QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 63:2020/BTTTT VỀ THIẾT BỊ THU TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT DVB-T2
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ THU TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT DVB-T2
National technical regulation on digital receiver used in DVB-T2 digital terrestrial television broadcasting
Lời nói đầu
QCVN 63:2020/BTTTT thay thế QCVN 63:2012/BTTTT.
QCVN 63:2020/BTTTT do Cục Viễn thông biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 17/2020/TT-BTTTT ngày 20 tháng 8 năm 2020.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ THU TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT DVB-T2
National technical regulation on digital receiver used in DVB-T2 digital terrestrial television broadcasting
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với thiết bị thu tín hiệu truyền hình số mặt đất không khóa mã (Free To Air – FTA) theo chuẩn DVB-T2, hỗ trợ SDTV và/hoặc HDTV tại Việt Nam.
Quy chuẩn này áp dụng cho cả thiết bị thu hoạt động độc lập (STB) và thiết bị thu được tích hợp trong máy thu hình (iDTV), hỗ trợ SDTV và /hoặc HDTV.
Quy chuẩn này áp dụng cho thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 có mã số HS quy định tại Phụ lục B.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại Việt Nam.
1.3. Tài liệu viện dẫn
TCVN 5712:1999, Công nghệ thông tin. Bộ mã ký tự tiếng Việt 8 bit.
CI Plus Specification V1.3.
ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03), Digital Video Broadcasting (DVB); Specification for Service Information (SI) in DVB systems.
ETSI EN 300 743 V1.6.1 (2018-07), Digital Video Broadcasting (DVB); Subtitling systems.
ETSI EN 300 744 V1.6.2 (2015-10), Digital Video Broadcasting (DVB); Framing structure, channel coding and modulation for digital terrestrial television.
ETSI EN 302 755 V1.4.1 (2015-07), Digital Video Broadcasting (DVB); Frame structure channel coding and modulation for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2).
ETSI EN 50221, Common Interface Specification for Conditional Access and other Digital Video Broadcasting Decoder Applications, Feb. 1997.
ETSI TR 101 154 V2.4.1 (2018-02), Digital Video Broadcasting (DVB); Specification for the use of Video and Audio Coding in Broadcasting Applications.
ETSI TR 101 211 V1.12.1 (2013-12), Digital Video Broadcasting (DVB); Guidelines on implementation and usage of Service Information (SI).
ETSI TS 102 114, DTS Coherent Acoustics; Core and Extensions with Additional Profiles.
IEC 48B sec 316 RCA.
IEC 60603-14, Connectors for frequencies below 3 MHz for use with printed boards.
IEC 6169-2, Radio-frequency connectors – Part 2: Sectional specification – Radio frequency coaxial connectors of type 9,52.
ISO/IEC 11172-3, Information technology- Coding of moving pictures and associated audio for digital storage media at up to about 1.5 Mb/s.
ISO/IEC 13818-1, Information technology- Generic coding of moving pictures and associated audio information: Systems.
ISO/IEC 13818-2, Information technology- Generic coding of moving pictures and associated audio information: Video.
ISO/IEC 14496-3, Information technology- Coding of audio-visual objects- Part 3: Audio.
ISO/IEC 14496-10, Information technology- Coding of audio-visual objects- Part 10: Advanced Video Coding.
1.4. Giải thích từ ngữ
1.4.1. Chế độ A (mode A)
Chế độ tín hiệu DVB-T2 sử dụng Single PLP.
1.4.2. Chế độ B (mode B)
Chế độ tín hiệu DVB-T2 có sử dụng Multi PLP. Chế độ B có thể có Multi PLP nhưng không sử dụng Common PLP hoặc có thể có Multi PLP và Common PLP.
1.4.3. iDTV (integrated Digital Television)
Là thiết bị đầu cuối người dùng có màn hình hiển thị, cổng kết nối đầu vào RF có giao diện kiểu giắc cái trở kháng 75 Ohm, đầu ra dịch vụ được giải mã đưa đến màn hình hiển thị của thiết bị.
1.4.4. STB (Set-Top-Box)
Thiết bị đầu cuối người dùng không có màn hình hiển thị, đầu ra của dịch vụ được giải mã đưa đến màn hình bên ngoài thông qua giao diện âm thanh và hình ảnh (ví dụ: HDMI).
1.4.5. Thiết bị thu (receiver)
Thiết bị thu tín hiệu truyền hình số mặt đất phát theo chuẩn DVB-T2. Thiết bị thu phải có bộ dò kênh RF, bộ giải điều chế, giải ghép kênh và giải mã. Thiết bị thu có thể là thiết bị độc lập (STB) hoặc thiết bị tích hợp trong máy thu hình (iDTV). Thiết bị thu cũng có thể là loại chỉ hỗ trợ SDTV (thiết bị thu SDTV) hoặc hỗ trợ đồng thời SDTV và HDTV (thiết bị thu HDTV).
1.4.6. Thiết bị thu HDTV (HDTV level receiver)
Thiết bị thu hỗ trợ thu tín hiệu có độ phân giải cao (HDTV) và độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV) để hiển thị trên màn hình với độ phân giải nguyên gốc.
1.4.7. Thiết bị thu SDTV (SDTV level receiver)
Thiết bị thu chỉ hỗ trợ thu tín hiệu có độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV) để hiển thị trên màn hình với độ phân giải nguyên gốc, không hỗ trợ độ phân giải cao (HDTV).
1.4.8. Up Converter
Bộ chuyển đổi nâng tần.
1.4.9. Đánh giá QEF (Quasi Error Free)
Đánh giá chất lượng đạt yêu cầu khi có không quá một sự kiện lỗi không mong muốn trong 1 h, tương ứng với BER=10-11 trong dữ liệu truyền tải TS tại đầu vào của bộ giải mã MPEG-2.
1.5. Chữ viết tắt
AAC | Mã hóa âm thanh AAC | Advanced Audio Coding |
ACE | Mở rộng chòm sao tín hiệu | Active Constellation Extension |
ATT | Suy hao | Attenuator |
AV | Hình ảnh âm thanh | Audio Visual |
AVC | Mã hóa video AVC | Advanced Video Coding |
BCH | Mã sửa sai BCH | Bose & Chaudhuri & Hocquenghem |
BER | Tỉ lệ lỗi bit | Bit error rate |
BW | Băng thông | Bandwith |
CA | Phần truy nhập có điều kiện | Conditional Access |
CAT | Bảng truy nhập có điều kiện | Conditional Access Table |
CBR | Tốc độ bit không đổi | Constant Bit Rate |
CH | Kênh | Channel |
Cl | Giao diện Cl | Common Interface |
COFDM | Điều chế OFDM có mã hóa | Coded Orthogonal Frequency Division Multiplexing |
CVBS | Tín hiệu video băng cơ sở tổng hợp | Composite Video Baseband Signal |
DTT | Hệ thống truyền hình số mặt đất | Digital terrestrial television |
EIT | Bảng thông tin sự kiện | Event Information Table |
EN | Tiêu chuẩn châu Âu | European Norm |
EPG | Bảng chương trình điện tử | Electronic Programming Guide |
ETSI | Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu | European Telecommunication Standards Institute |
FEC | Mã hóa sửa sai FEC | Forward error correction |
FEF | Khung DVB-T2 dự trữ | Future Extension Frame |
FFT | Biến đổi Fourier nhanh | Fast Fourier Transform |
FM | Điều chế tần số | Frequency modulation |
GI | Khoảng bảo vệ | Guard Interval |
HDMI | Giao diện HDMI | High-Definition Multimedia Interface |
HDTV | Truyền hình độ phân giải cao | High Definition Television |
HE-AAC | Mã hóa âm thanh HE-AAC | High Efficiency AAC |
HEM | Chế độ phát hiệu suất cao HEM | High Efficiency Mode |
iDTV | Thiết bị thu tích hợp trong máy thu hình | Integrated Digital TV set |
IEC | Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế | International Electrotechnical Commission |
IF | Trung tần | Intermediate Frequency |
LDPC | Mã sửa sai LDPC | Low-density parity-check |
MFN | Mạng đa tần | Multi Frequency Network |
MISO | Kỹ thuật xử lý MISO | Multiple-Input Single-Output |
MPEG | Mã hóa MPEG | Moving Pictures Expert Group |
NF | Hệ số tạp âm | Noise Figure |
NIT | Bảng thông tin mạng lưới | Network Information Table |
NM | Chế độ bình thường | Normal Mode |
PAL | Chuẩn phát hình PAL | Phase Alternating Line |
PAPR | Tỷ số công suất đỉnh và công suất trung bình | Peak-to-Average Power Ratio |
PAT | Bảng chương trình liên quan | Program Association Table |
PCM | Điều chế PCM | Pulse Coded Modulation |
PLP | Chế độ ghép lớp PLP | Physical Layer Pipes |
PMT | Bảng ánh xạ chương trình | Program Map Table |
PP | Mẫu pilot | Pilot pattern |
PSI | Thông tin đặc trưng chương trình | Program Specific Information |
QAM | Điều chế QAM | Quadrature Amplitude Modulation |
QEF | Yêu cầu độ chính xác thông tin gần tuyệt đối | Quasi Error Free |
QMP | Phương pháp đánh giá chất lượng | Quality Measurement Method |
QPSK | Điều chế QPSK | Quaternary Phase Shift Keying |
RA | Vô tuyến | Radio |
RCA | Chuẩn kết nối RCA | Radio Corporation of America |
RF | Tần số vô tuyến | Radio Frequency |
RGB | Kiểu hiện màu RGB | Red Green Blue |
RS | Mã sửa sai RS | Reed-Solomon |
S/PDIF | Giao diện S/PDIF | Sony/Philips DigitalInterface Format |
SDT | Bảng mô tả dịch vụ | Service Description Table |
SDTV | Truyền hình độ nét tiêu chuẩn | Standard Definition Television |
SFN | Mạng đơn tần | Single Frequency Network |
SI | Thông tin dịch vụ | Service Information |
SISO | Kỹ thuật xử lý SISO | Single-Input Single-Output |
SQI | Chỉ thị chất lượng tín hiệu | Signal Quality Indicator |
SSI | Chỉ thị cường độ tín hiệu | Signal Strength Indicator |
SSU | Cập nhật phần mềm hệ thống | Systems Software Update |
STB | Bộ STB | Set-Top-Box |
SW | Phần mềm | Software |
T2GW | Gateway kết nối DVB-T2 | DVB-T2 Gateway |
T2MI | Giao diện bộ điều chế | Modulator Interface |
TDT | Bảng dữ liệu ngày và thời gian | Time and Date Table |
TOT | Bảng độ lệch thời gian | Time Offset Table |
TR | Kiểu xử lý giữ tone (TR-PAPR) | Tone Reservation |
TS | Luồng dữ liệu truyền tải | Transport Stream |
TTX | Teletext | Teletext |
UHF | Tần số UHF | Ultra-high frequency |
VHF | Tần số VHF | Very high frequency |
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Yêu cầu thu và giải mã tín hiệu
Thiết bị thu phải có khả năng thu và giải điều chế tín hiệu DVB-T2 phát theo tiêu chuẩn ETSI EN 302 755 trong mạng đơn tần hoặc mạng đa tần.
2.1.2. Yêu cầu về nguồn điện đối với STB
STB phải có khả năng hoạt động trong các điều kiện về nguồn điện như sau:
– Điện áp: từ 100 VAC tới 240 VAC;
– Tần số điện áp: 47,5 Hz đến 52 Hz.
2.1.3. Nâng cấp phần mềm
Thiết bị thu phải có ít nhất một cơ chế để nâng cấp phần mềm hệ thống.
Thiết bị thu phải có cơ chế phát hiện phần mềm hệ thống được tải về bị lỗi trước khi phần mềm này được sử dụng để thay thế phần mềm làm việc hiện tại. Nếu phần mềm hệ thống nhận được bị lỗi, thiết bị thu phải giữ nguyên phiên bản phần mềm hệ thống hiện tại để hoạt động bình thường. Trong trường hợp tải về mất quá nhiều thời gian do đường truyền kém, thiết bị thu phải hỗ trợ người sử dụng hủy bỏ việc tải xuống và tiếp tục sử dụng phiên bản phần mềm hiện tại.
Đối với mỗi phiên bản mới của phần mềm hệ thống, các nhà sản xuất phải cung cấp phần hướng dẫn cách tải về phần mềm mới. Nhà sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp và phân phối các phiên bản mới của phần mềm hệ thống.
2.2. Yêu cầu tính năng
2.2.1. Hiển thị chỉ thị chất lượng tín hiệu và chỉ thị cường độ tín hiệu
Thiết bị thu phải có hỗ trợ khả năng hiển thị về chất lượng tín hiệu (SQI) và về cường độ tín hiệu (SSI) trên màn hình máy thu hình. Phương thức hiển thị thông tin SQI, SSI do nhà sản xuất tự thực hiện.
2.2.2. Thông tin dịch vụ
2.2.2.1. Xử lý các bảng báo hiệu PSI/SI
Thiết bị thu phải có phần mềm hệ thống để phân tích và xử lý các thông tin dịch vụ đang hoạt động đồng thời kiểm soát các phần cứng/ phần mềm theo các chuẩn EN 300 468 và ETSI TR 101 211.
Thiết bị thu phải có khả năng xử lý các bảng sau: NIT, PAT, PMT, SDT, EIT, TDT. Các bảng thông tin trên được mô tả trong quy chuẩn đối với phần tín hiệu phát của DVB-T2.
Thiết bị có khả năng giám sát, cập nhật đúng và đủ trạng thái kênh hoặc dịch vụ mà không cần có sự tác động của người sử dụng trong các trường hợp sau:
– Trường hợp không có sự thay đổi trạng thái kênh hoặc dịch vụ: Thiết bị thu phải giữ nguyên trạng thái kênh hoặc dịch vụ.
– Trường hợp có sự thay đổi tên kênh: Trong khoảng thời gian 40 s kể từ khi thay đổi tên kênh, thiết bị thu phải tự cập nhật đúng tên mới của kênh.
– Trường hợp xóa 1 kênh chương trình: Trong khoảng thời gian 40 s kể từ khi xóa 1 kênh, thiết bị thu phải xóa kênh đó khỏi danh sách kênh.
– Trường hợp xóa 1 kênh chương trình đồng thời thay đổi vị trí 1 kênh: Trong khoảng thời gian 40 s kể từ khi xóa 1 kênh và thay đổi vị trí 1 kênh, thiết bị thu phải xóa được kênh bị xóa đồng thời cập nhật đúng vị trí mới của kênh đã được thay đổi vị trí trong danh sách kênh.
– Trường hợp kênh chỉ có 1 kênh âm thanh: Thiết bị thu phải thu được đúng 1 kênh âm thanh và giải mã đúng tên nhãn của kênh âm thanh đó.
– Trường hợp chèn thêm 1 kênh âm thanh mới vào 1 kênh chương trình: Trong khoảng thời gian 40 s kể từ khi chèn thêm 1 kênh âm thanh vào 1 kênh chương trình, thiết bị thu phải thu được thêm 1 kênh âm thanh mới và giải mã đúng tên nhãn của kênh âm thanh đó.
2.2.2.2. Đồng hồ thời gian thực
Thiết bị thu phải có một đồng hồ thời gian thực và đồng hồ này phải được cập nhật bởi các dữ liệu từ các bảng TDT.
2.2.2.3. Các tính năng của EPG cho bảng EIT thực và các bảng EIT khác
Thiết bị thu phải cung cấp các chức năng cơ bản của EPG như sau:
– EIT thực (hiện tại/tiếp theo/lịch trình);
– EIT khác (hiện tại/tiếp theo/lịch trình).
Tính năng EPG của thiết bị thu phải có khả năng cung cấp thông tin về các chương trình dự kiến được phát trong ít nhất 7 ngày tiếp theo. Thông tin về chương trình gồm: tên chương trình, thời gian bắt đầu và kết thúc chương trình/sự kiện, các bản tin ngắn (nếu có).
2.2.3. Bộ quản lý chương trình
Thiết bị thu phải có bộ quản lý chương trình cho phép người sử dụng khả năng truy cập vào thông tin hệ thống và kiểm soát các hoạt động của thiết bị thu. Bộ quản lý chương trình phải bao gồm chức năng quản lý danh sách dịch vụ và chức năng quản lý sự kiện EPG cơ bản.
Bộ quản lý chương trình phải hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Ký tự tiếng Việt phải tuân theo bảng mã UTF-8 trong TCVN 5712:1999.
Yêu cầu:
– Chức năng quản lý danh sách dịch vụ: Thiết bị có khả năng dò kênh, xóa kênh, di chuyển vị trí kênh.
– Chức năng quản lý sự kiện: Thiết bị có khả năng hiển thị được thời gian hiện tại, thời gian bắt đầu và kết thúc chương trình, thứ tự kênh, tên chương trình/sự kiện, các bản tin ngắn (nếu có).
2.2.4. Phụ đề
Thiết bị thu phải có khả năng giải mã và hiển thị dịch vụ phụ đề DVB được phát theo chuẩn ETSI EN 300 743. Thiết bị thu phải hỗ trợ phụ đề tiếng Việt.
Yêu cầu:
– Thiết bị thu có khả năng hỗ trợ ngôn ngữ phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt trong các chương trình.
– Thiết bị có khả năng hiển thị đúng ngôn ngữ phụ đề dựa trên việc cài đặt tùy chọn ngôn ngữ.
– Trong trường hợp không có ngôn ngữ phụ đề ưu tiên thì thiết bị thu phải hiển thị ngôn ngữ phụ đề thứ nhất có sẵn trong danh sách.
2.2.5. Đánh số kênh logic
Thiết bị thu phải có khả năng xử lý thông tin dịch vụ từ bảng đánh số kênh logic (LCN Logical Channel Number) để hỗ trợ đánh số, sắp xếp, tìm kiếm kênh.
Thiết bị thu hỗ trợ LCN bằng cách sử dụng bộ mô tả kênh logic với trường đặc tả descriptor_tag bằng 0x83 với cấu trúc và cú pháp như sau:
Cú pháp |
Kích thước (bit) |
Bộ nhận dạng |
logical_channel_descriptor(){
descriptor_tag descriptor_length for (i=0;i<N;i++){ service_id visible service3_flag Reserved logical channel_number }} |
8
8
16 1 5 10 |
Uimsbf
Uimsbf
Uimsbf bslbf bslbf Uimsbf |
Trong đó:
descriptor_tag: đặt bằng 0x83;
service_id: trường 16 bit sử dụng để nhận dạng dịch vụ trong luồng dữ liệu truyền tải (TS);
visible_service_flag: cờ báo hiển thị dịch vụ, có giá trị bằng ‘1’ nếu dịch vụ có thể được hiển thị và lựa chọn trong danh mục dịch vụ trên máy thu; có giá trị bằng ‘0’ nếu dịch vụ không được hiển thị và lựa chọn trong danh mục dịch vụ trên máy thu;
reserved: trường dự trữ để sử dụng trong tương lai, gồm 5 bit được đặt bằng ‘1’;
logical_channel_number: trường 10 bit biểu thị mức độ ưu tiên khi sắp xếp thứ tự dịch vụ.
LCN sẽ được đánh số từ 1 đến 999. Trong đó, các kênh được đánh số từ 1 đến 799 bởi nhà cung cấp dịch vụ; kênh LCN dự phòng được đánh số từ 800 đến 999.
Yêu cầu thiết bị thu phải có khả năng đánh số thứ tự kênh, sắp xếp, dò kênh trong các trường hợp: các kênh có đủ thông tin về LCN, một số kênh không mang thông tin về LCN, 2 kênh trùng số kênh LCN.
2.3. Yêu cầu giao diện
2.3.1. Cổng kết nối đầu vào RF
Thiết bị thu phải có cổng kết nối đầu vào RF theo tiêu chuẩn IEC 61169-2 kiểu giắc cái, trở kháng 75 ohm.
2.3.2. HDMI
STB hỗ trợ HDTV phải có giao diện đầu ra HDMl để xuất tín hiệu video và audio.
2.3.3. Đầu ra video tổng hợp
STB phải có đầu ra video nén tương thích với yêu cầu đối với giao diện PAL trong chuẩn IEC 48B-316 (RCA phono).
2.3.4. Giao diện âm thanh RCA
STB phải có đầu ra âm thanh tương tự RCA, kiểu giắc cái theo chuẩn IEC 60603-14.
2.3.5. Giao diện hỗ trợ truy nhập có điều kiện
Trường hợp nếu có giao diện hỗ trợ truy nhập có điều kiện, thiết bị thu phải có ít nhất một giao diện Cl tuân thủ tiêu chuẩn ETSI EN 50221 hoặc giao diện Cl Plus phiên bản 1.3.
2.4. Yêu cầu kỹ thuật
2.4.1. Tần số và băng thông kênh
Thiết bị thu phải có khả năng thu được tất cả các kênh cấp cho truyền hình số mặt đất (DTT) nằm trong quy hoạch tần số VHF/UHF của Việt Nam như trong Bảng 1.
Bảng 1 – Bảng phân kênh tần số băng tần VHF/UHF của Việt Nam
Băng |
Kênh |
Dải tần số (MHz) |
Tần số trung tâm (MHz) |
Băng |
Kênh |
Dải tần số (MHz) |
Tần số trung tâm (MHz) |
III |
6 |
174 – 182 |
178 |
V |
36 |
590 – 598 |
594 |
7 |
182 – 190 |
186 |
37 |
598 – 606 |
602 |
||
8 |
190 – 198 |
194 |
38 |
606 – 614 |
610 |
||
9 |
198 – 206 |
202 |
39 |
614 – 622 |
618 |
||
10 |
206 – 214 |
210 |
40 |
622 – 630 |
626 |
||
11 |
214 – 222 |
218 |
41 |
630 – 638 |
634 |
||
12 |
222 – 230 |
226 |
42 |
638 – 646 |
642 |
||
IV |
21 |
470 – 478 |
474 |
43 |
646 – 654 |
650 |
|
22 |
478 – 486 |
482 |
44 |
654 – 662 |
658 |
||
23 |
486 – 494 |
490 |
45 |
662 – 670 |
666 |
||
24 |
494 – 502 |
498 |
46 |
670 – 678 |
674 |
||
25 |
502 – 510 |
506 |
47 |
678 – 686 |
682 |
||
26 |
510 – 518 |
514 |
48 |
686 – 694 |
690 |
||
27 |
518 – 526 |
522 |
|
|
|
|
|
28 |
526 – 534 |
530 |
|
|
|
|
|
29 |
534 – 542 |
538 |
|
|
|
|
|
30 |
542 – 550 |
546 |
|
|
|
|
|
31 |
550 – 558 |
554 |
|
|
|
|
|
32 |
558 – 566 |
562 |
|
|
|
|
|
33 |
566 – 574 |
570 |
|
|
|
|
|
34 |
574 – 582 |
578 |
|
|
|
|
|
35 |
582 – 590 |
586 |
|
|
|
|
Thiết bị thu phải có khả năng dò kênh trong dải tần số từ [-50 kHz; 50 kHz] so với tần số trung tâm của tín hiệu DVB-T2.
2.4.2. Băng thông tín hiệu
Thiết bị thu đối với DVB-T2 phải hỗ trợ cả các chế độ băng thông sóng mang tiêu chuẩn và chế độ băng thông sóng mang mở rộng. Thiết bị thu đối với DVB-T2 phải bám theo sự thay đổi tham số mạng từ chế độ băng thông sóng mang tiêu chuẩn đến chế độ băng thông sóng mang mở rộng một cách tự động, không cần bất cứ tác động nào của người dùng.
2.4.3. Các chế độ RF
Thiết bị thu phải có khả năng thu tín hiệu DVB-T2 với các tham số là một tổ hợp cho phép bất kỳ của bộ tham số trong Bảng 2.
Bảng 2 – Các chế độ RF của DVB-T2 được hỗ trợ
Tham số |
Giá trị |
Kích cỡ bộ FFT | 1k, 2k, 4k, 8k, 16k, 32k |
Điều chế | QPSK, 16 QAM, 64 QAM, 256 QAM |
Mã FEC | LDPC (mã ngoài) và BCH (mã trong), tỷ lệ mã 1/2, 3/5, 2/3, 3/4, 4/5, 5/6 |
Khoảng bảo vệ | 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4 |
Băng thông tín hiệu | 7,61 MHz (chế độ băng thông sóng mang tiêu chuẩn);
7,71 MHz (chế độ băng thông sóng mang mở rộng khi kích cỡ bộ FFT bằng 1k, 2k, 4k, 8k); 7,77 MHz (chế độ băng thông sóng mang mở rộng khi kích cỡ bộ FFT bằng 16k, 32k) |
Mẫu pilot | PP1, PP2, PP3, PP4, PP5, PP6, PP7 |
PAPR | Có hoặc không sử dụng PAPR |
Xoay chòm sao điều chế tín hiệu | Có sử dụng hoặc không sử dụng |
2.4.4. Hỗ trợ Multi PLP
Thiết bị thu phải có khả năng thu tín hiệu đầu vào Chế độ B sử dụng Multiple PLP và không sử dụng Common PLP.
2.4.5. Hỗ trợ Multi PLP và Common PLP
Thiết bị thu phải có khả năng thu tín hiệu đầu vào Chế độ B sử dụng Multiple PLP và Common PLP.
2.4.6. Hỗ trợ Normal Mode
Thiết bị thu phải hỗ trợ Normal Mode.
2.4.7. Khả năng thích ứng khi thay đổi các tham số điều chế
Thiết bị thu phải có khả năng tự động thích ứng với thay đổi của tham số điều chế của dữ liệu P1, dữ liệu L1 trước và sau báo hiệu. Thời gian để luồng tín hiệu truyền tải đầu ra đạt trạng thái không bị lỗi không lớn hơn 5 s kể từ thời điểm có sự thay đổi trong tham số của dữ liệu P1 và /hoặc dữ liệu L1 trước báo hiệu. Thời gian để luồng tín hiệu truyền tải đầu ra đạt trạng thái không bị lỗi không lớn hơn 2 s kể từ thời điểm có sự thay đổi trong tham số của dữ liệu L1 sau báo hiệu.
2.4.8. Yêu cầu C/N đối với kênh Gauss
C/N tối thiểu để thiết bị thu đáp ứng QEF không lớn hơn giá trị tương ứng xác định bằng biểu thức (Eq. 1).
2.4.9. Yêu cầu C/N đối với kênh vọng 0 dB
C/N tối thiểu để thiết bị thu đáp ứng QEF khi có nhiễu từ kênh vọng 0 dB không được lớn hơn giá trị tương ứng xác định bằng biểu thức (Eq. 1).
2.4.10. Mức tín hiệu tối thiểu đầu vào thiết bị thu trên kênh Gauss
Thiết bị thu phải có khả năng thu và giải mã đáp ứng yêu cầu QEF đối với tín hiệu đầu vào có mức không nhỏ hơn mức xác định bằng biểu thức (Eq. 2) (với băng thông tín hiệu thường) và (Eq. 3) (với băng thông tín hiệu mở rộng) trên toàn bộ dải tần số hoạt động.
2.4.11. Mức tín hiệu tối thiểu đầu vào thiết bị thu trên kênh vọng 0 dB
Thiết bị thu phải có khả năng thu và giải mã đáp ứng yêu cầu QEF đối với tín hiệu đầu vào có mức không nhỏ hơn mức xác định bằng biểu thức (Eq. 2) (với băng thông tín hiệu thường) và (Eq. 3) (với băng thông tín hiệu mở rộng) trên toàn bộ dải tần số hoạt động.
2.4.12. Hệ số tạp âm (NF) trên kênh Gauss
Thiết bị thu phải có hệ số tạp âm (NF) không lớn hơn giá trị trong Bảng A.7.
2.4.13. Mức tín hiệu đầu vào tối đa
Thiết bị thu phải có khả năng thu đáp ứng QEF khi tín hiệu đầu vào DVB-T2 lên đến -25 dBm.
2.4.14. Khả năng chống nhiễu đối với các tín hiệu tương tự trong các kênh khác
Thiết bị thu phải có khả năng thu đáp ứng QEF khi có sóng mang VSB/PAL lân cận với công suất cao hơn tối đa 33 dB hoặc khi có tín hiệu tương tự trên các kênh khác ngoài kênh lân cận với công suất cao hơn tối đa 44 dB.
Các yêu cầu trong mục này áp dụng khi thiết bị thu thu tín hiệu DVB-T2 với chế độ 32k, 256 QAM, R=4/5, Δ/Tu=1/8.
2.4.15. Khả năng chống nhiễu đối với các tín hiệu số trên các kênh khác
Trên các dải tần được hỗ trợ, thiết bị thu phải có khả năng thu đáp ứng QEF khi có tín hiệu nhiễu DVB-T2 gây ra tỷ số nhiễu trên tín hiệu (I/C) tối thiểu như trong Bảng 3.
Bảng 3 – I/C yêu cầu tối thiểu đối với việc thu QEF với tín hiệu DVB-T2 nhiễu nằm trên các kênh lân cận, kênh ảnh và các kênh khác
Băng |
Băng thông tín hiệu, [MHz] |
Băng thông kênh, [MHz] |
I/C (dB) |
||
|
|
|
Kênh lân cận |
Kênh khác |
Kênh ảnh |
VHF III |
8 |
8 |
28 |
38 |
– |
UHF IV |
8 |
8 |
28 |
38 |
28 |
UHF V |
8 |
8 |
28 |
38 |
28 |
Yêu cầu trên áp dụng đối với tín hiệu DVB-T2 ở tất cả các chế độ RF có thể có như trong 2.4.3.
2.4.16. Khả năng chống nhiễu đồng kênh từ các tín hiệu TV tương tự
Thiết bị thu phải có khả năng thu đáp ứng QEF với mức C/I tối đa quy định trong Bảng 4 khi tín hiệu 8 MHz DVB-T2 bị gây nhiễu bởi tín hiệu PAL D/K đồng kênh bao gồm video, âm thanh FM.
Bảng 4 – Tín hiệu trên nhiễu C/I để thu đáp ứng QEF khi tín hiệu DVB-T2 bị nhiễu bởi sóng mang TV tương tự
Giản đồ tín hiệu |
256 QAM |
||
Tỷ lệ mã |
3/5 |
2/3 |
3/4 |
C/I |
3 dB |
5 dB |
7 dB |
2.4.17. Khả năng chống nhiễu đối với tín hiệu LTE 700 MHz trên các kênh khác
Trên các dải tần được hỗ trợ, thiết bị thu phải có khả năng thu đáp ứng QEF khi có tín hiệu nhiễu 4G LTE 700 MHz gây ra tỷ số nhiễu trên tín hiệu (I/C) tối thiểu như trong Bảng 5 trong khi duy trì thu QEF.
Công suất tín hiệu nhiễu LTE, cả BS và UE thay đổi theo tải lưu lượng và loại lưu lượng. Công suất của tín hiệu LTE được định nghĩa là công suất trong phần hoạt động của tín hiệu LTE thay đổi theo thời gian, được gọi là mức công suất được cấp phép (I).
Các giá trị I/C phải đáp ứng cho tín hiệu LTE với tải lưu lượng từ 0% đến 100% (BS) và cho tải lưu lượng từ tốc độ bit thấp đến tốc độ bit cao (UE). Tải lưu lượng thấp có thể là yêu cầu khắt khe nhất. Yêu cầu I/C tối thiểu phải được đáp ứng để gây nhiễu mức tín hiệu mức công suất được cấp phép trong khoảng -25 dBm trong trường hợp tín hiệu UE và -15 dBm trong trường hợp tín hiệu BS được xác định là công suất được cấp phép của tín hiệu nhiễu, ở đầu vào của máy thu.
Các yêu cầu của mục này áp dụng với các chế độ {32KE, 256 QAM R, PP4, R=2/3, ΔTu = 1/16, 8 MHz} và {32KE, 256 QAM R, PP4, R=3/5, Δ/Tu = 19/256, 8 MHz}.
Bảng 5 – Bảng I/C yêu cầu tối thiểu đối với việc thu QEF với tín hiệu LTE 700 MHz nhiễu trên kênh lân cận và kênh khác. Giá trị I/C được định nghĩa cho tín hiệu LTE có băng thông là 9,015 Mhz trên hệ thống LTE 10 MHz
Băng |
Kênh |
Băng thông tín hiệu và băng thông kênh [MHz] |
I/C tối thiểu [dB] cho máy thu (Triển khai sau 1/1/2019) |
||
10 MHz Uplink, (FDD1&2) |
10 MHz Uplink (FDD3&4, FDD5&6) |
10 MHz Downlink (FDD1&2, FDD3&4, FDD5&6, SDL1&2, SDL3&4) |
|||
UHFIV | 21-37 |
8 |
48 |
48 |
48 |
UHF V | 38-47 |
8 |
44 |
45 |
48 |
UHF V | 48 |
8 |
42 |
45 |
47 |
2.4.18. Yêu cầu C/(N+I) khi có nhiễu trong khoảng bảo vệ trong mạng SFN
Đối với các chế độ DVB-T2 như trong Bảng 2, khi có nhiễu vọng với độ trễ nằm trong khoảng từ 1,95 µs đến 0,95 lần độ dài khoảng bảo vệ (Guard Interval – GI), thiết bị thu phải có khả năng thu đáp ứng yêu cầu QEF với mức C/N tối thiểu không lớn hơn mức quy định đối với profile 2 xác định bằng biểu thức (Eq. 1).
Với cường độ vọng xác định, khi độ trễ của nhiễu vọng thay đổi trong khoảng từ 1,95 µs đến 0,95 lần độ dài khoảng bảo vệ (Guard Interval – GI), giá trị C/N tối thiểu để thiết bị thu đáp ứng QEF chỉ được thay đổi không vượt quá 1 dB so với giá trị median.
2.4.19. Yêu cầu C/(N+I) khi có nhiều ngoài khoảng bảo vệ trong mạng SFN
Khi có tín hiệu vọng ngoài khoảng bảo vệ GI và có các mức suy hao so với tín hiệu DVB-T2 quy định trong Bảng 6, thiết bị thu phải có khả năng thu tín hiệu DVB-T2 8 MHz đáp ứng QEF.
Bảng 6 – Tín hiệu vọng ngoài khoảng bảo vệ của tín hiệu DVB-T2 8 MHz
|
Suy hao tín hiệu vọng so với mức chuẩn, dB |
|||||||||
Độ trễ (µs) |
-260 |
-230 |
-200 |
-150 |
-120 |
120 |
150 |
200 |
230 |
260 |
32K, 256 QAM, PP4, R=3/5, Δ/Tu=1/16, |
4 |
2 |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
2 |
4 |
32K, 256 QAM, PP4, R=2/3, Δ/Tu=1/16, |
6 |
3 |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
3 |
6 |
32K, 256 QAM, PP4, R=3/4, Δ/Tu=1/16 |
8 |
4 |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
4 |
8 |
32K, 256 QAM, PP4, R=3/5, Δ/Tu=1/32 |
10 |
9 |
7 |
4 |
2 |
2 |
4 |
7 |
9 |
10 |
32K, 256 QAM, PP4, R=2/3, Δ/Tu=1/32 |
12 |
11 |
10 |
6 |
3 |
3 |
6 |
10 |
11 |
12 |
32K, 256 QAM, PP4, R=3/4, Δ/Tu=1/32 |
14 |
13 |
12 |
8 |
4 |
4 |
8 |
12 |
13 |
14 |
2.4.20. Bộ giải ghép MPEG
2.4.20.1. Tốc độ luồng dữ liệu tối đa
Bộ giải ghép MPEG của thiết bị thu phải đáp ứng yêu cầu lớp truyền tải MPEG-2 quy định tại ISO/IEC 13818-1, phù hợp với chuẩn ETSI TS 101 154 và phải có khả năng giải mã dữ liệu chuẩn ISO/IEC 13818-1 với tốc độ dữ liệu 50,34 Mbit/s đối với DVB-T2.
2.4.20.2. Hỗ trợ tốc độ bit thay đổi (ghép kênh thống kê)
Bộ giải ghép MPEG của thiết bị thu phải hỗ trợ tốc độ bit thay đổi trong dòng truyền tải tốc độ bit không đổi.
2.4.21. Bộ giải mã video
2.4.21.1. Đồng bộ video – audio
Thiết bị thu phải đảm bảo giải mã được tín hiệu DVB-T2 sao cho audio không được đi trước 20 ms và không đi sau 20 ms so với video.
2.4.21.2. Giải mã video MPEG – tốc độ bit tối thiểu
Thiết bị thu phải có khả năng giải mã tín hiệu video có độ phân giải 720×576 pixel và tốc độ bit 600 kbps.
2.4.21.3. Giải mã MPEG-2 SD
a) Yêu cầu chung
– Thiết bị thu phải có khả năng giải mã tín hiệu video 25 Hz MPEG-2 SDTV “MPEG-2 Main Profile at Main Lever theo chuẩn ISO/IEC 13818-2 và phù hợp với yêu cầu trong ETSI TS 101 154;
– Thiết bị thu phải có khả năng giải mã video có độ phân giải 720×576, 544×576, 480×576 và 352×576;
b) Khuôn dạng hình ảnh
Thiết bị thu phải có khả năng giải mã tín hiệu video 25 Hz MPEG-2 SDTV có tỷ lệ khuôn dạng 4:3 và 16:9;
Thiết bị thu phải hỗ trợ người dùng lựa chọn chế độ chuyển đổi khuôn dạng hiển thị trên màn hình như sau:
– Hiển thị đầy đủ khuôn hình tín hiệu video 16:9 trên màn hình 4:3 ở chế độ letterbox (hiển thị co hẹp độ cao, giữ nguyên độ rộng màn hình);
– Hiển thị nguyên dạng chiều cao và khuôn hình tín hiệu video 16:9 trên màn hình 4:3 (cắt bớt phần chiều rộng của hình ảnh);
– Hiển thị đầy đủ khuôn hình tín hiệu video 4:3 trên màn hình 16:9 ở chế độ pillarbox (hiển thị co hẹp độ rộng, giữ nguyên độ cao màn hình).
2.4.21.4. Giải mã MPEG 4 SD
a) Yêu cầu chung
Thiết bị thu phải có khả năng giải mã tín hiệu video 25 Hz MPEG-4 SDTV “H.264/AVC Main Profile at Level 3” theo chuẩn ISO IEC 14496-10 và phù hợp với yêu cầu trong ETSI TS 101 154 (điều 5.5 và 5.6, quy định đối với SDTV 25 Hz);
Thiết bị thu phải có khả năng giải mã video có độ phân giải 720×576, 544×576, 480×576 và 352×576;
b) Khuôn dạng hình ảnh
Thiết bị thu phải có khả năng giải mã tín hiệu video 25 Hz MPEG-4 SDTV “H.264/AVC Main Profile at Level 3” có tỷ lệ khuôn dạng 4:3 và 16:9
Thiết bị thu phải hỗ trợ người dùng lựa chọn chế độ chuyển đổi khuôn dạng hiển thị trên màn hình như sau:
– Hiển thị đầy đủ khuôn hình tín hiệu video 16:9 trên màn hình 4:3 ở chế độ letterbox (hiển thị co hẹp độ cao, giữ nguyên độ rộng màn hình);
– Hiển thị nguyên dạng chiều cao và khuôn hình tín hiệu video 16:9 trên màn hình 4:3 (cắt bớt phần chiều rộng của hình ảnh);
– Hiển thị đầy đủ khuôn hình tín hiệu video 4:3 trên màn hình 16:9 ở chế độ pillarbox (hiển thị co hẹp độ rộng, giữ nguyên độ cao màn hình).
2.4.21.5. Giải mã MPEG-4 HD
Thiết bị thu phải có khả năng giải mã tín hiệu “H.264/AVC High Profile at Level 4” theo chuẩn ISO/IEC 14496-10 và phù hợp với yêu cầu trong tiêu chuẩn ETSI TS 101 154 (điều 5.7 – H.264/AVC HDTV).
Thiết bị thu phải hỗ trợ độ phân giải 1920×1080i và 1280x720p.
2.4.21.6. Chuyển đổi tín hiệu HD sang đầu ra SD
STB hỗ trợ HDTV phải có khả năng chuyển đổi để xuất tín hiệu HD thu được thành tín hiệu SD có độ phân giải 720×576 qua giao diện ngoài (YPbPr hoặc giao diện khác). Tín hiệu SD được chuyển đổi phải có khả năng hiển thị dạng “letterbox” 16:9 (hiển thị co hẹp độ cao, giữ nguyên độ rộng màn hình) trên màn hình 4:3.
2.4.22. Bộ giải mã audio
2.4.22.1. Giải mã MPEG-1 Layer II
Thiết bị thu phải có bộ giải mã âm thanh stereo có khả năng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về giải mã dựa trên chuẩn MPEG 1 Layer II (“Musicaim”, tiêu chuẩn ISO/IEC 11172-3) và tuân thủ hướng dẫn triển khai DVB sử dụng trong hệ thống MPEG-2, hình ảnh và âm thanh trong các ứng dụng quảng bá vệ tinh, cáp và mặt đất theo tiêu chuẩn ETSI TS 101 154.
2.4.22.2. Giải mã MPEG-4 HE-AAC
Thiết bị thu phải có bộ giải mã HE-AAC đáp ứng các yêu cầu sau:
– Có khả năng giải mã HE-AAC Level 2 (mono, stereo) ở tần số lấy mẫu 48 kHz tuân theo chuẩn ETSI TS 101 154, Phụ lục H.
– Có khả năng giải mã HE-AAC Level 4 (đa kênh, lên tới 5.1) ở tần số lấy mẫu 48 kHz tuân theo chuẩn ETSI TS 101 154, Phụ lục H.
2.4.22.3. Hỗ trợ HE-AAC trên giao diện đầu ra HDMI
Nếu có cổng HDMI, thiết bị thu phải có khả năng cung cấp các định dạng âm thanh sau qua cổng HDMI:
– Âm thanh HE-AAC nguyên gốc:
– PCM stereo từ luồng bit âm thanh được giải mã hoặc downmix;
– PCM đa kênh từ luồng bit âm thanh được giải mã.
2.4.22.4. Hỗ trợ HE-AAC trên giao diện đầu ra audio tương tự
Nếu có cổng audio tương tự (RCA), thiết bị thu phải có khả năng giải mã và downmix âm thanh được mã hóa HE-AAC để đưa ra cổng audio tương tự (RCA).
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO
3.1. Yêu cầu tính năng
3.1.1. Hiển thị chỉ thị chất lượng tín hiệu và chỉ thị cường độ tín hiệu
3.1.1.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS B
3.1.1.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị môi trường đo và thiết lập cấu hình thiết bị đo.
2. Thiết lập thông số đo kiểm FFT Size: 32K EXT, Guard Interval: 1/128, Pilot pattern. PP7.
3. Cấu hình để mức tín hiệu đầu vào máy thu là -50 dBm.
4. Đặt bộ Up Converter về kênh 35 (tần số 586 MHz).
5. Phát luồng truyền tải.
6. Thực hiện dò kênh.
7 Sau khi dò sẽ được 1 kênh.
8. Kiểm tra trên thiết bị thu có hiển thị về cường độ tín hiệu (Signal Strength) và chất lượng tín hiệu (Signal Quality).
9. Thay đổi mức tín hiệu trong khoảng từ -60 dBm đến -99 dBm. Quan sát mức cường độ tín hiệu và chất lượng tín hiệu.
3.1.1.3. Đánh giá kết quả đo
Kết quả đo được đánh giá là phù hợp khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
1. Thiết bị thu hiển thị thông tin về cường độ tín hiệu và chất lượng tín hiệu.
2. Mức cường độ tín hiệu và chất lượng tín hiệu thay đổi tương ứng theo mức tín hiệu đầu vào thực tế.
3.1.2. Thông tin dịch vụ
3.1.2.1. Xử lý các bảng báo hiệu PSI/SI
3.1.2.1.1. Cấu hình đo kiểm
TS được sử dụng: TS H, TS I
3.1.2.1.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị môi trường đo và thiết lập cấu hình thiết bị đo.
2. Thiết lập thông số đo kiểm FFT Size: 32K EXT, Guard Interval: 1/128, Pilot pattern: PP7
3. Thiết lập mức tín hiệu đầu vào máy thu là -60 dBm.
4. Đặt bộ Up Converter về kênh 35 (tần số 586 MHz).
5. Phát luồng truyền tải để kiểm tra.
6. Thực hiện dò kênh.
7. Kiểm tra kết quả sau khi dò kênh.
8. Thực hiện đối với các luồng truyền tải còn lại.
3.1.2.1.3. Đánh giá kết quả đo
Kết quả đo được đánh giá là phù hợp khi thỏa mãn đồng thời các yêu cầu của 2.2.2.1.
3.1.2.2. Đồng hồ thời gian thực
3.1.2.2.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS B
3.1.2.2.2. Thủ tục đo
Các bước thực hiện:
1. Chuẩn bị môi trường đo và thiết lập cấu hình thiết bị đo.
2. Thiết lập thông số đo kiểm FFT Size: 32K EXT, Guard Interval: 1/128, Pilot pattern: PP7.
3. Thiết lập mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu là -60 dBm.
4. Đặt bộ Up Converter về kênh 35 (tần số 586 MHz).
5. Xác định thời gian và ngày được hiển thị bên trong giao diện người sử dụng.
6. Bật chế độ thông tin của TDT được hiển thị trong luồng truyền tải.
7. Phát luồng truyền tải.
8. Thực hiện dò kênh.
9. Kiểm tra thông tin về thời gian được hiển thị trên các kênh.
10. Bật chế độ thông tin của TDT không được hiển thị trong luồng truyền tải.
11. Phát luồng truyền tải.
12. Thực hiện dò kênh.
13. Kiểm tra thông tin về thời gian được hiển thị trên các kênh.
3.1.2.2.3. Đánh giá kết quả đo
Kết quả đo được đánh giá là phù hợp khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
1. Đối với chế độ thông tin của TDT được hiển thị trong luồng truyền tải: Thiết bị thu hiển thị thời gian là thời gian thực tế.
2. Đối với chế độ thông tin của TDT không được hiển thị trong luồng truyền tải: Thiết bị thu hiển thị thời gian của luồng truyền tải.
3.1.2.3. Các tính năng của EPG cho bảng EIT thực và các bảng EIT khác
3.1.2.3.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS I
3.1.2.3.2. Thủ tục đo
Các bước thực hiện:
1. Chuẩn bị môi trường đo và thiết lập cấu hình thiết bị đo.
2. Thiết lập thông số đo kiểm FFT Size: 32K EXT, Guard Interval: 1/128, Pilot pattern: PP7.
3. Thiết lập mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu là -60 dBm.
4. Đặt bộ Up Converter về kênh 35 (tần số 586 MHz).
5. Thiết lập thông số đo kiểm.
6. Bật chế độ thông tin của TDT không được hiển thị trong luồng truyền tải.
7. Phát luồng truyền tải.
8. Thực hiện dò kênh.
9. Kiểm tra thông tin chương trình.
3.1.2.3.3. Đánh giá kết quả đo
Kết quả đo được đánh giá là phù hợp khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
1. Thiết bị thu thu được đúng số kênh, đúng tên kênh.
2. Với mỗi kênh, thiết bị thu hiển thị được thông tin về chương trình hiện tại, chương trình kế tiếp và bảng thông tin chương trình cho 7 ngày tiếp theo. Thông tin về chương trình bao gồm tên chương trình, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc chương trình, bản tin ngắn (nếu có).
3.1.3. Bộ quản lý chương trình
3.1.3.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS I
3.1.3.2. Thủ tục đo
Các bước thực hiện:
1. Chuẩn bị môi trường đo và thiết lập cấu hình thiết bị đo.
2. Thiết lập thông số đo kiểm FFT Size: 32K EXT, Guard Interval: 1/128, Pilot pattern: PP7.
3. Thiết lập mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu là -60 dBm.
4. Đặt bộ Up Converter về kênh 35 (tần số 586 MHz).
5. Phát luồng truyền tải.
6. Thực hiện dò kênh.
7. Kiểm tra chức năng quản lý sự kiện EPG.
8. Kiểm tra thông tin kênh chương trình.
3.1.3.3. Đánh giá kết quả đo
Kết quả đo được đánh giá là phù hợp khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
1. Thiết bị thu và hiển thị được kênh trong bảng danh sách kênh, thực hiện được chức năng quản lý danh sách kênh như dò kênh, xóa kênh, di chuyển kênh.
2. Thiết bị thu hiển thị được thời gian hiện tại, thời gian bắt đầu/kết thúc chương trình, thứ tự kênh, tên sự kiện/tên chương trình, các bản tin ngắn (nếu có).
3. Thiết bị thu hiển thị được thông tin về sự kiện EPG trong các kênh thu được. Sự kiện phải hiển thị được bằng ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Kí tự tiếng Việt tuân theo bảng mã UTF-8 trong TCVN 5712:1999.
3.1.4. Phụ đề
3.1.4.1. Cấu hình đo
3.1.4.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị môi trường đo và cài đặt máy đo.
2. Thiết lập thông số đo kiểm FFT Size: 32K EXT, Guard Interval: 1/128, Pilot pattern: PP7.
3. Cấu hình để mức tín hiệu đầu vào máy thu là -50 dBm.
4. Đặt bộ Up Converter về kênh 35 (tần số 586 MHz).
5. Phát luồng truyền tải.
6. Thực hiện dò kênh.
7. Lựa chọn kênh âm thanh ngôn ngữ tiếng Việt, chuyển cài đặt tùy chọn ngôn ngữ phụ đề là tiếng Việt. Kiểm tra tên kênh âm thanh và khả năng hiển thị phụ đề tiếng Việt.
8. Chuyển cài đặt tùy chọn ngôn ngữ phụ đề sang chế độ chế độ tự động nhận phụ đề. Kiểm tra tên kênh âm thanh và khả năng hiển thị phụ đề tiếng Việt.
9. Lựa chọn kênh âm thanh ngôn ngữ tiếng Anh, chuyển cài đặt tùy chọn ngôn ngữ phụ đề là tiếng Anh. Kiểm tra tên kênh âm thanh và khả năng hiển thị phụ đề tiếng Anh.
10. Chuyển cài đặt tùy chọn ngôn ngữ phụ đề sang chế độ chế độ tự động nhận phụ đề. Kiểm tra tên kênh âm thanh và khả năng hiển thị phụ đề tiếng Anh.
11. Lựa chọn kênh âm thanh ngôn ngữ gốc, chuyển cài đặt tùy chọn ngôn ngữ sang chế độ ngôn ngữ phụ đề ưu tiên 1 là tiếng Anh, ưu tiên 2 là tiếng Việt (hoặc ngược lại). Kiểm tra tên kênh âm thanh và khả năng hiển thị phụ đề.
12. Tắt cài đặt tùy chọn ngôn ngữ ưu tiên. Kiểm tra tên kênh âm thanh và khả năng hiển thị phụ đề theo ngôn ngữ gốc.
3.1.4.3. Đánh giá kết quả đo
Kết quả đo được đánh giá là phù hợp khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
1. Thiết bị thu thu được 1 kênh chương trình, bao gồm có kênh âm thanh ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Việt và kênh âm thanh ngôn ngữ gốc.
2. Kết quả bước 7: Đúng tên kênh, phụ đề hiển thị đúng theo ngôn ngữ tiếng Việt.
3. Kết quả bước 8: Đúng tên kênh, phụ đề hiển thị đúng ngôn ngữ tiếng Việt.
4. Kết quả bước 9: Đúng tên kênh, phụ đề hiển thị đúng ngôn ngữ tiếng Anh.
5. Kết quả bước 10: Đúng tên kênh, phụ đề hiển thị đúng ngôn ngữ tiếng Anh.
6. Kết quả bước 11: Đúng tên kênh, phụ đề hiển thị theo ngôn ngữ ưu tiên.
7. Kết quả bước 12: Đúng tên kênh, phụ đề hiển thị theo ngôn ngữ thứ nhất có sẵn trong danh sách.
3.1.5. Đánh số kênh logic
3.1.5.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS Q
3.1.5.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị môi trường đo và cái đặt máy đo.
2. Thiết lập thông số đo kiểm FFT Size: 32K EXT, Guard Interval: 1/128, Pilot pattern: PP7.
3. Cấu hình để mức tín hiệu đầu vào máy thu là -50 dBm.
4. Đặt bộ Up Converter về kênh 35 (tần số 586 MHz).
5. Phát luồng truyền tải.
6. Thực hiện dò kênh.
7. Kiểm tra nội dung đánh số, sắp xếp, tìm kiếm kênh được cập nhật trong bảng danh sách kênh.
3.1.5.3. Đánh giá kết quả đo:
Kết quả đo được đánh giá là phù hợp khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
1. Đối với kênh đầy đủ thông tin về LCN: Thiết bị đánh số, sắp xếp kênh đúng thứ tự kênh trong bảng danh sách kênh.
2. Trường hợp có một số kênh không mang thông tin về LCN: Kênh không mang thông tin về LCN sẽ được chuyển về nằm trong dải kênh dự phòng từ 800 đến 999, các kênh còn lại vẫn giữ nguyên số thứ tự kênh trong bảng danh sách kênh.
3. Trường hợp có 2 kênh trùng số kênh LCN: 1 kênh chuyển về nằm trong dải kênh dự phòng từ 800 đến 999, kênh còn lại vẫn giữ nguyên số thứ tự kênh trong bảng danh sách kênh.
3.2. Yêu cầu kỹ thuật
3.2.1. Tần số
3.2.1.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS P.
3.2.1.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Sử dụng chế độ DVB-T2 tương ứng với: 32k mở rộng, 256 QAM xoay, GI 1/16, PP4, R2/3, TR-PAPR.
3. Sử dụng mức đầu vào là -50 dBm.
4. Bắt đầu với tần số 178 MHz (Kênh 6).
5. Sử dụng QMP1 để đánh giá tại tần số trung tâm và các tần số với độ lệch tần -50 kHz, 50 kHz từ tần số trung tâm kênh. Trước khi thay đổi tần số và độ lệch tần số, cần ngắt kết nối tín hiệu khởi đầu vào thiết bị thu.
6. Lặp lại bài đo từ bước 4 đến 5 đối với khoảng tần số kênh nhỏ nhất và lớn nhất của DTT.
3.2.2. Băng thông tín hiệu
3.2.2.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS P.
3.2.2.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Dùng tần số phát UHF IV/V 586 MHz và mức đầu vào thiết bị thu là -50 dBm. Chọn chế độ DVB-T2 tương ứng:
– Chế độ Single PLP;
– UHF: 32k tiêu chuẩn/mở rộng, 256 QAM xoay, GI1/16, PP4, R2/3, TR-PAPR; 32k, 256 QAM, 011/128, PP7, R5/6.
3. Kết nối thiết bị thu và thực hiện tìm kiếm kênh tự động hoặc nhân công. Việc tìm kiếm được thực hiện với băng thông tín hiệu khởi tạo có giá trị ngẫu nhiên, không được xác định trước.
4. Sử dụng QMP1.
3.2.3. Các chế độ RF
3.2.3.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS P.
3.2.3.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Sử dụng tần số kênh 586 MHz và mức đầu vào -50 dBm.
3. Đo tất cả các tổ hợp tham số DVB-T2 liệt kê trong các bảng dưới đây, sử dụng QMP1.
Bảng 7 – Đo các chế độ DVB-T2 – Các kích cỡ FFT
Điều chế, GI, PP, tỷ lệ mã (R), PAPR, kích cỡ khung (Lf) | Kích cỡ bộ FFT |
64 QAM xoay, GI1/8, PP2, R2/3, TR-PAPR, Lf=90 | 1k |
64 QAM xoay, GI1/8, PP2, R2/3, TR-PAPR, Lf=90 | 2k |
64 QAM xoay, GI1/8, PP2, R2/3, TR-PAPR, Lf= 90 | 4k |
64 QAM xoay, GI1/8, PP2, R2/3, TR-PAPR, Lf= 90 | 8k |
64 QAM xoay, GI1/8, PP2, R2/3, TR-PAPR, Lf= 90 | 8k ext |
256 QAM xoay, GI1/8, PP2, R2/3, TR-PAPR, Lf= 90 | 16k |
256 QAM xoay, GI1/8, PP2, R2/3, TR-PAPR, Lf= 90 | 16k ext |
256 QAM xoay, GI1/8, PP2, R3/4, TR-PAPR, Lf= 60 | 32k |
256 QAM xoay, GI1/8, PP2, R3/4, TR-PAPR, Lf= 60 | 32k, ext |
Bảng 8 – Đo các chế độ DVB-T2 – giản đồ tín hiệu (xoay/không xoay)
Điều chế, GI, PP, tỷ lệ mã (R), PAPR, kích cỡ khung (Lf) | Giản đồ tín hiệu (xoay hoặc không xoay) |
32k, 256 QAM, GI1/16, PP4, R2/3, TR-PAPR, Lf=62 | Xoay |
Không xoay |
Bảng 9 – Đo các chế độ DVB-T2 – Mẫu pilot
Điều chế, GI, tỷ lệ mã (R), PAPR, kích cỡ khung (Lf) | Mẫu pilot |
16k, 256 QAM xoay, GI1/4, R2/3, TR-PAPR, Lf= 90 | PP1 |
32k, 256 QAM xoay, GI1/8, R3/4, TR-PAPR, Lf= 60 | PP2 |
16k, 256 QAM xoay, GI1/8, R2/3, TR-PAPR, Lf= 90 | PP3 |
32k, 256 QAM xoay, GI1/16, R2/3, TR-PAPR, Lf= 62 | PP4 |
16k, 256 QAM xoay, G1/16, R2/3, TR-PAPR, Lf= 90 | PP5 |
32k, 256 QAM xoay, GI1/32, R3/5, TR-PAPR, Lf= 62 | PP6 |
32k, 256 QAM xoay, GI1/128, R2/3, TR-PAPR, Lf= 60 | PP7 |
32k, 256 QAM xoay, GI1/16, R3/4, TR-PAPR, Lf= 62 | PP8 |
Bảng 10 – Đo các chế độ DVB-T2 – Khoảng bảo vệ
PAPR, xoay giản |
TR-PAPR, giản đồ tín hiệu xoay |
|||||||
Kích cỡ bộ FFT | 32K, | 32K, | 32K, | 32K, | 32K, | 32K, | 8K, | |
Mẫu pilot | PP7, | PP4, | PP2, | PP2, | PP2, | PP2, | PP1 | |
PAPR, xoay giản |
TR-PAPR, giản đồ tín hiệu xoay |
|||||||
Kích cỡ khung | Lf = 60 | Lf = 60 | Lf = 60 | Lf = 60 | Lf = 60 | Lf = 60 | Lf = 60 | |
Điều chế | FEC | 1/128 | 1/32 | 1/16 | 19/256 | 1/8 | 19/128 | 1/4 |
QPSK | 1/2 | |||||||
QPSK | 3/5 | |||||||
QPSK | 2/3 | |||||||
QPSK | 3/4 | |||||||
QPSK | 4/5 | |||||||
QPSK | 5/6 | |||||||
16 QAM | 1/2 | |||||||
16 QAM | 3/5 | |||||||
16 QAM | 2/3 | |||||||
16 QAM | 3/4 | |||||||
16 QAM | 4/5 | |||||||
16 QAM | 5/6 | |||||||
64 QAM | 1/2 | |||||||
64 QAM | 3/5 | |||||||
64 QAM | 2/3 | |||||||
64 QAM | 3/4 | |||||||
64 QAM | 4/5 | |||||||
64 QAM | 5/6 | |||||||
256 QAM | 1/2 | |||||||
256 QAM | 3/5 | |||||||
256 QAM | 2/3 | |||||||
256 QAM | 3/4 | |||||||
256 QAM | 4/5 | |||||||
256 QAM | 5/6 |
Bảng 11 – Đo các chế độ DVB-T2 – Giảm PAPR
Kích cỡ FFT, điều chế, khoảng bảo vệ, mẫu pilot, tỷ lệ mã FEC | Phương thức giảm PAPR |
32k (băng thông tiêu chuẩn), 256 QAM không xoay, GI1/8, PP2, R3/4 | TR-PAPR |
Không sử dụng |
3.2.4. Hỗ trợ Multi PLP
3.2.4.1. Cấu hình đo
Bài đo sử dụng các thiết lập tham số Chế độ B (Multiple PLP) được định nghĩa trong Bảng A.4.
3.2.4.2. Thủ tục đo
1. Cấu hình hệ thống.
2. Thực hiện tìm kiếm kênh tự động trong thiết bị thu.
3. Kiểm tra khả năng giải mã dịch vụ trong các TS của thiết bị thu.
3.2.5. Hỗ trợ Multi PLP và Common PLP
3.2.5.1. Cấu hình đo
Bài đo dùng các thiết lập tham số Chế độ B (Multiple PLP) định nghĩa trong Bảng A.4.
PLP0 tương ứng với Common PLP và mang thông tin thiết bị có khả năng hỗ trợ. Trong bài đo này, thông tin được sử dụng là EIT và bài đo được thực hiện để xác nhận thiết bị thu có khả năng giải mã nội dung thông tin được sử dụng.
PLP0 mang thông tin PSI/SI, TS1 được phát ở chế độ PLP1, TS2 được phát ở chế độ PLP2.
Thiết bị thu cần có khả năng giải mã được dịch vụ và thông tin EIT của hai TS được sử dụng.
3.2.5.2. Thủ tục đo
1. Cấu hình hệ thống.
2. Thực hiện tìm kênh tự động trong thiết bị thu.
3. Kiểm tra khả năng giải mã dịch vụ trong các TS của thiết bị thu.
3.2.6. Hỗ trợ Normal Mode
3.2.6.1. Cấu hình đo
Bài đo sử dụng các thiết lập tham số Chế độ A (Single PLP) định nghĩa trong Bảng 12.
Bảng 12 – Các tham số đối với đầu vào Chế độ A (Single PLP)
Tham số | Giá trị |
Kích cỡ FFT | 32k |
Chế độ băng thông sóng mang tín hiệu | Mở rộng |
Điều chế | 256 QAM |
Khoảng bảo vệ | 1/16 |
Mẫu pilot | PP4 |
PAPR | TR-PAPR |
Lf | 62 |
Tỷ lệ mã FEC | 2/3 |
3.2.6.2. Thủ tục đo
1. Cấu hình hệ thống.
2. Thực hiện tìm kiếm kênh tự động trong thiết bị thu.
3. Kiểm tra khả năng giải mã dịch vụ trong các TS của thiết bị thu theo QMP1.
3.2.7. Khả năng thích ứng với sự thay đổi trong các tham số điều chế
3.2.7.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS P.
3.2.7.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Sử dụng kênh tần số 586 MHz.
3. Sử dụng chế độ DVB-T2: FFT size mở rộng 32k, 256 QAM xoay, GI 1/16, R 2/3 và băng thông tín hiệu 8 MHz.
4. Thay đổi các tham số phát trong các trường P1 signaling theo: FFT size: 32K, 16K, 8K, 4K, 2K và 1K.
5. Thay đổi các tham số phát trong các trường L1 pre-signaling như sau:
– Chế độ băng thông sóng mang mở rộng: có/không;
– PAPR: không sử dụng, TR;
– Khoảng bảo vệ: G1/32, G1/16, G1/8, G1/4, G1/128, G19/128, G19/256;
– Mẫu pilot: PP2, PP4, PP6, PP7;
– Số ký hiệu dữ liệu trong khung: 60, 62;
6. Thay đổi các tham số phát trong các trường L1 post-signaling như sau:
– Tỷ lệ mã: R 3/5, R 2/3, R 3/4;
– Điều chế: 256 QAM;
7. Kiểm tra khả năng thích ứng với các thiết lập tham số mới trong khoảng thời gian quy định của thiết bị thu.
3.2.8. Yêu cầu C/N đối với kênh Gauss
3.2.8.1. Cấu hình đo
Sử dụng Chế độ A (Single PLP) và thiết lập tham số với yêu cầu sau:
Mẫu pilot |
PP7 (8 MHz BW) |
Giản đồ tín hiệu sau L1 |
Giản đồ tín hiệu sau L1 phải có tính bền vững (khả năng chống nhiễu) tốt hơn giản đồ tín hiệu điều chế PLP |
3.2.8.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Dùng chế độ DVB-T2 theo: 32k mở rộng, 256 QAM xoay, R2/3, GI1/128.
3. Đặt Up Converter về kênh 21 (tần số 474 MHz).
4. Đo mức đầu vào đưa đến bộ suy hao.
5. Xác định sự suy giảm của suy hao và các dây cáp.
6. Cấu hình để mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu bằng -50 dBm.
7. Sử dụng giá trị C/N đối với chế độ DVB-T2 xác định bằng biểu thức (Eq. 1).
8. Thực hiện tìm kiếm kênh.
9. Tăng C/N từ giá trị thấp lên giá trị cao cho đến khi hoàn thành QMP2.
10. Điền giá trị dB đo được vào báo cáo đo.
11. Lặp lại bài đo đối với các tần số, các băng thông tín hiệu và các chế độ DVB-T2 còn lại ở báo cáo đo.
Bảng 13 – Các tần số và các băng thông tín hiệu DVB-T2 sử dụng để đo
FFT Băng thông tín hiệu |
32k tiêu chuẩn 8 MHz |
32k mở rộng 8 MHz |
|||||
Tần số trung tâm [MHz] |
178,0 |
226,0 |
474,0 |
522,0 |
570,0 |
618,0 |
666,0 |
QPSK R1/2 G1/128 |
|
|
|
|
|
|
|
QPSK R3/5 G1/128 |
|
|
|
|
|
|
|
QPSK R2/3 G1/128 |
|
|
|
|
|
|
|
QPSK R3/4 G1/128 |
|
|
|
|
|
|
|
QPSK R4/5 G1/128 | |||||||
QPSK R5/6 G1/128 | |||||||
16 QAM R1/2 G1/128 | |||||||
16 QAM R3/5 G1/128 | |||||||
16 QAM R2/3 G1/128 | |||||||
16 QAM R3/4 G1/128 | |||||||
16 QAM R4/5 G1/128 | |||||||
16 QAM R5/6 G1/128 | |||||||
64 QAM R1/2 G1/128 | |||||||
64 QAM R3/5 G1/128 | |||||||
64 QAM R2/3 G1/128 | |||||||
64 QAM R3/4 G1/128 | |||||||
64 QAM R4/5 G1/128 | |||||||
64 QAM R5/6 G1/128 | |||||||
256 QAM R1/2 G1/128 | |||||||
256 QAM R3/5 G1/128 | |||||||
256 QAM R2/3 G1/128 | |||||||
256 QAM R3/4 G1/128 | |||||||
256 QAM R4/5 G1/128 | |||||||
256 QAM R5/6 G1/128 |
CHÚ THÍCH: Phần bôi đen là các chế độ không cần đo.
3.2.9. Yêu cầu C/N đối với kênh vọng 0 dB
3.2.9.1. Cấu hình đo
Trung tâm kênh 0 độ phải được dùng trong bộ mô phỏng (tín hiệu vọng 0 dB). Sử dụng các thiết lập tham số Chế độ A (Single PLP) định nghĩa ở Bảng 14.
Bảng 14 – Các tham số chế độ DVB-T2 dùng trong các bài đo
|
Tham số |
|
|
|
|
|
FFT |
32k |
32k |
32k |
32k |
32k |
|
Băng thông |
8 MHz |
8 MHz |
8 MHz |
8 MHz |
8 MHz |
|
Chế độ băng thông sóng mang |
Mở rộng |
Mở rộng |
Mở rộng |
Mở rộng |
Mở rộng |
|
Khoảng bảo vệ |
1/8 |
19/256 |
1/16 |
1/32 |
1/128 |
|
Mẫu pilot |
PP2 |
PP4 |
PP4 |
PP4 |
PP7 |
|
Single PLP (chế độ A) |
Lf |
20,42,62 |
42,62 |
20,42,62 |
20,42,60 |
20,42,60 (QPSK) 20,42,60 (16 QAM) 20,40,60 (64 QAM) 20,40,60 (256 QAM) |
Điều chế L1 |
64 QAM |
64 QAM |
64 QAM |
64 QAM |
64 QAM |
|
Khối FEC/khung ghép xen |
67,135,185 |
63,135,200 |
135,200 |
64,135,200 |
16,34,50 (QPSK) 33,69,100 (16 QAM) 49,99,150 (64 QAM) 66,133,200 (256 QAM) |
|
Tỷ lệ mã |
3/5 |
3/5,2/3,3/4 |
3/5,2/3,3/4 |
All |
|
|
Điều chế |
256 QAM |
256 QAM |
256 QAM |
256 QAM |
|
|
Multiple PLP (chế độ B) |
Lf |
|
|
27 |
|
|
Subslices |
|
|
135 |
|
|
|
Điều chế L1 |
|
|
64 QAM |
|
|
|
|
Chế độ PLP |
|
|
Common |
DT2 |
DT2 |
Khối FEC/khung ghép xen |
|
|
35 |
57 |
57 |
|
Tỉ lệ mã |
|
|
2/3 |
2/3 |
2/3 |
|
Điều chế |
|
|
64 QAM |
256 QAM |
256 QAM |
|
BUFS |
|
|
483328 |
1613824 |
1613824 |
3.2.9.2. Thủ tục đo
Kiểm tra trạng thái đồng bộ với SFN.
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Sử dụng chế độ DVB-T2 theo: 32K mở rộng, 256 QAM, PP7, R2/3, G1/128 và băng thông tín hiệu 8 MHz.
3. Đặt Up Converter tới tần số 586 MHz (K35).
4. Đặt bộ mô phỏng fading về tín hiệu vọng 0 dB. (đường truyền thứ hai: trễ 1,95 µs, sai pha bằng 0 tại trung tâm kênh và suy giảm 0 dB)
5. Đo mức đầu vào cấp tới bộ suy hao.
6. Xác định sự suy giảm của bộ suy hao và các dây cáp.
7. Cấu hình để mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu bằng -50 dBm.
8. Tăng C/N từ giá trị thấp đến giá trị cao cho đến khi hoàn thành QMP2.
9. Điền giá trị C/N đo được vào báo cáo đo.
10. Kiểm tra sự tìm kiếm kênh đã tìm được các dịch vụ tại C/N đo được ở trên.
11. Lặp lại bài đo đối với các tổ hợp chế độ DVB-T2 còn lại với băng thông tín hiệu là 8 MHz như trong báo cáo đo.
Bảng 15 – Bài đo bắt buộc đối với C/N quy định cho tín hiệu vọng 0 dB, trễ 1,95 µs
|
C/N [dB] |
|||
Chế độ DVB-T2 |
PP2 |
PP4 |
PP6 |
PP7 |
32KE 256 QAMR R3/4 G1/8 8 MHz |
|
– |
– |
– |
32KE 256 QAMR R3/4 G1/16 8 MHz |
|
|
– |
– |
32KE 256 QAMR R3/4 G1/128 8 MHz |
– |
– |
– |
|
3.2.10. Mức tín hiệu tối thiểu đầu vào thiết bị thu trên kênh Gauss
3.2.10.1. Cấu hình đo
Sử dụng Chế độ A (Single PLP) và các khác biệt đối với các thiết lập tham số theo định nghĩa trong Bảng 14.
Pilot pattern | PP7 (8 MHz BW) |
Giản đồ tín hiệu sau L1 | Giản đồ tín hiệu sau L1 phải có tính bền vững (khả năng chống nhiễu) tốt hơn giản đồ tín hiệu điều chế PLP |
3.2.10.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Sử dụng chế độ DVB-T2 theo: 32k mở rộng, 256 QAM xoay, R2/3, GI1/128.
3. Đặt bộ Up Converter tới kênh 21.
4. Đo mức đầu vào cấp đến bộ suy hao.
5. Xác định sự suy giảm của bộ suy hao và các dây cáp.
6. Tính toán mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu.
7. Thực hiện tìm kiếm kênh.
8. Tăng mức đầu vào thiết bị thu từ giá trị thấp đến giá trị cao cho đến khi hoàn thành QMP2.
9. Điền giá trị đo được vào báo cáo đo.
10. Lặp lại bài đo đối với các tần số, các băng tần tín hiệu và các chế độ DVB-T2 còn lại trong báo cáo đo.
Bảng 16 – Báo cáo đo mức đầu vào thiết bị thu thỏa mãn QMP2 – DVB-T2
Kích thước bộ FFT Băng thông tín hiệu |
32k, tiêu chuẩn |
32k, mở rộng 8 MHz |
|||||
Tần số trung tâm [MHz] |
178,0 |
226,0 |
474,0 |
522,0 |
570,0 |
618,0 |
666,0 |
QPSK R1/2G1/128 | |||||||
QPSK R3/5 G1/128 | |||||||
QPSK R2/3 G1/128 | |||||||
QPSK R3/4 G1/128 | |||||||
QPSK R4/5 G1/128 | |||||||
QPSK R5/6 G1/128 | |||||||
16 QAM R1/2 G1/128 | |||||||
16 QAM R3/5 G1/128 | |||||||
16 QAM R2/3 G1/128 | |||||||
16 QAM R3/4 G1/128 | |||||||
16 QAM R4/5 G1/128 | |||||||
16 QAM R5/6 G1/128 | |||||||
64 QAM R1/2 G1/128 | |||||||
64 QAM R3/5 G1/128 | |||||||
64 QAM R2/3 G1/128 | |||||||
64 QAM R3/4 G1/128 | |||||||
64 QAM R4/5 G1/128 | |||||||
64 QAM R5/6 G1/128 | |||||||
256 QAM R1/2 G1/128 | |||||||
256 QAM R3/5 G1/128 | |||||||
256 QAM R2/3 G1/128 | |||||||
256 QAM R3/4 G1/128 | |||||||
256 QAM R4/5 G1/128 | |||||||
256 QAM R5/6 G1/128 |
CHÚ THÍCH: Phần bôi đen là các chế độ không cần đo.
3.2.11. Mức tín hiệu tối thiểu đầu vào thiết bị thu trên kênh vọng 0 dB
3.2.11.1. Cấu hình đo
Sử dụng các thiết lập tham số Chế độ A (Single PLP) định nghĩa ở Bảng 14. TS được sử dụng: TS P.
3.2.11.2. Thủ tục đo
Kiểm tra trạng thái đồng bộ SFN.
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Sử dụng chế độ DVB-T2 theo 32K mở rộng, 256 QAM, PP7, R2/3, GI1/128 và bảng thông tin hiệu 8 MHz.
3. Đặt bộ Up Converter tới tần số 586 MHz (Kênh 35).
4. Đặt bộ mô phỏng fading về tín hiệu vọng 0 dB (trễ 1,95 μs, pha bằng 0 tại trung tâm kênh và suy hao 0 dB đối với đường truyền thứ hai).
5. Xác định sự suy giảm của bộ suy hao và các dây cáp.
6. Đo mức đầu vào cấp đến bộ suy hao.
7. Tính toán mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu.
8. Tăng mức đầu vào thiết bị thu từ giá trị thấp đến giá trị cao cho đến khi hoàn thành QMP2.
9. Điền giá trị đo được vào báo cáo đo.
10. Kiểm tra việc tìm kiếm kênh đã tìm được các dịch vụ trên mức tín hiệu đầu vào tối thiểu.
11. Lặp lại bài đo đối với phần còn lại của các chế độ DVB-T2 với băng thông tín hiệu là 8 MHz trên báo cáo đo.
Bảng 17 – Các tần số và các bảng thông tín hiệu cần đo
|
P [dBm] |
|||||||||||
Độ trễ của kênh vọng 0 dB [µs] |
10 |
26 |
112,1 |
133 |
152 |
212 |
224 |
253 |
256 |
289 |
426 |
486 |
32KE 256 QAM PP7 R2/3 G1/128 8 MHz | ||||||||||||
32KE 256 QAM PP4 R2/3 G1/16 8 MHz | ||||||||||||
32KE 256 QAM PP4 R3/5 G19/256 8 MHz | ||||||||||||
32KE 256 QAM PP2 R3/4 G1/8 8 MHz |
CHÚ THÍCH: Phần bôi đen là các chế độ không cần đo.
3.2.12. Hệ số tạp âm trên kênh Gauss
Xác định các mức sóng mang tối thiểu Cmin đối với kênh Gauss đã được đo theo 2.4.10.
Xác định C/Nmin yêu cầu đối với kênh Gauss đã được đo theo 2.4.8.
Tính hệ số tạp âm NF[dB] đối với các tần số được hỗ trợ theo công thức đối với tín hiệu DVB-T2 8 MHz mở rộng:
NF[dB] = N + 105,1dBm = Cmin – C/Nmin + 105,1dBm
Đối với tín hiệu DVB-T2 8 MHz thông thường:
NF[dB] = N + 105,2dBm = Cmin – C/Nmin + 105,2dBm.
Bảng 18 – Các tần số và các băng thông tín hiệu bắt buộc hỗ trợ
Frequency |
178,0 |
226,0 |
474,0 |
522,0 |
570,0 |
618,0 |
666,0 |
FFT |
32k tiêu chuẩn |
32k mở rộng |
|||||
Băng thông tín hiệu | 8 MHz | ||||||
Chế độ đo | NF | ||||||
256 QAM R2/3 | |||||||
256 QAM R3/5 |
— |
— |
3.2.13. Mức tín hiệu đầu vào tối đa
3.2.13.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS P (DVB-T2)
3.2.13.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập thiết bị đo.
2. Kiểm tra bộ suy hao (ATT).
3. Sử dụng chế độ 32K ext, 256 QAM, PP2, R=4/5, ΔTu=1/8 đối với DVB-T2.
4. Đặt bộ UP converter về kênh 35.
5. Kiểm tra bộ suy hao và cáp nối.
6. Bật thiết bị thu.
7. Kiểm tra khả năng giải mã video.
8. Xác định quan hệ giữa mức đầu vào thiết bị thu và giá trị bộ suy hao.
9. Sử dụng bộ suy hao để thiết lập mức đầu vào thiết bị thu bằng -25 dBm.
10. Kiểm tra khả năng đáp ứng QEF bằng thủ tục QMP1.
11. Điền kết quả đo vào Bảng 19.
12. Lặp lại phép đo với các chế độ khác trong Bảng 19.
Bảng 19 – Các chế độ đo kiểm tra mức tín hiệu đầu vào tối đa
Chế độ |
Mức tín hiệu đầu vào (dBm) |
Đánh giá kết quả |
32K ext, 256 QAM, PP2 hoặc PP8, R=4/5, Δ/Tu=1/8 |
-25 |
|
32K ext, 256 QAM rotated, PP7, R-3/4, Δ/Tu=1/128 |
-25 |
3.2.14. Khả năng chống nhiễu đối với các tín hiệu tương tự trong các kênh khác
3.2.14.1. Cấu hình đo
Luồng truyền tải: TS P (DVB-T2).
3.2.14.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo
2. Sử dụng tín hiệu PAL có: Colour bar 75%
3. Điều chế sóng mang âm thanh FM với âm tần 1 kHz và độ lệch tần số điều chế là 50 kHz.
4. Kiểm tra các mức tín hiệu của tín hiệu DVB-T2 và tín hiệu tương tự có đúng không bằng máy phân tích phổ spectrum analyser.
5. Điều chỉnh mức của sóng mang FM đến mức -13 dB so với sóng mang hình
6. Sử dụng chế độ DVB-T2 theo:{32k, 256 QAM, R=4/5, Δ/Tu=1/8} và băng thông tín hiệu 8 MHz.
7. Đặt bộ Up Converter (mong muốn) đối với sóng mang DVB-T2 tới tần số 586,0 MHz (Kênh 35)
8. Đặt bộ Up Converter (nhiễu) đối với sóng mang TV tương tự tới kênh 36 (594 MHz)
9. Đặt mức đầu vào thiết bị thu đối với tín hiệu TV tương tự về mức -25 dBm nhờ sử dụng “ATT I”
10. Giảm mức tín hiệu DVB-T2 nhờ dùng “ATT C” tới một mức tín hiệu để QMP2 hoàn thành.
11. Điền mức tín hiệu đo được khác biệt giữa các tín hiệu DVB-T2 và tín hiệu TV tương tự theo dB vào báo cáo đo.
12. Lặp lại bài đo đối với TV tương tự trên tần số 578 MHz (Kênh 34).
13. Lặp lại bài đo đối với TV tương tự trên các tần số 570 MHz (Kênh 33), 602 MHz (Kênh 37) và kênh 658 MHz (Kênh 44).
Bảng 20 – Kết quả đo
Tần số [MHz] | 570 | 578 | 594 | 602 | 658 |
32k, 256 QAM, R=4/5, Δ/Tu=1/8 |
3.2.15. Khả năng chống nhiễu đối với các tín hiệu số trên các kênh khác
3.2.15.1. Cấu hình đo
Kiểm tra để đảm bảo tín hiệu TV số trên các kênh lân cận hoặc các kênh khác không gây ra phát xạ ngoài băng khi thu tín hiệu TV số mong muốn.
Sử dụng các thiết lập tham số Chế độ A (Single PLP) đã định nghĩa trong Bảng 14.
3.2.15.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Sử dụng chế độ DVB-T2 theo: {32K mở rộng, 256 QAM xoay, PP4, R=2/3, Δ/TU=1/16} và băng thông tín hiệu 8 MHz.
3. Đặt bộ Up Converter kênh A đến tần số 586 MHz (Kênh 35).
4. Đặt Up Converter kênh B đến tần số 594 MHz (Kênh 36).
5. Đặt mức đầu vào thiết bị thu đối với tín hiệu DVB-T2 trên kênh B là -20 dBm.
6. Giảm mức tín hiệu DVB-T2 trong kênh A đến mức QMP 2 được hoàn thành.
7. Điền mức tín hiệu đo được khác biệt giữa các tín hiệu kênh A và kênh B theo dB vào báo cáo đo.
8. Lặp lại bài đo khi bộ Up Converter kênh B được đặt đến các tần số 578 MHz (Kênh 34), 570 MHz (Kênh 33), 602 MHz (Kênh 37).
9. Lặp lại bài đo theo thủ tục trên đối với kênh ảnh. Đặt mức đầu vào thiết bị thu đối với tín hiệu DVB-T2 trong kênh B là -20 dBm.
10. Đặt bộ Up Converter kênh A tới 666 MHz (Kênh 45).
11. Đặt bộ Up Converter kênh B tới 674 MHz (Kênh 46).
12. Đặt mức đầu vào đối với tín hiệu DVB-T2 trong kênh B là -20 dBm.
13. Giảm mức tín hiệu DVB-T2 trong kênh A về mức tín hiệu khi QMP 2 được hoàn thành.
14. Điền mức tín hiệu đo được khác biệt giữa các tín hiệu kênh A và kênh B theo dB vào báo cáo đo.
15. Lặp lại bài đo khi bộ Up Converter kênh B được đặt tới các tần số 650 MHz (Kênh 43), 658 MHz (Kênh 44), 682 MHz (Kênh 47).
16. Lặp lại bài đo theo thủ tục trên đối với kênh ảnh. Đặt mức đầu vào thiết bị thu đối với tín hiệu DVB-T2 ở kênh B là -20 dBm.
Bảng 21 – Các tần số thuộc UHF băng IV/V và băng thông tín hiệu bắt buộc hỗ trợ
Băng thông tín hiệu 8 MHz | |||||
Tần số trung tâm nhiễu [MHz] |
570 |
578 |
594 |
602 |
658 |
32K mở rộng, 256 QAM xoay, PP4, R=2/3, Δ/TU=1/16 |
Bảng 22 – Các tần số thuộc UHF băng IV/V và băng thông tín hiệu bắt buộc hỗ trợ
Băng thông tín hiệu 8 MHz | |||||
Tần số trung tâm nhiễu [MHz] |
650 |
658 |
674 |
682 |
690 |
32K mở rộng, 256 QAM xoay, PP4, R=2/3, Δ/TU=1/16 |
3.2.16. Khả năng chống nhiễu đồng kênh từ các tín hiệu TV tương tự
3.2.16.1. Cấu hình đo
Độ lệch tần số giữa sóng mang DVB-T2 và sóng mang TV tương tự là 0 Hz.
Nguồn DVB-T2 và nguồn TV tương tự phải được kết nối với cùng tín hiệu tham chiếu (10 MHz).
Sử dụng các thiết lập tham số Chế độ A (Single PLP) định nghĩa trong Bảng 14.
3.2.16.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Đặt bộ Up Converter đối với DVB-T2 tới tần số 586 MHz (Kênh 35).
3. Đặt bộ Up Converter đối với sóng mang video tương ứng của TV tương tự tới tần số 583,25 MHz (Kênh 35).
4. Sử dụng tín hiệu PAL: Colour bar 75%.
5. Điều chế sóng mang âm thanh FM có âm tần 1 kHz với độ lệch tần số điều chế là 50 kHz.
6. Điều chỉnh mức của sóng mang FM đến mức -13 dB so với sóng mang hình.
7. Sử dụng chế độ của bộ điều chế DVB-T2 theo: {32K mở rộng, PP2, 256 QAM xoay, R=3/4, Δ/TU=1/8} và băng thông tín hiệu of 8 MHz.
8. Xác định mức C/I dùng trong các bộ suy hao “ATT C” và “ATT I”.
9. Đo các mức của tín hiệu DVB-T2 và tín hiệu tương tự (Ví dụ: bằng máy phân tích phổ hoặc máy đo phù hợp).
10. Đặt mức đầu vào thiết bị thu tới -50 dBm đối với tín hiệu DVB-T2.
11. Tăng C/I từ giá trị thấp đến giá trị cao cho đến khi QMP2 được hoàn thành theo “30 s error free video”.
12. Điền C/I vào báo cáo đo.
13. Lặp lại bài đo đối với chế độ DVB-T2: {32K mở rộng, PP4, 256 QAM xoay, R=2/3,
14. Δ/TU = 1/16} với băng thông tín hiệu of 8 MHz.
15. Lặp lại bài đo đối với chế độ DVB-T2: {32K mở rộng, PP4, 256 QAM xoay, R=3/5,
16. Δ/TU = 19/256} với băng thông tín hiệu of 8 MHz
Bảng 23 – Kết quả đo
Chế độ DVB-T2 | C/I [dB] |
32K mở rộng, PP2, 256 QAM xoay, R = 3/4, Δ/TU = 1/8 | |
32K mở rộng, PP4, 256 QAM xoay, R = 2/3, Δ/TU = 1/16 | |
32K mở rộng, PP4, 256 QAM xoay, R = 3/5, Δ/TU = 19/256 |
3.2.17. Khả năng chống nhiễu đối với tín hiệu LTE 700 MHz trên các kênh khác
3.2.17.1. Cấu hình đo
Sử dụng chế độ A (Single PLP) và các thiết lập tham số Lf được định nghĩa trong Bảng 14.
3.2.17.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2 Sử dụng chế độ DVB-T2 {32KE, 256 QAM R, PP4, R = 2/3, G = 1/16, 8MHz}.
3. Đặt bộ Up Converter thuộc kênh A tới tần số 690 MHz (kênh 48).
4. Đặt bộ Up Converter thuộc kênh B tới tần số 708 MHz.
5. Đặt bộ tạo nhiễu LTE tới chế độ lưu lượng hình ảnh UE
6. Đặt mức đầu vào máy thu cho tín hiệu LTE trên kênh B là công suất được cấp phép -25 dBm (Chú ý công suất rms được đo bằng đồng hồ đo công suất trung bình đủ để loại bỏ sự giảm mạnh công suất của tín hiệu xuống -42,7 dBm).
7. Giảm mức tín hiệu mong muốn trong kênh A xuống mức tín hiệu khi thủ tục đo kiểm chất lượng ở thủ tục 2 vẫn được thực hiện.
8. Điền sự chênh lệch mức tín hiệu đo được giữa tín hiệu kênh A và kênh B (Công suất được cấp phép) bằng dB vào báo cáo đo.
9. Lặp lại bài đo khi Up Converter thuộc kênh B được đặt thành tần số 718,0 MHz, 728,0 MHz
10. Đặt bộ Up Converter thuộc kênh B tới tần số 763 MHz.
11. Đặt bộ tạo nhiễu LTE tới chế độ tải lưu lượng BS 0%.
12. Đặt mức tín hiệu đầu vào máy thu cho tín hiệu LTE trong kênh B tới công suất được cấp phép -15 dBm (Chú ý công suất rms được đo bằng đồng hồ đo công suất trung bình đủ để loại bỏ sự giảm mạnh công suất của tín hiệu xuống -23,3 dBm).
13. Giảm mức tín hiệu mong muốn trong kênh A xuống mức tín hiệu khi thủ tục đo kiểm chất lượng ở thủ tục 2 vẫn được thực hiện.
14. Điền sự chênh lệch mức tín hiệu đo được giữa tín hiệu kênh A và kênh B (Công suất được cấp phép) bằng dB vào báo cáo đo.
15. Lặp lại bài đo khi Up Converter thuộc kênh B được đặt thành tần số 773,0 MHz, 783,0 MHz.
16. Lặp lại bài đo cho chế độ DVB-T2 {32KE, 256 QAM R, PP4, R=3/5, G=19/256, 8MHz}.
Bảng 24 – Kết quả đo nhiễu lưu lượng luồng hình ảnh UE
Tần số trung tâm nhiễu (MHz) |
I/C [dB] |
||
708,0 |
718,0 |
728,0 |
|
32KE, 256 QAM R, PP4, R = 2/3, Δ/Tu = 1/16, 8MHz | |||
32KE, 256 QAM R, PP4, R = 3/5, Δ/Tu = 19/256, 8MHz |
Bảng 25 – Kết quả đo nhiễu tải lưu lượng BS 0%
Tần số trung tâm nhiễu (MHz) |
I/C [dB] |
||
763,0 | 773,0 | 783,0 | |
32KE, 256 QAM R, PP4, R = 2/3, Δ/Tu = 1/16, 8MHz | |||
32KE, 256 QAM R, PP4, R = 3/5, Δ/Tu = 19/256, 8MHz |
3.2.18. Yêu cầu C/(N+I) khi có nhiễu trong khoảng bảo vệ trong mạng SFN
3.2.18.1. Cấu hình đo
Các thông số DVB-T2 thông thường trong bài đo này:
Xoay giản đồ tín hiệu | Có |
PAPR | TR-PAPR |
SISO/MISO | SISO |
Kích thước khung FEC | 64800 |
Chế độ đầu vào | Chế độ A |
TFS | Không |
Chế độ hoạt động | HEM (high efficiency mode) |
FEF | Không sử dụng |
Dữ liệu phụ trợ | Không sử dụng |
3.2.18.2. Thủ tục đo
Kiểm tra trạng thái đồng bộ SFN.
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Sử dụng chế độ DVB-T2 theo: {32K mở rộng, 256 QAM, PP4, R=2/3, Δ/TU=1/16} và băng thông tín hiệu 8 MHz.
3. Đặt bộ Up Converter đến tần số trung tâm 586 MHz (Kênh 35).
4. Mở công tắc switch.
5. Đặt mức đầu vào thiết bị thu là -50 dBm đối với tín hiệu mong muốn.
6. Đặt trễ khác biệt liên quan đến channel simulator về 1,95 μs đối với tín hiệu vọng.
7. Đặt mức suy giảm liên quan đến channel simulator về 0 dB đối với tín hiệu vọng.
8. Đặt C/N tới tỷ lệ mà thiết bị thu bị khóa và sự thu nhận không thể thực hiện được.
9. Đóng công tắc switch.
10. Tăng giá trị C/N cho đến khi hoàn thành QMP2.
11. Điền giá trị C/N yêu cầu theo dB vào báo cáo đo.
12. Đo phần còn lại của các giá trị C/N yêu cầu đối với các tín hiệu vọng 0 dB âm và dương. Điền các kết quả vào báo cáo đo. Trong khi thay đổi trễ, tín hiệu RF đầu vào phải bị ngắt kết nối.
13. Đo phần còn lại của các tổ hợp (không đánh dấu xám) của các trễ liên quan và các mức suy giảm liên quan. Trễ của tín hiệu vọng được bảo toàn không đổi khi sự thay đổi của suy giảm từ 21 dB về 1 dB được thực hiện. Tìm giá trị C/N yêu cầu khi việc thu nhận hoàn thành QMP2. Trong khi thay đổi trễ và mức suy giảm, tín hiệu RF đầu vào phải được ngắt kết nối.
14. Tiếp tục đo từ bước 4 bằng cách lặp lại bài đo đối với phần còn lại của các chế độ DVB-T2 và băng thông tín hiệu 8 MHz trong báo cáo đo.
Bảng 26 – Kết quả đo
CHÚ THÍCH: Phần bôi đen là các chế độ không cần đo.
3.2.19. Yêu cầu C/(N+I) ngoài khoảng bảo vệ trong các SFN
3.2.19.1. Cấu hình đo
Các tham số DVB-T2 thông thường trong bài đo này:
Xoay giản đồ tín hiệu | Có |
PAPR | TR-PAPR |
SISO/MISO | SISO |
Kích thước khung FEC | 64800 |
Chế độ đầu vào | Chế độ A |
TFS | Không |
Chế độ hoạt động | HEM (high efficiency mode) |
FEF | Không sử dụng |
Dữ liệu phụ trợ | Không sử dụng |
3.2.19.2. Thủ tục đo
Kiểm tra trạng thái đồng bộ SFN.
1. Thiết lập các thiết bị đo.
2. Sử dụng chế độ DVB-T2: {32K, 256 QAM, PP4, R=3/5, Δ/Tu=1/16} và băng thông tín hiệu 8 MHz.
3. Đặt Up Converter đến tần số 586 MHz (Kênh 35).
4. Mở công tắc switch.
5. Đặt mức đầu vào thiết bị thu là -50 dBm đối với tín hiệu mong muốn.
6. Đặt khác biệt trễ liên quan tới channel simulator là 230 µs đối với tín hiệu vọng.
7. Đóng công tắc switch.
6. Tăng sự suy giảm tín hiệu vọng từ giá trị thấp đến giá trị cao cho đến khi hoàn thành QMP2.
9. Điền kết quả suy giảm tín hiệu vọng theo dB vào báo cáo đo.
10. Lặp lại bài đo với phần còn lại của các tổ hợp của các trễ và mức suy giảm liên quan được định nghĩa trong báo cáo đo. Mở công tắc switch trước khi thay đổi trễ và mức suy giảm.
11. Lặp lại bài đo đối với phần còn lại của các chế độ DVB-T2 trong báo cáo đo đối với băng thông tín hiệu là 8 MHz.
Bảng 27 – Kết quả đo
Băng thông tín hiệu 8 MHz | |||||
Chế độ DVB-T2 | Độ trễ tín hiệu vọng [µs] | ||||
-260 |
-230 |
-200 |
-150 |
-120 |
|
32K ext, 256 QAM, PP4, R=3/5, GI = 1/16 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=2/3, GI = 1/16 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=3/4, GI = 1/16 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=3/5, GI = 1/32 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=2/3, GI = 1/32 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=3/4, GI = 1/32 | |||||
Độ trễ tín hiệu vọng [µs] | |||||
260 |
230 |
200 |
150 |
120 |
|
32K ext, 256 QAM, PP4, R=3/5, GI =1/16 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=2/3, GI =1/16 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=3/4, GI =1/16 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=3/5, GI =1/32 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=2/3, GI =1/32 | |||||
32K ext, 256 QAM, PP4, R=3/4, GI =1/32 |
CHÚ THÍCH: Phần bôi đen là các chế độ không cần đo.
3.2.20. Yêu cầu đối với bộ giải ghép MPEG
3.2.20.1. Tốc độ luồng dữ liệu tối đa
3.2.20.1.1. Cấu hình đo
Dữ liệu sử dụng: TS G, TS P
3.2.20.1.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị và kết nối thiết bị đo.
2. Chọn kênh tần số 586 MHz trên bộ chuyển đổi Up Converter và thiết lập tham số đo: FFT size 32k, 256 QAM, R=5/6, Δ/Tu=1/128 đối với DVB-T2.
3. Lựa chọn chương trình tương ứng dòng truyền tải có tốc độ dữ liệu cao.
4. Kiểm tra khả năng tuân thủ bằng thủ tục QMP1.
3.2.20.2. Hỗ trợ tốc độ bit thay đổi
3.2.20.2.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS E.
3.2.20.2.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị và kết nối thiết bị đo.
2. Lựa chọn chương trình sử dụng tốc độ bit thay đổi trên menu thiết bị thu.
3. Cấu hình đo không sử dụng bộ tạo nhiễu cộng.
4. Đặt mức tín hiệu vào đầu thu bằng -60 dBm.
5. Kiểm tra hình ảnh trong 5 min theo thủ tục QMP1.
3.2.21. Giải mã video
3.2.21.1. Đồng bộ video – audio
3.2.21.1.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS A.
3.2.21.1.2. Thủ tục đo
STB:
1. Chuẩn bị và kết nối thiết bị đo.
2. Đặt mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu bằng -50 dBm.
3. Sử dụng TS A để đo độ trễ giữa audio – video.
4. Xác định độ trễ audio – video.
5. Xác nhận độ trễ audio – video đáp ứng yêu cầu.
iDTV:
1. Chuẩn bị và kết nối thiết bị đo.
2. Sử dụng phương pháp đánh giá chủ quan QMP1 để đánh giá độ trễ audio – video.
3.2.21.2. Tốc độ bit tối thiểu
3.2.21.2.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS P (DVB-T2).
3.2.21.2.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị và kết nối thiết bị đo.
2. Chọn chương trình từ dữ liệu đo có tốc độ bit 600 kbps, độ phân giải video 720×576 có chứa audio.
3. Kiểm tra khả năng giải mã hình ảnh.
3.2.21.3. Giải mã MPEG-2 SD
3.2.21.3.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS H.
3.2.21.3.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị và kết nối thiết bị đo.
2. Lựa chọn chương trình truyền hình mã hóa MPEG-2.
3. Đặt mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu bằng -50 dBm.
4. Sử dụng dữ liệu TS H và thực hiện kiểm tra bằng phương pháp QMP1 để đánh giá khả năng hiển thị các độ phân giải trong Bảng 28.
Bảng 28 – Giải mã SDTV MPEG-2 – phân giải
Độ phân giải | 720×576 | 544×576 | 480×576 | 352×576 |
Đáp ứng (C/K) |
3.2.21.4. Giải mã MPEG 4 SD
3.2.21.4.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS B
3.2.21.4.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị và kết nối thiết bị đo.
2. Lựa chọn chương trình truyền hình mã hóa MPEG-4 SD.
3. Đặt mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu bằng -50 dBm.
4. Sử dụng dữ liệu TS B và thực hiện kiểm tra bằng phương pháp QMP1 để đánh giá khả năng hiển thị các độ phân giải trong Bảng 29.
Bảng 29 – Giải mã SDTV MPEG-2 – phân giải
Độ phân giải |
720×576 |
544×576 |
480×576 |
352×576 |
Đáp ứng (C/K) |
3.2.21.5. Giải mã MPEG-4 HD
3.2.21.5.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS M.
3.2.21.5.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị và kết nối thiết bị đo.
2. Lựa chọn chương trình truyền hình mã hóa MPEG-4 HD.
3. Đặt mức tín hiệu đầu vào thiết bị thu bằng -50 dBm.
4. Sử dụng dữ liệu TS M và thực hiện kiểm tra bằng phương pháp QMP1 để đánh giá khả năng hiển thị các độ phân giải 1920x1080i và 1280x720p.
3.2.21.6. Chuyển đổi tín hiệu HD sang đầu ra SD
3.2.21.6.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS M.
3.2.21.6.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị và kết nối thiết bị đo.
2. Lựa chọn chương trình truyền hình mã hóa MPEG-4 HD, độ phân giải 1920x1080i và 1280x720p.
3. Sử dụng dữ liệu TS M và thực hiện kiểm tra bằng phương pháp QMP1 để đánh giá khả năng hiển thị tín hiệu chuyển đổi sang SD trên màn hình.
3.2.22. Giải mã Audio
3.2.22.1. Giải mã MPEG-1 Layer II
3.2.22.1.1. Cấu hình đo
TS được sử dụng: TS D, TS I.
3.2.22.1.2. Thủ tục đo
1. Chuẩn bị môi trường đo kiểm và lắp đặt các thiết bị.
2. Điều chỉnh thiết bị thu dịch vụ chỉ có nội dung âm thanh được mã hóa bởi MPEG-1 Layer II.
3. Trên giao diện người dùng, thiết lập đầu ra âm thanh stereo ở MPEG-1 Layer II.
4. Kiểm tra âm thanh trên đầu ra stereo và điền vào phần kết quả.
Kết quả cần đạt
Thiết bị thu giải mã được tín hiệu âm thanh MPEG-1 Layer II.
3.2.22.2. Giải mã MPEG-4 HE-AAC
3.2.22.2.1. Cấu hình đo
Luồng truyền tải phải bao gồm các dịch vụ có:
– Thành phần âm thanh HE-AAC Level 2 ở tần số lấy mẫu 48 kHz (mono, stereo) với các luồng bit báo hiệu tương ứng.
– Thánh phần âm thanh HE-AAC Level 4 ở tần số lấy mẫu 48 kHz (mono, stereo) với các luồng bit báo hiệu tương ứng.
TS được sử dụng: TS O.
3.2.22.2.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập hệ thống.
2. Chạy luồng truyền tải và lựa chọn dịch vụ phù hợp.
3. Kiểm tra đầu ra HDMI có đúng định dạng luồng bit và âm thanh nghe được có chính xác.
4. Lựa chọn chế độ âm thanh stereo ở hệ thống danh mục chọn.
5. Kiểm tra đầu ra HDMI có đúng định dạng luồng bit và âm thanh nghe được chính xác ở cả đầu ra âm thanh số và tương tự đối với tốc độ bit và tốc độ lấy mẫu đã chọn.
6. Lựa chọn chế độ âm thanh đa kênh ở hệ thống danh mục chọn.
7. Kiểm tra đầu ra HDMI có đúng định dạng luồng bit và âm thanh nghe được chính xác ở cả đầu ra âm thanh số và tương tự đối với tốc độ bit và tốc độ lấy mẫu đã chọn.
3.2.22.2.3. Kết quả cần đạt
Thiết bị thu giải mã được tín hiệu âm thanh HE-AAC Level 2 và 4 ở tần số lấy mẫu 48 kHz.
3.2.22.3. Hỗ trợ HE-AAC trên giao diện đầu ra HDMI
3.2.22.3.1. Cấu hình đo
Luồng truyền tải phải bao gồm các dịch vụ có:
– Thành phần âm thanh HE-AAC Level 2 ở tần số lấy mẫu 48 kHz (mono, stereo) với các luồng bit báo hiệu tương ứng.
– Thành phần âm thanh HE-AAC Level 4 ở tần số lẫy mẫu 48 kHz (mono, stereo) với các luồng bit báo hiệu tương ứng.
TS được sử dụng: TS O.
3.2.22.3.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập hệ thống.
2. Kiểm tra đầu ra HDMI có đúng định dạng luồng bit và âm thanh nghe được chính xác.
3. Lựa chọn chế độ âm thanh stereo ở hệ thống danh mục chọn.
4. Kiểm tra đầu ra HDMI có đúng định dạng luồng bit và âm thanh nghe được chính xác ở cả đầu ra âm thanh số và tương tự.
5. Lựa chọn chế độ âm thanh đa kênh ở hệ thống danh mục chọn.
6. Kiểm tra đầu ra HDMI có đúng định dạng luồng bit và âm thanh nghe được chính xác ở cả đầu ra âm thanh số và tương tự.
3.2.22.3.3. Kết quả cần đạt
Khi thiết lập chế độ stereo ở danh mục chọn của thiết bị thu, HE-AAC Level 2 stereo được giải mã thành PCM stereo ở đầu ra HDMI.
Khi thiết lập chế độ đa kênh ở danh mục chọn của thiết bị thu, giải mã HE-AAC Level 4 đa kênh phải được hỗ trợ tất cả các chuẩn định dạng dưới đây:
– HE-AAC nguyên gốc;
– PCM stereo downmix;
– PCM đa kênh.
3.2.22.4. Hỗ trợ HE-AAC trên giao diện đầu ra audio tương tự
3.2.22.4.1. Cấu hình đo
Luồng truyền tải phải bao gồm các dịch vụ có:
– Thành phần âm thanh HE-AAC Level 2 ở tần số lấy mẫu 48 kHz (mono, stereo) với các luồng bit báo hiệu tương ứng.
– Thành phần âm thanh HE-AAC Level 4 ở tần số lẫy mẫu 48 kHz (mono, stereo) với các luồng bit báo hiệu tương ứng.
TS được sử dụng: TS O.
3.2.22.4.2. Thủ tục đo
1. Thiết lập hệ thống.
2. Lựa chọn chế độ âm thanh stereo ở hệ thống danh mục chọn.
3. Kiểm tra âm thanh ở đầu ra âm thanh tương tự nghe có chính xác không.
4. Lựa chọn chế độ âm thanh đa kênh ở hệ thống danh mục chọn.
5. Kiểm tra âm thanh ở đầu ra âm thanh tương tự nghe có chính xác không.
3.2.22.4.3. Kết quả cần đạt
– Khi thiết lập stereo ở danh mục chọn của thiết bị thu, giải mã HE-AAC Level 2 (stereo) phải có ở giao diện âm thanh tương tự.
– Khi thiết lập đa kênh ở danh mục chọn của thiết bị thu, giải mã HE-AAC Level 4 (đa kênh) phải có ở giao diện âm thanh tương tự.
4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
Các thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và triển khai quản lý các thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 theo Quy chuẩn này.
6.2. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế QCVN 63:2012/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2”
6.3. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
6.4. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết./.
Phụ lục A
(Quy định)
Yêu cầu đối với các phép đo
A.1. Phương thức đo chất lượng trong DVB-T2
A.1.1. Thủ tục đo chất lượng khách quan trực tiếp
Phương pháp đánh giá chủ quan trực tiếp là phương pháp được thực hiện trên luồng dữ liệu truyền tải TS (Transport Stream). Các tham số phép đo được cấu hình để đáp ứng yêu cầu tồn tại không quá 1 lỗi trong dữ liệu giải mã được trong vòng 1 h, tương đương với yêu cầu độ sai lỗi bit BER của luồng dữ liệu TS tại đầu vào khối tách kênh MPEG-2 không lớn hơn 10-11.
A.1.2. Thủ tục đo lường chất lượng chủ quan gián tiếp 1 (QMP1)
QMP1 được thực hiện trong 15 s. Trong khoảng thời gian này, tín hiệu video được giải mã phải không bị lỗi. Trong trường hợp có lỗi xảy ra đối với tín hiệu video được giải mã, tham số cấu hình phép đo được thay đổi sao cho khoảng thời gian giữa hai lỗi liên tiếp của tín hiệu video được giải mã không nhỏ hơn 15 s.
A.1.3. Thủ tục đo lường chất lượng chủ quan hoặc khách quan gián tiếp 2 (QMP2)
Phép đo được thực hiện bằng một trong hai cách:
Sử dụng kết quả đo tỷ lệ lỗi BER sau bộ giải mã LDPC do thiết bị thu thực hiện;
Xem đoạn video được giải mã trong 30 s.
Nếu sử dụng phương pháp đo BER sau bộ giải mã LDPC, tỷ lệ BER cần thiết để thu đáp ứng QEF là 10-7. Trong trường hợp tỷ lệ lỗi BER sau bộ giải mã LDPC lớn hơn 10-7 tham số cấu hình phép đo được thay đổi sao cho tỷ lệ lỗi BER thu được không lớn hơn 10-7.
Nếu sử dụng phương pháp đánh giá chủ quan bằng cách xem video được giải mã trong 30 s, trong khoảng thời gian này, tín hiệu video được giải mã phải không bị lỗi. Trong trường hợp có lỗi xảy ra đối với tín hiệu video được giải mã, tham số cấu hình phép đo được thay đổi sao cho khoảng thời gian giữa hai lỗi liên tiếp của tín hiệu video được giải mã không nhỏ hơn 30 s.
A.2. Tham số cấu hình DVB-T2 sử dụng trong các phương pháp đo
Các tham số chung trong cấu hình tín hiệu DVB-T2 sử dụng trong các phép đo được liệt kê trong Bảng A.1, Bảng A.2 và Bảng A.3.
Các tham số có thể thay đổi trong cấu hình tín hiệu DVB-T2 sử dụng trong các phép đo được liệt kê trong Bảng A.4.
Trường hợp phép đo sử dụng các tham số trong cấu hình của DVB-T2 khác với các giá trị đã liệt kê, các thay đổi sẽ được trình bày cụ thể trong phép đo.
Bảng A.1- Tham số chung trong cấu hình tín hiệu DVB-T2 – Tổng quan
Thông số | Giá trị |
Số Subslice /khung DVB-T2 | 1 |
Số khung /đa khung | 2 |
Loại mã FEC L1 | 16k LDPC |
PAPR | TR |
PAPR: biên độ | 3,1V |
PAPR: số vòng lặp | 10 |
SISO/MISO | SISO |
Kích cỡ khung FEC | 64800 |
TFS | Không |
FEF | Không sử dụng |
Dữ liệu phụ trợ | Không sử dụng |
ID của cell | (*) |
ID mạng | (*) |
ID hệ thống DVB-T2 | (*) |
CHÚ THÍCH: (*) giá trị bất kỳ được phép.
Bảng A.2 – Tham số chung trong cấu hình tín hiệu DVB-T2 – Chế độ Single PLP
Thông số | Giá trị |
Số lượng PLP | 1 |
ID của PLP | (*) |
ID nhóm | (*) |
Kiểu PLP | Data type 1 |
Xoay giản đồ tín hiệu | Có |
Loại mã FEC | 64k LDPC |
Chế độ băng cơ bản | High efficiency mode (HEM) |
ISSY | Disabled |
Báo hiệu trong băng | Disabled |
Xóa gói tin rỗng | Disabled |
Kích thước bộ ghép xen thời gian | 3 |
Khoảng cách khung bộ ghép xen thời gian (Time interleaver Frame interval) | 1 |
Kiểu bộ ghép xen thời gian | 0 |
Số khung DVB-T2/khung bộ ghép xen | 1 |
CHÚ THÍCH: (*) giá trị bất kỳ được phép.
Bảng A.3 – Tham số chung trong cấu hình tín hiệu DVB-T2 – Chế độ Multi PLP
Thông số | Giá trị | ||
Số lượng PLP | 3 | ||
ID PLP | 0 | 1 | 2 |
Xoay giản đồ tín hiệu | Có | Có | Có |
Kiểu mã FEC | 16k LDPC | 64k LDPC | 64k LDPC |
Chế độ băng cơ bản | High efficiency mode (HEM) | High efficiency mode (HEM) | High efficiency mode (HEM) |
ISSY | Enabled | Enabled | Enabled |
Báo hiệu trong băng | Disabled | Disabled | Disabled |
Xóa gói tin rỗng | Enabled | Enabled | Enabled |
Kích thước bộ ghép xen thời gian | 3 | 3 | 3 |
Khoảng cách khung bộ ghép xen thời gian (Time interleaver Frame interval) | 1 | 1 | 1 |
Kiểu bộ ghép xen thời gian | 0 | 0 | 0 |
Số khung DVB-T2/khung bộ ghép xen | 1 | 1 | 1 |
ID nhóm | 1 | 1 | 1 |
Bảng A.4 – Tham số có thể biến đổi trong cấu hình tín hiệu DVB-T2
Thông số | Giá trị | |||||||
FFT | 32k | 32k | 32k | 32k | 32k | |||
Băng thông | 8 MHz | 8 MHz | 8 MHz | 8 MHz | 8 MHz | |||
Chế độ băng thông sóng mang | Mở rộng | Mở rộng | Mở rộng | Mở rộng | Mở rộng | |||
Khoảng bảo vệ | 1/8 | 19/256 | 1/16 | 1/32 | 1/128 | |||
Mẫu pilot | PP2 | PP4 | PP4 | PP4 | PP7 | |||
Single PLP (chế độ A) | Lf | 22,44,60 | 20,42,62 | 42,62 | 20,42,62 | 20,42,60 (QPSK)
20,42,60 (16 QAM) 20,40,60 (64 GAM) 20,40,60 (256 QAM) |
||
Điều chế L1 | 64 QAM | 64 QAM | 64 DAM | 64 QAM | 64 QAM | |||
Số khối FEC/ khung ghép xen | 67,135,185 | 63,135,200 | 135,200 | 64,135,200 | 16,34,50 (QPSK)
33,69,100 (16 GAM) 49,99,150 (64 QAM) 66,133,200(256 QAM) |
|||
Tỉ lệ mã | 3/4 | 3/5 | 3/5, 2/3, 3/4 | 3/5, 2/3, 3/4 | All | |||
Điều chế | 256 QAM | 256 QAM | 256 QAM | 256 QAM | 256 QAM | |||
Multiple PLPs | Lf | 27(**) | ||||||
Chế độ băng thông sóng mang | Mở rộng | |||||||
Khoảng bảo vệ | 1/16 | |||||||
Mẫu pilot | PP4 | |||||||
Phương thức PAPR | TR-PAPR | |||||||
Lf | 27 (**) | |||||||
Số subslice | 135 | |||||||
Điều chế L1 | 64 QAM | |||||||
Kiểu PLP | Common | DT2 | DT2 | |||||
Số khối FEC/ khung ghép xen | 35 | 57 | 57 | |||||
Tỉ lệ mã | 2/3 | 2/3 | 2/3 | |||||
Điều chế | 64 QAM | 256 QAM | 256 QAM | |||||
BUFS | 483328 | 1613824 | 1613824 |
CHÚ THÍCH. (**) giá trị lớn nhất phụ thuộc vào thông tin cụ thể trong PLP.
A.3. C/N đối với các phương pháp đo lường chất lượng
Giá trị tối đa của yêu cầu C/N đối với QMP2 dùng trong các bài đo chỉ tiêu chất lượng DVB-T2 được tính theo công thức:
C/N = (C/N)RAW + A + B + C + D, [dB] (Eq.1)
Trong đó:
(C/N)RAW: là giá trị yêu cầu của C/N để đạt được tỉ lệ lỗi BER=10-6 sau giải mã BCH theo ETSI TS 102 831. Giá trị của (C/N)RAW được liệt kê trong Bảng A.5.
• A = 0,1dB là yêu cầu bổ sung C/N để đạt được BER=10-7 trước giải mã BCH, tương ứng với mức QEF sau giải mã BCH;
• B = hệ số nâng công suất pilot. Các giá trị của B được định nghĩa trong Bảng A.6.
• C = 2,0 dB (PP1-PP2), 1,5 dB (PP3-PP4), 1,0 dB (PP5-PP8) (tính đến ảnh hưởng do sai số ước lượng kênh thực, giải mã LDPC và các vấn đề thực tế khác).
• D = Số hạng thèm vào C/N tương ứng với mức tạp âm back-stop là -33 dBc. Số hạng này phụ thuộc tổng các số hạng ngoại trừ D. Giá trị D được xác định bằng biểu thức sau:
trong đó:
CN = (C/N)RAW + A + B + C;
PxdB = -33.
Bảng A.5 – Các giá trị (C/N)RAW được dùng trong tính toán C/N yêu cầu đối với BER 10-6 sau giải mã BCH
Điều chế | Tỉ lệ mã | (C/N)raw (dB)
Profile 1: kênh Gauss |
(C/N)raw (dB)
Profile 2: kênh vọng 0 dB |
QPSK |
1/2 |
1,0 |
2,7 |
QPSK |
3/5 |
2,2 |
4,3 |
QPSK |
2/3 |
3,1 |
5,9 |
QPSK |
3/4 |
4,1 |
7,3 |
QPSK |
4/5 |
4,7 |
8,4 |
QPSK |
5/6 |
5,2 |
9,5 |
16 QAM |
1/2 |
6,2 |
8,4 |
16 QAM |
3/5 |
7,6 |
10,2 |
16 QAM |
2/3 |
8,9 |
11,8 |
16 QAM |
3/4 |
10,0 |
13,7 |
16 QAM |
4/5 |
10,8 |
15,2 |
16 QAM |
5/6 |
11,3 |
16,3 |
64 QAM |
1/2 |
10,5 |
13,4 |
64 QAM |
3/5 |
12,3 |
15,4 |
64 QAM |
2/3 |
13,6 |
17,0 |
64 QAM |
3/4 |
15,1 |
19,2 |
64 QAM |
4/5 |
16,1 |
21,0 |
64 QAM |
5/6 |
16,7 |
22,3 |
256 QAM |
1/2 |
14,4 |
17,9 |
256 QAM |
3/5 |
16,7 |
20,2 |
256 QAM |
2/3 |
18,1 |
22,0 |
256 QAM |
3/4 |
20,0 |
24,3 |
256 QAM |
4/5 |
21,3 |
26,3 |
256 QAM |
5/6 |
22,0 |
27,8 |
Bảng A.6- Các giá trị của B đối với hệ số nâng công suất pilot
PP1 |
PP2 |
PP3 |
PP4 |
PP5 |
PP6 |
PP7 |
PP8 |
|
1K |
0,3 |
0,3 |
0,4 |
0,4 |
0,5 |
|
0,3 |
|
2K |
0,4 |
0,3 |
0,4 |
0,4 |
0,5 |
|
0,3 |
|
4K |
0,4 |
0,4 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
|
0,3 |
|
8K |
0,4 |
0,4 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
|
0,4 |
0,4 |
8K Ext |
0,4 |
0,4 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
|
0,4 |
0,4 |
16K |
0,4 |
0,4 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,3 |
0,4 |
16K Ext |
0,4 |
0,4 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,3 |
0,4 |
32K |
|
0,4 |
0,5 |
0,5 |
|
0,5 |
0,3 |
0,4 |
32K Ext |
|
0,4 |
0,5 |
0,5 |
|
0,5 |
0,3 |
0,4 |
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu nói trên được dựa trên các mô phỏng của máy tính kết hợp với một số yêu cầu dự phòng dựa trên điều kiện triển khai thực tế. Việc xác định tham số chính xác cần liên tục được cập nhật dưới điều kiện triển khai thực và có thể được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp trong các phiên bản cập nhật sau này của quy chuẩn.
A.4. Mức đầu vào tối thiểu
Thiết bị thu phải thu đáp ứng QEF đối với các mức tín hiệu tối thiểu (Pmin) trong dải tần được hỗ trợ theo công thức dưới đây (tại 290K):
Pmin = -105,2 dBm + NF [dB] + C/N [dB], Băng thông thường (Eq. 2)
Pmin = -105,1 dBm + NF [dB] + C/N [dB], Băng thông mở rộng (Eq. 3)
trong đó:
NF: hệ số tạp âm của thiết bị thu yêu cầu như trong Bảng A.7;
C/N: C/N yêu cầu để thiết bị thu đáp ứng QEF, giá trị được lấy từ công thức (Eq. 1).
Bảng A.7- Hệ số tạp âm thiết bị thu (NF) yêu cầu đối với DVB-T2
Băng |
Hệ số tạp âm (NF) |
VHF III |
6dB |
UHF IV |
6dB |
UHF V |
6dB |
A.5. Luồng truyền tải trong các bài đo
A.5.1. Luồng truyền tải TS A
– Chứa các bảng PSI/SI: NIT, SDT, PAT, PMT, TDT và TOT;
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
Synchronization content (Lipsync);
CBR content at 600 kbit/s – H.264/10 AVC + TTX;
CBR content at 600 kbit/s – MPEG2;
H.264/10 AVC+TTX.
A.5.2. Luồng truyền tải TS B
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, CAT, EIT, TDT và TOT;
– Dữ liệu chứa các dịch vụ với độ phân giải khác nhau như sau:
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
H.264/10 AVC – độ phân giải 544×576;
H.264/10 AVC – độ phân giải 480×576;
H.264/10 AVC – độ phân giải 352×576+TTX;
A.5.3. Luồng truyền tải TS C
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, CAT, EIT, TDT và TOT
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
H.264/10 AVC – độ phân giải 480×576;
H.264/10 AVC + TTX, Không chứa audio;
MPEG2 + (TTX + DVB) phụ đề;
A.5.4. Luồng truyền tải TS D
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, CAT, EIT, TDT và TOT;
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
Dịch vụ truyền hình – H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
Dịch vụ truyền hình – H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
Dịch vụ truyền hình – H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576, AAC;
Dịch vụ truyền thanh sử dụng mã AAC;
Dịch vụ truyền thanh sử dụng mã MPEG1 – Layer II;
Dịch vụ truyền thanh sử dụng mã MPEG1 – Layer II;
Dịch vụ truyền thanh sử dụng mã MPEG1 – Layer II;
Dịch vụ truyền thanh sử dụng mã MPEG1 – Layer II.
A.5.5. Luồng truyền tải TS E
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, CAT, EIT, TDT và TOT;
– Chứa dữ liệu ghép kênh thống kê tốc độ thay đổi;
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576 with MPEG1 Layer II;
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576, không audio;
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576, không audio;
H.264/10 AVC – độ phân giải 1920×1080i, âm thanh HE-AAC 3-2/0 (48 kbit/s);
H.264/10 AVC – độ phân giải 1920×1080i, âm thanh HE-AAC 3-2/0 (80 kbit/s);
H.264/10 AVC – độ phân giải 1920×1080i, âm thanh HE-AAC 3-2/0 (96 kbit/s);
A.5.6. Luồng truyền tải TS G
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, CAT, EIT, TDT và TOT
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
H.264/10 AVC – 720x576i, MPEG1 Layer II;
H.264/10 AVC – 720×576i, không audio;
H.264/10 AVC – 720x576i, không audio;
H.264/10 AVC – độ phân giải 1920x1080i, âm thanh HE-AAC 3-2/0 (48 kbit/s);
H.264/10 AVC – độ phân giải 1920×1080i, âm thanh HE-AAC 3-2/0 (80 kbit/s);
H.264/10 AVC – độ phân giải 1920×1080i, âm thanh HE-AAC 3-2/0 (96 kbit/s); MPEG2 – 720x576i, MPEG1 Layer II (BEEP);
H.264/10 AVC – 1920×1080i.
A.5.7. Luồng truyền tải TS H
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, EIT, TDT và TOT;
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
MPEG2 – 720x576i, MPEG1 Layer II, TTX và VPS;
MPEG2 – 544x576i, MPEG1 Layer II, TTX và VPS;
MPEG2 – 480x576i, MPEG1 Layer II, TTX và VPS;
MPEG2 – 352x576i, MPEG1 Layer II, TTX và VPS;
A.5.8. Luồng truyền tải TS I
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, EIT, TDT và TOT;
– Chứa nội dung EIT: chương trình hiện tại/tiếp theo, chương trình bắt đầu/kết thúc;
– EPG;
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
H.264/10 AVC – 720x576i, MPEG1 Layer II, TTX và VPS;
H.264/10 AVC – 720x576i, MPEG1 Layer II, TTX và VPS;
H.264/10 AVC – 720x576i, MPEG1 Layer II;
H.264/10 AVC – 720x576i, MPEG1 Layer II, TTX và VPS;
A.5.9. Luồng truyền tải TS M
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, EIT, TDT và TOT
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
H.264/10 AVC – 1920x1080i;
H.264/10 AVC – 1280x720p, MPEG1 Layer II.
A.5.10. Luồng truyền tải TS O
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, CAT, EIT, TDT và TOT
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
H.264/10 AVC – 1920x1080i;
HE-AAC V2, Level 2; HE-AAC V2, Level 4.
A.5.11. Luồng truyền tải TS P – sử dụng cho các phép đo DVB-T2
TT |
Tên luồng TSP | Luồng Bitrates | Đặc điểm thông số của luồng | Thông tin SI/PSI trên luồng | Các phép đo sử dụng tương ứng | |||
Birates (CBR) | Video coding | Audio coding | ||||||
1 |
TS1_B4T.ts | 6 Mbps | ~1.5 Mbps (CBR) | H264/10AVC, 576i, 4:3 | HE-AAC -v1 Level 2 | PAT, PMT, NIT, SDT, EIT, TOT/TDT | Điều 3.2.2; 3.2.3; 3.2.4; 3.2.5; 3.2.7; 3.2.8; 3.2.10; 3.2.13; 3.2.14; 3.2.15; 3.2.18; 3.2.19; 3.2.21.2 | |
~350 Kbps (CBR) | H264/10AVC, 576p, 16:9 | HE-AAC -v1 Level 2 | ||||||
~1.5 Mbps (CBR) | H264/10AVC, 576p, 4:3 | HE-AAC -v1 Level 2 | ||||||
|
||||||||
2 |
TS2_B4T.ts | 20 Mbps | Variable bitrates | H264/10AVC, 576i, 4:3 | MPEG-1 Layer II “Musicam” | PAT, PMT, NIT, SDT, EIT, TOT, TDT | Điều 3.2.2; 3.2.4; 3.2.5; 3.2.11; 3.2.16 | |
Variable bitrates | H264/10AVC, 576p, 16:9 | HE-AAC –v1 Level 2 | ||||||
Variable bitrates | H264/10AVC, 576p, 4:3 | HE-AAC -v2 Level 2 | ||||||
Variable bitrates | H264/10AVC, 1080i, 16:9 | HE-AAC -v2 Level 2 | ||||||
Variable bitrates | H264/10AVC, 720P, 16:9 | HE-AAC -v2 Level 2 | ||||||
|
||||||||
3 |
TS3_B4T.ts | 30 Mbps | Variable bitrates | H264/10AVC, 576i, 4:3 | MPEG-1 Layer II “Musicam” | PAT, PMT, NIT, SDT, EIT, TOT, TDT | Điều 3.2.1; 3.2.2; 3.2.6; 3.2.9; 3.2.21.4 | |
Variable bitrates | H264/10AVC, 576pt 16:9 | HE-AAC –v1 Level 2 | ||||||
Variable bitrates | H264/10AVC, 576p, 4:3 | HE-AAC -v2 Level 2 | ||||||
Variable bitrates | H264/10AVC, 1080i, 16:9 | HE-AAC -v2 Level 2 | ||||||
Variable bitrates | H264/10AVC, 720P, 16:9 | HE-AAC -v2 Level 2 | ||||||
|
||||||||
4 |
TS4_B4T.ts | 50 Mbps | ~1.5 Mbps (CBR) | H264/10AVC, 576i, 4:3 | HE-AAC –v1 Level 2 | PAT, PMT, NIT, SDT, EIT, TOT/TDT | Điều 3.2.2; 3.2.20.1 | |
~350 Kbps (CBR) | H264/10AVC, 576p, 16:9 | HE-AAC -v1 Level 2 | ||||||
~1.5 Mbps (CBR) | H264/10AVC, 576p, 4:3 | HE-AAC –v1 Level 2 | ||||||
~5.0 Mbps (CBR) | H264/10AVC, 1080i, 16:9 | HE-AAC –v1 Level 2 | ||||||
~5.0 Mbps (CBR) | H264/10AVC, 720P, 16:9 | HE-AAC -v1 Level 2 | ||||||
A.5.12. Luồng truyền tải TS Q sử dụng cho phép đo DVB-T2
TS Q gồm 3 luồng truyền tải sau:
TS1-LCN1.ts
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, CAT, EIT, TDT và TOT;
– Dữ liệu chứa các dịch vụ sau:
H.264/10 AVC – độ phân giải 1280 x 720p;
H.264/10 AVC – độ phân giải 1920 x 1080p;
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
– Nội dung LCN: các kênh đầy đủ thông tin về LCN đánh số theo thứ tự.
TS-LCN2.ts
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, CAT, EIT, TDT và TOT
– Dữ liệu chứa các dịch vụ:
H.264/10 AVC – độ phân giải 1280 x 720p;
H.264/10 AVC – độ phân giải 1920 x 1080p;
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
– Nội dung LCN: 1 kênh sẽ không mang bất kỳ thông tin LCN nào;
TS-LCN3.ts
– Chứa các bảng PSI/SI: PAT, NIT, PMT, SDT, CAT, EIT, TDT và TOT;
– Dữ liệu chứa các dịch vụ:
H.264/10 AVC – độ phân giải 1280 x 720p;
H.264/10 AVC x độ phân giải 1920 x 1080p;
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
H.264/10 AVC – độ phân giải 720×576;
– Nội dung LCN: 2 kênh trùng số LCN.
A.6. Thiết bị đo
Bảng A.8 liệt kê danh mục các thiết bị đo cần thiết để thực hiện đo theo phương pháp đo trong quy chuẩn.
Bảng A.8 – Danh mục thiết bị do
Thứ tự |
Thiết bị đo |
1 | Nguồn tạo MPEG-2 và MPEG-4 source (audio, video) |
2 | Bộ điều chế DVB-T2 có đầu ra IF |
3 | Bộ biến đổi nâng tần từ IF sang RF |
4 | Bộ tạo pha-đinh |
5 | Bộ tạo tạp âm |
6 | Bộ điều chế tín hiệu TV tương tự (PAL, stereo) |
7 | Máy phân tích phổ |
8 | Máy đo công suất |
9 | Máy đo điện áp và dòng điện đa năng |
10 | Thiết bị TV hoặc màn hình có khả năng hiển thị khuôn hình 4:3 và 16:9 có giao diện HDMI |
11 | Thiết bị thu audio có cổng HDMI |
12 | Cáp nối, bộ chia, connector, bộ suy hao và các thiết bị phụ trợ khác |
13 | Thiết bị thu (độc lập hoặc tích hợp) |
CHÚ THÍCH: Một số phép đo yêu cầu thêm thiết bị để tạo luồng truyền tải hoặc các thiết bị có tính năng đặc thù khác.
Phụ lục B
(Quy định)
Mã số HS cho thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2
TT |
Tên sản phẩm, hàng hóa theo QCVN |
Mã số HS |
Mô tả sản phẩm, hàng hóa |
1 |
Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (Set Top Box DVB-T2) |
8528.71.91 8528.71.99 |
Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất sử dụng công nghệ DVB-T2, không có chức năng tương tác thông tin. |
2 |
Máy thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV) |
8528.72.92 8528.72.99 |
Thiết bị thu dùng trong truyền hinh có chức năng giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất sử dụng công nghệ DVB-T2, có thiết kế để gắn thiết bị video hoặc màn ảnh, có màu, không hoạt động bằng pin và không sử dụng ống đèn hình tia ca- tốt. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] QCVN 63:2012/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2.
[2] NorDig Unified Requirements for Integrated Receiver Decoders for use in cable, satellite, terrestrial and managed IPTV based networks version 3.1.1, 03.09.2019.
[3] NorDig Unified Test plan for Integrated Receiver Decoders for use in cable, satellite, terrestrial and managed IPTV based networks version 3.1.1, 03.09.2019.
[4] Regional Receiver Specification – Recommendations, South East Europe-Digi.TV, Version A-1, 02/2012.
[5] Conformance Test Specification- Recommendations, South East Europe – Digi.TV, Version A-1, 02/2012.
MỤC LỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Tài liệu viện dẫn
1.4. Giải thích từ ngữ
1.5. Chữ viết tắt
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Yêu cầu thu và giải mã tín hiệu
2.1.2. Yêu cầu về nguồn điện đối với STB
2.1.3. Nâng cấp phần mềm
2.2. Yêu cầu tính năng
2.2.1. Hiển thị chỉ thị chất lượng tín hiệu và chỉ thị cường độ tín hiệu
2.2.2. Thông tin dịch vụ
2.2.3. Bộ quản lý chương trình
2.2.4. Phụ đề
2.2.5. Đánh số kênh logic
2.3. Yêu cầu giao diện
2.3.1. Cổng kết nối đầu vào RF
2.3.2. HDMI
2.3.3. Đầu ra video tổng hợp
2.3.4. Giao diện âm thanh RCA
2.3.5. Giao diện hỗ trợ truy nhập có điều kiện
2.4. Yêu cầu kỹ thuật
2.4.1. Tần số và băng thông kênh
2.4.2. Băng thông tín hiệu
2.4.3. Các chế độ RF
2.4.4. Hỗ trợ Multi PLP
2.4.5. Hỗ trợ Multi PLP và Common PLP
2.4.6. Hỗ trợ Normal Mode
2.4.7. Khả năng thích ứng khi thay đổi các tham số điều chế
2.4.8. Yêu cầu C/N đối với kênh Gauss
2.4.9. Yêu cầu C/N đối với kênh vọng 0 dB
2.4.10. Mức tín hiệu tối thiểu đầu vào thiết bị thu trên kênh Gauss
2.4.11. Mức tín hiệu tối thiểu đầu vào thiết bị thu trên kênh vọng 0 dB
2.4.12. Hệ số tạp âm (NF) trên kênh Gauss
2.4.13. Mức tín hiệu đầu vào tối đa
2.4.14. Khả năng chống nhiễu đối với các tín hiệu tương tự trong các kênh khác
2.4.15. Khả năng chống nhiễu đối với các tín hiệu số trên các kênh khác
2.4.16. Khả năng chống nhiễu đồng kênh từ các tín hiệu TV tương tự
2.4.17. Khả năng chống nhiễu đối với tín hiệu LTE 700 MHz trên các kênh khác
2.4.18. Yêu cầu C/(N+I) khi có nhiễu trong khoảng bảo vệ trong mạng SFN
2.4.19. Yêu cầu C/(N+I) khi có nhiễu ngoài khoảng bảo vệ trong mạng SFN
2.4.20. Bộ giải ghép MPEG
2.4.21. Bộ giải mã video
2.4.22. Bộ giải mã audio
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO
3.1. Yêu cầu tính năng
3.1.1. Hiển thị chỉ thị chất lượng tín hiệu và chỉ thị cường độ tín hiệu
3.1.2. Thông tin dịch vụ
3.1.3. Bộ quản lý chương trình
3.1.4. Phụ đề
3.1.5. Đánh số kênh logic
3.2. Yêu cầu kỹ thuật
3.2.1. Tần số
3.2.2. Băng thông tín hiệu
3.2.3. Các chế độ RF
3.2.4. Hỗ trợ Multi PLP
3.2.5. Hỗ trợ Multi PLP và Common PLP
3.2.6. Hỗ trợ Normal Mode
3.2.7. Khả năng thích ứng với sự thay đổi trong các tham số điều chế
3.2.8. Yêu cầu C/N đối với kênh Gauss
3.2.9. Yêu cầu C/N đối với kênh vọng 0 dB
3.2.10. Mức tín hiệu tối thiểu đầu vào thiết bị thu trên kênh Gauss
3.2.11. Mức tín hiệu tối thiểu đầu vào thiết bị thu trên kênh vọng 0 dB
3.2.12. Hệ số tạp âm trên kênh Gauss
3.2.13. Mức tín hiệu đầu vào tối đa
3.2.14. Khả năng chống nhiễu đối với các tín hiệu tương tự trong các kênh khác
3.2.15. Khả năng chống nhiễu đối với các tín hiệu số trên các kênh khác
3.2.16. Khả năng chống nhiễu đồng kênh từ các tín hiệu TV tương tự
3.2.17. Khả năng chống nhiễu đối với tín hiệu LTE 700 MHz trên các kênh khác
3.2.18. Yêu cầu C/(N+I) khi có nhiễu trong khoảng bảo vệ trong mạng SFN
3.2.19. Yêu cầu C/(N+I) ngoài khoảng bảo vệ trong các SFN
3.2.20. Yêu cầu đối với bộ giải ghép MPEG
3.2.21. Giải mã video
3.2.22. Giải mã Audio
4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A (Quy định) Yêu cầu đối với các phép đo
Phụ lục B (Quy định) Mã số HS cho thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2
Thư mục tài liệu tham khảo
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 63:2020/BTTTT VỀ THIẾT BỊ THU TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT DVB-T2 | |||
Số, ký hiệu văn bản | QCVN63:2020/BTTTT | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Quy chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | 20/08/2020 |
Cơ quan ban hành |
Bộ thông tin và truyền thông |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |