QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 05:2023/BTNMT VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
National technical regulation on Air Quality
Lời nói đầu
QCVN 05:2023/BTNMT do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13 tháng 03 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QCVN 05:2023/BTNMT thay thế QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
National technical regulation on Air quality
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn tối đa các thông số cơ bản và các thông số độc hại trong không khí xung quanh.
1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để giám sát, đánh giá chất lượng không khí xung quanh.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng đối với không khí trong nhà.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có các hoạt động liên quan đến chất lượng không khí trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Thông số cơ bản là các thông số được sử dụng để quan trắc định kỳ, tự động, liên tục nhằm đánh giá chất lượng không khí, gồm có 07 thông số: SO2 (lưu huỳnh (sulfur) dioxide), CO (carbon monoxide), NO2 (nitơ (nitrogen) dioxide), O3 (ozone), TSP (tổng bụi lơ lửng), bụi PM10, bụi PM2,5.
1.3.2. Thông số độc hại là các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ có tính chất gây hại tới sức khỏe con người và môi trường, được lựa chọn để quan trắc theo mục tiêu của chương trình quan trắc.
1.3.3. Tổng bụi lơ lửng (TSP) là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 μm.
1.3.4. Bụi PM10 là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm.
1.3.5. Bụi PM2,5 là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 μm.
1.3.6. Trung bình một giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ.
1.3.7. Trung bình 8 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ.
1.3.8. Trung bình 24 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
1.3.9. Trung bình năm là giá trị trung bình của các giá trị đo được các ngày trong khoảng thời gian một năm.
1.3.10. Mét khối khí chuẩn (Nm3) là mét khối khí ở nhiệt độ 25ºC và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
2.1. Giá trị giới hạn tối đa của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1: Giá trị giới hạn tối đa các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị: μg/Nm3
TT |
Thông số |
Trung bình 1 giờ |
Trung bình 8 giờ |
Trung bình 24 giờ |
Trung bình năm |
|
1 |
SO2 |
350 |
– |
125 |
50 |
|
2 |
CO |
30.000 |
10.000 |
– |
– |
|
3 |
NO2 |
200 |
– |
100 |
40 |
|
4 |
O3 |
200 |
120 |
– |
– |
|
5 |
Tổng bụi lơ lửng (TSP) |
300 |
– |
200 |
100 |
|
6 |
Bụi PM10 |
– |
– |
100 |
50 |
|
7 |
Bụi PM2,5 |
– |
– |
50 |
45(*) |
25 |
Ghi chú:
– Dấu ( – ) là không quy định – (*): Giá trị nồng độ áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. |
||||||
2.2. Giá trị giới hạn tối đa của các thông số độc hại trong không khí xung quanh được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2: Giá trị giới hạn tối đa của một số chất độc hại trong không khí xung quanh
Đơn vị: μg/Nm3
TT |
Thông số |
Thời gian trung bình |
Giá trị giới hạn |
Các hợp chất vô cơ |
|||
1 |
Chì (Plumbum) (Pb) và các hợp chất (tính theo Chì) |
24 giờ |
1,5 |
2 |
Arsenic (As) và các hợp chất (tính theo As) |
1 giờ |
0,03 |
3 |
Arsenic Trihydride (AsH3) |
1 giờ |
0,3 |
4 |
Hydrochloride (HCl) |
24 giờ |
60 |
5 |
Acid Nitric (HNO3) |
1 giờ |
400 |
24 giờ |
150 |
||
6 |
Acid Sulfuric (H2SO4) |
1 giờ |
300 |
24 giờ |
50 |
||
7 |
Tinh thể Silic oxide hô hấp (SiO2) |
1 giờ |
150 |
24 giờ |
50 |
||
8 |
Amiăng trắng nhóm serpentine |
24 giờ |
1 sợi/m3 |
9 |
Cadmi (Cd) và các hợp chất (tính theo Cd) |
1 giờ |
0,4 |
8 giờ |
0,2 |
||
10 |
Chlorine (Cl2) |
1 giờ |
100 |
24 giờ |
30 |
||
11 |
Chromi (6+) (Cr6+) và các hợp chất |
1 giờ |
0,007 |
24 giờ |
0,003 |
||
12 |
Hydrofluoride (HF) |
1 giờ |
20 |
24 giờ |
5 |
||
13 |
Hydro Cyanide (HCN) |
1 giờ |
10 |
14 |
Mangan và hợp chất (tính theo MnO2) |
1 giờ |
10 |
24 giờ |
8 |
||
15 |
Nickel (Ni) và các hợp chất (tính theo Ni) |
24 giờ |
1 |
16 |
Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) và các hợp chất (tính theo Hg) |
24 giờ |
0,3 |
17 |
Natri hydroxide (NaOH) |
24 giờ |
10 |
Các hợp chất hữu cơ |
|||
18 |
Acrolein (CH2=CHCHO) |
1 giờ |
50 |
19 |
Acrylonitrile (CH2=CHCN) |
24 giờ |
45 |
20 |
Aniline (C6H5NH2) |
1 giờ |
50 |
24 giờ |
30 |
||
21 |
Benzene (C6H6) |
1 giờ |
22 |
22 |
Benzidine (NH2C6H4C6H4NH2) |
1 giờ |
KPH |
23 |
Chloroform (CHCl3) |
24 giờ |
16 |
24 |
Tổng Hydrocarbon (CxHy) |
1 giờ |
5000 |
24 giờ |
1500 |
||
25 |
Formaldehyde (HCHO) |
1 giờ |
20 |
26 |
Naphthalene (C10H8) |
8 giờ |
500 |
24 giờ |
120 |
||
27 |
Phenol (C6H5OH) |
1 giờ |
10 |
28 |
Tetrachloethylene (C2Cl4) |
24 giờ |
100 |
29 |
Vinyl chloride (CICH=CH2) |
24 giờ |
26 |
Các hợp chất gây mùi khó chịu |
|||
30 |
Ammonia (NH3) |
1 giờ |
200 |
31 |
Acetaldehyde (CH3CHO) |
1 giờ |
45 |
32 |
Acid Propionic (CH3CH2COOH) |
8 giờ |
300 |
33 |
Hydrosulfide (H2S) |
1 giờ |
42 |
34 |
Mercaptan tính theo Methyl Mercaptan (CH3SH) |
1 giờ |
50 |
24 giờ |
20 |
||
35 |
Styrene (C6H5CH=CH2) |
24 giờ |
260 |
36 |
Toluene (C6H5CH3) |
1 giờ |
500 |
37 |
Xylene (C6H4(CH3)2) |
1 giờ |
1000 |
3.1. Phương pháp quan trắc để xác định giá trị nồng độ thông số cơ bản, thông số độc hại trong không khí xung quanh được thực hiện theo quy định tại Bảng 3 hoặc theo quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Bảng 3. Phương pháp quan trắc các thông số trong không khí xung quanh
TT |
Thông số |
Phương pháp quan trắc, số hiệu tiêu chuẩn |
1 |
SO2 | TCVN 5971:1995;
TCVN 7726:2007; MASA 704A; MASA 704B; NIOSH 6004 |
2 |
CO | TCVN 5972:1995;
TCVN 7725:2007; MASA 128; OSHA ID-209; OSHA ID 210; ASTM D 3162 |
3 |
NO2 | TCVN 6137:2009;
MASA 406; ASTM D1607 |
4 |
O3 | TCVN 6157:1996;
TCVN 7171:2002 |
5 |
Tổng bụi lơ lửng (TSP) | TCVN 5067:1995;
TCVN 9469:2012 (ISO 10473:2010); US EPA Compendium Method IO-2.1 (high volume); ASTM D 4096 -17 |
6 |
Bụi PM10 | 40 CFR part 50 Method appendix J;
AS/NZS 3580.9.7:2009; AS/NZS 3580.9.6:2003; US EPA Compendium Method IO-2.1 (high volume) |
7 |
Bụi PM2,5 | 40 CFR Part 50 Method appendix L;
AS/NZS 3580.9.7:2009 |
8 |
Chì (Plumbum) (Pb) | TCVN 6152:1996;
NIOSH Method 7300; NIOSH Method 7301; NIOSH Method 7302; NIOSH Method 7303; NIOSH Method 7082; NIOSH Method 7105; ASTM D4185-96; US EPA Compendium Method IO-3.2; US EPA Compendium Method IO-3.3; US EPA Compendium Method IO-3.4; ISO 9855:1993; ISO 8518:2001 |
9 |
Arsenic (As) | NIOSH 7300;
US EPA Compendium Method IO-3.2; US EPA Compendium Method IO-3.3; US EPA Compendium Method IO-3.4 |
10 |
Arsenic Trihydride (AsH3) | NIOSH method 6001 |
11 |
Hydrochloride (HCl) | NIOSH Method 7907 |
12 |
Acid Nitric (HNO3) | NIOSH method 7907 |
13 |
Acid Sulfuric (H2SO4) | NIOSH Method 7908 |
14 |
Tinh thể Silic oxide hô hấp (SiO2) | TCVN 8945:2011 |
15 |
Amiăng trắng nhóm serpentine | TCVN 6502:1999 |
16 |
Cadmi (Cd) | ASTM D4185-96;
NIOSH Method 7048; NIOSH 7300; US EPA Compendium Method IO-3.2; US EPA Compendium Method IO-3.3; US EPA Compendium Method IO-3.4; ISO 11174:1996 |
17 |
Chlorine (Cl2) | MASA 202 |
18 |
Chromi (6+) (Cr6+) | NIOSH Method 7600;
OSHA Method ID 215; ASTM D 6832 |
19 |
Hydrofluoride (HF) | MASA 809;
MASA 205; MASA 203F; NIOSH Method 7906 |
20 |
Hydro Cyanide (HCN) | NIOSH Method 6017;
NIOSH Method 6010D |
21 |
Mangan (Mn) | ASTM D4185-96;
NIOSH 7300; US EPA Compendium Method IO-3.2; US EPA Compendium Method IO-3.3; US EPA Compendium Method IO-3.4 |
22 |
Nickel (Ni) | ASTM D4185-96;
NIOSH 7 Method 300; US EPA Compendium Method IO-3.2; US EPA Compendium Method IO-3.3; US EPA Compendium Method IO-3.4 |
23 |
Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) | ISO 17733:2015;
NIOSH Method 6009; OSHA Method ID 140 |
24 |
Natri hydroxide (NaOH) | ISO 17091:2013;
NIOSH Method 7401 |
25 |
Acrolein (CH2=CHCHO) | NIOSH method 2501 |
26 |
Acrylonitrile (CH2=CHCN) | NIOSH method 1604 |
27 |
Aniline (C6H5NH2) | NIOSH method 2002 |
28 |
Benzene (C6H6) | TCVN 12247-1:2018;
ASTM D 3686-95; ISO 16017-1:2000; US EPA Method TO-17; MASA 834; NIOSH Method 1501; ASTM D 3686-95; ISO 16017-1:2000; NIOSH Method 1501 |
29 |
Benzidine (NH2C6H4C6H4NH2) | NIOSH method 5509 |
30 |
Chloroform (CHCl3) | NIOSH method 1003 |
31 |
Tổng Hydrocarbon (CxHy) | NIOSH method 1500 |
32 |
Formaldehyde (HCHO) | NIOSH Method 2541;
NIOSH Method 3500; OSHA Method 52; US EPA Compendium Method TO-11A |
33 |
Naphtalene (C10H8) | OSHA Method 35;
NIOSH method 1501 |
34 |
Phenol (C6H5OH) | NIOSH Method 3502;
OSHA Method 32; NIOSH 2546 |
35 |
Tetrachloethylene (C2Cl4) | US.EPA Method TO-17;
NIOSH Method 1003 |
36 |
Vinyl chloride (CICH=CH2) | US EPA Method TO-17;
NIOSH Method 1007 |
37 |
Ammonia (NH3) | TCVN 5293:1995;
MASA 401 |
38 |
Acetaldehyde (CH3CHO) | NIOSH Method 2538 |
39 |
Acid Propionic (CH3CH2COOH) | OSHA method PV2293 |
40 |
Hydrosulfide (H2S) | MASA 701 |
41 |
Mercaptan tính theo Methyl Mercaptan (CH3SH) | TCVN 10026:2020 (ASTM D2913-14);
ASTM D2913 – 96(2007); NIOSH Method 2452 |
42 |
Styrene (C6H5CH=CH2) | TCVN 12247-1:2018;
ASTM D 3686-95; ISO 16017-1:2000; US EPA Method TO-17; MASA 834; NIOSH Method 1501; ASTM D 3686-95 |
43 |
Toluene (C6H5CH3) | TCVN 12247-1:2018;
ISO 16017-1:2000; US EPA Method TO-17; MASA 834; NIOSH Method 1501; ASTM D 3686-95 |
44 |
Xylene (C6H4(CH3)2) | TCVN 12247-1:2018;
ASTM D 3686-95; ISO 16017-1:2000; US EPA Method TO-17; MASA 834; NIOSH Method 1501 |
3.2. Ngoài các phương pháp quan trắc quy định tại mục 3.1, chấp nhận kết quả quan trắc từ thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất lượng không khí đáp ứng các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4.1. Việc quan trắc định kỳ hoặc tự động, liên tục chất lượng không khí và sử dụng kết quả quan trắc để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
4.2. Việc quan trắc chất lượng không khí định kỳ cần căn cứ vào mục tiêu quan trắc để lựa chọn các thông số quan trắc phù hợp.
5.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
5.2. Trường hợp các văn bản được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 05:2023/BTNMT VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ | |||
Số, ký hiệu văn bản | QCVN05:2023/BTNMT | Ngày hiệu lực | 12/09/2023 |
Loại văn bản | Quy chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | 13/03/2023 |
Cơ quan ban hành |
Bộ tài nguyên và môi trường |
Tình trạng | Chưa có hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |