QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 02-36:2021/BNNPTNT VỀ GIỐNG CÁ MẶN, LỢ

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/06/2022

QCVN 02 – 36 : 2021/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG CÁ NƯỚC MẶN, LỢ

National Technical Regulation
Seed of Salt-brackish water fish

Lời nói đầu

QCVN 02 – 36 : 2021/BNNPTNT do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III biên soạn, Tổng cục Thủy sản trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 12 năm 2021

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG CÁ NƯỚC MẶN, LỢ

National technical regulation
Seed of Salt-brackish water fish

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống của 08 loài cá nước mặn, lợ được nêu tại Bảng 1 (Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

Bảng 1 – Các loài cá nước mặn, lợ

TT Tên loài Tên khoa học
1 Cá song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu Epinephelus coioides (Hamilton, 1822)
2 Cá giò hoặc cá bớp biển Rachycentron canadum (Linnaeus 1766)
3 Cá chim vây vàng (vây dài) Trachinotus blochii (Lacépède, 1801)
4 Cá chim vây vàng (vây ngắn) Trachinotus ovatus (Linnaeus, 1758)
5 Cá hồng mỹ Sciaenops ocellatus (Linnaeus, 1766)
6 Cá nhụ 4 râu Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
7 Cá sủ đất Protonibea diacanthus (Lacépède 1802)
8 Cá đối mục Mugil cephalus (Linnaeus, 1785)

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu cá bố mẹ, cá hương và cá giống của 08 loài cá nước mặn, lợ (có tên tại Bảng 1) tại Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Cá hương, cá giống là cá có hình dạng ngoài và tập tính giống cá trưởng thành, ăn thức ăn đặc trưng của loài. Ngày tuổi của từng loài cá quy định tại Phụ lục 2.

1.3.2. Dị hình là hiện tượng cá có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của cá ở cùng nhóm tuổi. Trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, chỉ xem xét các dị hình có thể quan sát bằng mắt thường.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ

Cá bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 2:

Bảng 2 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ

Tên loài

 

 

 

 

Chỉ tiêu

Cá song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu Cá giò hoặc cá bớp biển Cá chim vây vàng (vây dài) Cá chim vây vàng (vây ngắn) Cá hồng mỹ Cá nhụ 4 râu Cá sủ đất Cá đối mục
Cá cái  đực Cá cái  đực Cá cái  đực Cá cái  đực Cá cái  đực Cá cái  đực Cá cái  đực Cá cái  đực
1. Tuổi cá bố mẹ, năm, không nhỏ hơn 3 6 3 3 4 3 2 3 3
2. Khối lượng cá bố mẹ, kg, không nhỏ hơn 3 6 10 2 4 4 1,5 5 2 1,3
3. Số lần sinh sản trong 1 năm, lần, không lớn hơn 5 6 4 2 3 2 3 2
4. Thời gian sử dụng cá bố mẹ sau thành thục lần đầu, năm, không lớn hơn 10 8 10 10 6 6 8

2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương

Cá hương phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 3:

Bảng 3 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương

Tên loài

 

Chỉ tiêu

Cá song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu Cá giò hoặc cá bớp biển Cá chim vây vàng (vây dài) Cá chim vây vàng (vây ngắn)  hồng mỹ Cá nhụ 4 râu Cá sủ đất Cá đối mục
1. Chiều dài toàn thân, cm Từ 1,5 đến nhỏ hơn 7 Từ 4 đến nhỏ hơn 10 Từ 2 đến nhỏ hơn 5 Từ 3 đến nhỏ hơn 5 Từ 2 đến nhỏ hơn 5 Từ 3 đến nhỏ hơn 8 Từ 3 đến nhỏ hơn 6
2. Khối lượng, g Từ 1 đến nhỏ hơn 6 Từ 2 đến nhỏ hơn 8 Từ 0,8 đến nhỏ hơn 6 Từ 0,8 đến nhỏ hơn 7 Từ 1 đến nhỏ hơn 4 Từ 0,2 đến nhỏ hơn 0,5 Từ 0,7 đến nhỏ hơn 5 Từ 2 đến nhỏ hơn 5
3. Tỷ lệ dị hình, %, không lớn hơn 2

2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống

Cá giống phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 4:

Bảng 4 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống

Tên loài

 

Chỉ tiêu

Cá song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu Cá giò hoặc cá bớp biển Cá chim vây vàng (vây dài) Cá chim vây vàng (vây ngắn)  hồng mỹ Cá nhụ 4 râu Cá sủ đất Cá đối mục
1. Chiều dài toàn thân, cm, không nhỏ hơn 7 10 5 5 5 8 6
2. Khối lượng, g, không nhỏ hơn 6 8 6 7 4 0,5 5 5
3. Tỷ lệ dị hình, %, không lớn hơn 1

2.4. Tình trạng sức khỏe

Cá bố mẹ, cá hương và cá giống của 07 loài cá nước mặn, lợ có tên tại Bảng 1 (không bao gồm cá đối mục) không bị nhiễm bệnh quy định tại Bảng 5:

Bảng 5 – Bệnh trên một số cá nước mặn, lợ

Tên tiếng Việt/Tên tiếng Anh Tên tác nhân gây bệnh
Bệnh hoại tử thần kinh/Viral Nervous Necrosis/ Viral Encephalopathy and Retinopathy Betanodavirus

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn tham khảo tại Phụ lục 3.

3.2. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật

3.2.1. Cá bố mẹ

Dùng vợt (3.2.5) bắt ngẫu nhiên 30 cá thể (với tỷ lệ cá đực và cá cái là 1:1) thả vào bể (3.2.1) để kiểm tra. Trường hợp ít hơn 30 cá thể thì lấy toàn bộ số cá bố mẹ để kiểm tra.

3.2.2. Cá hương

Dùng vợt (3.2.6) lấy ngẫu nhiên 3 mẫu cá hương trong giai chứa (3.2.2) ở các vị trí khác nhau, mỗi mẫu không dưới 50 cá thể, thả vào chậu (3.2.9) đã có sẵn nước mặn hoặc nước lợ.

– Xác định chỉ tiêu chiều dài toàn thân, số lượng không ít hơn 30 cá thể

– Xác định chỉ tiêu khối lượng, số lượng không ít hơn 30 cá thể

– Xác định chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể

3.2.3. Cá giống

Dùng vợt (3.2.7) lấy ngẫu nhiên 3 mẫu cá giống trong giai chứa (3.2.3) ở các vị trí khác nhau, mỗi mẫu không dưới 100 cá thể, thả vào chậu (3.2.10) đã có sẵn nước mặn hoặc nước lợ.

– Xác định chỉ tiêu chiều dài toàn thân, số lượng không ít hơn 50 cá thể

– Xác định chỉ tiêu khối lượng, số lượng không ít hơn 50 cá thể

– Xác định chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể

3.2.4. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh

3.2.4.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định tại Bảng 6:

Bảng 6 – Số lượng mẫu lấy

Số cá thể trong đàn Số lượng mẫu lấy
Nhỏ hơn 99 20
Từ 100 đến 249 23
Từ 250 đến 499 25
Từ 500 đến 999 26
Từ 1.000 đến 1.000.000 27
Lớn hơn 1.000.000 30

3.2.4.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu

Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTTN, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật – Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Cách tiến hành

3.3.1. Các chỉ tiêu cá bố mẹ

3.3.1.1. Xác định tuổi cá

Xác định tuổi cá bố mẹ bằng cách căn cứ vào hồ sơ, lý lịch của đàn cá trong quá trình nuôi dưỡng; hoặc qua vảy cá (đối với cá có vảy), hoặc tia vây cứng/vây ngực (đối với cá da trơn) theo phương pháp nghiên cứu cá của Pravdin.

3.3.1.2. Xác định khối lượng

Từng cá thể bố mẹ được đặt vào băng ca (3.2.4) dùng cân (3.2.14) để xác định khối lượng cơ thể.

3.3.1.3. Xác định số lần sinh sản

Xác định số lần sinh sản thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn cá, nhật ký sản xuất.

3.3.1.4. Xác định thời gian sử dụng cá bố mẹ

Xác định thời gian sử dụng cá bố mẹ sau thành thục lần đầu thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn cá, nhật ký sản xuất.

3.3.2. Các chỉ tiêu cá hương

3.3.2.1. Xác định chiều dài toàn thân

Lần lượt đặt từng cá thể trên thước dẹt hoặc giấy kẻ ô li (3.2.13) để đo chiều dài cá (từ điểm đầu tiên hàm dưới đến điểm cuối cùng của đuôi). Chiều dài cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại Bảng 3.

3.3.2.2. Xác định khối lượng

Cho vào xô (3.2.11) 3 đến 4 lít nước mặn hoặc nước lợ, dùng cân (3.2.15) để xác định khối lượng (bì).

Dùng vợt (3.2.6) vớt cá trong chậu chứa mẫu, để róc nước, thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá (có thể cân thành 2 đến 3 lần). Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.

Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại Bảng 3.

3.3.2.3. Xác định tỷ lệ dị hình

Dùng bát sứ trắng (3.2.8) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, đặt ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỉ lệ cá dị hình trong tổng số cá kiểm tra (tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá bị dị hình trên tổng số cá quan sát).

3.3.3. Các chỉ tiêu cá giống

3.3.3.1. Xác định chiều dài toàn thân

Lần lượt đặt từng cá thể trên thước dẹt hoặc giấy kẻ ô li (3.2.13) để đo chiều dài cá (từ điểm đầu tiên hàm dưới đến điểm cuối cùng của đuôi). Chiều dài cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại Bảng 4.

3.3.3.2. Xác định khối lượng

Cho vào xô (3.2.12) 3 đến 4 lít nước mặn hoặc nước lợ, dùng cân (3.2.15) để xác định khối lượng (bì).

Dùng vợt (3.2.7) vớt cá trong chậu chứa mẫu, để róc nước, thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá (có thể cân thành 2 đến 3 lần). Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.

Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại Bảng 4.

3.3.3.3. Xác định tỷ lệ dị hình

Dùng bát sứ trắng (3.2.8) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, đặt ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỉ lệ cá dị hình trong tổng số cá kiểm tra (tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá bị dị hình trên tổng số cá quan sát).

3.3.4. Kiểm tra tác nhân gây bệnh

Kiểm tra bệnh hoại tử thần kinh theo TCVN 8710-2:2011, phần 2: Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển.

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4.1. Công bố hợp quy

4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu cá bố mẹ, cá hương và cá giống quy định tại khoản 1.1 Mục 1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.

4.1.2. Trình tự công bố hợp quy

4.1.2.1. Đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

4.1.2.2. Đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

4.2. Đánh giá sự phù hợp

4.2.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp cá bố mẹ, cá hương và cá giống theo phương thức:

4.2.1.1. Đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống sản xuất, ương dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).

Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

4.2.1.2. Đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống khai thác từ tự nhiên, nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).

Trường hợp cá bố mẹ, cá hương và cá giống khai thác từ tự nhiên, nhập khẩu của 07 loài cá nước mặn, lợ có tên tại Bảng 1 (không bao gồm cá đối mục), sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.

4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp

Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Tổ chức, cá nhân qui định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo thẩm quyền .

6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

6.3. Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI GIỐNG CÁ NƯỚC MẶN, LỢ

Mã hàng Mô tả hàng hóa
03.01 Cá sống
  – Cá sống khác:
  – – – Cá biển khác:
0301.99.52 – – – – Cá mú (SEN)
0301.99.59 – – – – Loại khác
0301.99.90 – – – Loại khác

 

PHỤ LỤC 2 (Tham khảo)

TUỔI CÁ

STT Tên loài Yêu cầu
Cá hương: Tuổi tính từ thời điểm cá ăn thức ăn bên ngoài, ngày, không nhỏ hơn Cá giống: Tuổi tính từ thời điểm kết thúc giai đoạn cá hương, ngày, không nhỏ hơn
1 Song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu 30 70
2 Giò hoặc cá bớp biển 20 60
3 Chim vây vàng (vây dài) 25 35
4 Chim vây vàng (vây ngắn)
5 Hồng Mỹ 35 45
6 Nhụ 4 râu 21 35
7 Sủ đất 30 40
8 Đối mục 30 60

 

PHỤ LỤC 3 (Tham khảo)

THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

3.2.1. Bể, loại tròn hoặc vuông, dung tích từ 200 lít đến 500 lít, dùng để chứa cá bố mẹ

3.2.2. Giai, bằng lưới sợi mềm, kích thước mắt lưới (2a) từ 4 mm đến 6 mm, dùng để chứa cá hương.

3.2.3. Giai, bằng lưới sợi mềm, kích thước mắt lưới (2a) từ 8 mm đến 10 mm, dùng để chứa cá giống.

3.2.4. Băng ca (cáng), bằng vải mềm, kích thước (600 x 1000) mm, dùng cho cá bố mẹ

3.2.5. Vợt cá, lưới sợi mềm, kích thước mắt lưới (2a) từ 20 mm đến 24 mm, đường kính từ 500 mm đến 600 mm, dùng để vớt cá bố mẹ

3.2.6. Vợt cá, lưới sợi mềm, không gút, kích thước mắt lưới (2a) bằng 4 mm, đường kính từ 300 mm đến 400 mm, dùng để vớt cá hương

3.2.7. Vợt cá, lưới sợi mềm, không gút, kích thước mắt lưới (2a) từ 8 mm đến 10 mm, đường kính từ 400mm đến 500 mm, dùng để vớt cá giống

3.2.8. Bát sứ, màu trắng, dung tích từ 0,3 lít đến 0,5 lít, dùng cho cá hương, cá giống

3.2.9. Chậu, màu sáng, dung tích 10 lít, dùng cho cá hương

3.2.10. Chậu, màu sáng, dung tích từ 10 lít đến 15 lít, dùng cho cá giống

3.2.11. , màu sáng, dung tích từ 5 lít đến 10 lít, dùng cho cá hương

3.2.12. , màu sáng, dung tích từ 10 lít đến 15 lít, dùng cho cá giống

3.2.13. Thước dẹt hoặc giấy kẻ ô li, có vạch chia chính xác đến 1 mm dùng cho cá hương, cá giống

3.2.14. Cân đồng hồ, hoặc cân treo, có thể cân đến 10 kg, chính xác đến 10 g, dùng cho cá bố mẹ

3.2.15. Cân điện tử, loại 1000 g, độ chính xác đến 0,1g, dùng cho cá hương, cá giống

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 02-36:2021/BNNPTNT VỀ GIỐNG CÁ MẶN, LỢ
Số, ký hiệu văn bản QCVN02-36:2021/BNNPTNT Ngày hiệu lực 01/06/2022
Loại văn bản Quy chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 26/12/2021
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/12/2021
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản