QUYẾT ĐỊNH 1042/QĐ-TTG NĂM 2019 THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 02/2019/NĐ-CP VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 19/08/2019

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1042/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 02/2019/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự;

Xét đề nghị của Bộ trưng Bộ Quốc phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– 
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và T
ìm kiếm Cứu nạn;
– VPCP: BT
CN, các PCNTrợ lý TTgTGĐ Cổng TTĐT; cáVụ: TH, PL;
– Lưu: VT, NC (2b);
Kh.

THỦ TƯỚNG

 

Nguyễn Xuân Phúc

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa các nội dung đã được xác định trong Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự (Viết tắt là Nghị định số 02/2019/NĐ-CP), làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương quán triệt triển khai thực hiện Nghị định kịp thời, hiệu quả.

2. Yêu cầu

– Bám sát các nội dung và phù hp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP.

– Bảo đảm sự phối hp chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản liên quan để thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP.

2. Kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác giữa các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương.

3. Xây dựng Chiến lược Quốc gia phòng thủ dân sự; Kế hoch phòng thủ dân sự các cấp phù hp với các dạng chiến tranh, thảm họa cơ bản.

4. Đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống công trình phòng thủ dân sự; sản xuất, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự; xây dựng hệ thống kết nối dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động thông tin phòng thủ dân sự bảo đảm hoạt động thường xuyên và dự trữ cho các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm tại các khu vực, sẵn sàng ứng phó, khắc phục hiệu quả.

5. Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập; sơ kết, tổng kết, kiểm tra, thanh tra thực hiện phòng thủ dân sự.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Cấp ký ban hành, phê duyệt

1

Xây dựng các văn bản

Quyết định thành lập và ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia.

Bộ Quốc phòng

– Văn phòng Chính phủ.

– Các bộ, ngành liên quan.

2019

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định ban hành Chiến lược Quốc gia phòng thủ dân sự.

Bộ Quốc phòng

– Văn phòng Chính phủ.

– Các bộ, ngành, địa phương liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định ban hành Kế hoạch phòng thủ dân sự Quốc gia.

Bộ Quốc phòng

– Văn phòng Chính phủ.

– Các bộ, ngành, địa phương liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự (Phòng chống chiến tranh; ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ).

Bộ Quốc phòng

– Văn phòng Chính phủ.

– Các bộ, ngành, địa phương liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định ban hành định mức chi thanh toán kinh phí từ nguồn NSNN thực hiện nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm cho hoạt động phòng thủ dân sự.

Bộ Tài chính

Các Bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ và các bộ, ngành liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định ban hành Kế hoạch hp tác quốc tế về phòng thủ dân sự.

Bộ Quốc phòng

Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành, địa phương liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Phòng thủ dân sự.

Bộ Quốc phòng

Các bộ, ngành, địa phương.

2019

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

2

Kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự

Thành lập Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các cấp (Trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn).

Cơ quan thường trực phòng thủ dân sự các cấp

– Các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương

2019

Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương

Kiện toàn tổ chức, biên chế, chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác các cơ quan, đơn vị lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự.

Cơ quan thường trực phòng thủ dân sự các cấp

– Các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương.

2019

Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

3

y dng kế hoch phòng thủ dân sự

a

Kế hoạch phòng thủ dân sự cấp Bộ

 

 

 

 

Kế hoạch phòng thủ dân sự của lực lượng Công an nhân dân.

Bộ Công an

Các Bộ: Quốc phòng, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành; Ban Chỉ huy PTDS các tỉnh, thành phố có liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các bộ, ngành; Ban Chỉ huy PTDS các tỉnh, thành phố có liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành; Ban Chỉ huy PTDS các tỉnh, thành phố có liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế và các bộ, ngành; Ban Chỉ huy PTDS các tỉnh, thành phố có liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

b

Kế hoạch phòng thủ dân sự cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tnh

Các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.

2019-2020

Thủ tướng Chính phủ

c

Kế hoạch phòng thủ dân sự cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

2019-2020

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

d

Kế hoạch phòng thủ dân sự cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã

Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

2019 -2020

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

4

Xây dựng kế hoạch ứng phó các thảm họa cơ bản cấp bộ

a

Hệ thống kế hoạch của Bộ Quốc phòng

Kế hoạch khảo sát, quy hoạch khu sơ tán các bộ, ngành.

Bộ Quốc phòng

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan

2019-2020

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần.

Kế hoạch ứng phó thảm họa tràn dầu.

Kế hoạch ứng phó thảm họa tàu ngầm.

Kế hoạch ứng phó thảm họa vũ khí hủy diệt lớn.

Kế hoạch phòng không nhân dân

Kế hoạch ngụy trang nghi binh.

Kế hoạch xây dựng đường hầm, công trình ngầm, cải tạo hang động thiên nhiên.

b

Hệ thống kế hoạch của Bộ Công an

Kế hoạch phối hợp với các lực lượng vũ trang và đơn vị liên quan tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn.

Bộ Công an

Các Bộ: Quốc phòng, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành; Ban Chỉ huy PTDS các tỉnh, thành phố có liên quan.

2019-2020

Bộ trưởng Bộ Công an

Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.

Kế hoạch, phương án tổ chức thực hiện nhim vụ đảm bo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh.

Kế hoch nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống đối lợi dụng thảm họa, sự cố để kích động chống phá; trao đổi thông tin cho các bộ, ngành trung ương, địa phương tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nhận thức, phòng tránh.

c

Hệ thống kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kế hoạch ứng phó thảm họa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất và các sự cố khác do thiên nhiên gây ra.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

2019-2020

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kế hoạch ứng phó thảm họa sạt lở bờ sông, bờ biển và thảm họa tàu khai thác thủy, hải sản.

Kế hoạch ứng phó thảm họa tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.

Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đê, đập hồ, thủy lợi.

Kế hoạch ứng phó thảm họa nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán trên diện rộng.

Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy rừng.

Kế hoạch ứng phó thảm họa dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng và thủy sản.

d

Hệ thống kế hoạch của Bộ Công Thương

Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đê hồ, đập thủy điện và xả lũ.

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

2019-2020

Bộ trưng Bộ Công Thương

Kế hoạch ứng phó thảm họa tán phát hóa chất độc môi trường.

đ

Hệ thống kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải

 

 

 

 

Kế hoạch ứng phó thảm họa hàng không dân dụng.

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

2019-2020

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Kế hoạch ứng phó thảm họa đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Kế hoạch ứng phó thảm họa tàu biển.

e

Hệ thống kế hoạch của Bộ Xây dựng

Kế hoạch ứng phó thảm họa sập đổ công trình, nhà cao tng.

Bộ Xây dựng

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Y tế và các bộ, ngành; UBND các tnh, thành phố có liên quan.

2019 – 2020

Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Kế hoạch xây dựng công trình ngầm, nhà cao tầng ứng phó với các thảm họa.

g

Hệ thống kế hoạch của Bộ Y tế

Kế hoạch ứng phó thảm họa sinh học, dịch bệnh.

Bộ Y tế

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành; Ban Chỉ huy PTDS các tỉnh, thành phố có liên quan.

2019-2020

Bộ trưởng Bộ Y tế

Kế hoạch bảo đảm y tế ứng phó với các thảm họa.

h

Kế hoạch ứng phó thảm họa môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bộ, ngành, địa phương.

2019-2020

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

i

Kế hoạch thực hiện công tác chính sách ứng phó với các thảm họa.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành, địa phương.

2019-2020

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

k

Kế hoạch ứng phó thảm họa trong các lễ hội, sự kiện thể thao lớn, điểm du lịch.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, ngành, địa phương.

2019 – 2020

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

l

Kế hoạch thông tin và truyền thông công tác phòng ngừa và khi xảy ra các thảm họa.

Bộ Thông tin và Truyn thông

Các bộ, ngành, địa phương.

2019-2020

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyn thông

5

Hệ thống kế hoạch ứng phó các thảm họa cơ bản cấp tỉnh, cp huyện

Kế hoạch khảo sát, quy hoạch khu sơ tán các sở, ban, ngành.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

Các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan

2019-2020

Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần.

Kế hoạch ứng phó thảm họa tràn dầu.

Kế hoạch ứng phó thảm họa vũ khí hủy diệt lớn.

Kế hoạch phòng không nhân dân.

Kế hoạch ngụy trang nghi binh.

Kế hoạch xây dựng đường hầm, công trình ngầm, cải tạo hang động thiên nhiên.

Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.

Kế hoạch, phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh.

Kế hoạch nghiên cu âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống đối lợi dụng thảm họa, sự cố để kích động chống phá; trao đổi thông tin cho các bộ, ngành trung ương, địa phương tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nhận thức, phòng tránh.

Kế hoạch ứng phó thảm họa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ ống, st lở đất và các sự cố khác do thiên nhiên gây ra.

Kế hoạch ứng phó thảm họa sạt lở bờ sông, bờ biển và thảm họa tàu khai thác thủy, hải sản.

Kế hoạch ứng phó thảm họa tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.

Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đê, đập hồ, thủy lợi.

Kế hoạch ứng phó thảm họa nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán trên diện rộng.

Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy rừng.

Kế hoạch ứng phó thảm họa dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng và thủy sản.

Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đê, đập hồ thủy lợi; đê, đập hồ thủy điện và xả lũ.

Kế hoạch ứng phó thảm họa tán phát hóa chất độc môi trường.

Kế hoạch ứng phó thảm họa hàng không dân dụng.

Kế hoạch ứng phó thảm họa đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Kế hoạch ứng phó thảm họa tàu thuyền trên biển.

Kế hoạch ứng phó thảm họa sập đổ công trình, nhà cao tầng.

Kế hoạch xây dựng công trình ngm, nhà cao tầng ứng phó vi các thảm họa.

Kế hoạch ứng phó thảm họa sinh học, dịch bệnh.

Kế hoạch bảo đảm y tế ứng phó với các thảm họa.

Kế hoạch ứng phó thảm họa môi trường.

Kế hoạch thực hiện công tác chính sách ứng phó với các thảm họa.

Kế hoạch ứng phó thảm họa trong các lễ hội, sự kiện thể thao lớn, điểm du lịch.

 

Kế hoạch thông tin và truyền thông công tác phòng ngừa và khi xảy ra các thảm họa.

6

Hệ thống kế hoạch ứng phó các thảm họa cấp xã (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định)

Ủy ban nhân dân cấp xã

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã

2019 -2020

Chủ tịch UBND cấp huyện

7

Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về phòng thủ dân sự.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các bộ, ngành, địa phương.

Hằng năm

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn, huấn luyện, diễn tập về các dạng chiến tranh cơ bản.

Bộ Quốc phòng

Các bộ, ngành, địa phương.

Hằng năm

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn, huấn luyện, diễn tập về phòng, chống, ứng phó các tình huống thảm họa cơ bản.

Các bộ, ngành, địa phương.

Bộ Quốc phòng

Hằng năm

Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

Xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài liệu huấn luyện phòng thủ dân sự cho các đối tượng.

Các bộ, ngành, địa phương.

Bộ Quốc phòng

Hằng năm

Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

8

Chđầu tư phát triển

Đầu tư xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự; hệ thống kết nối dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động thông tin phòng thủ dân sự.

Các bộ, ngành, địa phương.

Các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương.

Hằng năm

Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

Mua sắm trang thiết bị phòng, chống chiến tranh; trang thiết bị trung tâm điều hành, dự báo, cảnh báo, báo động và trang thiết bị phòng, chống, khắc phục thảm họa bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị , lực lượng chuyên trách, kiểm nghiệm phòng thủ dân sự.

Các bộ, ngành, địa phương.

Các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương.

Hằng năm

Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

9

Sơ kết, tổng kết, kiểm tra, thanh tra thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự

Sơ kết, tổng kết thường xuyên.

Các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương.

Cơ quan thường trực phòng thủ dân sự các bộ, ngành, địa phương.

6 tháng, hằng năm.

Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

Sơ kết, tổng kết từng thời kỳ.

Bộ Quốc phòng

Các bộ, ngành, địa phương.

05 năm, 10 năm.

Thủ tướng Chính phủ

Kiểm tra, thanh tra.

Cơ quan thường trực phòng thủ dân sự các bộ, ngành, địa phương.

Các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương.

Hằng năm

Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Kế hoạch này.

2. Các bộ, ngành, địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch bao gồm ngân sách nhà nước được bố trí theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định trong bộ, ngành, địa phương mình. Định kỳ hàng năm sơ kết rút kinh nghiệm và báo cáThủ tướng Chính phủ (qua Bộ Quốc phòng) để tổng hp theo quy định./.

QUYẾT ĐỊNH 1042/QĐ-TTG NĂM 2019 THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 02/2019/NĐ-CP VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 1042/QĐ-TTg Ngày hiệu lực 19/08/2019
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 19/08/2019
Cơ quan ban hành Thủ tướng chính phủ
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản