QUYẾT ĐỊNH 1110/QĐ-BNV NĂM 2013 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ
BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1110/QĐ-BNV |
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo quyết định này các thủ tục hành chính được quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Tiến Dĩnh |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI, NGHỊ ĐỊNH SỐ 33/2012/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI VÀ THÔNG TƯ SỐ 03/2013/TT-BNV NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2013 CỦA BỘ NỘI VỤ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 33/2012/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI, NGHỊ ĐỊNH SỐ 33/2012/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI VÀ THÔNG TƯ SỐ 03/2013/TT-BNV NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2013 CỦA BỘ NỘI VỤ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 33/2012/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG | |||
1 |
Thủ tục công nhận Ban vận động thành lập hội |
Quản lý nhà nước chuyên ngành |
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động |
2 |
Thủ tục cho phép thành lập hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ) |
3 |
Thủ tục phê duyệt điều lệ hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ) |
4 |
Thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ) |
5 |
Thủ tục đổi tên hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ) |
6 |
Thủ tục giải thể hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ) |
7 |
Thủ tục báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ) |
8 |
Thủ tục báo cáo việc thành lập văn phòng đại diện của hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ) |
9 |
Thủ tục báo cáo việc thành lập pháp nhân thuộc hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ) |
10 |
Thủ tục báo cáo việc thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở và thay đổi lãnh đạo chủ chốt của hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ) |
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH | |||
1 |
Thủ tục công nhận Ban vận động thành lập hội |
Quản lý nhà nước chuyên ngành |
Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động |
2 |
Thủ tục cho phép thành lập hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) |
3 |
Thủ tục phê duyệt điều lệ hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) |
4 |
Thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) |
5 |
Thủ tục đổi tên hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) |
6 |
Thủ tục giải thể hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) |
7 |
Thủ tục báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) |
8 |
Thủ tục cho phép hội đặt văn phòng đại diện |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) |
9 |
Thủ tục báo cáo việc thành lập pháp nhân thuộc hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) |
10 |
Thủ tục báo cáo việc thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở và thay đổi lãnh đạo chủ chốt của hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) |
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
(Nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) |
|||
1 |
Thủ tục công nhận Ban vận động thành lập hội |
Quản lý nhà nước chuyên ngành |
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng chuyên môn) |
2 |
Thủ tục cho phép thành lập hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ) |
3 |
Thủ tục phê duyệt điều lệ hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ) |
4 |
Thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ) |
5 |
Thủ tục đổi tên hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ) |
6 |
Thủ tục giải thể hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ) |
7 |
Thủ tục báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ) |
8 |
Thủ tục báo cáo việc thành lập pháp nhân thuộc hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ) |
9 |
Thủ tục báo cáo việc thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở và thay đổi lãnh đạo chủ chốt của hội |
Quản lý nhà nước về hội |
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ) |
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Mục 1: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
I. THỦ TỤC CÔNG NHẬN BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Những người sáng lập gửi hồ sơ đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh đến Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động xem xét, quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội (theo mẫu);
– Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày kể từ ngày Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cá nhân, tổ chức sáng lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định công nhận ban vận động thành lập hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội (theo Mẫu 3, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
b) Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
c) Đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, ban vận động thành lập hội phải có ít nhất mười thành viên.
d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế.
đ) Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
II. THỦ TỤC CHO PHÉP THÀNH LẬP HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh gửi hồ sơ xin thành lập hội đến Bộ Nội vụ.
– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cho phép thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị thành lập hội (theo mẫu);
– Dự thảo Điều lệ hội (theo mẫu);
– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
– Lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội;
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở hội;
– Bản kê khai tài chính, tài sản (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép thành lập hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn đề nghị thành lập hội (theo Mẫu 4, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Dự thảo Điều lệ hội (theo Mẫu 9, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
b) Điều kiện thành lập hội:
– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ;
– Có điều lệ;
– Có trụ sở;
– Có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
– Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh.
c) Phải có Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
d) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, Ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.
đ) Nếu quá thời hạn trên Ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội, Ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà Ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực. Nếu có nhu cầu tiếp tục thành lập hội, Ban vận động thành lập hội phải xin phép thành lập lại hội, trình tự thủ tục như mới bắt đầu.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
III. THỦ TỤC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đại hội, Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ để báo cáo kết quả và xin phê duyệt điều lệ.
– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định phê duyệt điều lệ hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Công văn báo cáo kết quả đại hội (theo mẫu);
– Điều lệ (theo mẫu) và biên bản của Đại hội thông qua điều lệ hội;
– Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội, công văn báo cáo thay đổi chức danh lãnh đạo hội (nếu có);
– Chương trình hoạt động của hội;
– Nghị quyết đại hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định phê duyệt điều lệ hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Công văn báo cáo kết quả đại hội (theo Mẫu 5, Phụ lục 1, Thông tư số 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Trường hợp điều lệ hội có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu, hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh điều lệ hội phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
IV. THỦ TỤC CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ xin chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.
– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội (theo mẫu);
– Đề án chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Danh sách ban lãnh đạo lâm thời của hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban lãnh đạo lâm thời;
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn đề nghị tách hội (theo Mẫu 10, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn đề nghị chia hội (theo Mẫu 11, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn đề nghị sáp nhập hội (theo Mẫu 12, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn đề nghị hợp nhất hội (theo Mẫu 13, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, các hội mới được hình thành phải tổ chức đại hội để thông qua các nội dung được quy định tại Điều 11, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
b) Các hội mới được hình thành do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 14, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP để xem xét, phê duyệt điều lệ.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
V. THỦ TỤC ĐỔI TÊN HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ xin đổi tên hội.
– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cho phép hội đổi tên và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung). Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị đổi tên hội;
– Nghị quyết đại hội của hội về việc đổi tên hội;
– Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung;
– Trường hợp đồng thời có sự thay đổi về ban lãnh đạo hội thì gửi kèm theo biên bản bầu ban lãnh đạo (có danh sách kèm theo). Đối với người đứng đầu hội thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 thông tư 03/2013/TT-BNV .
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
b) Tên mới của hội và điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VI. THỦ TỤC GIẢI THỂ HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ xin giải thể hội đến Bộ Nội vụ.
– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định giải thể hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị giải thể hội (theo mẫu);
– Nghị quyết giải thể hội;
– Bản kê tài sản, tài chính;
– Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Vụ Tổ chức phi chính phủ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định giải thể hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị giải thể hội (theo Mẫu 14, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số liên tiếp ở báo Trung ương.
b) Giải quyết tài sản, tài chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 45/2010/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hội tự giải thể, hội thực hiện các quy định trên và gửi một bộ hồ sơ đến Bộ Nội vụ và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hội.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VII. THỦ TỤC BÁO CÁO TỔ CHỨC ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ, ĐẠI HỘI BẤT THƯỜNG
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ báo cáo về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường đến Bộ Nội vụ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.
– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ báo cáo đầy đủ và hợp pháp, Bộ Nội vụ có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội. Trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan đến ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động thì chậm nhất không quá 25 ngày phải có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ:
– Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;
– Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội;
– Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);
– Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
– Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội;
– Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội;
– Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp luật (nếu có).
Hồ sơ báo cáo đại hội bất thường:
– Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;
– Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;
– Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
25 ngày làm việc kể từ ngày Vụ Tổ chức phi chính phủ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Công văn cho phép hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp hội tổ chức đại hội mà không báo cáo theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phê duyệt điều lệ hội đã được thông qua.
11. Căn cứ pháp Iý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VIII. THỦ TỤC BÁO CÁO VIỆC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc cho phép thành lập văn phòng đại diện, ban lãnh đạo hội gửi báo cáo bằng văn bản đến Bộ Nội vụ và Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động.
– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ cho ý kiến (nếu có).
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Văn bản báo cáo về việc thành lập văn phòng đại diện của hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
Không có.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc cho phép thành lập văn phòng đại diện, ban lãnh đạo hội gửi báo cáo bằng văn bản đến Bộ Nội vụ và Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
IX. THỦ TỤC BÁO CÁO VIỆC THÀNH LẬP PHÁP NHÂN THUỘC HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc hội hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với điều kiện hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì hội quyết định thành lập pháp nhân và báo cáo Bộ Nội vụ.
– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ cho ý kiến (nếu có).
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực);
– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
Không có.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc hội hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với điều kiện hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì hội quyết định thành lập pháp nhân và báo cáo Bộ Nội vụ.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
X. THỦ TỤC BÁO CÁO VIỆC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ NƠI ĐẶT TRỤ SỞ, THAY ĐỔI LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CỦA HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Khi thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở của hội và thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc các chức danh tương đương, ban lãnh đạo hội phải báo cáo bằng văn bản với Bộ Nội vụ.
– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ cho ý kiến (nếu có).
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở phải nêu rõ địa chỉ mới, điện thoại, fax (nếu có);
– Báo cáo thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc chức danh tương đương kèm theo nghị quyết, biên bản về việc bầu các chức danh trên và sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
Không có.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
Mục 2: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. THỦ TỤC CÔNG NHẬN BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Những người sáng lập gửi hồ sơ đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh đến Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động xem xét, quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội (theo mẫu);
– Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày kể từ ngày Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cá nhân, tổ chức sáng lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định công nhận ban vận động thành lập hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội (theo Mẫu 3, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
b) Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
c) Đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, ban vận động thành lập hội phải có ít nhất năm thành viên.
d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
đ) Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
II. THỦ TỤC CHO PHÉP THÀNH LẬP HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh gửi hồ sơ xin thành lập hội đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị thành lập hội (theo mẫu);
– Dự thảo Điều lệ hội (theo mẫu);
– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
– Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội;
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở hội;
– Bản kê khai tài chính, tài sản (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép thành lập hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn đề nghị thành lập hội (theo Mẫu 4, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Dự thảo Điều lệ hội (theo Mẫu 9, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn của công dân Việt Nam đăng ký tham gia hội (theo Mẫu 1, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn của tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội (theo Mẫu 2, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
b) Điều kiện thành lập hội:
– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ;
– Có điều lệ;
– Có trụ sở;
– Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
– Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
– Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân ở Việt Nam có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
c) Phải có Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
d) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, Ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.
đ) Nếu quá thời hạn trên Ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội, Ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà Ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực. Nếu có nhu cầu tiếp tục thành lập hội, ban vận động thành lập hội phải xin phép thành lập lại hội, trình tự thủ tục như mới bắt đầu.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
III. THỦ TỤC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đại hội, Ban lãnh đạo hội gửi tài liệu đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) để báo cáo kết quả và xin phê duyệt điều lệ.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định điều lệ hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt điều lệ hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Công văn báo cáo kết quả đại hội (theo mẫu);
– Điều lệ (theo mẫu) và biên bản thông qua điều lệ hội;
– Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội, công văn báo cáo thay đổi chức danh lãnh đạo hội (nếu có);
– Chương trình hoạt động của hội;
– Nghị quyết đại hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định phê duyệt điều lệ hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Công văn báo cáo kết quả đại hội (theo Mẫu 5, Phụ lục 1, Thông tư số 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Trường hợp điều lệ hội có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu, hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh điều lệ hội phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
IV. THỦ TỤC CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ xin chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội (theo mẫu);
– Đề án chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Danh sách ban lãnh đạo lâm thời của hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban lãnh đạo lâm thời;
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn đề nghị tách hội (theo Mẫu 10, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn đề nghị chia hội (theo Mẫu 11, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn đề nghị sáp nhập hội (theo Mẫu 12, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn đề nghị hợp nhất hội (theo Mẫu 13, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, các hội mới được hình thành phải tổ chức đại hội để thông qua các nội dung được quy định tại Điều 11, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
b) Các hội mới được hình thành do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 14, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP để xem xét, phê duyệt điều lệ.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
V. THỦ TỤC ĐỔI TÊN HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ xin đổi tên hội đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung). Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị đổi tên;
– Nghị quyết đại hội của hội về việc đổi tên hội;
– Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung;
– Trường hợp đồng thời có sự thay đổi về ban lãnh đạo hội thì gửi kèm theo biên bản bầu ban lãnh đạo (có danh sách kèm theo), đối với người đứng đầu hội thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2013/TT-BNV .
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
b) Tên mới của hội và điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VI. THỦ TỤC GIẢI THỂ HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ xin giải thể hội đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị giải thể hội (theo mẫu);
– Nghị quyết giải thể hội;
– Bản kê tài sản, tài chính;
– Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định giải thể hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị giải thể hội (theo Mẫu 14, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số liên tiếp ở báo địa phương.
b) Giải quyết tài sản, tài chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 45/2010/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hội tự giải thể, hội thực hiện các quy định trên và gửi một bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hội.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VII. THỦ TỤC BÁO CÁO TỔ CHỨC ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ, ĐẠI HỘI BẤT THƯỜNG
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ báo cáo về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) và Sở quản lý ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ báo cáo đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội. Trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan đến ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động thì chậm nhất không quá 25 ngày phải có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ:
– Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;
– Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội;
– Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);
– Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
– Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội;
– Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội;
– Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp luật (nếu có).
Hồ sơ báo cáo đại hội bất thường:
– Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;
– Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;
– Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
25 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Công văn cho phép hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp hội tổ chức đại hội mà không báo cáo theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phê duyệt điều lệ hội đã được thông qua.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VIII. THỦ TỤC ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, khi đặt văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội, Ban lãnh đạo hội phải gửi hồ sơ xin đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện.
– Bước 2: cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hội đặt văn phòng đại diện. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn xin phép đặt văn phòng đại diện (theo mẫu);
– Dự kiến nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;
– Bản sao có chứng thực các giấy tờ hợp pháp liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện;
– Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hội và điều lệ hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép hội đặt văn phòng đại diện.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị đặt văn phòng đại diện (theo Mẫu 15, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Đối tượng áp dụng là những hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, khi đặt văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội.
b) Sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc cho phép đặt văn phòng đại diện, hội báo cáo bằng văn bản với Bộ Nội vụ và Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
IX. THỦ TỤC BÁO CÁO VIỆC THÀNH LẬP PHÁP NHÂN THUỘC HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc hội hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với điều kiện hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì hội quyết định thành lập pháp nhân và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
– Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến (nếu có).
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực);
– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
Không có.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Ban lãnh đạo hội.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc hội hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với điều kiện hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì hội quyết định thành lập pháp nhân và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
X. THỦ TỤC BÁO CÁO VIỆC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ NƠI ĐẶT TRỤ SỞ, THAY ĐỔI LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CỦA HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Khi thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở của hội và thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc các chức danh tương đương, ban lãnh đạo hội phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
– Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến (nếu có).
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở phải nêu rõ địa chỉ mới, điện thoại, fax (nếu có);
– Báo cáo thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc chức danh tương đương kèm theo nghị quyết, biên bản về việc bầu các chức danh trên và sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
Không có.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
Mục 3: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN (Nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền)
I. THỦ TỤC CÔNG NHẬN BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Những người sáng lập gửi hồ sơ đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội (theo mẫu);
– Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cá nhân, tổ chức sáng lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng chuyên môn).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định công nhận ban vận động thành lập hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội (theo Mẫu 3, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
b) Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
c) Đối với hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, ban vận động thành lập hội phải có ít nhất ba thành viên.
d) Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
II. THỦ TỤC CHO PHÉP THÀNH LẬP HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã gửi hồ sơ xin thành lập hội đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định cho phép thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị thành lập hội (theo mẫu);
– Dự thảo Điều lệ hội (theo mẫu);
– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
– Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội;
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở hội;
– Bản kê khai tài chính, tài sản (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép thành lập hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn đề nghị thành lập hội (theo Mẫu 4, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Dự thảo Điều lệ hội (theo Mẫu 9, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn của công dân Việt Nam đăng ký tham gia hội (theo Mẫu 1, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn của tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội (theo Mẫu 2, Phụ lục I, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Căn cứ tình hình thực tế địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã.
b) Điều kiện thành lập hội:
– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ;
– Có điều lệ;
– Có trụ sở;
– Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
c) Phải có Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
d) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, Ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.
đ) Nếu qua thời hạn trên Ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội, Ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà Ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực. Nếu có nhu cầu tiếp tục thành lập hội, ban vận động thành lập hội phải xin phép thành lập lại hội, trình tự thủ tục như mới bắt đầu.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
III. THỦ TỤC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đại hội, Ban lãnh đạo hội gửi tài liệu đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để báo cáo kết quả và xin phê duyệt điều lệ.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định điều lệ hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định phê duyệt điều lệ hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Công văn báo cáo kết quả đại hội (theo mẫu);
– Điều lệ (theo mẫu) và biên bản thông qua điều lệ hội;
– Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội, công văn báo cáo thay đổi chức danh lãnh đạo hội (nếu có);
– Chương trình hoạt động của hội;
– Nghị quyết đại hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định phê duyệt điều lệ hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Công văn báo cáo kết quả đại hội (theo Mẫu 5, Phụ lục 1, Thông tư số 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Trường hợp điều lệ hội có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu, hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh điều lệ hội phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
IV. THỦ TỤC CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ xin chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội (theo mẫu);
– Đề án chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Danh sách ban lãnh đạo lâm thời của hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
– Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban lãnh đạo lâm thời;
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn đề nghị tách hội (theo Mẫu 10, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn đề nghị chia hội (theo Mẫu 11, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn đề nghị sáp nhập hội (theo Mẫu 12, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV);
– Đơn đề nghị hợp nhất hội (theo Mẫu 13, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, các hội mới được hình thành phải tổ chức đại hội để thông qua các nội dung được quy định tại Điều 11, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
b) Các hội mới được hình thành do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 14, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP để xem xét, phê duyệt điều lệ.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
V. THỦ TỤC ĐỔI TÊN HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ xin đổi tên hội đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung). Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số Iượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị đổi tên;
– Nghị quyết đại hội của hội về việc đổi tên hội;
– Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung;
– Trường hợp đồng thời có sự thay đổi về ban lãnh đạo hội thì gửi kèm theo biên bản bầu ban lãnh đạo (có danh sách kèm theo), đối với người đứng đầu hội thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2013/TT-BNV .
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
b) Tên mới của hội và điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VI. THỦ TỤC GIẢI THỂ HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ xin giải thể hội đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc giải thể hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị giải thể hội (theo mẫu);
– Nghị quyết giải thể hội;
– Bản kê tài sản, tài chính;
– Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định giải thể hội.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị giải thể hội (theo Mẫu 14, Phụ lục 1, Thông tư 03/2013/TT-BNV).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số liên tiếp ở báo địa phương.
b) Giải quyết tài sản, tài chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 45/2010/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hội tự giải thể, hội thực hiện các quy định trên và gửi một bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hội.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VII. THỦ TỤC BÁO CÁO TỔ CHỨC ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ, ĐẠI HỘI BẤT THƯỜNG
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ báo cáo về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ báo cáo đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội. Trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan đến ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động thì chậm nhất không quá 25 ngày phải có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ:
– Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;
– Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội;
– Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);
– Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
– Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội;
– Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội;
– Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp luật (nếu có).
Hồ sơ báo cáo đại hội bất thường:
– Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;
– Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;
– Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
25 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Công văn cho phép hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp hội tổ chức đại hội mà không báo cáo theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phê duyệt điều lệ hội đã được thông qua.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VIII. THỦ TỤC BÁO CÁO VIỆC THÀNH LẬP PHÁP NHÂN THUỘC HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc hội hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với điều kiện hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì hội quyết định thành lập pháp nhân và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, cho ý kiến (nếu có).
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực);
– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
Không có.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc hội hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với điều kiện hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì hội quyết định thành lập pháp nhân và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
IX. THỦ TỤC BÁO CÁO VIỆC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ NƠI ĐẶT TRỤ SỞ, THAY ĐỔI LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CỦA HỘI
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Khi thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở của hội và thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc các chức danh tương đương, ban lãnh đạo hội phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, cho ý kiến (nếu có).
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
– Báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở phải nêu rõ địa chỉ mới, điện thoại, fax (nếu có);
– Báo cáo thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc chức danh tương đương kèm theo nghị quyết, biên bản về việc bầu các chức danh trên và sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết
Không có.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
– Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
QUYẾT ĐỊNH 1110/QĐ-BNV NĂM 2013 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ | |||
Số, ký hiệu văn bản | 1110/QĐ-BNV | Ngày hiệu lực | 08/10/2013 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Bộ máy nhà nước, nội vụ |
Ngày ban hành | 08/10/2013 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nội vụ |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |