QUYẾT ĐỊNH 11/2021/QĐ-UBND QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI VI PHẠM ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH 91/2019/NĐ-CP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2021/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 13 tháng 4 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI VI PHẠM ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu, bao gồm:
1. Vi phạm do chuyển mục đích sử dụng các loại đất vào mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:
a) Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác;
b) Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác;
c) Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác;
d) Sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác.
2. Vi phạm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
3. Vi phạm do lấn, chiếm đất.
4. Vi phạm do hủy hoại đất.
5. Vi phạm do gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định như sau:
1. Theo giấy tờ về quyền sử dụng đất hợp pháp và các thông tin khác có liên quan như: ảnh chụp, ảnh vệ tinh, ảnh viễn thám; các thông tin, bằng chứng do người dân nơi có đất, người sử dụng đất liền kề, cá nhân khác cung cấp.
2. Đối với các địa phương chưa hoàn thiện hệ thống Hồ sơ địa chính thì căn cứ hồ sơ pháp lý hiện có; các thông tin, tài liệu có liên quan như: ảnh chụp, ảnh vệ tinh, ảnh viễn thám; các thông tin, bằng chứng do người dân nơi có đất, người sử dụng đất liền kề, tổ chức, cá nhân khác cung cấp.
3. Đối với hành vi làm suy giảm chất lượng đất thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này Phòng Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương cấp xã xác nhận bằng biên bản.
4. Kết quả khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được đại diện cơ quan người có thẩm quyền xử phạt chủ trì, Phòng Tài nguyên và Môi trường và chính quyền cấp xã nơi có đất kiểm tra, xác nhận bằng biên bản (theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này). Trường hợp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện thì cơ quan trình quyết định xử phạt là Cơ quan chủ trì kiểm tra, xác nhận.
Điều 4. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi chuyển mục đích đất trồng lúa; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất; đất phi nông nghiệp sang mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
1. Đối với diện tích đất vi phạm mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nông thôn mới được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận dự án đầu tư, thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm.
2. Đối với diện tích đất vi phạm không quy định tại khoản 1 Điều này thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất. Trường hợp diện tích đất vi phạm mà việc sử dụng đất vào mục đích sau khi vi phạm hiệu quả hơn ban đầu thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm và buộc đăng ký theo đúng quy định.
Điều 5. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất để tiếp tục trồng lúa.
2. Trường hợp do vi phạm mà việc sử dụng đất trồng lúa thuận lợi, hiệu quả hơn ban đầu và không ảnh hưởng đến người sử dụng đất liền kề thì yêu cầu đối tượng vi phạm phải cải tạo, bồi bổ nâng cao độ phì nhiêu của đất để sử dụng vào mục đích trồng lúa. Việc đánh giá mức độ thuận lợi tại khoản này dựa trên 05 tiêu chí: (1) thổ nhưỡng, (2) tưới tiêu, (3) địa hình, (4) giao thông, (5) mức độ ảnh hưởng đến người sử dụng đất liền kề; điều kiện để xác định việc sử dụng đất hiệu quả hơn phải không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất liền kề và đạt được thêm 2/4 tiêu chí còn lại.
Điều 6. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi lấn, chiếm đất
1. Đối với diện tích đất lấn chiếm mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nông thôn mới được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận dự án đầu tư, thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm.
2. Đối với diện tích đất lấn chiếm đất không quy định tại khoản 1 Điều này thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn chiếm.
Điều 7. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi hủy hoại đất
1. Đối với vi phạm làm biến dạng địa hình thì mức khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo từng loại đất được quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Quyết định này.
2. Trường hợp làm suy giảm chất lượng đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; đại diện cơ quan người có thẩm quyền xử phạt, cơ quan quản lý về nông nghiệp cấp huyện, chính quyền cấp xã nơi có đất kiểm tra, xác nhận bằng biên bản kết quả khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này). Trường hợp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện thì cơ quan trình xử phạt là cơ quan chủ trì kiểm tra, xác nhận.
Điều 8. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác
1. Đối với hành vi vi phạm đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình; đào bới, xây tường, làm hàng rào mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Đối với hành vi vi phạm đưa chất thải, chất độc hại lên thửa cất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì mức khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quyết định này.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2021.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 10; – Văn phòng Chính phủ; B/c – Bộ Tài nguyên và Môi trường; B/c – Thường trực Tỉnh ủy; B/c – Cục KTVB QPPL– Bộ Tư pháp; – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; – Ủy ban mặt trận TQVN tỉnh; – Thường trực HĐND tỉnh; – Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; – Công báo tỉnh; – Cổng thông tin điện tử tỉnh; – Lưu: VT, Kt4 |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Hà Trọng Hải |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 của UBND tỉnh Lai Châu)
STT |
Tên loại biên bản |
Mẫu số 01 |
Biên bản kiểm tra, đánh giá mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (trừ hành vi làm suy giảm chất lượng đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất) |
Mẫu số 02 |
Biên bản kiểm tra, đánh giá mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (đối với hành vi làm giảm chất lượng đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất) |
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
….,ngày…. tháng…. năm…. |
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
Kiểm tra, đánh giá mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
Vào hồi … giờ … phút, ngày … / … /20…., tại …<địa điểm lập biên bản>. Chúng tôi gồm:
1. THÀNH PHẦN
1. Đại diện (1)………………………………………………………………………………………
– Ông (bà) …….; chức vụ………………………………………………………………………….
– Ông (bà) …….; chức vụ………………………………………………………………………….
2. Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường
– Ông (bà) …….; chức vụ………………………………………………………………………….
– Ông (bà) …….; chức vụ………………………………………………………………………….
3. Đại diện UBND cấp xã nơi có đất
………………………………………………………………………………………………………..
4. Đại diện tổ chức/cá nhân vi phạm
………………………………………………………………………………………………………..
5. Đại diện tổ chức/cá nhân khác (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………….
II. NỘI DUNG LÀM VIỆC
Kiểm tra, đánh giá mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm của … (2) đối với hành vi vi phạm (3) … đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại Quyết định số …/QĐ-XPVPHC ngày … /… /20… của …(4)
III. KẾT QUẢ LÀM VIỆC
1. Các biện pháp đã sử dụng, áp dụng để khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm …
2. Kết quả kiểm tra
– Về địa hình, hình dạng bề mặt đất so với thời điểm trước khi vi phạm …
– Tính phù hợp, thích ứng với mục đích sử dụng đất ban đầu: phù hợp/ không phù hợp.
Biên bản lập xong hồi …… giờ …… phút cùng ngày, gồm … trang, được lập thành … bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho mỗi bên 01 bản, một bản lưu hồ sơ./.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
|
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN |
ĐẠI DIỆN |
ĐẠI DIỆN… |
__________________________
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ trì kiểm tra;
(2) Tên tổ chức, cá nhân vi phạm;
(3) Tên hành vi vi phạm;
(4) Chức vụ người xử phạt VPHC.
Mẫu số 02
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…..,ngày….tháng….năm…. |
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
Kiểm tra, đánh giá mức khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
Vào hồi … giờ … phút ngày … /… /20 …., tại … <địa điểm lập biên bản>. Chúng tôi gồm:
I. THÀNH PHẦN
1. Đại diện (1) ………………………………………………………………………………………
– Ông (bà) ……; chức vụ……………………………………………………………………………
– Ông (bà) ……; chức vụ……………………………………………………………………………
2. Đại diện cơ quan quản lý về nông nghiệp cấp huyện
– Ông (bà) ……; chức vụ……………………………………………………………………………
– Ông (bà) ……; chức vụ……………………………………………………………………………
3. Đại diện UBND cấp xã nơi có đất
…………………………………………………………………………………………………………
4. Đại diện tổ chức/cá nhân vi phạm
…………………………………………………………………………………………………………
5. Đại diện tổ chức/cá nhân khác (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………………
II. NỘI DUNG LÀM VIỆC
Kiểm tra, đánh giá mức độ khôi phục của … (2) đối với hành vi … (3) tại … (4) đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại Quyết định số …/QĐ-XPVPHC ngày … /… /20 … của … (5)
III. KẾT QUẢ LÀM VIỆC
1. Các biện pháp đã sử dụng, áp dụng để khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm …;
2. Kết quả kiểm tra
– Về địa hình, hình dạng bề mặt đất so với thời điểm trước khi vi phạm: …
– Về điều kiện tưới tiêu (khả năng cung cấp nước tưới, khả năng tiêu thoát nước): …
– Về thổ nhưỡng (tầng dày lớp đất mặt, độ phì nhiêu của đất): …
– Tính phù hợp, thích ứng và bền vững với mục đích sử dụng đất ban đầu: Phù hợp/không phù hợp.
3. Đề xuất, kiến nghị
…………………………………………………………………………………………………………………
Biên bản lập xong hồi … giờ … phút cùng ngày, gồm … trang, được lập thành …. bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho mỗi bên 01 bản, một bản lưu hồ sơ./.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
|
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN |
ĐẠI DIỆN |
ĐẠI DIỆN… |
__________________________
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ trì kiểm tra;
(2) Tên tổ chức, cá nhân vi phạm;
(3) Tên hành vi vi phạm;
(4) Địa chỉ thửa đất, khu đất vi phạm;
(5) Chức vụ người xử phạt VPHC.
QUYẾT ĐỊNH 11/2021/QĐ-UBND QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI VI PHẠM ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH 91/2019/NĐ-CP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU | |||
Số, ký hiệu văn bản | 11/2021/QĐ-UBND | Ngày hiệu lực | 01/05/2021 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Bất động sản |
Ngày ban hành | 13/04/2021 |
Cơ quan ban hành |
Lai Châu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |