tiêu da bò |
3 |
|||
16. (*) (+) (c) QN MS |
Lá chét: Số lượng
Leaflet: Number of leaflet |
Ít – few (<8) | PH-M99-2.1 | Tiêu da bò |
1 |
Trung bình – medium (8- 12) | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Nhiều – many (>12) |
3 |
||||
17. (*) (+) (c) QL VG |
Lá kép: Sự đối xứng của lá chét
Compound leaf: Symmetry of leaflet |
Không đối xứng – asymmetry | HTM-1 | Xuồng cơm vàng |
1 |
Đối xứng – symmetry | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1 |
Tiêu da bò |
9 |
||
18. (+) (c) QN MS |
Lá kép: Chiều dài
Compound leaves: Length |
Ngắn – short | PH-M99-2.1;
HTM-1 |
3 |
|
Trung bình – medium | PH-M99-1.1 |
5 |
|||
Dài – long |
7 |
||||
19. (*) (+) (d) QN VG |
Chùm hoa: Khả năng ra hoa
Inflorescence: Flowering possibility |
Dễ – easy | PH-M99-1.1 | Xuồng cơm vàng |
1 |
Trung bình – medium | PH-M99-2.1 |
2 |
|||
Khó – hard | HTM-1 | Tiêu da bò |
3 |
||
20. (+) (d) QN MS |
Chùm hoa: chiều dài
Inflorescence: length |
Ngắn – short | PH-M99-2.1 | Xuồng cơm vàng |
3 |
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
5 |
|||
Dài – long | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
7 |
|||
21. (+) (d) QN MS |
Chùm hoa: Chiều rộng
lnflorescence: width |
Hẹp – narrow | Xuồng cơm vàng |
3 |
|
Trung bình – medium |
5 |
||||
Rộng – broad | Tiêu da bò |
7 |
|||
22. (d) PQ MS/ VG |
Chùm hoa: Vị trí
Inflorescence: Position |
Đầu cành – Terminal |
1 |
||
Nách lá – auxillary |
2 |
||||
Cả hai – both |
3 |
||||
23. (d) QN VG |
Chùm hoa: Mức độ hoa
Inflorescence: Abundance of flower |
Nhiều – profuse |
1 |
||
Trung bình – moderate |
2 |
||||
Ít – sparse |
3 |
||||
24. (*) QN VG (e) |
Chùm quả: số lượng quả
Fruit cluster: number of fruit |
Ít – few | Xuồng cơm vàng |
3 |
|
Trung bình – medium |
5 |
||||
Nhiều – many | Tiêu da bò |
7 |
|||
25. QN VG (e) |
Quả: Thời gian chín
Fruit: Maturity time |
Chín sớm – early maturity |
1 |
||
Chín trung bình – Medium maturity |
2 |
||||
Chín muộn – late maturity |
3 |
||||
26. (*) (+) (g) PQ VG |
Quả: Hình dạng
Fruit: Shape |
Cầu dẹt – oblate | HTM-1 |
|
1 |
Tròn – circle | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Dạng khác – others |
3 |
||||
27. (*) (+) (g) QL VG |
Quả: Tính đối xứng
Fruit: Symmetry |
Không đối xứng – asymmetry | HTM-1 |
1 |
|
Đối xứng – symmetry | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
9 |
||
28. (+) (g) PQ VG |
Quả: Hình dạng của đỉnh
Fruit: Shape of apex |
Cầu dẹt – oblate | Xuồng cơm vàng, Tiêu da bò |
1 |
|
Tròn – circle |
2 |
||||
29. (g) QN VG/ MS |
Quả: Khối lượng
Fruit: Weight |
Nhẹ – light |
3 |
||
Trung bình – medium | HTM-1,
PH-M99-2.1 |
5 |
|||
Nặng – heavy |
7 |
||||
30. (*) (+) (g) QN MS |
Quả: Chiều cao
Fruit: Height |
Thấp – short |
3 |
||
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
5 |
|||
Cao – high | Xuồng cơm vàng |
7 |
|||
31. (*) (+) (g) QN MS |
Quả: Chiều rộng
Fruit: Width |
Hẹp – narrow |
3 |
||
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
5 |
|||
Rộng – broad | Xuồng cơm vàng |
7 |
|||
32. (g) PQ VG |
Quả: Bề mặt của vỏ quả
Fruit: Peel surface |
Nhẵn – smooth | PH-M99-2.1;
HTM-1 |
Tiêu da bò |
1 |
Gồ ghề – rough | PH-M99-1.1 | Xuồng cơm vàng |
2 |
||
33. (*) (g) PQ VG |
Quả: Màu sắc vỏ khi chín
Fruit: Color |
Nâu – brown | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Nhãn Long |
1 |
Nâu vàng – brownish yellow | PH-M99-2.1 | Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Nâu xanh – greenish brow |
3 |
||||
Nâu đỏ – reddish brow |
4 |
||||
Vàng – yellow |
5 |
||||
34. (*) (g) PQ VG |
Quả: màu sắc cùi
Fruit: Color of flesh |
Trắng trong – pure white | PH-M99-2.1 | Tiêu da bò |
1 |
Trắng sữa – milky white | PH-M99-1.1 |
2 |
|||
Trắng vàng – yellowish white | HTM-1 | Xuồng cơm vàng |
3 |
||
35. (*) (g) QN MS |
Quả: Độ dày cùi
Fruit: Thickness of flesh |
Mỏng – thin |
1 |
||
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
2 |
|||
Dày – thick | HTM-1;
PH-M99-2.1; PH-M99-1.1 |
Xuồng cơm vàng |
3 |
||
36. (*) (h) QN VG |
Cùi: Mức độ dịch quả
Flesh: Juiciness |
Ít – little | Xuồng cơm vàng |
3 |
|
Trung bình – medium | PH-M99-1.1 | Tiêu da bò |
5 |
||
Nhiều – much | HTM-1;
PH-M99-2.1 |
7 |
|||
37. (*) (h) QN VG |
Cùi: Độ ngọt
Flesh: Brix content |
It – little |
1 |
||
Trung bình – medium | PH-M99-1.1 | Tiêu da bò; Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Nhiều – much | HTM-1;
PH-M99-2.1 |
Nhãn Long |
3 |
||
38. (*) (i) QN MG |
Hạt: Kích cỡ
Seed: Size |
Rất nhỏ – very small |
1 |
||
Nhỏ – small | Tiêu da bò |
3 |
|||
Trung bình – medium | Xuồng cơm vàng |
5 |
|||
Lớn – lagre | HTM-1 |
7 |
|||
Rất lớn – very large | PH-M99-1.1,
PH-M99-2.1 |
9 |
|||
39. (*) (i) VG PQ |
Hạt: Màu sắc vỏ
Seed: Color |
Đen – black |
1 |
||
Nâu – brown |
2 |
||||
Trắng – white |
3 |
||||
40. (*) (i) VG QN |
Hạt: Kích cỡ rốn
Seed: Hilum size |
Nhỏ – small |
3 |
||
Trung bình – medium | Hương Chi |
5 |
|||
Lớn – large | PH-M99-1.1 |
7 |
CHÚ THÍCH:
(*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.
(+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi ở Phụ lục A.
(a) Thân: Đánh giá khi cây được 3 tuổi, tại phần chính giữa của thân;
(b) Lá chét (gồm lá chét non và lá chét thành thục): Đánh giá lá ở vị trí thứ 4 hoặc thứ 5 tính từ lá đầu tiên của lá kép, là các lá thuần thục.
(c) Lá kép: lấy lá ở vị trí thứ 4 hoặc thứ 5 trên cành, là lá thuần thục, ở vị trí giữa tán và phía ngoài
(d) Chùm hoa: Đánh giá chùm hoa ở vị trí giữa tán và ngoài tán, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
(e) Chùm quả: Đánh giá chùm quả ở vị trí giữa tán và ngoài tán, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
(g) Quả: Đánh giá giai đoạn quả chín thu hoạch, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
(h) Cùi: Đánh giá giai đoạn quả chín thu hoạch, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
(i) Hạt: Đánh giá giai đoạn quả chín thu hoạch, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
III. QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1.1. Giống khảo nghiệm
3.1.1.1. Số lượng cây giống gửi khảo nghiệm tối thiểu: 5.
3.1.1.2. Chất lượng: Cây giống được sản xuất bằng phương pháp chiết cành hoặc cây ghép với các gốc ghép phù hợp và phổ biến trong sản xuất; có chất lượng tốt, không nhiễm bất kỳ loại sâu bệnh nguy hiểm.
3.1.1.3. Không xử lý cây giống khảo nghiệm dưới bất kỳ hình thức nào làm ảnh hưởng đến sự biểu hiện các tính trạng của giống, trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu. Trong trường hợp có xử lý, người đăng ký khảo nghiệm phải cung cấp thông tin chi tiết về biện pháp, hóa chất xử lý.
3.1.1.4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng và chất lượng vật liệu giống cũng như thời gian và địa điểm gửi vật liệu khảo nghiệm. Người đăng ký khảo nghiệm nộp vật liệu từ nước ngoài phải đảm bảo các thủ tục hải quan và các yêu cầu kiểm dịch phù hợp với quy định của quốc gia.
3.1.2. Giống tương tự
3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật (Phụ lục B), tác giả đề xuất các giống tương tự và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trong trường hợp cần thiết, cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Số lượng và chất lượng giống tương tự như quy định ở mục 3.1.1.
3.2. Các tính trạng sử dụng để phân nhóm giống
3.2.1. Thông qua việc sử dụng các tính trạng phân nhóm giống, các giống tương tự trong số các giống được biết đến rộng rãi được nhóm lại với nhau để so sánh với giống đăng ký khảo nghiệm nhằm tạo thuận lợi cho việc đánh giá tính khác biệt.
3.2.2. Các tính trạng sau đây được sử dụng để phân nhóm giống:
(1) Lá chét: hình dạng (tính trạng thứ 14)
(2) Lá chét: số lượng (tính trạng 16)
(3) Quả: thời gian chín (tính trạng 25)
(4) Quả: hình dạng (tính trạng 26)
(5) Quả: khối lượng (tính trạng 29)
(6) Quả: độ dày cùi (tính trạng 35)
(7) Hạt: kích cỡ (tính trạng 38)
3.2.3. Hướng dẫn việc sử dụng các tính trạng phân nhóm giống trong quá trình thẩm định tính khác biệt có trong Tài liệu Hướng dẫn chung.
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thời gian khảo nghiệm
Thời gian khảo nghiệm được tiến hành qua hai vụ thu hoạch quả. Một vụ khảo nghiệm được tính từ khi bắt đầu quá trình sinh trưởng sinh dưỡng cho đến khi nở hoa, hình thành, phát triển và thu hoạch quả.
3.3.2. Điểm khảo nghiệm
Khảo nghiệm được tiến hành tại một điểm, nếu có tính trạng không đánh giá được thì có thể thêm điểm bổ sung. Trường hợp khảo nghiệm được tiến hành từ hai điểm trở lên, phải tuân theo các hướng dẫn tham khảo ở tài liệu TGP/9/1 “Đánh giá tính khác biệt”.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
3.3.3.1. Mỗi thí nghiệm được thiết kế phải có tối thiểu 5 cây, trồng theo hàng.
3.3.3.2. Phải thiết kế thí nghiệm sao cho khi cắt các cây hoặc các bộ phận của cây để đo đếm không gây ảnh hưởng tới các quan sát khác được thực hiện tới khi kết thúc thí nghiệm.
3.4. Các điều kiện tiến hành đánh giá
3.4.1. Thí nghiệm phải được tiến hành trong điều kiện thích hợp về đất đai, thời vụ và chăm sóc để bảo đảm cho sự biểu hiện các tính trạng đặc trưng và thuận lợi cho việc đánh giá.
3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật cụ thể áp dụng theo Quy trình sản xuất nhãn hiện hành.
3.5. Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định áp dụng theo Tài liệu Hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3, TGP/7/2, TGP/9/1 và TGP/10/1).
3.5.1. Số lượng cây/ bộ phận của cây được đánh giá
Trừ trường hợp được yêu cầu cụ thể, phần lớn các trường hợp quan sát được tiến hành trên 5 cây hoặc 5 bộ phận từ 5 cây đó. Nếu quan sát các bộ phận trên từng cây, số lượng của mỗi bộ phận lấy trên từng cây là 2.
3.5.2. Đánh giá tính khác biệt
3.5.2.1. Việc xác định một tính trạng khác biệt rõ ràng giữa hai giống phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt tính trạng đó là tính trạng số lượng, chất lượng hay giả chất lượng, theo Tài liệu Hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS, trước khi đưa ra kết luận liên quan đến tính khác biệt.
3.5.2.2. Đối với các tính trạng số lượng đánh giá theo phương pháp MG hoặc MS, “mã số” là căn cứ để đánh giá tính khác biệt (tham khảo hướng dẫn tại TGP/9/1).
3.5.3. Đánh giá tính đồng nhất
Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức tin cậy tối thiểu 95%. Trường hợp độ lớn của mẫu là 6 cây thì không chấp nhận có cây khác dạng.
3.5.4. Đánh giá tính ổn định
3.5.4.1. Trong thời gian khảo nghiệm tính ổn định không thể hiện rõ ràng như tính khác biệt và tính đồng nhất. Khi một giống biểu hiện đồng nhất thì có thể coi là ổn định.
3.5.4.2. Trường hợp cần thiết hoặc có nghi ngờ, có thể kiểm tra lại tính ổn định bằng cách trồng thế hệ tiếp theo hoặc trồng từ nguồn vật liệu mới để đảm bảo các tính trạng đó thể hiện như chúng đã thể hiện đúng như giống ban đầu.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả đối với giống nhãn mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống nhãn mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống nhãn, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
PHỤ LỤC A
GIẢI THÍCH, MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG
1. Tính trạng 2. Lá chét non: màu sắc
2. Tính trạng 4. Lá chét: Chiều dài
3. Tính trạng 5. Lá chét: Chiều rộng
4. Tính trạng 8. Lá chét: Sự lượn sóng của mép lá
5. Tính trạng 9. Lá chét: Mức độ lượn sóng của phiến lá
6. Tính trạng 10. Lá chét: Hình dạng của đỉnh lá
7. Tính trạng 13. Lá chét: Hình dạng của phần gốc lá
8. Tính trạng 14. Lá chét: Hình dạng
9. Tính trạng 16. Lá chét: số lượng
– 1: ít hơn 10 lá
– 2: từ 10 đến 12 lá
– 3: nhiều hơn 12 lá
10. Tính trạng 17. Lá kép: Sự đối xứng của lá chét
11. Tính trạng 18. Lá kép: Chiều dài lá kép
12. Tính trạng 19. Chùm hoa: Khả năng ra hoa
– Khả năng ra hoa dễ: 80% số cây được đánh giá là dễ ra hoa (tương ứng 4 trong 5 cây).
– Khả năng ra hoa trung bình: từ 50 đến 60% số cây được đánh giá là trung bình (tương ứng 3 trong 5 cây).
– Khả năng ra hoa khó: khoảng dưới 50% số cây được đánh giá là khó ra hoa (tương ứng 2 hoặc nhỏ hơn 2 trong 5 cây)
13. Tính trạng 20. Chùm hoa: Chiều dài
Đo từ điểm cao nhất của chùm hoa đến đầu mút cuống hoa
14. Tính trạng 21. Chùm hoa: Chiều rộng
Đo chỗ rộng nhất chùm hoa
15. Tính trạng 26. Quả: Hình dạng
16. Tính trạng 27. Quả: Tính đối xứng
Quan sát tất cả các mặt của quả. Hình dạng quả đối xứng khi các phía quan sát trên quả đều đối xứng. Hình dạng quả không đối xứng khi một trong các phía của quả là không đối xứng.
17. Tính trạng 28. Quả: Hình dạng của đỉnh
18. Tính trạng 30. Quả: Chiều cao
19. Tính trạng 31. Quả: Chiều rộng
PHỤ LỤC B
TỜ KHAI KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG NHÃN
1. Đối tượng của tờ khai kỹ thuật
1.1. Tên loài: Dimocarpus longan Lour. (Euphoria longan Lour.)
1.2. Tên giống:
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
Tên:
Địa chỉ: Số điện thoại: Email:
3. Tác giả giống:
Tên:
Địa chỉ: Số điện thoại: Email:
4. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
4.1. Vật liệu
4.2. Phương pháp
– Công thức lai:
– Xử lý đột biến:
– Phương pháp khác:
4.3. Thời gian và địa điểm: Năm/vụ/địa điểm
5. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
1. Tên nước: ngày tháng năm
2. Tên nước: ngày tháng năm
6. Các tính trạng đặc trưng của giống
Bảng 1 – Một số tính trạng đặc trưng của giống
Tính trạng |
Mức độ biểu hiện |
Giống điển hình |
Mã số |
(*) |
|
Miền Bắc |
Miền Nam |
||||
6.1 Lá chét: hình dạng
Leaflet: shape (Tính trạng 14) |
Hình trứng – ovate |
1 |
|||
Hình bầu dục – elliptic | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Trứng ngược – obovate |
3 |
||||
6.2 Lá chét: số lượng
Leaflet: number of leaflet (Tính trạng 16) |
Ít – few | PH-M99-2.1 | Tiêu da bò |
1 |
|
Trung bình – medium | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Nhiều – many |
3 |
||||
6.3 Quả: thời gian chín
Fruit: Maturity time (Tính trạng 25) |
Chín sớm – early maturity |
1 |
|||
Chín trung bình – medium maturity |
2 |
||||
Chín muộn – late maturity |
3 |
||||
6.4. Quả: hình dạng
Fruit: shape (Tính trạng 26) |
Cầu dẹt – oblate | HTM-1 |
1 |
||
Tròn – circle | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1 |
2 |
|||
Dạng khác – others |
3 |
||||
6.5. Quả: Khối lượng quả
Fruit: weight (Tính trạng 29) |
Nhẹ – light |
3 |
|||
Trung bình – medium | HTM-1
PH-M99-2.1 |
5 |
|||
Nặng – heavy |
7 |
||||
6.6 Quả: độ dày cùi
Fruit: thickness of flesh (Tính trạng 35) |
Mỏng – thin |
1 |
|||
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
2 |
|||
Dày- thick | HTM-1;
PH-M99-2.1; PH-M99-1.1 |
Xuồng cơm vàng |
3 |
||
6.7 Hạt: kích cỡ
Seed: size (Tính trạng 38) |
Rất nhỏ – very small |
1 |
|||
Nhỏ – small | Tiêu da bò |
3 |
|||
Trung bình – medium | Xuồng cơm vàng |
5 |
|||
Lớn – lagre | HTM-1 |
7 |
|||
Rất lớn – very large | PH-M99-1.1,
PH-M99-2.1 |
9 |
|||
Chú thích: (*): Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống tương ứng cho phù hợp với trang thái biểu hiện của giống |
7. Các giống tương tự đề nghị làm đối tương tự
Bảng 2 – Sự khác biệt giữa giống tương tự và giống khảo nghiệm
Tên giống tương tự |
Những tính trạng khác biệt |
Trạng thái biểu hiện |
|
Giống tương tự |
Giống khảo nghiệm |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Những thông tin bổ sung khác
8.1. Khả năng chống chịu sâu, bệnh (nêu rõ các chủng cụ thể):
8.2. Các điều kiện đặc biệt cần lưu ý khi khảo nghiệm giống:
8.3. Những thông tin khác:
Địa điểm, ngày tháng năm |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01-128:2013/BNNPTNT VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NHÃN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | QCVN01-128:2013/BNNPTNT | Ngày hiệu lực | 21/06/2013 |
Loại văn bản | Quy chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 21/06/2013 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |