QUYẾT ĐỊNH 1624/QĐ-BYT NĂM 2021 HƯỚNG DẪN TẠM THỜI KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CỦA ASTRAZENECA DO BỘ Y TẾ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 18/03/2021

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1624/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TẠM THỜI KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CỦA ASTRAZENECA

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn xây dựng hưng dẫn tạm thời quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca tại cuộc họp nghiệm thu hưng dn ngày 17/3/2021;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca.

Điều 2. Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng Nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Bộ trư
ng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng (đ
ể biết);
– Lưu: VT, KC
B.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Trường Sơn

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI

KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CỦA ASTRAZENECA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 18 tháng 03 năm 2021)

I. Mục đích của khám sàng lọc

Nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, thực hiện Nghị quyết số: 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.

II. Phân loại các đối tượng

1. Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

Người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin.

2. Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

– Đang mắc bệnh cấp tính.

– Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

– Nhng người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.

– Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

– Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.

– Tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.

– Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

– Người trên 65 tuổi.

– Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

3. Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau đây phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện:

a) Người có tin sử dị ứng với các dị nguyên khác.

b) Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định.

c) Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

d) Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

– Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút

– Huyết áp:

+ huyết áp ti thiu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg

+ huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg

– Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

4. Chống chỉ định

Tiền sử phn vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin.

III. Khám sàng lọc trước tiêm chủng

1. Hi tiền sử bnh

1.1. Tình trạng sức khỏe hiện tại

– Phát hiện các bệnh cấp tính đang mắc, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19.

– Lưu ý đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (ARV).

1.2. Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19

Các vắc xin phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cần khai thác chính xác loại vắc xin và thời gian đã tiêm vắc xin.

1.3. Tiền sử dị ứng

– Tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân (viêm mũi dị ứng, hen phế quản…).

– Tiền sử bệnh dị ứng của gia đình (b, mẹ, con, anh chị em ruột…).

– Các loại dị nguyên đã gây dị ứng (côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm…).

– Tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ.

– Tiền sử dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

1.4. Tiền sử tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua.

1.5. Tiền sử mắc COVID-19.

1.6. Tiền sử điều trị huyết tương từ người đã được điều trị khỏi COVID-19.

1.7. Tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế miễn dịch.

1.8. Tiền sử bệnh nền.

1.9. Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.

1.10. Đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sa mẹ.

2. Đánh giá lâm sàng

2.1. Phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống:

– Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch tất cả những người đến tiêm.

– Đem nhịp thở và/hoặc SpO2 (nếu có) ở những người có bệnh nền hô hấp.

2.2. Quan sát toàn trạng

– Đánh giá mức độ tri giác bằng cách hỏi những câu hỏi về bản thân người đến tiêm. Lưu ý nhng người có bệnh nền nặng nằm liệt giường, mất tri giác, mất năng lực hành vi.

– Ghi nhận bt kỳ biu hiện bt thường nào quan sát thy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiền sử sức khỏe.

IV. Kết luận sau khám sàng lọc

– Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng.

– Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có các yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.

– Chuyn tiêm và theo dõi tại bệnh viện cho những trường hợp có các yếu tố thận trọng.

– Không chỉ định tiêm cho nhng người có chng chỉ định tiêm chủng.

V. Tổ chức thực hiện

1. Người thực hiện khám sàng lọc

Nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

2. Phương tiện

– Nhiệt kế, ống nghe, máy đo huyết áp, máy đo SpO2 (nếu có).

– Bảng kiểm khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (phụ lục kèm theo)

3. Ghi chép việc khám sàng lọc và lưu hồ 

– Đối tượng tiêm chủng được thăm khám nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

– Thực hiện việc ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đi tượng vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân trên trang điện tử http//hssk.kcb.vn theo quy định hiện hành.

– Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và Phiếu cam kết đng ý tiêm chủng được lưu tại điểm tiêm chủng. Thời gian lưu là 15 ngày.

Các nội dung khác cn tuân thủ theo hướng dn tiêm chủng của Bộ Y tế./.

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số ………../QĐ-BYT ngày …tháng…. năm 2021)

CƠ SỞ TIÊM CHỦNG

……………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

PHIẾU SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Họ và tên: …………………………………………………………………Nam □ Nữ □

Ngày sinh ………………………………………………………………………………..

Nghề nghiệp: (Ghi theo nhóm đi tượng của Nghị quyết s 21/NQ-CP ngày 26/02/2021).

………………………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………….Số điện thoại: ……………………..

I. Sàng lọc

1. Bệnh cấp tính đang mắc

Không □

Có □

2. Tiền sử dị ứng (ghi rõ) …………………

Không □

Có □

3. Tiền sử phn vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ tác nhân nào

Không □

Có □

4. Tiền sử tiêm vc xin khác trong 14 ngày qua

Không □

Có □

5. Tiền sử bị COVID-19 trong vòng 6 tháng

Không □

Có □

6. Tiền sử điều trị huyết tương từ người đã được điều trị khỏi COVID-19 hoặc immunoglobulin trong vòng 90 ngày

Không □

Có □

7. Tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày)

Không □

Có □

8. Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông

Không □

Có □

9. Đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ

Không □

Có □

10. Bất thường dấu hiệu sống (ghi rõ)

• Nhiệt độ:           độ C

• Mạch:               lần/phút

• Huyết áp:             mmHg

• Nhịp th         lần/phút; SpO2:       % (nếu có)

Không □

Có □

11. Dấu hiệu bất thường khi nghe tim phổi

Không □

Có □

12. Rối loạn tri giác

Không □

Có □

 

Kết luận:

– Đủ điều kiện tiêm chủng ngay (Tất cả đều KHÔNG có điểm bất thường)

– Chống chỉ định tiêm chủng vắc xin cùng loại (Khi  điểm bất thường tại mục 3)

– Trì hoãn tiêm chủng (Khi CÓ bất kỳ một điểm bất thường tại các mục 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9)

– Chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện (Khi  tại các mục 2, 10, 11, 12)

– Đề nghị chuyển đến ………………………………………………………………………..

– Lý do: …………………………………………………………………………………..

 

 

Hồi ………. giờ ……… phút, ngày ….tháng    năm 2021
Người thực hiện sàng lọc
(ký, ghi rõ họ và tên)

QUYẾT ĐỊNH 1624/QĐ-BYT NĂM 2021 HƯỚNG DẪN TẠM THỜI KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CỦA ASTRAZENECA DO BỘ Y TẾ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 1624/QĐ-BYT Ngày hiệu lực 18/03/2021
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Y tế
Ngày ban hành 18/03/2021
Cơ quan ban hành Bộ y tế
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản