QUYẾT ĐỊNH 1573/QĐ-BTP NĂM 2020 VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 14/07/2020

BỘ TƯ PHÁP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1573/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Văn bản số 1107/VPCP-TH ngày 14 tháng 02 năm 2020 về Danh mục Hội nghị chuyên đề do Thủ tướng Chính phủ chủ trì năm 2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị của Chính phủ về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả công tác thi hành pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình (để báo cáo);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ (để p/h);
– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (để p/h);
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (để p/h);
– Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp (để chỉ đạo thực hiện);
– Như Điều 3; Các đơn vị thuộc Bộ; Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành; sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
– Cổng TTĐT của Bộ;
– Lưu: VT, VĐCXDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phan Chí Hiếu

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ CỦA CHÍNH PHỦ VỀ “XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1573/QĐ-BTP ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Đánh giá kịp thời, khách quan, toàn diện, chính xác kết quả công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật trong phạm vi Chính phủ, địa phương trong thời gian qua.

– Xác định đúng, đầy đủ, khả thi phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật trong thời gian tới, gắn với chức năng quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Tư pháp.

2. Yêu cầu

– Huy động sự tham gia và phân công rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

– Bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5320/VPCP-PL ngày 01/7/2020 của Văn phòng Chính phủ và các chỉ đạo về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong các văn kiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; trong các Chương trình, Kế hoạch công tác của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI NGHỊ

1. Hình thức, thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị

– Hình thức: Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu.

– Thời gian: Dự kiến tổ chức /2 ngày (dự kiến vào trung tuần tháng 8/2020).

– Địa điểm:

+ 01 điểm cầu Trung ương: Hội trường lớn – Trụ sở Văn phòng Chính phủ.

+ 63 điểm cầu địa phương: Hội trường lớn – Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thành phần tham dự Hội nghị

– Chủ trì: Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

– Đại biểu ở điểm cầu Trung ương (Hà Nội) gồm: Đại diện các cơ quan, tổ chức ở Trung ương (Ban Nội chính Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng; các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Toà án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao); đại diện Lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, một số hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề ở Việt Nam; một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan (khoảng 100 đại biểu).

– Đại biểu ở mỗi điểm cầu địa phương gồm: Đại diện Lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh/Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư và các cơ quan, tổ chức có liên quan (khoảng 40 Đại biểu).

III. NỘI DUNG HỘI NGHỊ

– Đánh giá thực trạng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật. Kết quả thực hiện các Chương trình, Kế hoạch công tác, các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật tại trung ương và địa phương.

– Đánh giá chuyên sâu một số nội dung cụ thể về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật thông qua các báo cáo, chuyên đề.

– Trao đổi, thảo luận về thực tiễn thực hiện công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập đó.

– Xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện để hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả công tác thi hành pháp luật; trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong các công tác này, đảm bảo thực hiện đầy đủ, có chất lượng các Chương trình, Kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

– Dự kiến một số báo cáo, chuyên đề tham luận của một số Bộ, ngành, địa phương (Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) và một số cơ quan (Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật

– Xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị chuyên đề của Chính phủ “xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả công tác thi hành pháp luật”.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ có liên quan để thống nhất chủ đề, nội dung của báo cáo và các chuyên đề tham luận; chủ động liên hệ với cơ quan có báo cáo, tham luận để đặt bài và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan, tổ chức có liên quan chuẩn bị nội dung tổng quan về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật giai đoạn 2016 – 2020; tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo “Tổng quan về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật giai đoạn 2016 – 2020”.

– Đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được phân công, chủ động báo cáo xin chủ trương và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.

– Tổng hợp các báo cáo, tham luận chuyên đề, trình Lãnh đạo Bộ xem xét.

– Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tổ chức Hội nghị theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.

– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của các Đại biểu dự Hội nghị để xây dựng sản phẩm sau Hội nghị.

– Tổ chức các cuộc họp để thống nhất các chủ đề, đề cương, góp ý báo cáo, tài liệu Hội thảo hoặc báo cáo Lãnh đạo Bộ về công tác tổ chức Hội nghị.

2. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan, tổ chức có liên quan chuẩn bị nội dung tổng quan về công tác thi hành pháp luật giai đoạn 2016 – 2020, gửi Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật tổng hợp trước ngày 20/7/2020.

– Phối hợp Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng sản phẩm sau Hội nghị.

– Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tổ chức Hội nghị theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.

3. Văn phòng Bộ

3.1. Chủ trì chuẩn bị bài phát biểu của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tư pháp.

3.2. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị, bảo đảm các điều kiện tổ chức Hội nghị và đón tiếp đại biểu (nếu Văn phòng Chính phủ đề nghị).

3.3. Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, các đơn vị báo chí trong và ngoài Ngành Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến Hội nghị.

4. Cục Công nghệ thông tin, Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật

Phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến Hội nghị.

5. Cục Kế hoạch – Tài chính

Bố trí kinh phí tổ chức Hội nghị theo chế độ tài chính hiện hành.

6. Các đơn vị khác thuộc Bộ

Phối hợp Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chuẩn bị tài liệu của Hội nghị; theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chuẩn bị phần nội dung liên quan đến Báo cáo “Tổng quan về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật giai đoạn 2016 – 2020″, báo cáo Thứ trưởng phụ trách và gửi về Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trước ngày 20/7/2020 để tổng hợp, xây dựng Báo cáo chung của Bộ Tư pháp./.

QUYẾT ĐỊNH 1573/QĐ-BTP NĂM 2020 VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 1573/QĐ-BTP Ngày hiệu lực 14/07/2020
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 14/07/2020
Cơ quan ban hành Bộ tư pháp
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản